Chương XX – MAGGAVAGGA - (Phẩm Con Đường)

15 Tháng Sáu 201416:18(Xem: 4829)
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
Dhammapada
KINH LỜI VÀNG
Việt - lục bát thi hóa - Pāḷi
( In lần thứ 5, có chỉnh sửa và nhuận sắc lần cuối)

Chương XX 
MAGGAVAGGA 
(Phẩm Con Đường)

273.

Tối cao: Bát chánh Con Đường!

Tối cao: Tứ đế, tỏ tường khổ ai!

Tối cao: Lìa ái trong ngoài!

Tối cao: Pháp nhãn giữa loài hai chân!

 

Maggān’aṭṭhaṅgiko seṭṭho

saccānaṃ caturo padā,

virāgo seṭṭho dhammānaṃ

dvipadānañ ca cakkhumā.

­œ

274.

Đó là duy nhất Con Đường

Chẳng lối nào khác: “Thanh lương kiến phần”!(1)

Ma vương nhìn ngắm, than thầm

Lo âu, sợ hãi thế nhân đi vào!

 

Eso va maggo natthañño

dassanassa visuddhiyā,

Etaṃ hi tumhe paṭipajjatha

mārassetaṃ pamohanaṃ.

­œ

275.

Lối này nếu quyết đi theo

Ái hà khô cạn, rong bèo tang thương!
Như Lai chỉ dạy Con Đường

Chặt lìa gai chướng, thanh gươm tuệ phần!

 

Etaṃ hi tumhe paṭipannā

dukkhassantaṃ karissatha,

akkhāto vo mayā maggo

aññāya sallakanthanaṃ.

­œ

276.

Ra đi nỗ lực tầm tư

Như Lai là bậc Đạo Sư chỉ bày

Ai “tâm đạo lộ”(1) đủ đầy

Ma vương đâu dễ buộc dây kéo hoài!

 

Tumhehi kiccaṃ ātappaṃ

akkhātāro tathāgatā,

paṭipannā pamokkhanti

jhāyino mārabandhanā.

­œ

277.

Khi tuệ quán chiếu tỏ tường

Các hành vốn dĩ vô thường xưa nay

Thoát ly khổ não, đọa đày

Là Thanh Tịnh Đạo, ai rày chớ quên!

 

Sabbe saṅkhārā aniccā’ti

yadā paññāya passati,

atha nibbindati dukkhe

esa maggo visuddhiyā.

­œ

278.

Khi tuệ quán chiếu tỏ tường

Các hành vốn dĩ đau thương, khổ nàn

Thoát ly phiền não, chán nhàm

Là Thanh Tịnh Đạo, Niết-bàn tìm đâu?!

 

Sabbe saṅkhārā dukkhā’ti

yadā paññāya passati,

atha nibbindati dukkhe

esa maggo visuddhiyā.

­œ

279.

Khi tuệ quán chiếu tỏ tường

Các pháp vô ngã, chẳng thường là ta

Thoát ly phiền não, ác tà

Là Thanh Tịnh Đạo, chẳng xa lối về!

 

Sabbe dhammā anattā’ti

yadā paññāya passati,

atha nibbindati dukkhe

esa maggo visuddhiyā.

­œ

280.

Tuổi trẻ sức lực dồi dào

Lại sống buông thả, lao chao biếng lười!
Tinh thần suy nhược, rã rời

Làm sao có Tuệ mà soi Con Đường?

 

Uṭṭhānakālamhi anuṭṭhahāno

yuvā balī ālasiyaṃ upeto,

Saṃsannasaṅkappamano kusīto

paññāya maggaṃ alaso na vindati.

­œ

281.

Giữ gìn lời nói chánh chơn

Hộ phòng tâm ý trắng trơn sạch làu

Thân quen hành ác, dứt mau!

Ba nghiệp thanh tịnh, đạo mầu chứng tri!

 

Vācānurakkhī manasā susaṃvuto

kāyena ca nākusalaṃ kayirā,

ete tayo kammapathe visodhaye

ārādhaye maggamisippaveditaṃ.

­œ

282.

Tu thiền thì Tuệ phát sanh

Không thiền thì Tuệ mong manh phụt tàn!

Hữu và phi hữu hai đàng(1)

Suốt thông, nỗ lực dễ dàng Tuệ tăng!

 

Yogā ve jāyatī bhūri

ayogā bhūrisaṅkhayo,

etaṃ dvedhāpathaṃ ñatvā

bhavāya vibhavāya ca,

tath’āttānaṃ niveseyya

yathā bhūri pavaḍḍhati.

­œ

283.

Hãy đốn rừng!(1) Chẳng chặt cây!(2)

Là rừng dục vọng ẩn đầy quỷ ma

Rừng to, rừng nhỏ không tha(3)

“Không rừng”(4) mà sống, gọi là sa-môn!

 

Vanaṃ chindatha mā rukkhaṃ

vanato jāyate bhayaṃ,

chetvā vanañca vanathañca

nibbanā hotha bhikkhavo.

­œ

284.

Cho dầu một bụi cỏn con

Nữ nam ái luyến vẫn còn chồi leo

Ái kia cứ buộc, cứ đeo

Bê đòi vú mẹ, bám theo, dính hoài!

 

Yāvaṃ hi vanatho na chijjati

aṇumattopi narassa nārisu,

paṭibaddhamanova tāva so

vaccho khīrapakova mātari.

­œ

285.

Dây tình xin chớ xót thương

Cắt lìa cành cọng, sen vương thu tàn

Nuối chi những buộc, những ràng

Sống đời an tịnh: Con Đàng Tôn Sư!

 

Ucchinda sinehamattano

kumudaṃ sāradikaṃ va pāṇinā,

santimaggameva brūhaya

nibbānaṃ sugatena desitaṃ.

­œ

286.

Mùa mưa ta sống ở đây

Hạ này cũng vậy, thu rày đi đâu?

Người ngu tính chuyện dài lâu

Có nghe sự chết gõ đầu hỏi thăm?

 

Idha vassaṃ vasissāmi

idha hemantagimhisu,

iti bālo vicinteti

antarāyaṃ na bujjhati.

­œ

287.

Những ai say đắm thế gian

Bám vào con cái, vào đàn vật nuôi

Sự chết cũng cuốn theo người

Như làng mê ngủ, lũ trôi chẳng ngờ!

 

Taṃ puttapasusammattaṃ

byāsattamanasaṃ naraṃ,

suttaṃ gāmaṃ mahoghova

maccu ādāya gacchati.

­œ

288.

Lấy ai để bảo trợ ta?

Họ hàng con cái hay cha mẹ mình?

Khi mà sự chết rập rình

Cô đơn chịu nghiệp, vắng thinh chẳng người!

 

Na santi puttā tāṇāya

na pitā nāpi bandhavā,

antakenādhipannassa

n’atthi nātīsu tāṇatā.

­œ

289.

Bậc trí biết như vậy rồi

Tự chăm giới hạnh, chẳng rời oai nghi

Dọn đường thanh tịnh, tuệ tri

Sớm thành chánh đạo vô vi Niết-bàn!

 

Etaṃ atthavasaṃ ñatvā

paṇḍito sīlasaṃvuto,

nibbānagamanaṃ maggaṃ

khippameva visodhaye.



(1) Dassanassa visuddhiyā: Với cái thấy thanh tịnh (Tri kiến thanh tịnh).

(1) Người thực hành bát chánh đạo.

(1) Hai đàng: Rõ thông định và tuệ; tham và sân; thiền sắc giới và vô sắc giới; hữu (hữu ái), phi hữu (phi hữu ái).

(1) Rừng dục vọng.

(2) Theo chú giải, khi đức Phật dạy “hãy đốn rừng”, có một số vị tỳ-khưu hiểu theo nghĩa đen, nên ngài phải nói tiếp là “ không chặt cây” – vì rừng là rừng dục vọng, không phải là rừng cây thật .

(3) Dục, nhiễm ô lớn nhỏ.

(4) Không còn dục vọng, nhiễm ô.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Hai 2015(Xem: 6469)
Giống như biển cả chỉ có một vị, đó là vị mặn của muối; cũng như thế, Giáo Pháp và Giới Luật chỉ có một vị, đó là hương vị giải thoát. Đây là phẩm chất tuyệt vời và kỳ diệu thứ sáu của Giáo Pháp và Giới Luật..
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 6543)
Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi sáng, sẽ có một buổi sáng hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi trưa, sẽ có một buổi trưa hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi chiều, sẽ có một buổi chiều hạnh phúc.
21 Tháng Giêng 2015(Xem: 6330)
Bài kinh hay đúng hơn là bài thơ Sunita này đã được Gabriel 'Jivasattha' Bittar, một người tu tập theo Phật Giáo Theravada và cũng là giáo sư tiến sĩ khoa học giảng dạy về môn "Tiến hóa chủng loại" (Phylology) tại các đại học Genève và Lausanne (Thụy Sĩ), dịch sang tiếng Pháp vào khoảng năm 1998.
19 Tháng Giêng 2015(Xem: 8755)
Bài kinh này khá quan trọng và tinh tế tuy nhiên dường như ít nghe nói đến. Chữ Aggi của tựa bài kinh có nghĩa là ngọn lửa, và lửa thì mang tính cách thiêng liêng trong đạo Bà-la-môn cũng như Ấn Giáo sau này. Các học giả Tây Phương thường xem bản kinh này là một trong số các kinh quan trọng nêu lên tinh thần phi-bạo-lực của Phật Giáo.
07 Tháng Giêng 2015(Xem: 25314)
Trở lại câu hỏi, có MỘT quyển kinh nào, của Phật giáo, tương ưng đối tác với quyển Kinh Thánh của 3 tôn giáo lớn Tây phương hay không, câu trả lời là CÓ, một cách quyết xác và không do dự,
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9205)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538)1, thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm. Với chiều dài lịch sử đó, đã khẳng định những cống hiến riêng có của lễ hội này, trong tiến trình phát triển văn hóa của nhân loại nói chung và của Phật giáo nói riêng. Tuy nhiên