TÓM TẮT NĂM UẨN

22 Tháng Tám 202016:37(Xem: 9081)
TÓM TẮT NĂM UẨN
Chơn Tín Toàn


blankThế giới này là thế giới của Ngũ uẩn. Cuộc sống này là cuộc sống của ngũ uẩn. Do không thấy biết rõ về ngũ uẩn nên tâm bị ngũ uẩn chi phối và dẫn dắt tạo ra những thế giới với những đời sống vô thường, bấp bênh và bất an.
Thân tâm này được gọi là thân tâm ngũ uẩn. Phần thân thì thuộc về sắc uẩn, Phần tâm mà chúng sanh thường hay tự xưng tâm mình đó là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Vì vậy thân tâm này được gọi là thân năm uẩn. Thân năm uẩn này có mặt là do tâm vô minh, tâm hôn mê, tâm không nhìn thấy rõ ngũ uẩn đang có mặt, đang vận hành và đang chi phối như thế nào trong tâm. Do không nhìn thấy trọn vẹn về ngũ uẩn nên tâm thèm khát về ngũ uẩn, khi ngũ uẩn này bị hoại diệt thì đi tìm kiếm những thân ngũ uẩn mới..
Sự sống của các thân ngũ uẩn này là sự sống của tham sân si, khi tham sân si có mặt thi những thân ngũ uẩn vô thường này sẽ có mặt, khi tham sân si được đoạn diệt thì những thân ngũ uẩn vô thường này cũng sẽ được chấm dứt.

Ngũ uẩn gồm:

1- Sắc uẩn (Rūpakkhanda): chỉ thân và sáu giác quan (hay còn gọi là lục căn, bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), do Tứ đại ( đất, nước, gió, lửa) tạo thành. Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của chúng. Cái biết của sắc uẩn gọi là sắc thức, là sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan: Ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Sắc thức phụ thuộc vào sáu căn tiếp xúc với sáu trần để hình thành nên sáu thức.

2- Thọ uẩn (vedanākkhanda), tức là toàn bộ các cảm giác, cảm xúc trong thân tâm. Cảm giác dễ chịu, thoải mái được gọi là LẠC THỌ. Cảm giác khó chịu, bức xúc gọi là KHỔ THỌ. Cảm giác không dễ chịu, không khó chịu, thường thường gọi là THỌ KHÔNG KHỔ KHÔNG LẠC.

3- Tưởng uẩn (Saññākkhanhdha): là những bóng dáng ẩn ẩn, hiện hiện trong tâm, đó là những bóng dáng của sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (pháp trong trường hợp này là thọ, tưởng, hành) là nhóm tế bào não hoạt động khi ngủ là chủ yếu, nó hoạt động tạo nên cái biết trong mơ và sự hình dung, tưởng tượng.

4- Hành uẩn (Saṅkhārakkhandha): Hành là ý hành, đó là hành trong ngũ uẩn. Ý hành này là những lời nói trong tâm. Hành được xem là một ý định, một chủ tâm có thể dẫn tới một tạo tác. Hành bao gồm tất cả các chủ tâm trước khi một hành động được hình thành. Hành là đối tượng đã tạo nên nghiệp thiện ác.

5- Thức uẩn ( Viññānakhandha): là sự rõ biết, sự hay biết, sự biết. Thức uẩn gồm có: nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức, và ‎ ý thức.

Click vào đường link dưới đây để xem thêm:
TomTat5Uan

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 8142)
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 7676)
Tôi được nghe như vầy: một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngụ tại vườn Nai, ở Isipatana gần Bénarès. Lúc bấy giờ Thế Tôn nói với năm vị Tỳ Kheo:
17 Tháng Năm 2016(Xem: 6889)
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Savatthi, Jetavana, tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Lúc bấy giờ khoảng năm trăm Bà-la-môn từ nhiều quốc độ khác nhau trú tại Savatthi vì một vài công việc. Những vị Bà-la-môn ấy suy nghĩ: "Sa-môn Gotama này chủ trương bốn giai cấp đều thanh tịnh. Ai có thể cùng với Sa-môn Gotama thảo luận vấn đề này?"
17 Tháng Năm 2016(Xem: 6259)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một.
28 Tháng Tư 2016(Xem: 5157)
Lời dạy của Đức Phật được kiết tập thành kinh điển và bảo lưu trong nhiều truyền thống và bộ phái Phật giáo. Trong kho tàng kinh điển Phật giáo, thì một phần di sản của hai truyền thống kinh điển Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādins) và Thượng tọa bộ (Theravādins) còn được lưu lại đến hôm nay trong Hán tạng và Nikāya.
21 Tháng Tư 2016(Xem: 7039)
Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, Bàhiya Daruciriya trú ở Suppàraka, trên bờ biển, được cung kính, tôn trọng đảnh lễ, cúng dường và nhận được y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Rồi Bàhiya Dàcuciriya khởi lên tư tưởng như sau: "Với ai là bậc A-la-hán hay đang đi trên con đường A-la-hán, ta là một trong những vị ấy ". Rồi một Thiên nhân, trước là bà con huyết thống với Bàhiya Dàruciriya, vì lòng từ mẫn, vì muốn lợi ích, với tâm của mình biết tâm tư của Bàhiya Dàruciriya, đi đến Bàhiya Dàruciriya và nói như sau: