Chương XIV – BUDDHAVAGGA - (Phẩm Đức Phật)

15 Tháng Sáu 201414:50(Xem: 4801)
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
Dhammapada
KINH LỜI VÀNG
Việt - lục bát thi hóa - Pāḷi
(In lần thứ 5, có chỉnh sửa và nhuận sắc lần cuối)

Chương XIV
BUDDHAVAGGA
(Phẩm Đức Phật)

179.

Vô biên, hành xứ Như Lai!

Chiến bất khả bại(1), chẳng ai sánh đồng!

Vinh thay! Phật giới mênh mông!

Chẳng để vết tích, chân không dính gì!(2)

Vinh thay! Uy lực vô vi!(3)

Có ai thấy dấu bước đi của ngài?(4)

 

Yassa jitaṃ nāvajīyati

jitamassa no yāti koci loke,

taṃ buddhamanantagocaraṃ

apadaṃ kena padena nessatha.

­œ

180.

Rối ren, hỗn tạp hết rồi

Ái dục, triền phược kéo lôi ngõ nào?

Đi không dấu tích trần lao

Phật giới tối thượng biết sao mà bàn?

Bước ra khỏi cõi ba ngàn

Ma Vương lần vết xuất phàm được ư?!

 

Yassa jālinī visattikā

taṇhā n’atthi kuhiñci netave,

taṃ buddhamanantagocaraṃ

apadaṃ kena padena nessatha.

­œ

181.

Trí nhân vui hạnh khước từ

Tinh cần thiền quán, tĩnh cư lòng mình

Chư thiên ái kính, hoan nghinh

Phật luôn chánh niệm, giác minh tròn đầy!

 

Ye jhānapasutā dhīrā

nekkhammūpasame ratā,

devāpi tesaṃ pihayanti

sambuddhānaṃ satīmataṃ.

­œ

182.

Hiếm thay! Sanh được làm người

Hiếm thay! Sống được một đời lành trong

Hiếm thay! Nghe pháp chánh tông

Hiếm thay! Vị Phật trần hồng Đản Sinh

 

Kiccho manussapaṭilābho

kicchaṃ maccāna jīvitaṃ,

Kicchaṃ saddhammassavanaṃ

kiccho buddhānamuppādo.

­œ

183.

Vui thay! Điều ác không làm

Vui thay! Việc thiện lại chăm làm hoài

Tự tâm thanh lọc trong ngoài

Ấy là giáo huấn ba đời Thế Tôn!

 

Sabbapāpassa akaraṇaṃ

kusalassa upasampadā,

Sacittapariyodapanaṃ

etaṃ buddhāna sāsanaṃ.

­œ

184.

Nhẫn kham: Khổ hạnh nhất đời

Niết-bàn là cõi tuyệt vời, tối cao

Xuất gia không hại người nào

Sa-môn chẳng dính trượng đao giữa đời!

 

Khantī paramaṃ tapo titikkhā

nibbānaṃ paramaṃ vadanti buddhā,

Na hi pabbajito parūpaghātī

na samaṇo hoti paraṃ viheṭhayanto.

­œ

185.

Sống đời vô hại, vô vi

Giới điều thu thúc, hộ trì các căn

Tri túc, dị giản uống ăn

Độc cư tịch tịnh, Phật hằng thuyết ngôn!

 

Anūpavādo anūpaghāto

pātimokkhe ca saṃvaro,

mattaññutā ca bhattasmiṃ

pantañca sayanāsanaṃ,

adhicitte ca āyogo

etaṃ buddhāna sāsanaṃ.

­œ

186.

Trận mưa bảy báu đầy tràn

Chẳng làm thỏa mãn ái tham lòng người

Dục khổ nhiều, lạc ít thôi

Chỉ bậc trí hiểu, bẻ mồi câu đi!

 

Na kahāpaṇavassena

titti kāmesu vijjati,

appassādā dukhā kāmā

iti viññāya paṇḍito.

­œ

187.

Cho nên đệ tử Thánh Hiền

Chẳng tìm khoái lạc thần tiên cảnh trời

Hỷ hoan ái dục diệt rồi

Niết-bàn vắng lặng, nghỉ ngơi vẹn toàn!

 

Api dibbesu kāmesu

ratiṃ so nādhigacchati,

taṇhakkhayarato hoti

sammāsambuddhasāvako.

­œ

188.

Loài người hoảng hốt, hoảng kinh

Đi tìm nhiều chỗ cho mình tựa nương

Vào nơi cây cối, ruộng vườn

Hoặc là đền tháp, núi rừng, miếu hoang!

 

Bahuṃ ve saraṇaṃ yanti

pabbatāni vanāni ca,

ārāmarukkhacetyāni

manussā bhayatajjitā.

­œ

189.

Ấy đâu phải chỗ an toàn

Là nơi bảo vệ cho hàng trí nhân

Chẳng đâu thoát khỏi mê trần

Chẳng đâu ẩn trốn dấu chân khổ hình!

 

N’etaṃ kho saraṇaṃ khemaṃ

n’etaṃ saraṇamuttamaṃ,

n’etaṃ saraṇamāgamma

sabbadukkhā pamuccati.

­œ

190.

Quy y Phật Bảo quang vinh

Quy y Pháp Bảo cao minh rạng ngời

Quy y Tăng Chúng ba đời

Quy y như vậy, chính nơi hướng về!

 

Yo ca buddhañca dhammañca

saṅghañca saraṇaṃ gato,

cattāri ariyasaccāni

sammappaññāya passati.

­œ

191.

Chánh tri đâu khổ, đâu mê

Chánh tri Tứ Đế, Bồ-đề tự tâm!

Lần theo Bát Chánh, Giác phần

Vượt qua khổ nạn, mê tân đời này.

 

Dukkhaṃ dukkhasamuppādaṃ

dukkhassa ca atikkamaṃ,

ariyaṃ c’aṭṭhaṅgikaṃ maggaṃ

dukkhūpasamagāminaṃ.

­œ

192.

Quy y ấy quả cao dày

Quy y tối thượng, đâu tày mà so!

Quy y tận khổ, vô lo,

Quy y, giải thoát, thảy đò ngàn sông!

 

Etaṃ kho saraṇaṃ khemaṃ

etaṃ saraṇamuttamaṃ,

etaṃ saraṇamāgamma

sabbadukkhā pamuccati.

­œ

193.

Khó thay! Thật hiếm có người

Vĩ nhân hiền thiện ra đời ở đây

Chỉ đâu phúc đủ, duyên đầy

Nơi ấy, bậc trí đợi ngày giáng sinh!

 

Dullabho purisājañño

na so sabbattha jāyati,

yattha so jāyati dhīro

taṃ kulaṃ sukhamedhati.

­œ

194.

Lành thay! Chư Phật giáng sinh!

Lành thay! Chánh Pháp quang minh ba tòa!

Lành thay! Tăng Bảo lục hòa!

Lành thay! Tứ Chúng một nhà đồng tu!

 

Sukho buddhānamuppādo

sukhā saddhammadesanā,

sukhā saṅghassa sāmaggī

samaggānaṃ tapo sukho.

­œ

195.

Xứng thay! Bậc đáng cúng dường

Thế Tôn, môn đệ các hàng Thanh Văn!

Quý ngài an tĩnh lục căn

Vượt qua hý luận, tham sân, não phiền.

 

Pūjārahe pūjayato

buddhe yadi va sāvake,

papañcasamatikkante

tiṇṇasokapariddave.

­œ

196.

Xứng thay! Bậc đáng cúng dường

Người có tuệ giác, thơm hương Niết-bàn

Vô vi, vô uý, tĩnh an

Cúng dường như vậy, cao sang phước mầu.

 

Te tādise pūjayato

nibbute akutobhaye,

na sakkā puññaṃ saṅkhātuṃ

imettamapi kenaci.


(1)Cuộc chiến thắng tham, sân, si.

(2) Mọi vết tích của hữu vi, phiền não.

(3) 10 Phật lực, 9 hồng danh.

(4) Giải thoát ngoài 3 cõi, không còn dấu vết tâm hành.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Hai 2015(Xem: 6467)
Giống như biển cả chỉ có một vị, đó là vị mặn của muối; cũng như thế, Giáo Pháp và Giới Luật chỉ có một vị, đó là hương vị giải thoát. Đây là phẩm chất tuyệt vời và kỳ diệu thứ sáu của Giáo Pháp và Giới Luật..
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 6543)
Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi sáng, sẽ có một buổi sáng hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi trưa, sẽ có một buổi trưa hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi chiều, sẽ có một buổi chiều hạnh phúc.
21 Tháng Giêng 2015(Xem: 6330)
Bài kinh hay đúng hơn là bài thơ Sunita này đã được Gabriel 'Jivasattha' Bittar, một người tu tập theo Phật Giáo Theravada và cũng là giáo sư tiến sĩ khoa học giảng dạy về môn "Tiến hóa chủng loại" (Phylology) tại các đại học Genève và Lausanne (Thụy Sĩ), dịch sang tiếng Pháp vào khoảng năm 1998.
19 Tháng Giêng 2015(Xem: 8752)
Bài kinh này khá quan trọng và tinh tế tuy nhiên dường như ít nghe nói đến. Chữ Aggi của tựa bài kinh có nghĩa là ngọn lửa, và lửa thì mang tính cách thiêng liêng trong đạo Bà-la-môn cũng như Ấn Giáo sau này. Các học giả Tây Phương thường xem bản kinh này là một trong số các kinh quan trọng nêu lên tinh thần phi-bạo-lực của Phật Giáo.
07 Tháng Giêng 2015(Xem: 25312)
Trở lại câu hỏi, có MỘT quyển kinh nào, của Phật giáo, tương ưng đối tác với quyển Kinh Thánh của 3 tôn giáo lớn Tây phương hay không, câu trả lời là CÓ, một cách quyết xác và không do dự,
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9203)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538)1, thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm. Với chiều dài lịch sử đó, đã khẳng định những cống hiến riêng có của lễ hội này, trong tiến trình phát triển văn hóa của nhân loại nói chung và của Phật giáo nói riêng. Tuy nhiên