VII- PHỤ LỤC

17 Tháng Sáu 201404:02(Xem: 6501)
RỪNG THIỀN HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG
KINH TỤNG PĀḶI-VIỆT
(Nhật Tụng Dành Cho Cư Sĩ)

VII- PHỤ LỤC
(Những đoạn Kinh, Kệ, Thi Kệ dành cho chư Tăng,
nhưng cư sĩ cũng có thể đọc tụng
để tự nhắc nhở, khuyến hóa mình cũng được)

MƯỜI ĐIỀU PHẢN TỈNH CỦA BẬC XUẤT GIA

(PABBAJITA - ABHIÑÑAPACCAVEKKHANA)

Sống theo đại nguyện ly trần

Mười điều phản tỉnh phải cần xét soi:

1. Xuất gia tướng mạo khác người

Chức năng, phận sự hằng thời nhớ ghi.

2. Thảnh thơi cơm áo dễ gì

Tháng ngày nuôi mạng, ta vì ân ai?

3. Giữ gìn thân khẩu nay mai

Cố công thêm nữa, chửa hài lòng đâu!

4. Tự tu, tự kiểm trước sau

Nhu hòa, nết hạnh qua cầu nhân sinh.

5. Đừng cho bậc trí chê khinh

Nặng lời khiển trách, giới mình lươn ươn.

6. Buồn, lìa nhân vật ta thương

Chán, gần người ghét, lẽ thường thế gian.

7. Nghiệp sanh nhân quả rõ ràng

Dữ thì thọ khổ, lành càng được vui.

8. Xuân thu mau lẹ thoáng trôi

Tiến hóa tu tập, ta thời tốt chăng?

9. Lại thêm xét gẫm nữa rằng

Tĩnh cư thanh vắng, ta hằng mến yêu?

10. Nói làm giác niệm sớm chiều

Trú an hơi thở, tiêu diêu cửa thiền

Quyết tâm theo gót trí hiền

Xả rời lậu hoặc, não phiền duyên sinh

Đến khi sự chết rập rình

Các bậc phạm hạnh đạo tình hỏi han

Xét mình bổn phận chu toàn

Ra đi không thẹn dự hàng Sa-môn!

MƯỜI PHÁP LÀM NƠI NƯƠNG TỰA

(DASA-NĀTHAKARAṇADHAMMA)

Ân cần đức Phật bảo ban

Mười nơi nương tựa cho hàng xuất gia:

1. Giữ gìn đi đứng vào ra

Nuôi mạng trong sạch, nết na giới nghì.

2. Học, nghe phải biết nghĩ suy

Tiếp thu chơn chánh, kiến tri rõ ràng.

3. Giao du người tốt, bạn vàng

Điều hay, lẽ phải hỏi han thân gần.

4. Việc làm khéo léo, cân phân

Tính toan cẩn thận, duyên nhân tự thành.

5. Là người dễ dạy, trí nhanh

Biết vâng giáo giới, biết hành nhẫn kham.

6. Thường khi nghe pháp hỷ hoan

Vui say học hỏi, luận bàn Giới, Kinh.

7. Gặp điều xấu ác chê khinh

Siêng năng tu tập cho mình tốt hơn.

8. Nhu cầu tri túc chánh chơn

Dễ nuôi, dễ sống, biết ơn xa gần.

9. Oai nghi chánh niệm tinh cần

Rời xa phóng dật, tham sân đoạn triền.

10. Tuệ tri, niệm xứ, quán thiền

Vào dòng bất tử, tiền khiên tận lìa

Khắc ghi mười diệu pháp kia

Đa năng, đa dụng sớm khuya phụng hành.

MAṄGALA-CAKKAVĀḶA

Sabbabuddh’ānubhāvena,

Sabbadhamm’ānubhāvena,

Sabbasaṅgh’ānubhāvena,

Buddharatanaṃ, Dhammaratanaṃ, Saṅgharatanaṃ, Tinnaṃ ratanānaṃ ānubhāvena, Caturāsīti-sahassa Dhammakkhandh’ānubhāvena, Piṭakattay’ānubhāvena, Jinasāvak’ānubhāvena. Sabbe te rogā, sabbe te bhayā, sabbe te antarāyā, sabbe te upaddavā, sabbe te dunnimittā, sabbe te avamaṅgalā vinassantu.

Āyu-vaḍḍhako, dhana-vaḍḍhako, siri-vaḍḍhako, yasa-vaḍḍhako, bala-vaḍḍhako vaṇṇa-vaḍḍhako sukha-vaḍḍhako, hontu sabbadā.

Dukkha-roga-bhayā-verā-sokā-sattu c’upaddavā, anekā antarāyā’pi vinassantu ca tejasā.

Jaya, siddhi, dhanaṃ, lābhaṃ, sotthi, bhagyaṃ, sukhaṃ, balaṃ, siri, āyu ca vaṇṇo ca bhogaṃ, vuḍḍhī ca yasavā, satavassā ca āyu ca jīvasiddhī bhavantu te.

KỆ ĐIỀM LÀNH VŨ TRỤ

Uy đức chư Phật nhiệm mầu

Giáo pháp, Tăng chúng thẳm sâu, khó nghì

Uy đức Tam Bảo chứng tri 

Uy đức Tam Tạng, pháp chi vạn điều

Uy đức Thánh chúng cao siêu

Buồn phiền, oan trái theo chiều nhẹ không

Hận thù, nguy khốn tiêu vong

Ác gian, hiểm độc bến dòng thả xuôi

Nguyện cho thắng phước trong đời

Thành công, lợi đắc, thiên thời hòa vui

Mừng thêm tín, trí chín muồi

Tuổi thọ, may mắn, tiếng lời danh thơm

Sắc đẹp, sức khỏe tốt hơn

Phúc lành, an lạc như chơn vững bền

Viên toàn, tăng thịnh thêm lên

Bởi muôn uy đức, phúc duyên lợi cầu

Phúc cho trăm tuổi sống lâu

An sinh, tấn hóa, pháp mầu diệu tâm!

ĐOẠN CUỐI CỦA BÀI KỆ

TIROKUḌḌA-KAṆḌA-GĀTHĀ

Adāsi me akāsi me

Ñāti mittā sakhā ca me

Petānaṃ dakkhiṇaṃ dajjā

Pubbe katam’anussaraṃ.

 

Na hi ruṇṇaṃ vā soko vā

Yāv’aññā paridevanā

Na taṃ petānam’atthāya

Evaṃ tiṭṭhanti ñātayo.

 

Ayañ-ca kho dakkhiṇā-dinnā

Saṅghamhi supatiṭṭhitā

Dīgharattaṃ hitāyassa

Thānaso upakappati

So ñāti-dhammo ca yaṃ nidassito

Petāna-pūjā ca katā uḷārā.

 

Balañ-ca bhikkhūnam’anuppa-dinnaṃ

Tumhehi puññaṃ pasutaṃ anappakan’ti.


HỒI HƯỚNG PHƯỚC BÁU ĐẾN NGẠ QUỶ

Khi ta tưởng đến ân nhân

Họ đã quá vãng, là thân quyến mình

Nghĩ từ quá khứ lai sinh

Vốn là bè bạn, nghĩa tình gần xa

Bà con, thiết cốt thịt da

Họ đã giúp đỡ cho ta rất nhiều

Ân cần, nhắc nhở mọi điều

Lại còn đùm bọc, thương yêu hết mình

Bây giờ đáp tạ ân tình

Ta nên thiết lễ nguyện kinh cho người

Thành tâm Tăng chúng thỉnh mời

Vật thực trai soạn tỏ lời cúng dâng

Các ngài thọ nhận phước phần

Tụng kinh hồi hướng xa gần hữu duyên

Oai đức Tăng Bảo siêu nhiên

Hương linh các cõi, các miền hỷ hoan

Đại bi, đức Phật Bảo ban

Kết quả như ý đến hàng hương linh

Chớ nên cỗ tiệc linh đình

Cũng đừng than khóc, luỵ mình không nên

Muộn sầu, thương tiếc, ưu phiền

Thảy đều vô ích, trí hiền cười ta

Uy đức, uy lực Tăng-già

Chư linh hưởng phước, lìa xa khổ nàn

Đây là chân thật, lời vàng

Thiện nam, tín nữ hai hàng nhớ ghi!


MƯỜI HAI HƯ

Một hư, nghĩ đến mình nhiều

Hai hư, công việc bỏ liều bốn bên

Ba hư, châm chọc xỏ xiên

Bốn hư, lấc cấc vô duyên nói cười

Năm hư, phù phiếm chuyện người

Sáu hư, chẳng học, biếng lười thành quen

Bảy hư, hao phí điện đèn

Tám hư, xài ẩu bạc tiền, áo cơm

Chín hư, phản phúc, vô ơn

Mười hư, họp bạn “lơn tơn”(1) đêm ngày

Mười một, rảnh óc, rảnh tay

Mười hai, vọng tưởng phố này, quán kia.

MƯỜI HAI VUI

Một vui, đọc sách xem kinh

Hai vui, không luận chuyện mình, chuyện ta

Ba vui, giản dị, từ hòa

Bốn vui, huynh đệ một nhà kính thương

Năm vui, sạch đẹp sân vườn

Sáu vui, công việc lệ thường trước sau

Bảy vui, học pháp diệu mầu

Tám vui, xa lánh bạn bầu vô duyên

Chín vui, cơm áo cửa thiền

Mười vui, giấc ngủ vô phiền vô lo

Mười một vui, đạo thầy trò

Mười hai, hoa nở, câu thơ, nụ cười.

 

(CHUNG)



(1) Lơn tơn (Lơn xơn): Hăng hái, xăng xái, mau lẹ, đi theo (Tự điển tiếng Huế của Bùi Minh Đức).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tư 2016(Xem: 7015)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau:
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5689)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6682)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5608)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6775)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7485)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7853)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7786)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6478)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.