Chương XXIII – NĀGAVAGGA - (Phẩm Voi)

16 Tháng Sáu 201415:29(Xem: 5061)
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
Dhammapada
KINH LỜI VÀNG
Việt - lục bát thi hóa - Pāḷi
( In lần thứ 5, có chỉnh sửa và nhuận sắc lần cuối)

Chương XXIII 
NĀGAVAGGA 
(Phẩm Voi)

320.

Thớt voi đứng giữa trận tiền

Hứng bao mũi đạn lằn tên sá gì!

Như Lai chịu đựng ác tri,

Nhẫn nại phỉ báng, ngu si lòng người!

 

Ahaṃ nāgova saṅgāme

cāpato patitaṃ saraṃ,

ativākyaṃ titikkhissaṃ

dussīlo hi bahujjano.

­œ

321.

Ngựa voi đã luyện, đã thành

Con nào thuần nhất để dành vương quân

Cao thượng nhất giữa nhân quần

Chịu đựng phỉ báng, dao đâm tiếng lời!

 

Dantaṃ nayanti samitiṃ

dantaṃ rājābhirūhati,

Danto seṭṭho manussesu

yo’tivākyaṃ titikkhati.

­œ

322.

Con la tinh thục, quý thay!

Ngựa kỳ, ngựa ký tung mây, quý là!

Quý hơn: Voi lớn có ngà

Quý hơn tất cả: Chính ta tự điều!

 

Varamassatarā dantā

ājānīyā ca sindhavā,

kuñjarā ca mahānāgā

attadanto tato varaṃ.

­œ

323.

Lừa, voi hay ngựa tinh thuần

Đưa ta ngàn dặm đến gần tự do?

Có người “tự chế con đò”(1)

Núi sông chẳng ngại, vượt bờ tới nơi!

 

Na hi etehi yānehi

gaccheyya agataṃ disaṃ,

yathāttanā sudantena

danto dantena gacchati.

­œ

324.

Voi con thân rỉ tanh hôi

Quay cuồng bất trị đến hồi phát điên

Bỏ ăn, bỏ uống, chảy ghèn

Nhớ rừng, nhớ mẹ bao phen phá chuồng!

 

Dhanapālo nāma kuñjaro

kaṭukabhedano dunnivārayo,

baddho kabaḷaṃ na bhuñjati

sumarati nāgavanassa kuñjaro.

­œ

325.

Những người hôn ám, ngu si

Ham ăn, mê ngủ, li bì thối thây

Heo no nằm đống cứt nhầy

Thai bào sanh thú kiếp này, kiếp kia!

 

Middhī yadā hoti mahagghaso ca

niddāyitā samparivattasāyī,

mahāvarāhova nivāpapuṭṭho

punappunaṃ gabbhaṃ upeti mando.

­œ

326.

Trước kia phóng túng quen nề

Chạy theo dục lạc, u mê ở đời

Nhưng nay niệm phục được rồi

Như dùng móc sắt khiển voi tài tình!

 

Idaṃ pure cittamacāri cārikaṃ

yenicchakaṃ yatthakāmaṃ yathāsukhaṃ,

tadajjahaṃ niggahessāmi yoniso

hatthippabhinnaṃ viya aṅkusaggaho.

­œ

327.

Voi kia chân ngập xuống sình,

Kiên trì, nỗ lực tự mình thoát ra!

Sa-môn: Chánh niệm làm “đà”

Kiên trì, nỗ lực nhảy xa khổ đồ!

 

Voi kia chân bị sa lầy

Kiên trì nỗ lực, thoát ngay khỏi sình

Sa-môn chánh niệm giữ mình

Kiên trì, nỗ lực, khổ sinh bước ngoài!

 

Appamādaratā hotha

sacittamanurakkhatha,

duggā uddharathattānaṃ

paṅke satto va kuñjaro.

­œ

328.

Ra đi trên bước đường đời

Gặp được thiện trí, đáng người làm quen!

Học chân thật, học dịu hiền

Kết bằng, vui sống - vượt miền hiểm nguy!

 

Xa xăm vạn lý độc hành

Kết bạn thiện sĩ, phúc lành lắm thay!

Học tâm, học trí đủ đầy

An vui, chánh niệm - vượt ngay hiểm nghèo!

 

Sace labhetha nipakaṃ sahāyaṃ

saddhiṃ caraṃ sādhuvihāridhīraṃ,

abhibhuyya sabbāni parissayāni

careyya tenattamano satīmā.

­œ

329.

Ra đi trên bước đường đời

Nếu không gặp bạn là người trí nhân

Là người tuệ hạnh trong ngần

Là người chánh niệm, ân cần sớm hôm

Thà rằng vững bước cô đơn

Như voi chúa nọ, thâm sơn một mình!

 

Xa xăm vạn lý độc hành

Nếu không gặp được bạn lành cùng đi

Sẽ không tăng trưởng tuệ tri

Không thêm giới hạnh, khiêm, bi cũng hoài!

Thà rằng cô độc hôm mai

Rừng sâu chúa tể, mình voi hưởng nhàn!

 

No ce labhetha nipakaṃ sahāyaṃ

saddhiṃ caraṃ sādhuvihāridhīraṃ,

rājā’va raṭṭhaṃ vijitaṃ pahāya

eko care mātaṅgaraññe va nāgo.

­œ

330.

Tốt hơn, hãy sống một mình

Người ngu kết bạn đồng hành, chẳng nên!

Ác xa, rời bỏ não phiền

Chúa voi cô độc, vui miền rừng xanh!

 

Ekassa caritaṃ seyyo

natthi bāle sahāyatā,

eko care na ca pāpāni kayirā

appossukko mātaṅgaraññe va nāgo.

­œ

331.

Vui thay! Gặp bạn lúc cần

Vui thay! Biết đủ, biết ân giữa đời

Vui thay! Tích đức làm rồi

Vui thay! Lánh ác, xa rời khổ đau!

 

Atthamhi jātamhi sukhā sahāyā

tuṭṭhī sukhā yā itarītarena,

puññaṃ sukhaṃ jīvitasaṅkhayamhi

sabbassa dukkhassa sukhaṃ pahānaṃ.

­œ

332.

Vui thay! Hiếu thảo mẹ già

Vui thay! Hiếu kính ơn cha vẹn toàn

Vui thay! Cúng dường Sa-môn

Vui thay! Phục vụ Thánh Nhơn đời này.

 

Sukhā matteyyatā loke

atho petteyyatā sukhā,

sukhā sāmaññatā loke

atho brahmaññatā sukhā.

­œ

333.

Vui thay! Giới hạnh trẻ già

Vui thay! Tín đức trong ta trú lành

Vui thay! Trí tuệ đạt thành

Vui thay! Ác pháp chẳng sanh nẩy chồi!

 

Sukhaṃ yāva jarā sīlaṃ

sukhā saddhā patiṭṭhitā,

sukho paññāya paṭilābho

pāpānaṃ akaraṇaṃ sukhaṃ.


(1) Tự tu, tự hành thập độ để huân tụ pháp lành.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Hai 2015(Xem: 6502)
Giống như biển cả chỉ có một vị, đó là vị mặn của muối; cũng như thế, Giáo Pháp và Giới Luật chỉ có một vị, đó là hương vị giải thoát. Đây là phẩm chất tuyệt vời và kỳ diệu thứ sáu của Giáo Pháp và Giới Luật..
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 6576)
Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi sáng, sẽ có một buổi sáng hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi trưa, sẽ có một buổi trưa hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi chiều, sẽ có một buổi chiều hạnh phúc.
21 Tháng Giêng 2015(Xem: 6360)
Bài kinh hay đúng hơn là bài thơ Sunita này đã được Gabriel 'Jivasattha' Bittar, một người tu tập theo Phật Giáo Theravada và cũng là giáo sư tiến sĩ khoa học giảng dạy về môn "Tiến hóa chủng loại" (Phylology) tại các đại học Genève và Lausanne (Thụy Sĩ), dịch sang tiếng Pháp vào khoảng năm 1998.
19 Tháng Giêng 2015(Xem: 8803)
Bài kinh này khá quan trọng và tinh tế tuy nhiên dường như ít nghe nói đến. Chữ Aggi của tựa bài kinh có nghĩa là ngọn lửa, và lửa thì mang tính cách thiêng liêng trong đạo Bà-la-môn cũng như Ấn Giáo sau này. Các học giả Tây Phương thường xem bản kinh này là một trong số các kinh quan trọng nêu lên tinh thần phi-bạo-lực của Phật Giáo.
07 Tháng Giêng 2015(Xem: 25368)
Trở lại câu hỏi, có MỘT quyển kinh nào, của Phật giáo, tương ưng đối tác với quyển Kinh Thánh của 3 tôn giáo lớn Tây phương hay không, câu trả lời là CÓ, một cách quyết xác và không do dự,
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9270)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538)1, thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm. Với chiều dài lịch sử đó, đã khẳng định những cống hiến riêng có của lễ hội này, trong tiến trình phát triển văn hóa của nhân loại nói chung và của Phật giáo nói riêng. Tuy nhiên