Chương XIX - DHAMMAṬṬHAVAGGA - (Phẩm Công Bình và Chánh Hạnh)

15 Tháng Sáu 201416:13(Xem: 4791)
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
Dhammapada
KINH LỜI VÀNG
Việt - lục bát thi hóa - Pāḷi
( In lần thứ 5, có chỉnh sửa và nhuận sắc lần cuối)

Chương XIX 
DHAMMAṬṬHAVAGGA

(Phẩm Công Bình và Chánh Hạnh)(1)


256.

Làm quan phải biết công minh

Chẳng nên hấp tấp, lý tình chẳng phân

Cho hay là bậc trí nhân

Phải, trái thận trọng - thước, cân rõ ràng!

 

Na tena hoti dhammaṭṭho

yenatthaṃ sāhasā naye,

yo ca atthaṃ anatthañca

ubho niccheyya paṇḍito.

­œ

257.

Chớ nên thủ thuật dối gian

Phải theo pháp, luật đàng hoàng phân minh

Chẳng nên chuyên chế ép hình

Sống đúng như vậy, xứng vinh trí hiền!

 

Asāhasena dhammena

samena nayatī pare,

dhammassa gutto medhāvī

dhammaṭṭho’ti pavuccati.

­œ

258.

Nghe nhiều, học rộng chương văn

Xứng danh bậc trí giữa Tăng đoàn nầy?

Vô sân, vô úy mới hay!

Mới là cao cả, xứng tay trí hiền!

 

Na tena paṇḍito hoti

yāvatā bahu bhāsati,

khemī averī abhayo

paṇḍito’ti pavuccati.

­œ

259.

Thuộc lòng giáo pháp, nói nhiều

Mà không trì pháp, gõ kêu rỗng thùng!

Ít nghe, sở học có chừng

Mà chuyên trì pháp, danh lừng trí minh!

 

Na tāvatā dhammadharo

yāvatā bahu bhāsati,

yo ca appampi sutvāna

dhammaṃ kāyena passati,

sa ve dhammadharo hoti

yo dhammaṃ nappamajjati.

­œ

260.

Phải đâu trưởng lão sa-môn

Phải đâu đầu bạc, thượng tôn Tăng đoàn?

Tuổi cao, trí kém, ươn gàn:

“Sư già rỗng tuếch” xứng mang danh này!

 

Na tena thero hoti,

yen’assa palitaṃ siro,

paripakko vayo tassa

‘‘moghajiṇṇo’’(1) ti vuccati.

­œ

261.

Vị nào chân lý lên đường

Tự chế ,vô hại, chẳng vương nhiễm gì

Sống đời chánh hạnh, tuệ tri

Xứng danh trưởng lão, xứng vì sa-môn!

 

Yamhi saccañ ca dhammo ca

ahiṃsā saññamo damo,

sa ve vantamalo dhīro

thero iti pavuccati.

­œ

262.

Phải đâu hùng biện đa tài

Hình dong đẹp đẽ thành người thiện lương?

Sống đời tham ái, dối lường

Thì còn xa lắm con đường trí nhân!

 

Na vākkaraṇamattena

vaṇṇapokkharatāya vā,

sādhurūpo naro hoti

issukī maccharī saṭho.

­œ

263.

Cắt đứt trọn vẹn thúc thằng

Ganh, tham, bứng gốc, ngã căn tận trừ

Diệt sân, thanh tịnh tâm tư

Người như vậy đấy, xứng từ trí nhân!

 

Yassa cetaṃ samucchinnaṃ

mūlaghaccaṃ samūhataṃ,

sa vantadoso medhāvī

sādhurūpo’ti vuccati.

­œ

264.

Cái đầu trọc lóc biết chăng

Mà không giới hạnh, nói năng vọng quàng

Lòng đầy tham vọng, dối gian

Những kẻ như vậy, xứng hàng sa-môn?

 

Na muṇḍakena samaṇo

abbato alikaṃ bhaṇaṃ,

icchālobhasamāpanno

samaṇo kiṃ bhavissati.

­œ

265.

Những ai thắng phục dục trần

Điều ác lớn, nhỏ - dần dần lặng yên

Chẳng còn nhơ bợn, ưu phiền

Mới xứng tên gọi thiện hiền sa-môn!

 

Yo ca sameti pāpāni

aṇuṃ thūlāni sabbaso,

samitattā hi pāpānaṃ

samaṇo’ti pavuccati.

­œ

266.

Chẳng vì bình bát xin ăn

Mà do an tĩnh lục căn, ngũ trần

Sống đời tri túc, tri ân

Mới là khất sĩ, dự phần sa-môn!

 

Na tena bhikkhu so hoti

yāvatā bhikkhate pare,

vissaṃ dhammaṃ samādāya

bhikkhu hoti na tāvatā.

­œ

267.

Với ai thiện, ác vượt qua

Sống đời phạm hạnh, không nhà thiêng liêng

Suốt thông thế giới đảo điên

Những người như vậy, thiện hiền sa-môn!

 

Yodha puññañca pāpañca

bāhetvā brahmacariyavā,

saṅkhāya loke carati

sa ve bhikkhū’ti vuccati.

­œ

268.

Ngu si, im lặng tịnh bình

Phải đâu ẩn sĩ, vỗ mình tự khoe?

Cầm cân thiện, ác không mê

Là bậc trí giả, danh đề xứng tên!

 

Phải đâu im lặng tịnh bình

Người ngu si nọ xưng mình ẩn cư?

Tốt làm, xấu lánh, ai chừ

Là bậc thiện trí, danh như thánh hiền!

 

Na monena muni hoti

mūḷharūpo aviddasu,

yo ca tulaṃ va paggayha

varaṃ ādāya paṇḍito.

­œ

269.

Chọn lành, xa ác lâu rồi

Mới là bậc trí, là người ẩn cư

Thế gian thông suốt nhiên như

Mới là hiền thánh, chân sư đời này!

 

Pāpāni parivajjeti

sa munī tena so muni,

yo munāti ubho loke

muni tena pavuccati.

­œ

270.

Tự xưng cao quý thượng lưu(1)

Mà còn giết hại, oan cừu sinh linh!?

Từ tâm, vô hại hữu tình

Mới thật cao quý, cao minh cõi người!

 

Tự xưng vô thượng ở đời

Máu đào họa hại, xương phơi hữu tình!?

Tâm từ rải khắp chúng sinh

Sống đời vô hại, quang minh cao hiền!

 

Na tena ariyo hoti

yena pāṇāni hiṃsati,

ahiṃsā sabbapāṇānaṃ

ariyo’ti pavuccati.

­œ

271-272.

Chỉ nhờ học rộng, biết nhiều

Đầu-đà khổ hạnh hay lều ẩn cư

Hoặc do giới luật nghiêm tu

Hay là thiền định công phu sớm chiều

 

Mà sinh tự mãn, tự kiêu

Tự cho hưởng phúc khước từ, viễn ly!?

Tỳ-khưu chẳng dám nói gì

Khi chưa đoạn tận tế vi não phiền!

 

Na sīlabbatamattena

bāhusaccena vā pana,

atha vā samādhilābhena

vivicca sayanena vā.

 

Phusāmi nekkhammasukhaṃ

aputhujjanasevitaṃ,

bhikkhu vissāsamāpādi

appatto āsavakkhayaṃ.


(1) Dhammaṭṭha: Sở dĩ tôi phải dịch là công bình và chánh hạnh – vì trong phẩm này có nhiều câu nói về công bằng và chính trực ở đời, đồng thời có nhiều câu lại nói về Pháp, Luật, đôi chỗ là Phạm hạnh.

(1) Mogha: Rỗng không; jiṇṇa: già lão, già yếu... Nên có thể dịch là “lão ngu” hoặc “lão già vô vị”; nhưng tôi dịch là “sư già rỗng tuếch” là đúng với ý của sự khiển trách trong câu này.

(1) Ảriya: Cao quý, cao thượng, quý phái... mà cũng có nghĩa là bậc thánh nhân.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 7031)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5698)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6689)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5613)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6778)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7489)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7859)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7795)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6492)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.