KINH CHÚ TÂM VÀO HƠI THỞ

26 Tháng Tư 201811:47(Xem: 8197)
KINH CHÚ TÂM VÀO HƠI THỞ
HOANG PHONG DỊCH VIỆT
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 2018
cover-book-bia-sach_kinh-chu-tam-vao-hoi-tho_Hoang-Phong 1
MỤC LỤC

Lời Giới Thiệu của Nhà Xuất Bản 
1 Lời Giới Thiệu Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở 
2 Văn Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở 
3 Ghi Chú về Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở 
4 Phụ Lục 1: Bốn cấp bậc luyện tập về sự chú tâm dựa vào hơi thở 
5 Phụ Lục 2: Một vài tư liệu xem thêm có thể tìm được trên mạng 
6 Về dịch giả 

LỜI GIỚI THIỆU CỦA NHÀ XUẤT BẢN

 

cover-book-bia-sach_kinh-chu-tam-vao-hoi-tho_Hoang-Phong_bia02“Kinh Chú Tâm vào Hơi Thở” là một trong hai bài kinh căn bản mà Đức Phật đã nêu lên một phép luyện tập vô cùng thiết thựccụ thể và trực tiếp về thiền định, đó là sự chú tâm thật mạnh dựa vào hơi thở.  Bản kinh này được dịch giả Hoang Phong chuyển ngữ từ kinh Anapanasati Sutta (Trung Bộ Kinh, MN 118).  

Trước đây bài kinh này đã được dịch sang tiếng Việt bởi Hòa Thượng Thích Minh Châu trong Đại Tạng Kinh (tập III, tr. 249-264) với tựa là "Kinh Nhập tức, Xuất tức niệm" và một bản dịch Việt khác ngắn hơn được dịch bởi thiền sư Thích Nhất Hạnh là "Kinh Quán Niệm Hơi Thở".

Nội dung kinh gồm hai phần: trước hết Đức Phật giảng về phép mượn hơi thở để tập trung sự chú tâm hướng vào thân xác, cảm giáctâm thức và các hiện tượng tâm thần, sau đó Ngài nhắc lại tất cả các yếu tố căn bản góp phần mang lại Đạo Đức và Trí Tuệ.

Ngoài rabài kinh này còn nêu lên một số chi tiết đáng lưu ý về sự sinh hoạt của Đức Phật và Tăng Đoàn vào thời bấy giờ, các chi tiết này sẽ được trực tiếp giải thích và ghi chú trong bản dịch (chữ in nghiêng trong dấu ngoặc đơn). Một số nhận xét quan trọng hơn sẽ được nêu lên trong phần ghi chú bên dưới bản dịch, nhằm nêu lên các sự chuyển hướng và một số các biến đổi quan trọng trong Giáo Huấn của Đức Phật xuyên qua không gian và thời gian, đưa đến sự hình thành của các tông phái và học phái khác nhau.

Bài kinh thứ hai khá tương tự với bài kinh này là "Kinh Chú Tâm Tỉnh Giác" còn gọi là "Kinh Niệm Xứ" hay "Kinh Tứ Niệm Xứ" (Trung Bộ Kinh, MN 10) sẽ được xuất bản tiếp theo.

Dịch giả Hoang Phong là một nhà khoa học nên cái nhìn về Phật giáo của ông ảnh hưởng bởi các khía cạnh khoa học hơn là tín ngưỡng đơn thuần. Ước mong bản dịch này với phần ghi chú cẩn trọng có thể đóng góp một chút gì mới mẻ hơn trong việc tìm hiểu một bài kinh thật căn bản và chủ yếu về phép luyện tập sự chú tâm dựa vào hơi thở.

Tâm Diệu | Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

VỀ DỊCH GIẢ

  

Dịch giả Nguyễn Đức Tiến, bút hiệu: Hoang Phong, sinh năm 1939, Tiến sĩ Khoa học, tốt nghiệp đại học Khoa học Sài Gòn, đại học Oslo - Na-uy, đại học Paris-Sud, tại các đại học này ông đều có một số bài khảo cứu viết riêng hoặc viết chung với các khoa học gia khác. Ông là cựu Giảng sư Đại học Khoa Học Saigon, cựu giáo sư thỉnh giảng đại học Cần Thơ, đại học Đà Lạt, cựu Địa chất gia và Kỹ sư tầm khảo công ty dầu khí TOTAL, và cũng là thành viên của Hội Thiền Học Quốc tế AZI (Association Zen Internationale). Ông về hưu năm 1999, và hiện định cư tại Pháp quốc.

Trong những năm gần đây, ông đã dành toàn thời gian, công sức nghiên cứuchuyển ngữ kinh sách Phật giáo của các vị cao tăng Phật giáo Tây Tạng, góp phần hoằng dương Phật pháp, mang lại lợi ích cho chúng sinh.

 

Sách đã xuất bản:

cover-book-bia-sach_kinh-chu-tam-vao-hoi-tho_Hoang-Phong

Hình bìa: Ảnh của Chơn Quán chụp trong chính điện chùa Huyền Không Sơn Thượng, thôn Đồng Chầm, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế

pdf_download_2
Bản PDF

Kinh Chú Tâm Vào Hơi Thở CSP Proof 040518

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 2015(Xem: 10120)
Ananda là đại đệ tử của Phật. Là em chú bác của Phật, ngài từ bỏ đời sống vương giả, xuất gia theo Phật, hầu cận bên cạnh Phật suốt đời. Ananda là đệ tử thông minh nhất, đa văn nhất của Phật. Tên ngài thơm trong kinh. Chuyện về ngài làm đẹp sử Phật. Ngài lại là người có dung mạo đẹp đẽ không ai bằng. Vì vậy mà có chuyện sau đây.
26 Tháng Ba 2015(Xem: 7556)
Một lần kia, Vacchagotta, một du tăng (là nhà tu khổ hạnh lang thang, không có nơi ở ổn định), đến gần Đức Phật và nói với ngài:
18 Tháng Ba 2015(Xem: 7640)
Nầy các Tỳ Kheo, có ba nguyên nhân bắt nguồn của hành động. Ba nguyên nhân nầy là ba nguyên nhân gì? Đó là: lòng tham lam, lòng thù hận, và sự si mê (tham, sân, si).
14 Tháng Ba 2015(Xem: 5854)
Nầy các Tỳ Kheo, trong tất cả các sự vật có điều kiện hoặc không có điều kiện, sự không dính mắc được xem là cao quý nhất, đó là: sự đập nát mọi sự say mê, sự loại bỏ mọi sự khao khát, sự bứng bỏ gốc rễ của sự dính mắc, sự cắt đứt vòng sinh tử, sự hủy diệt ái dục, sự từ bỏ thú đau thương, và Niết Bàn.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 8039)
Trong quá trình tu tập ta nhiều lúc nhớ lại một câu, hoặc một đoạn trong kinh nhưng không nhớ rõ chi tiết, và cũng không nhớ câu này đoạn này nằm cụ thể trong kinh nào. Sự việc tương tự khi ta đọc một bài viết có nhắc đến một câu hay một đoạn trong kinh nhưng tác giả không dẫn chứng đầy đủ, hoặc nhiều khi còn không dẫn chứng, do đó nếu muốn kiểm chứng lại cũng rất khó khăn.