Chương XXV – BHIKKHUVAGGA - (Phẩm Tỳ-khưu)

16 Tháng Sáu 201415:39(Xem: 4863)
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
Dhammapada
KINH LỜI VÀNG
Việt - lục bát thi hóa - Pāḷi
( In lần thứ 5, có chỉnh sửa và nhuận sắc lần cuối)

Chương XXV 
BHIKKHUVAGGA
(Phẩm Tỳ-khưu)

360.

Lành thay! Mắt được hộ phòng!

Lành thay! Tai được “ngắm trông” kỹ càng!

Lành thay! Mũi được an toàn!

Lành thay! Lưỡi được bảo ban, dè chừng!

 

Cakkhunā saṃvaro sādhu

sādhu sotena saṃvaro

Ghānena saṃvaro sādhu

sādhu jivhāya saṃvaro.

­œ

361.

Lành thay! Thân được hộ phòng!

Lành thay! Lời nói giữ không vọng quàng!

Lành thay! Ý được buộc ràng!

Lành thay! Tất cả bảo toàn chẳng lơi!

Tỳ-khưu muốn thoát khổ đời

Canh phòng mọi điểm khắp nơi, trọn mình!

 

Kāyena saṃvaro sādhu

sādhu vācāya saṃvaro,

manasā saṃvaro sādhu

sādhu sabbattha saṃvaro,

sabbattha saṃvuto bhikkhu

sabbadukkhā pamuccati.

­œ

362.

Tay chân đã chế ngự rồi

Thu thúc tâm ý, nói lời chánh chơn

Vui thích thiền định, cô đơn

Tri túc, dị giản - keo sơn chẳng rời

Đến đi chẳng dính bụi đời

Sống được như vậy, rạng ngời tỳ-khưu!

 

Hatthasaṃyato pādasaṃyato

vācāsaṃyato saṃyatuttamo,

ajjhattarato samāhito

eko santusito tamāhu bhikkhuṃ.

­œ

363.

Thu thúc miệng lưỡi thiện tài

Nói năng khéo giỏi, khoan thai, dịu dàng!

Nghĩa kinh, thông giảng giọng vàng,

Chẳng kiêu, chẳng mạn - xứng hàng tỳ-khưu!

 

Yo mukhasaṃyato bhikkhu

mantabhāṇī anuddhato,

atthaṃ dhammañca dīpeti

madhuraṃ tassa bhāsitaṃ.

­œ

364.

Ẩn cư trong Giáo Pháp này

Thỏa thích Giáo Pháp, suy ngày, tưởng đêm

Tỳ-khưu như vậy đáng khen!

Giáo Pháp cao thượng kề bên chẳng lìa!

 

Dhammārāmo dhammarato

dhammaṃ anuvicintayaṃ,

dhammaṃ anussaraṃ bhikkhu

saddhammā na parihāyati.

­œ

365.

Vật mình thọ, thì coi khinh

Phần người có được lại sinh muốn thèm

Tham, ganh xao động chẳng yên

Tỳ-khưu như vậy, định thiền khó thay!

 

Salābhaṃ nātimaññeyya

nāññesaṃ pihayaṃ care,

aññesaṃ pihayaṃ bhikkhu

samādhiṃ nādhigacchati.

­œ

366.

Dầu được chút ít vật thôi

Hằng luôn biết đủ, quý người, trọng ân

Tỳ-khưu chánh mạng nuôi thân

Chư thiên ái kính, xa gần tán dương!

 

Appalābho pi ce bhikkhu

salābhaṃ nātimaññati,

taṃ ve devā pasaṃsanti

suddhājīviṃ atanditaṃ.

­œ

367.

Không chấp ta và của ta

Thân tâm thấy rõ chỉ là sắc danh

Vật không có, chẳng tham ganh

Người như vậy đấy, xứng thành tỳ-khưu!

 

Sabbaso nāmarūpasmiṃ

yassa natthi mamāyitaṃ,

asatā ca na socati

sa ve bhikkhū’ti vuccati.

­œ

368.

Tỳ-khưu ẩn náu tâm từ

Hỷ hoan giáo pháp, an như, tín thành

Chứng đạt trạng thái trong lành

Thấy rõ tịch tịnh các hành hữu vi!

 

Mettāvihārī yo bhikkhu

pasanno buddhasāsane,

adhigacche padaṃ santaṃ

saṅkhārūpasamaṃ sukhaṃ.

­œ

369.

Rỗng không, thuyền tát nước rồi

Từ đây lướt sóng, chèo bơi nhẹ hều!

Tham sân theo đám rong bèo

Xuôi sang bờ giác, tỳ-kheo xứng người!

 

Siñca bhikkhu imaṃ nāvaṃ

sittā te lahumessati,

chetvā rāgañca dosañca

tato nibbānamehisi.

­œ

370.

Cắt đứt năm(1), dứt bỏ năm(2)

Tỳ-khưu năm lực, năm căn(3) trau dồi

Cởi năm dây trói buộc(4) rồi

Bốn dòng lũ lớn muôn đời, vượt qua!

 

Pañca chinde pañca jahe

pañca cuttari bhāvaye,

Pañca saṅgātigo bhikkhu

oghatiṇṇo’ti vuccati.

­œ

371.

Hỡi tỳ-khưu! Hãy tham thiền

Buông lung dục lạc phải nên dè chừng!

Nếu nuốt cục sắt đỏ hừng

Địa ngục thiêu đốt, nhớ đừng khổ than!

 

Jhāya bhikkhu mā pamādo

mā te kāmaguṇe ramessu cittaṃ,

Mā lohaguḷaṃ gilī pamatto

mā kandi dukkhamidan’ti ḍayhamāno.

­œ

372.

Không trí tuệ, không định thiền!

Không định thiền, biết tuệ duyên chỗ nào?

Niết-bàn giải thoát tối cao

Đầy đủ định tuệ, bước vào gần bên!

 

Natthi jhānaṃ apaññassa

paññā natthi ajhāyato,

yamhi jhānañca paññā ca

sa ve nibbānasantike.

­œ

373.

Tỳ-khưu ẩn náu cô đơn

Giữa lòng an tĩnh, chánh chơn ly trần

Dưỡng nuôi phỉ lạc siêu nhân

Quan sát giáo pháp, rõ dần tuệ minh.

 

Suññāgāraṃ paviṭṭhassa

santacittassa bhikkhuno,

amānusī rati hoti

sammā dhammaṃ vipassato.

­œ

374.

Hằng chuyên quán niệm tự thân

Pháp sanh, pháp diệt thấy gần, thấy xa!

Vui thay! Các uẩn tiêu ma!

Gõ cửa “bất tử”, vào nhà “vô sanh”!

 

Yato yato sammasati

khandhānaṃ udayabbayaṃ,

labhatī pīti pāmojjaṃ

amataṃ taṃ vijānataṃ.

­œ

375.

Tỳ-khưu có trí, có cần

Tri túc, tự chế, lục căn bảo toàn

Thu thúc giới bổn nghiêm trang

Vật dùng chánh mạng, bạn vàng kết giao

Tấn ích, lợi lạc xiết bao!

Thân tâm thanh tịnh - phiền lao nào còn?

 

Tatrāyamādi bhavati

idha paññassa bhikkhuno,

indriyagutti santuṭṭhi

pātimokkhe ca saṃvaro,

mitte bhajassu kalyāṇe

suddhājīve atandite.

­œ

376.

Khi giao tiếp, lúc vào ra

Khiêm hư, thuần hậu, nết na tiếng lời

Hỷ an, niệm niệm chẳng dời

Tâm hồn không bợn, một đời vô ưu!

 

Tiếp giao thân thiện mọi người

Đoan trang, nho nhã, ý lời thanh tao!

Hỷ an, niệm niệm ngọt ngào

Tâm hồn không bợn, khổ lao tận lìa!

 

Paṭisanthāravutyassa

ācārakusalo siyā,

tato pāmojjabahulo

dukkhassantaṃ karissati.

­œ

377.

Như cành hoa vassikā

Tự quăng bỏ lấy cánh già úa hương

Chư tỳ-khưu cũng như dường

Tham sân tước cọng, chẳng thương cọng nào!

 

Vassikā viya pupphāni

maddavāni pamuñcati,

evaṃ rāgañca dosañca

vippamuñcetha bhikkhavo.

`­

378.

Những người thân, khẩu tĩnh an

Ý cũng an tĩnh, khéo nhàn, khéo tu!

Bỏ xa thế sự bụi mù

Là bậc Tịch Tịnh, xứng từ tỳ-khưu!

 

Santakāyo santavāco

santavā susamāhito,

vantalokāmiso bhikkhu

upasanto’ti vuccati.

­œ

379.

Con ơi! Hãy cứ thật tình

Tự tri, tự kiểm xét mình mới hay!

Canh phòng giác tỉnh đêm ngày

Chánh niệm được lạc, có ngay, chẳng cầu!

 

Attanā codayattānaṃ

paṭimāse attamattanā,

so attagutto satimā

sukhaṃ bhikkhu vihāhisi.

­œ

380.

Chỉ ta mới bảo vệ ta

Chỉ ta nương tựa, chẳng là khác ai!

Tự mình điều phục miệt mài

Như khách buôn ngựa, khéo tài kềm cương!

 

Attā hi attano nātho

Attā hi attano gati;

Tasmā saññamayattānaṃ,

assaṃ bhadraṃ’va vāṇijo.

­œ

381.

Niềm tin giáo pháp tín thành

Thọ hưởng phỉ lạc, trong lành, hân hoan

Các hành vắng lặng, rỗng rang

Hạnh phúc tối thượng, Niết-bàn tự tâm.

 

Pāmojjabahulo bhikkhu

pasanno buddhasāsane,

adhigacche padaṃ santaṃ

saṅkhārūpasamaṃ sukhaṃ.

­œ

382.

Tỳ-khưu nhỏ tuổi mặc dầu

Tự thân cần quán, pháp mầu siêng tu

Vầng trăng thoát đám mây lu

Chiếu soi rỡ rỡ, cõi mù thế gian!

 

Yo have daharo bhikkhu

yuñjati buddhasāsane,

somaṃ lokaṃ pabhāseti

abbhā mutto va candimā.


(1) Năm hạ phần kiết sử: Thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tình dục, bất bình.

(2)Năm thượng phần kiết sử: Sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, phóng tâm, vô minh.

(3) Ngũ căn, ngũ lực: Tín, tấn, niệm, định, tuệ.

(4) Tham, sân, si, mạn, tà kiến.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Hai 2015(Xem: 6537)
Giống như biển cả chỉ có một vị, đó là vị mặn của muối; cũng như thế, Giáo Pháp và Giới Luật chỉ có một vị, đó là hương vị giải thoát. Đây là phẩm chất tuyệt vời và kỳ diệu thứ sáu của Giáo Pháp và Giới Luật..
29 Tháng Giêng 2015(Xem: 6603)
Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi sáng, sẽ có một buổi sáng hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi trưa, sẽ có một buổi trưa hạnh phúc.Bất cứ ai có hành động, lời nói, và ý nghĩ thiện lành vào buổi chiều, sẽ có một buổi chiều hạnh phúc.
21 Tháng Giêng 2015(Xem: 6371)
Bài kinh hay đúng hơn là bài thơ Sunita này đã được Gabriel 'Jivasattha' Bittar, một người tu tập theo Phật Giáo Theravada và cũng là giáo sư tiến sĩ khoa học giảng dạy về môn "Tiến hóa chủng loại" (Phylology) tại các đại học Genève và Lausanne (Thụy Sĩ), dịch sang tiếng Pháp vào khoảng năm 1998.
19 Tháng Giêng 2015(Xem: 8818)
Bài kinh này khá quan trọng và tinh tế tuy nhiên dường như ít nghe nói đến. Chữ Aggi của tựa bài kinh có nghĩa là ngọn lửa, và lửa thì mang tính cách thiêng liêng trong đạo Bà-la-môn cũng như Ấn Giáo sau này. Các học giả Tây Phương thường xem bản kinh này là một trong số các kinh quan trọng nêu lên tinh thần phi-bạo-lực của Phật Giáo.
07 Tháng Giêng 2015(Xem: 25388)
Trở lại câu hỏi, có MỘT quyển kinh nào, của Phật giáo, tương ưng đối tác với quyển Kinh Thánh của 3 tôn giáo lớn Tây phương hay không, câu trả lời là CÓ, một cách quyết xác và không do dự,
15 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 9293)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538)1, thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm. Với chiều dài lịch sử đó, đã khẳng định những cống hiến riêng có của lễ hội này, trong tiến trình phát triển văn hóa của nhân loại nói chung và của Phật giáo nói riêng. Tuy nhiên