Chương XXI - PAKIṆṆAKAVAGGA - (Phẩm Tạp Lục)

15 Tháng Sáu 201416:24(Xem: 5686)
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
Dhammapada
KINH LỜI VÀNG
Việt - lục bát thi hóa - Pāḷi
( In lần thứ 5, có chỉnh sửa và nhuận sắc lần cuối)

Chương XXI 
PAKIṆṆAKAVAGGA 
(Phẩm Tạp Lục)

290.

Xa lìa hạnh phúc nhỏ nhoi

Tìm hạnh phúc lớn để noi hướng về

Lạc nhỏ, bậc trí không mê

Quyết hái lạc lớn: Bồ-đề tám bông!(1)

 

Mattāsukhapariccāgā

passe ce vipulaṃ sukhaṃ

caje mattāsukhaṃ dhīro

sampassaṃ vipulaṃ sukhaṃ.

­œ

291.

Cứ gieo đau khổ cho người

Để tìm hạnh phúc, nực cười lắm thay!

Kẻ ngu thù hận trói tay

Bị lôi, bị siết, bủa vây oán cừu!

 

Paradukkhūpadhānena

attano sukhaṃ icchati,

verasaṃsaggasaṃsaṭṭho

verā so na parimuccati.

­œ

292.

Việc đáng thì lại không làm(1)

Việc không thích đáng(2) lại ham dính vào

Người ngu ngã mạn tự hào

Lậu hoặc tăng trưởng khác nào bìm leo!

 

Yaṃ hi kiccaṃ apaviddhaṃ

akiccaṃ pana kayirati,

unnaḷānaṃ pamattānaṃ

tesaṃ vaḍḍhanti āsavā.

­œ

293.

Những người cần mẫn siêng năng

Niệm thân, quán tưởng thường hằng chẳng lơi

Chỉ làm việc thích đáng thôi

Ngã mạn, lậu hoặc khó mòi nẩy sanh!

 

Yesañca susamāraddhā

niccaṃ kāyagatā sati,

akiccaṃ te na sevanti

kicce sātaccakārino,

satānaṃ sampajānānaṃ

atthaṃ gacchanti āsavā.

­œ

294.

Sau khi diệt “cha mẹ”(1) rồi

Giết “hai vua”(2) nọ hết đời hiếu tranh!

Chặt tên “quốc khố đại thần”(3)

Chém bọn “lãnh thổ quan quân tùy tùng”(4)

Được rồi quốc độ mênh mông

Bậc vô ưu sống thong dong bốn mùa!

 

Mātaraṃ pitaraṃ hantvā

rājāno dve ca khattiye,

raṭṭhaṃ sānucaraṃ hantvā

anīgho yāti brāhmaṇo.

­œ

295.

“Mẹ cha” đã giết, đã chôn

“hai vua Bà-la-môn”, chém ngành!

Trị “năm hổ tướng lừng danh”(1)

Bậc vô ưu sống, vô sanh đời đời!

 

Mātaraṃ pitaraṃ hantvā

rājāno dve ca sotthiye,

veyagghapañcamaṃ hantvā

anīgho yāti brāhmaṇo.

­œ

296.

Đệ tử đức Gotama

Ngày đêm tỉnh giác, Phật-đà niệm luôn

Ân đức Phật Bảo cao thâm

Nằm, ngồi, đi đứng - nhất tâm niệm hoài.

 

Suppabuddhaṃ pabujjhanti

sadā gotamasāvakā,

yesaṃ divā ca ratto ca

niccaṃ buddhagatā sati.

­œ 

297.

Đệ tử của đức Như Lai

Ngày đêm tỉnh niệm trọn bài Đạt-ma

Ân đức Pháp Bảo bao la

Pháp đi, pháp đến - lơ là chẳng nên!

 

Suppabuddhaṃ pabujjhanti

sadā gotamasāvakā,

yesaṃ divā ca ratto ca

niccaṃ dhammagatā sati.

­œ 

298.

Đệ tử của đức Sakyā

Ngày đêm tỉnh giác, Tăng-già niệm luôn

Ân đức Tăng Bảo thậm thâm

Ba canh, sáu khắc tinh cần không lơi!

 

Suppabuddhaṃ pabujjhanti

sadā gotamasāvakā,

yesaṃ divā ca ratto ca

niccaṃ saṅghagatā sati.

­œ

299.

Đệ tử của đức Thế Tôn

Sắc thân đi đứng, luôn luôn niệm hoài

Thân gồm thể trược ba hai

Nhớ ghi, niệm tưởng trong ngoài chớ quên!

 

Suppabuddhaṃ pabujjhanti

sadā gotamasāvakā,

yesaṃ divā ca ratto ca

niccaṃ kāyagatā sati.

­œ

300.

Đệ tử của đức Đại Hiền

Vô thù, vô hại chăm chuyên niệm hoài

Từ tâm rải khắp bốn loài

An vui chuyên niệm khuya, mai, tối, chiều!

 

Suppabuddhaṃ pabujjhanti

sadā gotamasāvakā,

yesaṃ divā ca ratto ca

ahiṃsāya rato mano.

­œ

301.

Đệ tử của đức Vô Sanh

Ngày đêm tỉnh giác, trong lành, hỷ hoan

Thân tâm trú niệm chu toàn

Vui đời thiền quán, xứng hàng sa-môn!

 

Suppabuddhaṃ pabujjhanti

sadā gotamasāvakā,

yesaṃ divā ca ratto ca

bhāvanāya rato mano.

­œ

302.

Khó thay đời sống xuất gia!

An vui đời sống không nhà, khó hơn!

Tại gia, phiền não dập dồn

Lại khó hơn nữa, sầu buồn kéo lôi!

Bạn bè không hợp, chán ôi!

Làm người lữ khách luân hồi, càng thương!

Vậy nên dừng gót đoạn trường

Chạy theo, biết khổ, vẫn bươn chải hoài!

 

Duppabbajjaṃ durabhiramaṃ

durāvāsā gharā dukhā,

dukkho’samānasaṃvāso

dukkhānupatitaddhagū,

tasmā na caddhagū siyā

na ca dukkhānupatito siyā.

­œ

303.

Đức tin, giới hạnh đầy tròn

Danh thơm, tài sản Sa-môn có rồi!(1)

Đi đâu cũng được đón mời

Cung nghinh, quý trọng phúc trời dám so?

 

Saddho sīlena sampanno

yasobhogasamappito,

yaṃ yaṃ padesaṃ bhajati

tattha tattheva pūjito.

­œ

304.

Cao cao núi tuyết Hy-ma

Người lành cũng vậy, ở xa thấy liền

Mũi tên bay giữa đêm đen

Như kẻ xấu ác, ai thèm biết cho!

 

Dūre santo pakāsenti

himavantova pabbato,

asantettha na dissanti

rattiṃ khittā yathā sarā.

­œ

305.

Với ai thích sống cô đơn

Độc hành lặng lẽ, chánh chơn tự lòng!

Ngồi, nằm tâm ý thanh trong

Rừng sâu khả ái, thật không phụ người!

 

Ek’āsanaṃ ekaseyyaṃ

eko caramatandito,

eko damayaṃ attānaṃ

vanante ramito siyā.



(1) Bát chánh đạo.

(1) Việc thích đáng: Như giới, định, tuệ.

(2) Việc không thích đáng: Chăm sóc cái thân, trang trí y bát, dù dép; lo việc ở ngoài đời...

(1) Mātu: Mẹ, tiêu biểu cho tâm ái dục (taṇhā); pitu: Cha, tiêu biểu cho ngã mạn, cố chấp, cứng đầu, kiêu căng, tự phụ, hống hách... 

(2) Hai vua: Thường kiến và đoạn kiến.

(3) Người phụ trách kho tàng của vương quốc – ý nói cái tâm ái luyến bám bíu vào đời sống.

(4) Ý nói lục căn và lục trần.

(1) Là năm chướng ngại tinh thần (5 triền cái): Hôn trầm, thuỵ miên, nghi; sân ác; trạo hối; tham dục.

(1) Gia tài thánh hạnh.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 7017)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5693)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6682)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5611)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6775)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7486)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7854)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7792)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6480)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.