Kinh Đắc Quả Khi Từ Trần Và Kinh Tái Sinh Như Lửa Theo Gió

17 Tháng Năm 201609:01(Xem: 6192)

KINH ĐẮC QUẢ KHI TỪ TRẦN VÀ
KINH TÁI SINH NHƯ LỬA THEO GIÓ
Nguyên Giác



ni gioi ngay nay 2Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một.

Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.

Kinh Ud 7.10 kể chuyện 500 phụ nữ trong nội cung vua Udena bị chết cháy. Chư tăng hỏi Đức Phật rằng, 500 nữ cư sĩ đó sanh về đâu. Đức Phật nói rằng, tất cả 500 nữ cư sĩ đó đều đắc quả thánh khi lìa đời trong trận hỏa hoạn, có bà đắc quả thánh Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn), có bà đắc quả Nhất Lai (Tư Đà Hàm), có bà đắc quả Bất Lai (A Na Hàm).

Điều để suy nghĩ rằng, không vị nữ cư sĩ nào trong 500 phụ nữ chết cháy thất bại trên đường tu. Trong hậu cung, nghĩa là nơi của các vị quý phi, hầu thiếp, nữ tỳ, hay nấu bếp, vân vân. Nơi đó là của nhan sắc, của đàn hát, của son phấn, và (cho dù là nữ Phật tử có tu học) hẳn là phải đua sắc, tranh tài với nhau.

Trong hoàn cảnh như thế, đắc quả thánh, phải nói rằng Phật pháp vi diệu. Như thế, trong cõi đời của chúng ta, các nhạc sĩ, ca sĩ, người mẫu, diễn viên… cũng có thể tự tin rằng, khi tinh tấn tu học, tất nhiên cũng sẽ đắc quả thánh. Tuy là khó so với những vị có hoàn cảnh thuận lợi tu học ở các trú xứ tịch lặng, nhưng Kinh Ud 7.10 cho thấy một điển hình, ngay nơi náo động của sắc thanh, người tu vẫn đắc quả thánh được.

Suy nghĩ thêm: nhóm 500 phụ nữ nơi hậu cung chết cháy, tất nhiên phải đau đớn, có thể hiểu là chạy tán loạn... Trong cảnh như thế, vẫn giữ được tâm chấp trì pháp Phật hẳn là tinh tấn khác thường. Nếu người đời nay giữ được kiên tâm tu học nơi Phật pháp, chuyện đắc quả như người xưa tất cũng có thể thành tựu.

Điểm suy nghĩ nữa: nhóm 500 phụ nữ này khi sinh thời hình như chưa từng đắc quả thánh nào, và khi lià đời là tất cả đều đắc quả thánh, tuy thứ bậc ba thánh quả có khác, nhưng cũng cho thấy, nói theo như người xưa rằng Phật pháp oai lực vô biên vậy.

Trong khi đó, Kinh SN 44.9 kể lời Đức Phật giải thích rằng đối với những người phải tái sanh, khi bỏ thân này để thọ thân sau, là vì có tham ái, cũng y hệt như ngọn lửa chuyền từ nơi này sang nơi kia là vì gió. Nên nhắc rằng, trong môt số kinh khác, Đức Phật từng nói rằng khi lìa tham ái, sẽ đắc quả Bất Lai.

Điểm suy nghĩ nơi Kinh SN 44.9 là đối với câu hỏi, “khi thân này chết đi và khi chưa thọ thân sau, nhiên liệu nào nuôi dưỡng…” Đức Phật trả lời là do tham ái.

Vấn đề có thể nêu lên: “khi thân này chết đi và khi chưa thọ thân sau” có phải là “thân trung hữu”… hay có nơi còn gọi là “thân trung ấm”… Hay gọi đơn giản theo nhân gian phố biến là “hương linh”?

Thực ra, ngôn ngữ sử dụng chữ “thân” trong “thân trung hữu” hay “thân trung ấm” là chưa chính xác, vì “hương linh” trong giai đoạn đó (theo Phật Giáo Tây Tạng và Bắc Tông) là chưa có “thân”… Trong khi đó, Nam Tông bác bỏ thân trung ấm, vì cho là sẽ tức khắc thọ thân sau.

Như thế, nhìn lại Kinh Ud 7.10, trong 500 nữ cư sĩ đắc quả thánh khi chết trong trận hỏa hoạn,  có nữ cư sĩ nào đắc quả khi ở trong thân trung ấm? Chúng ta không có câu trả lời, vì Kinh này không nêu chuyện này.

**

Sau đây là bản dịch Kinh Ud 7.10, dựa theo bản Anh dịch của Thanissaro Bhikkhu, có tham khảo bản của Bhikkhu Bodi.

Udena Sutta: About King Udena

I have heard that on one occasion the Blessed One was staying near Kosambī at Ghosita's monastery. And on that occasion the inner quarters of King Udena's royal park had burned down, and 500 women, headed by Sāmāvatī, had died.

Then in the early morning, a large number of monks adjusted their under robes and — carrying their bowls & robes — went into Kosambī for alms. Having gone for alms in Kosambī, after the meal, returning from their alms round, they went to the Blessed One and, on arrival, having bowed down to him, sat to one side. As they were sitting there, they said to the Blessed One, "Lord, the inner quarters of King Udena's royal park have burned down, and 500 women, headed by Sāmāvatī, have died. What is the destination of those female lay followers? What is their future course?"

Kinh Udena: Về Quốc Vương Udena

Tôi từng nghe rằng, có một lần Đức Thế Tôn đang ở gần Kosambi, nơi tu viện của Ghosita. Lúc đó, nội cung hoàng cung của Quốc Vương Udena bị cháy rụi, và 500 phụ nữ, dẫn đầu bởi Sāmāvatī, đã chết.

Rồi, vào buổi sáng sớm, nhiều vị sư điều chỉnh y áo – mang bát vào Kosambi khất thực. Khất thực xong ở Kosambi, sau bữa ăn, trở về từ buổi khất thực, các sư tới gặp Đức Thế Tôn, đảng lễ và ngồi sang một bên. Khi chư tăng ngồi đó, mới bạch với Đức Thế Tôn, “Bạch Thế Tôn, nội cung hoàng cung của Quốc Vương Udena đã bị cháy rụi, và 500 phụ nữ, lãnh đạo bởi Hòang hậu Sāmāvatī, đã chết. Nơi đến của các nữ cư sĩ đó là ở đâu? Tương lai của họ ra sao?”

"Monks, among those female lay followers are stream-winners, once-returners, & non-returners. All of those female lay followers, monks, died not without [noble] fruit."

Then, on realizing the significance of that, the Blessed One on that occasion exclaimed:

Bound round with delusion, the world only appears to be competent.

Bound with acquisitions, foolish, surrounded by darkness,

it seems eternal, but for one who sees,   there is nothing. (1)

 “Các tỳ kheo, trong các nữ cư sĩ đó là các vị Nhập Lưu, các vị Nhất Lai, và các vị Bất Lai. Tất cả các nữ cư sĩ chết mà vẫn có kết quả tốt.”

Và để nhấn mạnh ý nghĩa đó, Đức Phật dịp này thốt lên:

Bị si trói buộc, thế gian chỉ trông như là vững vàng xinh đẹp

Bị tham trói buộc, kẻ ngu bị vây bởi bóng tối.

Nó như dường vĩnh cửu, nhưng với kẻ đã thấy, tất cả chỉ là không. (Hết bản Việt dịch Ud 7.10)

**

Tiếp theo, sau đây là bản dịch Kinh SN 44.9, dựa theo bản Anh dịch của Thanissaro Bhikkhu, có tham khảo bản của Bhikkhu Bodhi.

Kutuhalasala Sutta: With Vacchagotta

Then Vacchagotta the wanderer went to the Blessed One and, on arrival, exchanged courteous greetings with him. After an exchange of friendly greetings & courtesies, he sat to one side. As he was sitting there, he said to the Blessed One, "Master Gotama, a few days ago a large number of contemplatives, brahmans, and wanderers of various sects were sitting together in the Debating Hall when this conversation arose among them: 'This Purana Kassapa — the leader of a community, the leader of a group, the teacher of a group, honored and famous, esteemed as holy by the mass of people — describes a disciple who has died and passed on in terms of places of rebirth: "That one is reborn there; that one is reborn there." Even when the disciple is an ultimate person, a foremost person, attained to the foremost attainment, Purana Kassapa describes him, when he has died and passed on, in terms of places of rebirth: "That one is reborn there; that one is reborn there."

Kinh Kutuhalasala: Với Vacchagotta

Lúc đó, du sĩ Vacchagotta tới gặp Đức Thế Tôn, nói lời chào mừng lễ độ, và ngồi sang một bên. Khi ngồi xong, du sĩ bạch Đức Thế Tôn, “Kính bạch Thầy Gotama, mới vài ngày trước, nhiều thiền gia, bà la môn, và du sĩ từ nhiều phái ngồi với nhau trong Hội Trường Tranh Luận, lúc đó cuộc nói chuyện này khởi lên với họ: “Vị Purana Kassapa này – lãnh đạo của một cộng đồng, lãnh đạo của một nhóm, thầy của một nhóm, được tôn vinh và nổi tiếng, được đám đông dân chúng ngưỡng mộ như bậc thánh – kể về một môn đồ, người này mới chết chuyển sang thọ thân sau: “Người đó tái sanh nơi kia, người đó tái sanh nơi kia.” Ngay cả khi môn đồ đó là một người tuyệt hảo, một người hàng đầu, thành tựu được thành tựu hàng đầu, Purana Kassapa kể rằng khi người đó từ trần đã tái sanh qua thân sau: “Người đó tái sanh nơi kia, người đó tái sanh nơi kia.”

"'This Makkhali Gosala... This Nigantha Nataputta... This Sañjaya Velatthaputta... This Pakudha Kaccana... This Ajita Kesakambala — the leader of a community, the leader of a group, the teacher of a group, honored and famous, esteemed as holy by the mass of people — describes a disciple who has died and passed on in terms of places of rebirth: "That one is reborn there; that one is reborn there." Even when the disciple is an ultimate person, a foremost person, attained to the foremost attainment, Ajita Kesakambala describes him, when he has died and passed on, in terms of places of rebirth: "That one is reborn there; that one is reborn there."

“'Vị Makkhali Gosala này... Vị Nigantha Nataputta này... Vị Sañjaya Velatthaputta này... Vị Pakudha Kaccana này... Vị Ajita Kesakambala này -- lãnh đạo của một cộng đồng, lãnh đạo của một nhóm, thầy của một nhóm, được tôn vinh và nổi tiếng, được đám đông dân chúng ngưỡng mộ như bậc thánh – kể về một môn đồ, người này mới chết chuyển sang thọ thân sau: “Người đó tái sanh nơi kia, người đó tái sanh nơi kia.” Ngay cả khi môn đồ đó là một người tuyệt hảo, một người hàng đầu, thành tựu được thành tựu hàng đầu, Ajita Kesakambala kể rằng khi người đó từ trần đã tái sanh qua thân sau: “Người đó tái sanh nơi kia, người đó tái sanh nơi kia.”

"This contemplative Gotama — the leader of a community, the leader of a group, the teacher of a group, honored and famous, esteemed as holy by the mass of people — describes a disciple who has died and passed on in terms of places of rebirth: "That one is reborn there; that one is reborn there." But when the disciple is an ultimate person, a foremost person, attained to the foremost attainment, Gotama the contemplative does not describe him, when he has died and passed on, in terms of places of rebirth: "That one is reborn there; that one is reborn there." Instead, he describes him thus: "He has cut through craving, severed the fetter, and by rightly breaking through conceit has made an end of suffering & stress."'

“Vị thiền gia Gotama – lãnh đạo của một cộng đồng, lãnh đạo của một nhóm, thầy của một nhóm, được tôn vinh và nổi tiếng, được đám đông dân chúng ngưỡng mộ như bậc thánh – kể về một môn đồ, người này mới chết chuyển sang thọ thân sau: “Người đó tái sanh nơi kia, người đó tái sanh nơi kia.” Nhưng khi môn đồ đó là một người tuyệt hảo, một người hàng đầu, thành tựu được thành tựu hàng đầu, thiền gia Gotama không kể về môn đồ đó, khi môn đồ đó chết và rời thân, theo nơi tái sanh:  “Người đó tái sanh nơi kia, người đó tái sanh nơi kia.” Thay vào đó, thiền gia Gotama mô tả về môn đồ kia thế này: “Vị đó đã cắt đứt tham ái, đã cắt đứt phiền não, và hoàn toàn phá vỡ ngã chấp nên đã đã đoạn tận khổ đau và phiền muộn.

 

"So I was simply befuddled. I was uncertain: How is the teaching of Gotama the contemplative to be understood?"

"Of course you are befuddled, Vaccha. Of course you are uncertain. When there is a reason for befuddlement in you, uncertainty arises. I designate the rebirth of one who has sustenance, Vaccha, and not of one without sustenance. Just as a fire burns with sustenance and not without sustenance, even so I designate the rebirth of one who has sustenance and not of one without sustenance."

“Do vậy, con chưa thấy sáng tỏ. Con có ngờ vực:  Làm sao có thể hiểu được lời dạy của Thầy Gotama?”

“Di nhiên là ngươi chưa rõ, Vaccha. Dĩ nhiên là ngươi ngờ vực. Khi có một lý do để chưa sáng tỏ trong người, ngờ vực sẽ khởi dậy. Vaccha, ta nói rằng có sự tái sanh của một người còn có nhiên liệu nuôi dưỡng, và nói không có tái sanh của một người đã không còn nhiên liệu. Cũng hệt như lửa cháy với nhiên liệu, và không cháy khi hết nhiên liệu, ngay cả như thế, ta nói rằng có tái sanh của người còn nhiên liệu, và không có tái sanh của người không còn nhiên liệu.

"But, Master Gotama, at the moment a flame is being swept on by the wind and goes a far distance, what do you designate as its sustenance then?"

"Vaccha, when a flame is being swept on by the wind and goes a far distance, I designate it as wind-sustained, for the wind is its sustenance at that time."


“Nhưng , bạch Thầy Gotama, vào khoảnh khắc ngọn lửa bị gió thổi bạt đi và bay một khoảng cách xa, thầy nói gì về nhiên liệu khi đó?”

“Vaccha, khi một ngọn lửa bị gió thổi bạt đi một khoảng cách xa, ta nói rằng gió nuôi dưỡng [ngọn lửa], vì gió là nhiên liệu lúc đó.”

"And at the moment when a being sets this body aside and is not yet reborn in another body, what do you designate as its sustenance then?"

"Vaccha, when a being sets this body aside and is not yet reborn in another body, I designate it as craving-sustained, for craving is its sustenance at that time." (2)

“Và ở khoảnh khắc, khi một chúng sinh lià thân này, và chưa tái sanh ở thân khác, thầy nói gì về nhiên liệu nuôi dưỡng lúc đó?”

“Vaccha, khi một chúng sinh lià thân này, và chưa tái sanh ở thân khác, ta nói rằng chính tham ái nuôi dưỡng, vì tham ái là nhiên liệu lúc đó cho nó.” (Hết bản Việt dịch SN 44.9)

**

Có nghĩa là tham ái là nhiên liệu cho giữa hai thân? Có nghĩa là, có thân trung hữu? Theo ý của đoạn vấn đáp cuối vừa nêu là như thế.

Trong khi đó, bản dịch của Bhikkhu Bodhi viết:

When, Vaccha, a being has laid down this body but has not yet been reborn in another body, I declare that it is fuelled by craving. For on that occasion craving is its fuel.” (Dịch: Vaccha, khi một chúng sinh đã chết nhưng chưa tái sanh trong thân khác, ta tuyên bố rằng nó được nuôi dưỡng bởi tham ái. Trường hợp đó, tham ái là nhiên liệu.)

Có phải là có một thân trung hữu (thân trung ấm) giữa hai thân, khi một chúng sinh chết đi ở thân này và chưa tái sanh ở thân sau?

Đức Phật đã nói như thế. Nhưng bao lâu? Có phải thời lượng rất ngắn? Hay có phải 7 ngày, hay 49 ngày? Kinh này không nêu lên các vấn đề đó.

GHI CHÚ:

(1) Kinh Ud 7.10. Bản của Thanissaro Bhikkhu. Xem: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/ud/ud.7.10.than.html
Bản của Bhikkhu Bodhi: https://suttacentral.net/en/ud7.10

(2) Kinh SN 44.9. Bản của Thanissaro Bhikkhu. Xem:  http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/sn/sn44/sn44.009.than.html
Bản của Bhikkhu Bodhi: https://suttacentral.net/en/sn44.9


Đọc thêm bản dịch của HT. Thích Minh Châu:
http://thuvienhoasen.org/a25192/kinh-luan-nghi-duong-kutuhalasala-sutta
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Tư 2016(Xem: 5631)
Tôi đã nghe nói rằng, có một thời Đức Phật đã sống với những người ở vùng Sumbhan. Lúc bấy giờ, trong vùng Sumbhan nầy, có một tỉnh tên là Sedaka. Ở đó, Đức Phật đã gọi chư tăng, "Nầy các Tỳ Kheo!" "Dạ thưa Đức Thế Tôn," chư tăng đồng trả lời.
02 Tháng Tư 2016(Xem: 6638)
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô lượng, và may mắn hãn hữu trong đời. Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe. Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để đơm hoa kết quả Phật tánh.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 5544)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6706)
Có một số kinh được Đức Phật đưa ra và gọi đó là giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy giáo pháp ngắn gọn để lui về một góc rừng tu hành khẩn cấp.
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7431)
Trong một số bài trước, chúng ta đã thấy Đức Phật trong vài kinh đã đưa ra một số giáo pháp ngắn gọn, để dạy một số chư tăng khi quý ngài bạch rằng tuổi đã cao, bây giờ cần một lời dạy để lui về một góc rừng u tịch tu hành khẩn cấp.
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 7804)
Đức Phật chỉ đường Giới Định Huệ là để giải thoát khỏi Tham Sân Si, ba độc đã lôi kéo chúng ta nhiều đời. Từ giáo pháp nhà Phật, hiện nay, các nhà khoa học Tây phương đã chọn ra một phần thích nghi để sử dụng cho nhiều trường hợp có lợi cho nhân loại và xã hội – trong đó, chánh niệm, thường dịch là mindfulness, được quan tâm, ưa chuộng nhất.
21 Tháng Mười 2015(Xem: 7741)
Phật Giáo là đạo giải thoát, vượt bờ sinh tử, xa lìa muôn kiếp mê lầm bể khổ. Đức Phật thường nói rằng chỉ có một cách duy nhất vượt qua bờ phiền não là: xa lìa tham sân si. Và ngài nói, chìa khóa xa lìa phiền não là tam học: giới định huệ. Như thế, cả phiền não và xa lìa phiền não đều là tâm. Ngắn gọn, Phật Giáo là pháp tu tâm.
08 Tháng Mười 2015(Xem: 6400)
Thuộc Tăng Chi Bộ (Anguttaranikàya) của Kinh tạng Pàli, đây là một bài kinh được tụng đọc thường nhật ở các xứ Phật giáo Nam Truyền, vừa như một thoại đầu cho hành giả mà cũng vừa là bài kinh hộ niệm cho người bệnh.