Chương XXII – NIRAYAVAGGA - (Phẩm Khổ Cảnh)

16 Tháng Sáu 201415:24(Xem: 4991)
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
Dhammapada
KINH LỜI VÀNG
Việt - lục bát thi hóa - Pāḷi
( In lần thứ 5, có chỉnh sửa và nhuận sắc lần cuối)

Chương XXII 
NIRAYAVAGGA

(Phẩm Khổ Cảnh)(1)

306.

Người do vọng dối, nói quàng

Chết sanh khổ cảnh thở than nỗi gì?

Kẻ làm, lại chối quách đi

Hai tên một giuộc: Tiện tỳ, tiểu nhân!

 

Abhūtavādī nirayaṃ upeti

yo vā pi katvā na karomi cāha,

ubhopi te pecca samā bhavanti

nihīnakammā manujā parattha.

­œ

307.

Xuất gia, tâm chẳng xuất gia

Bao nhiêu xấu ác “trong nhà” còn y!

Lòng đầy hươu vượn sân si

Mở cửa địa ngục mà đi “hưởng nhàn”!

 

Kāsāvakaṇṭhā bahavo

pāpadhammā asaññatā,

pāpā pāpehi kammehi

nirayaṃ te upapajjare.

­œ

308.

Thà rằng sắt đỏ nuốt tươi!

Thà rằng lửa hực, dầu sôi dạ dày!

Còn hơn ngửa bát trên tay

Ăn nhờ vật thực Đông Tây tín thành

Người ngu chẳng niệm điều lành

Thân tâm ác giới, loạn hành nhớ cho!

 

Seyyo ayoguḷo bhutto

tatto aggisikhūpamo,

yañce bhuñjeyya dussīlo

raṭṭhapiṇḍamasaññato.

­œ

309.

Tà dâm, tà vạy vợ người

Bốn điều bất hạnh đến thời phải vương:

Một, chịu họa hại tai ương

Hai là khó ngủ, dạ thường lo âu

Ba, đời phỉ nhổ ngập đầu

Bốn đọa địa ngục, đâm xâu, cột đùm!

 

Cattāri ṭhānāni naro pamatto

āpajjati paradārūpasevī,

apuññalābhaṃ na nikāmaseyyaṃ

nindaṃ tatīyaṃ nirayaṃ catutthaṃ.

­œ

310.

Tội đầy phải vác, phải bưng

Bất hạnh chạy đuổi, còng lưng mà bò!

Khoái lạc mảnh tợ đường tơ

Lại hoảng, lại sợ - vui so thấm gì?!

Luật vua, hình trọng kéo đi

Gặt quả khốc liệt, dính chi vợ người!

 

Apuññalābho ca gatī ca pāpikā

bhītassa bhītāya ratī ca thokikā,

rājā ca daṇḍaṃ garukaṃ paṇeti

tasmā naro paradāraṃ na seve.

­œ

311.

Ai người lấy cỏ kusa?

Nếu tay vụng nắm, thịt da cắt lìa!

Hạnh sa-môn cũng thế kia

Tu hành không khéo, đội bia ngục hình!

 

Kuso yathā duggahito

hatthamevānukantati,

sāmaññaṃ dupparāmaṭṭhaṃ

nirayāyupakaḍḍhati.

­œ

312.

Một hành, dễ dãi buông lung

Một tâm ô nhiễm khởi cùng ác tri

Một thêm phạm hạnh đáng nghi

Cả ba điều ấy, mong gì quả vui?!

 

Yaṃ kiñci sithilaṃ kammaṃ

saṃkiliṭṭhañca yaṃ vataṃ,

saṅkassaraṃ brahmacariyaṃ

na taṃ hoti mahapphalaṃ.

­œ

313.

Có điều phải, hãy nên làm

Từng bước vững chắc, kiên gan hành trì

Đời tu sĩ có ra gì:

Dể duôi, tung bụi, càng khi càng mờ!

 

Kayirā ce kayirāthenaṃ

daḷhamenaṃ parakkame,

sithilo hi paribbājo

bhiyyo ākirate rajaṃ.

­œ

314.

Không nên làm xấu, hay hơn!

Dẫu là ác nhỏ, khổ buồn về sau

Hãy nên làm tốt, làm mau!

Điều lành, mai hậu - chẳng cầu cũng vui!

 

Akataṃ dukkaṭaṃ seyyo

pacchā tappati dukkaṭaṃ,

katañca sukataṃ seyyo

yaṃ katvā nānutappati.

­œ

315.

Như trên ải trấn biên thùy

Quan quân bảo vệ, ngăn nguy giặc ngoŕi

Thân tâm phòng hộ, hỡi ai!

Sát-na biếng trễ, “gia tài” còn đâu?

Bỏ qua cơ hội(1) pháp mầu

Đọa vào địa ngục, khổ sầu chẳng nguôi!

 

Nagaraṃ yathā paccantaṃ

guttaṃ santarabāhiraṃ,

evaṃ gopetha attānaṃ

khaṇo vo mā upaccagā,

khaṇātītā hi socanti

nirayamhi samappitā.

­œ

316.

Thẹn thùa những việc quàng xiêng

Lại không hổ thẹn chuyện nên thẹn thùa!

Ai người tà kiến vậy kia?

Bàng sanh ác thú, mang hia nhảy vào!

 

Alajjitāye lajjanti

lajjitāye na lajjare,

micchādiṭṭhisamādānā

sattā gacchanti duggatiṃ.

­œ

317.

Sợ hãi những chuyện gì đâu

Lại không sợ hăi, lo âu đáng điều

Ôm ấp tà kiến ấy nhiều

Người ngu đọa khổ, chẳng “siêu” được nào!

 

Abhaye bhayadassino

bhaye cābhayadassino,

micchādiṭṭhisamādānā,

sattā gacchanti duggatiṃ.

­œ

318.

Không chi, lại thấy lỗi lầm

Lỗi lầm lại nghĩ tầm ngầm là không!

Người ngu tà kiến, si ngông

Rớt vào cảnh khổ, đi tong cuộc đời!

 

Avajje vajjamatino

vajje cāvajjadassino,

micchādiṭṭhisamādānā

sattā gacchanti duggatiṃ.

­œ

319.

Việc sai thì bảo rằng sai

Việc đúng, thấy đúng ai ngoài trí nhân?

Đi đâu chánh kiến theo chân

Khói sương khinh khoát – nhàn vân gót hoài!

 

Vajjañca vajjato ñatvā

avajjañca avajjato,

Sammādiṭṭhisamādānā

sattā gacchanti suggatiṃ.



(1) Niraya là địa ngục; tuy nhiên nhiều viếc xấu ác trong phẩm đa phần là khổ cảnh nói chung – nên tôi dịch là “khổ cảnh” y dịch giả Phạm Kim Khánh.

(1) Cơ hội: Có Phật đản sanh, có giáo pháp, có thiện trí thức, có chánh kiến, có nơi ở thuận lợi, có ngũ quan đầy đủ, thân thể khoẻ mạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 7012)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5684)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6682)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5604)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6774)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7484)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7852)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7784)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6473)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.