Chương XXII – NIRAYAVAGGA - (Phẩm Khổ Cảnh)

16 Tháng Sáu 201415:24(Xem: 4947)
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
Dhammapada
KINH LỜI VÀNG
Việt - lục bát thi hóa - Pāḷi
( In lần thứ 5, có chỉnh sửa và nhuận sắc lần cuối)

Chương XXII 
NIRAYAVAGGA

(Phẩm Khổ Cảnh)(1)

306.

Người do vọng dối, nói quàng

Chết sanh khổ cảnh thở than nỗi gì?

Kẻ làm, lại chối quách đi

Hai tên một giuộc: Tiện tỳ, tiểu nhân!

 

Abhūtavādī nirayaṃ upeti

yo vā pi katvā na karomi cāha,

ubhopi te pecca samā bhavanti

nihīnakammā manujā parattha.

­œ

307.

Xuất gia, tâm chẳng xuất gia

Bao nhiêu xấu ác “trong nhà” còn y!

Lòng đầy hươu vượn sân si

Mở cửa địa ngục mà đi “hưởng nhàn”!

 

Kāsāvakaṇṭhā bahavo

pāpadhammā asaññatā,

pāpā pāpehi kammehi

nirayaṃ te upapajjare.

­œ

308.

Thà rằng sắt đỏ nuốt tươi!

Thà rằng lửa hực, dầu sôi dạ dày!

Còn hơn ngửa bát trên tay

Ăn nhờ vật thực Đông Tây tín thành

Người ngu chẳng niệm điều lành

Thân tâm ác giới, loạn hành nhớ cho!

 

Seyyo ayoguḷo bhutto

tatto aggisikhūpamo,

yañce bhuñjeyya dussīlo

raṭṭhapiṇḍamasaññato.

­œ

309.

Tà dâm, tà vạy vợ người

Bốn điều bất hạnh đến thời phải vương:

Một, chịu họa hại tai ương

Hai là khó ngủ, dạ thường lo âu

Ba, đời phỉ nhổ ngập đầu

Bốn đọa địa ngục, đâm xâu, cột đùm!

 

Cattāri ṭhānāni naro pamatto

āpajjati paradārūpasevī,

apuññalābhaṃ na nikāmaseyyaṃ

nindaṃ tatīyaṃ nirayaṃ catutthaṃ.

­œ

310.

Tội đầy phải vác, phải bưng

Bất hạnh chạy đuổi, còng lưng mà bò!

Khoái lạc mảnh tợ đường tơ

Lại hoảng, lại sợ - vui so thấm gì?!

Luật vua, hình trọng kéo đi

Gặt quả khốc liệt, dính chi vợ người!

 

Apuññalābho ca gatī ca pāpikā

bhītassa bhītāya ratī ca thokikā,

rājā ca daṇḍaṃ garukaṃ paṇeti

tasmā naro paradāraṃ na seve.

­œ

311.

Ai người lấy cỏ kusa?

Nếu tay vụng nắm, thịt da cắt lìa!

Hạnh sa-môn cũng thế kia

Tu hành không khéo, đội bia ngục hình!

 

Kuso yathā duggahito

hatthamevānukantati,

sāmaññaṃ dupparāmaṭṭhaṃ

nirayāyupakaḍḍhati.

­œ

312.

Một hành, dễ dãi buông lung

Một tâm ô nhiễm khởi cùng ác tri

Một thêm phạm hạnh đáng nghi

Cả ba điều ấy, mong gì quả vui?!

 

Yaṃ kiñci sithilaṃ kammaṃ

saṃkiliṭṭhañca yaṃ vataṃ,

saṅkassaraṃ brahmacariyaṃ

na taṃ hoti mahapphalaṃ.

­œ

313.

Có điều phải, hãy nên làm

Từng bước vững chắc, kiên gan hành trì

Đời tu sĩ có ra gì:

Dể duôi, tung bụi, càng khi càng mờ!

 

Kayirā ce kayirāthenaṃ

daḷhamenaṃ parakkame,

sithilo hi paribbājo

bhiyyo ākirate rajaṃ.

­œ

314.

Không nên làm xấu, hay hơn!

Dẫu là ác nhỏ, khổ buồn về sau

Hãy nên làm tốt, làm mau!

Điều lành, mai hậu - chẳng cầu cũng vui!

 

Akataṃ dukkaṭaṃ seyyo

pacchā tappati dukkaṭaṃ,

katañca sukataṃ seyyo

yaṃ katvā nānutappati.

­œ

315.

Như trên ải trấn biên thùy

Quan quân bảo vệ, ngăn nguy giặc ngoŕi

Thân tâm phòng hộ, hỡi ai!

Sát-na biếng trễ, “gia tài” còn đâu?

Bỏ qua cơ hội(1) pháp mầu

Đọa vào địa ngục, khổ sầu chẳng nguôi!

 

Nagaraṃ yathā paccantaṃ

guttaṃ santarabāhiraṃ,

evaṃ gopetha attānaṃ

khaṇo vo mā upaccagā,

khaṇātītā hi socanti

nirayamhi samappitā.

­œ

316.

Thẹn thùa những việc quàng xiêng

Lại không hổ thẹn chuyện nên thẹn thùa!

Ai người tà kiến vậy kia?

Bàng sanh ác thú, mang hia nhảy vào!

 

Alajjitāye lajjanti

lajjitāye na lajjare,

micchādiṭṭhisamādānā

sattā gacchanti duggatiṃ.

­œ

317.

Sợ hãi những chuyện gì đâu

Lại không sợ hăi, lo âu đáng điều

Ôm ấp tà kiến ấy nhiều

Người ngu đọa khổ, chẳng “siêu” được nào!

 

Abhaye bhayadassino

bhaye cābhayadassino,

micchādiṭṭhisamādānā,

sattā gacchanti duggatiṃ.

­œ

318.

Không chi, lại thấy lỗi lầm

Lỗi lầm lại nghĩ tầm ngầm là không!

Người ngu tà kiến, si ngông

Rớt vào cảnh khổ, đi tong cuộc đời!

 

Avajje vajjamatino

vajje cāvajjadassino,

micchādiṭṭhisamādānā

sattā gacchanti duggatiṃ.

­œ

319.

Việc sai thì bảo rằng sai

Việc đúng, thấy đúng ai ngoài trí nhân?

Đi đâu chánh kiến theo chân

Khói sương khinh khoát – nhàn vân gót hoài!

 

Vajjañca vajjato ñatvā

avajjañca avajjato,

Sammādiṭṭhisamādānā

sattā gacchanti suggatiṃ.



(1) Niraya là địa ngục; tuy nhiên nhiều viếc xấu ác trong phẩm đa phần là khổ cảnh nói chung – nên tôi dịch là “khổ cảnh” y dịch giả Phạm Kim Khánh.

(1) Cơ hội: Có Phật đản sanh, có giáo pháp, có thiện trí thức, có chánh kiến, có nơi ở thuận lợi, có ngũ quan đầy đủ, thân thể khoẻ mạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Hai 2015(Xem: 6471)
Giống như biển cả chỉ có một vị, đó là vị mặn của muối; cũng như thế, Giáo Pháp và Giới Luật chỉ có một vị, đó là hương vị giải thoát. Đây là phẩm chất tuyệt vời và kỳ diệu thứ sáu của Giáo Pháp và Giới Luật..
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 6543)
Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi sáng, sẽ có một buổi sáng hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi trưa, sẽ có một buổi trưa hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi chiều, sẽ có một buổi chiều hạnh phúc.
21 Tháng Giêng 2015(Xem: 6330)
Bài kinh hay đúng hơn là bài thơ Sunita này đã được Gabriel 'Jivasattha' Bittar, một người tu tập theo Phật Giáo Theravada và cũng là giáo sư tiến sĩ khoa học giảng dạy về môn "Tiến hóa chủng loại" (Phylology) tại các đại học Genève và Lausanne (Thụy Sĩ), dịch sang tiếng Pháp vào khoảng năm 1998.
19 Tháng Giêng 2015(Xem: 8757)
Bài kinh này khá quan trọng và tinh tế tuy nhiên dường như ít nghe nói đến. Chữ Aggi của tựa bài kinh có nghĩa là ngọn lửa, và lửa thì mang tính cách thiêng liêng trong đạo Bà-la-môn cũng như Ấn Giáo sau này. Các học giả Tây Phương thường xem bản kinh này là một trong số các kinh quan trọng nêu lên tinh thần phi-bạo-lực của Phật Giáo.
07 Tháng Giêng 2015(Xem: 25315)
Trở lại câu hỏi, có MỘT quyển kinh nào, của Phật giáo, tương ưng đối tác với quyển Kinh Thánh của 3 tôn giáo lớn Tây phương hay không, câu trả lời là CÓ, một cách quyết xác và không do dự,
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9206)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538)1, thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm. Với chiều dài lịch sử đó, đã khẳng định những cống hiến riêng có của lễ hội này, trong tiến trình phát triển văn hóa của nhân loại nói chung và của Phật giáo nói riêng. Tuy nhiên