Kinh Đại Thừa Nhập Lăng Già

31 Tháng Năm 201000:00(Xem: 75768)
KINH ĐẠI THỪA NHẬP LĂNG GIÀ
Thích Nữ Trí Hải

Phụng dịch theo bản đời Đường của Ngài Thiệt Xoa Nan Đà. Tham khảo các bản dịch đời Ngụy, Tống và bản dịch Anh Ngữ của Suzuki . Thích Nữ Trí Hải 1969. Tái hiệu chính 1997 (Chánh Tân Tu Đại Tạng, tập 16, Kinh Tập Bộ, số hiệu 0672, 7 quyển, Đại Thừa Nhập Lăng Già Kính, Đường Thật-xoa-nan-đà dịch.
Chùa Tịnh Luật xuất bản PL. 2546


Nhập Lăng-già kinh (zh. rù lèngqié jīng 入楞伽經, ja. nyū ryōga kyō, sa. laṅkāvatārasūtra) là một bộ kinh Đại thừa, đặc biệt nhấn mạnh đến tính giác ngộ nội tại, qua đó mọi hiện tượng nhị nguyên đều biến mất, hành giả đạt tâm vô phân biệt. Đó là tâm thức đã chứng được Như Lai tạng (sa. tathāgata-garbha) vốn hằng có trong mọi loài. Kinh này chỉ rõ là văn tự không đóng vai trò quan trọng gì trong việc trao truyền giáo pháp.

Kinh này có ba bản dịch Hán ngữ song song với nguyên bản tiếng Phạn còn tồn tại:

  1. Bản dịch của Cầu-na-bạt-đà-la (sa. guṇabhadra) dưới tên Lăng-già-a-bạt-đa-la bảo kinh (zh. 楞伽阿跋佗羅寶經) 4 quyển;
  2. Bản của Bồ-đề-lưu-chi (sa. bodhiruci) với tên Nhập Lăng-già kinh, 10 quyển;
  3. Đại thừa nhập Lăng-già kinh (zh. 大乘入楞伽經) của Thật-xoa-nan-đà (sa. śikṣānanda), 7 quyển.

Những thuyết trong kinh này rất gần với quan điểm của Thiền tông. Cùng với kinh Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đaĐại thừa khởi tín luận (sa. mahāyānaśraddhotpāda-śāstra), kinh Nhập Lăng-già là một trong những bộ kinh Đại thừa có ảnh hưởng lớn đến Thiền tông Trung Quốc. Người ta cho rằng bộ kinh này do Bồ-đề-đạt-ma, Sơ tổ thiền Trung Quốc chính tay truyền cho Nhị tổ Huệ Khả. Ngay cả giáo pháp tiệm ngộ (giác ngộ từng bậc) của Thần Tú cũng bắt nguồn từ kinh Nhập Lăng-già này.

Kinh bao gồm 9 chương văn xuôi trộn lẫn với các câu kệ và một chương chỉ toàn văn vần. Kinh này lần đầu được dịch ra Hán văn trong thế kỉ thứ 5. Kinh Nhập Lăng-già được Phật thuyết tại Tích Lan theo lời mời của một nhà vua xứ này, trong đó Phật trả lời những câu hỏi của Bồ Tát Đại Huệ (sa. mahāmati). Giáo pháp trong kinh này là nền tảng của Duy thức tông (sa. yogācāra, vijñānavāda).

(http://vi.wikipedia.org/wiki/)

Tham khảo

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Ba 2016(Xem: 4755)
Bồ-tát Quán Tự tại (Avalokitésvara) trong khi thể hiện sự nghiệp Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm, vị ấy đã chiêm nghiệm: Đây là năm uẩn (skandha); và vị ấy thấy chúng là Không trong tự tính.
02 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 6099)
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6243)
26 Tháng Mười 2015(Xem: 10975)
Này các đệ tử, sau khi Như Lai qua đời, các vị phải trân trọng, cung kính giới luật như kẻ nghèo hèn được giàu có, như kẻ đui mù được sáng mắt. Phải biết rằng giới luật là bậc Thầy tối thượng. Dẫu có sống thêm ở đời bao nhiêu năm nữa, Như Lai cũng không ngoài mục đích răn dạy các vị về giới luật ấy thôi.
25 Tháng Mười 2015(Xem: 5983)
Tình cờ ngẫu nhiên mà đọc xong bản dịch kinh Khemaka của Cư sĩ Nguyên Giác đăng trong Thư Viện Hoa Sen, mới biết đây chính là 'Ts'ai-mo ching' mà hôm rày Tuệ Hạnh mới vừa kiếm ra. Trong tiểu sử của Đàm Ma Da Xá (Dhammayasas), có đoạn ghi ngài truyền 5 giới cư sĩ cho Trương Phổ Minh con gái của thứ sử Giao Châu Trương Mục (kh. tk 5),
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 6682)
Nếu là đệ tử Phật, Thì phải trì tụng tám điều này, Thì ở trong mỗi ý niệm, Tiêu diệt được vô lượng tội tỗi, Tiến thẳng tức khắc đến Tuệ giác, Mau chóng thành đạt sự giác ngộ trực tiếp, Vĩnh viễn đoạn trừ sanh tử, Thường trụ an vui tịch tĩnh.