Kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân

05 Tháng Tám 201000:00(Xem: 138927)
blankKINH ĐẠI BÁO PHỤ MẪU TRỌNG ÂN

blankTôi nghe thế nầy : Một thời Phật ở trong thành Vương Xá, vườn Cấp-Cô-Độc, cây của Kỳ-Đà, cùng các tăng già, có trên hai vạn, linh tám nghìn người, cùng chư Bồ-Tát. Bấy giờ Thế-Tôn, cùng với Đại-chúng, nhân buổi nhàn du, đi về phía nam, thấy đống xương khô, chất cao như núi, Đức Phật Thế-Tôn, liền xụp lạy ngay, đống xương khô ấy.

Tôi bạch Phật rằng : Lạy Đức Thế-Tôn, ngài ở trên ngôi, chí Tôn, chí Quý, Thầy cả ba cõi, Cha lành bốn loài, thiên thượng nhân gian, thẩy đều tôn kính, sao ngài lại lễ, đống xương khô kia. 
Nầy A-Nan ơi ! Ngươi tuy xuất-gia, theo ta tu học, trong bấy nhiêu lâu, những sự thấy nghe, đã rộng rãi đâu, đống xương khô ấy, hoặc là ông bà, hay là cha mẹ, thân trước của ta, ngàn muôn ức kiếp, đời đã cách xa, bởi thế ta nay, chí thành kính lễ. Ngươi đem xương này, chia làm hai phần, một là đàn ông, hai là đàn bà, phân biệt cho ta. 

Bạch Đức Thế-Tôn, con xem ở đời, phàm là con trai, mang đai hia mũ, ai cũng nhận ra, đấy là Nam giới, những người con gái, hương hoa phấn sáp, kiềng xuyến nhẫn hoa, ai cũng nhận ra đó là con gái. Nay người đã chết, xương trắng một mầu, chúng con biết đâu mà phân biệt được. 

Đây là lời Phật : Này A-Nan con, về bên Nam giới, trong lúc bình sinh, thường thường lui tới, những chốn chùa chiền, nhờ có nhân duyên, nghe Kinh lễ Phật, kính mến Tăng già, nợ trần đã qua, hồn về cõi Phật, bao nhiêu xương trắng, nhắc thấy nặng hơn, là xương nam giới, còn như con gái, trong lúc bình sinh, nhiều lần sinh nở, nuôi nấng con thơ, tổn bao khí huyết, mỗi một kỳ sinh, máu đặc trong mình, chảy ra sáu đấu, mỗi người con bú, tám thùng bốn đấu, sữa ở trong mình, giảm mất tinh-anh, cho nên xương nhẹ và có sắc đen. 

Tôi nghe Phật nói, thương xót vô cùng, như dao cắt ruột; nước mắt chứa chan, hai hàng châu lệ, mà bạch Phật rằng : 

Lạy đức Thế-Tôn, công ơn cha mẹ, như Non như Bể, thăm thẳm nghìn trùng, lấy gì báo đáp, cúi xin Đức Phật, rủ lòng thương sót, dạy bảo cho hay. 

Nầy A-Nan ngươi, về ân đức mẹ, trong vòng mười tháng, đi lại nặng-nề, cưu mang nhọc mệt, khổ không kể xiết. ! 

- Khi vừa một tháng, ở trong thai mẹ, khác gì hạt sương, dính trên ngọn cỏ, sớm còn tụ đọng, trưa đã tiêu tan, khó lòng giữ được. 
- Khi được hai tháng, ở trong thay mẹ, hình như sữa đặc, đã chắc gì đâu. 
- Khi được ba tháng, ở trong thai mẹ, ví như cục máu, đông đặc đỏ ngầu, vô tri vô giác. 
- Khi được bốn tháng, ở trong thai mẹ, mới dạng hình người. 
- Khi được năm tháng, ở trong thai mẹ, mới đủ năm hình, chân tay đầu óc. 
- Khi được sáu tháng, ở trong thai mẹ. Sáu căn mới đủ, mắt tai mũi lưỡi, thân hình và ý. 
- Khi được bảy tháng, ở trong thai mẹ, mới sinh đầy đủ, ba trăm sáu mươi, những cái đốt xương, cùng là tám vạn, bốn ngàn chân lông. 
- Khi được tám tháng, ở trong thai mẹ; phủ tạng mới sinh, ý chí mới đủ, chín khiếu mới thông. 
- Khi được chín tháng, ở trong thai mẹ, mới đủ hình người, ngồi trong bụng mẹ, khát uống nguyên khí, không ăn hoa quả, cùng là ngũ cốc, sinh tạng rủ xuống, thục tạng hướng lên, có một giãy núi gồm có ba quả; một là Tu Di, hai là núi nghiệp, ba là núi máu, núi nầy đồng thời, hóa ra dòng máu, rót vào trong miệng. 
— trong thai mẹ, trong vòng mười tháng, trăm phần toàn vẹn, mới đến ngày sinh, nếu là con hiếu, chắp tay thu hình thuận lối mà ra, không đau lòng mẹ, nếu là con bạc, giẫy dụa bãi bơi, khiến đau lòng mẹ; buốt chói từng hồi, như đâm như xỉa, như cấu như cào, như nghìn mũi dao, đâm vào gan ruột, đau đớn vô cùng, nói sao cho xiết, sinh được thân nầy, mừng thay vui thay, yêu thay dấu thay ! 

Phật bảo A-Nan : Công ơn từ mẫu, gồm có mười điều, phàm kẻ làm con, phải lo báo hiếu. Những gì là mười ? 

Nhớ ơn Mẹ ta, chín tháng mười ngày, cưu mang nặng nhọc. 
Nhớ ơn khi Mẹ sinh nở, đau đớn vô cùng. 
Nhớ ơn khi Mẹ sinh nở, quên cả lo âu. 
Nhớ ơn Mẹ ăn miếng đắng, Mẹ nhả miếng ngọt, dành dụm cho con. 
Nhớ ơn chỗ ướt Mẹ nằm, chỗ ráo sê con. 
Nhớ ơn ba năm bú mớm, nuôi nấng thuốc thang, trong khi sài đẹn. 
Nhớ ơn giặt dũ hong phơi, áo quần dơ-dáy, ô uế tanh hôi, Mẹ đành cam chịu. 
Nhớ ơn khi Mẹ đi đâu, vì thương nhớ con, trong lòng cầy cậy , một chút chẳng ngơi. 
Nhớ công ơn Mẹ, vì sinh nuôi con, mà Mẹ cam lòng, tạo bao ác nghiệp. 
Nhớ ơn lòng Mẹ thương con, trọn đời yêu dấu không chút nào ngơi. 

Đệ Nhất Ân 
Chín Tháng Mười Ngày 
Cưu Mang Nặng Nhọc 
Bao kiếp, duyên cùng nợ; 
Ngày nay mới vào thai, 
Đầy tháng sinh phủ tạng; 
Bảy bảy sáu tinh khai, 
Thân trọng như, non Thái, 
Động tĩnh, sợ phong-tai, 
Áo the, đành sốc sếch, 
Gương sáng biếng, trang đài. 

Đệ Nhị Ân 
Khi Gần Sanh Nở 
Khi gần ngày sinh nở 
Nặng nhọc, khổ vô cùng, 
Cưu mang trong mười tháng 
Sinh nở, sắp đến ngày, 
Đứng ngồi, coi nặng nhọc; 
Dáng vẻ, tựa ngô ngây, 
Sợ hãi, lo, cùng lắng; 
Tử sinh, giờ phút này ! 

Đệ Tam Ân 
Sinh Nở 
Mẹ ta, khi sinh nở, 
Thân thể, đều mở toang ! 
Tâm hồn, như mê mẩn, 
Máu me, chan hòa đầy, 
Chờ nghe, thấy con khóc; 
Lòng Mẹ, mừng rỡ thay ! 
Đương mừng, lo lại đến ! 
Rầu rĩ, ruột gan này. 

Đệ Tứ Ân 
Ăn Đắng Nhả Ngọt 
Mẹ ta, lòng thành thực, 
Thương con, chẳng chút ngơi, 
Nhả ngọt, nào có tiếc ! 
Ăn đắng nói cùng ai ? 
Yêu dấu như vàng ngọc. 
Nâng niu, tay chẳng rời 
Những mong, con no ấm; 
Mẹ đói, rách cũng vui, 

Đệ Ngũ Ân 
Chịu Ướt Nhường Khô 
Tự mình nằm chỗ ướt, 
Chỗ ráo để sê con, 
Hai vú, phòng đói khát; 
Hai tay, ủ gió sương. 
Thâu đêm, nằm chẳng ngủ; 
Nâng niu, tựa ngọc vàng ! 
Những mong, con vui vẻ : 
Lòng Mẹ mới được yên. 

Đệ Lục Ân 
Bú Mớm Nuôi Nấng 
Đức Mẹ dầy như đất : 
Công cha thẳm tựa trời, 
Chở che coi bình đẳng; 
Trời Đất cũng thế thôi ! 
Chẳng quản câm mù điếc ! 
Chẳng hiềm quắp, chân tay ! 
Bởi vì con ruột đẻ; 
Trọn đời dạ chẳng khây. 

Đệ Thất Ân 
Tắm Gội Giặt Giũ 
Vốn người có nhan sắc; 
Lại thêm phấn sáp xông, 
Mày xanh như liễu lục; 
Má đỏ tựa sen hồng, 
Giặt giũ khăn cùng tã; 
Dơ giáy chẳng quản công, 
Cốt sao quần áo sạch; 
Búi tóc gọn là xong. 

Đệ Bát Ân 
Đi Xa Lòng Mẹ Thương Nhớ 
Từ biệt lòng khôn nhẫn; 
Sinh-ly dạ đáng thương, 
Con đi đường xa cách; 
Mẹ ở chốn tha hương, 
Ngày đêm thường tưởng nhớ; 
Sớm tối vẫn vấn vương, 
Như vượn thương con đỏ, 
Khúc khúc đoạn can tràng ! .... 

Đệ Cửu Ân 
Vì Sinh Con Mà 
Mẹ Cam Lòn Tạo Bao Ác Nghiệp 
Mẹ trải bao gian khổ, 
Công lao tựa vực trời, 
Bồng bế cùng nuôi nấng; 
Mong sao con ăn chơi, 
Nhường cơm cùng sẻ áo; 
Mẹ đói rách cũng vui ! 
Khôn lớn tìm đôi lứa; 
Gây dựng cho nên người. 

Đệ Thập Ân 
Mẹ Trọn Đời Thương Yêu Con 
Công Cha cùng đức Mẹ; 
Cao sâu tực vực trời ! 
Mẹ già hơn trăm tuổi, 
Vẫn thương con tám mươi ! 
Bao giờ ân oán hết ? 
Tắt nghỉ cũng chẳng thôi ! 
Nằm ngồi đi và đứng 
Săn sóc lòng không ngơi.  

Phật bảo A-Nan : Ta xem chúng sinh dẫu được làm người, lòng còn ngu muội, chẳng nghĩ Mẹ Cha công đức kể ra như non như bể, chẳng cung chẳng kính, chẳng hiếu chẳng từ, mẹ mang thai con trong vòng mười tháng, ngồi đứng không yên như mang gánh nặng, ăn uống chẳng ngon như người mang bệnh, ngày tháng thoi đưa, đến khi sinh nở chịu khổ mọi đường, phút giây hay dở kinh sợ vô thường, như giết trâu dê máu me lai láng, còn nhiều khổ nữa mới được thân này, ăn dắng nuốt cay nhả bùi nhả ngọt, nâng niu dưỡng dục, giặt dũ dáy dơ không hề gian khổ, bức bối nồng nàn, rét mướt cơ hàn lầm than tân khổ, mẹ nằm chỗ ướt chỗ ráo sê con, ba năm bú mớm, bồng bế nâng niu, dạy bảo đủ điều lễ nghi phép tắc, cho ăn đi học tìm đủ mọi nghề, đưa đón đi về cần lao chăm chút chẳng kể gì công. 

Trái nắng dở trời, tuần trăng cuối gió, bệnh nọ chứng kia, bông hoa sài đẹn, thang thuốc đâu đâu, một mình lo lắng, chạy ngược chạy xuôi năm canh vò võ, bệnh con có khỏi lòng mẹ mới yên, mong con lớn lên, con thảo con hiền để mà trông cậy. 

Không ngờ ngày nay hóa con bất hiếu, mẹ già cha yếu con chẳng đỡ đần, cãi trả song thân nói năng cắn cẩu, dương đôi mắt chẫu khinh rẻ mẹ cha, chú bác ông bà, cô gì chẳng nể, anh em cũng kệ đánh lộn xẩy ra ô nhục, nước nhà, bất trung bất nghĩa, bất hiếu bất lương, phép nước coi thường mẹ cha cũng kệ, xóm giềng chẳng nể chửi bới nhau luôn, sớm tối ra vào chẳng thưa chẳng gửi, nói năng càn dở, tự ý làm bừa, cha mẹ cũng thừa thầy trên cũng mặc ! 

Bé thì ai chấp; người những nâng niu, dần dần khôn lớn, gai ngạnh mọi điều chẳng hòa chẳng thuận, thường hay sân hận bỏ cả bạn lành, giao du bạn ác tập thói sa hoa, chơi khắp gần xa thất thường điên dở, bị kẻ dỗ dành mất cả thanh danh, bỏ làng trốn mất trái ý mẹ cha, ly biệt quê nhà, chẳng nhìn quê quán, hoặc vì buôn bán hoặc bởi tòng quân, tiêm nhiễm dần dần trở nên lưu luyến, vợ nọ con kia chẳng thiết đi về quê hương bản quán, ở đất nước người lại hay dong chơi bị người lừa gạt tai vạ liên miên, Pháp luật gia đình tù lao cấm cố, cực khổ mọi điều, chẳng may yếu đau chứng kia tật nọ, ở chốn tha hương, ai kẻ thích thân, ai người thang thuốc, mẹ cha cách biệt, thân thích biết đâu, cam chịu u-sầu quê người dất khách; khốn khổ gầy còm không người trông nom, bị người khinh rẻ lang thang đường ngõ, vì thế chết đi, không người mai táng, trương phềnh thối nát giãi nắng dầu mưa, hài cốt bãi bừa chó cầy nhai sé ! 

Mẹ cha thân thuộc khi được tin buồn, luống những đau thương ruột đau như dao cắt, hai hành nước mắt lã chã chứa chan, hoặc vì quá thương kết thành bệnh khí, hoặc là đến chết làm quỷ ôm thây, chẳng để cho ai, khư khư giữ mãi. 

Hoặc là vì con chẳng chăm học tập, chỉ mãi rong chơi nay đây mai đó, cùng bạn vô loài làm điều vô ích, giao du trộm cắp chẳng sợ lệ làng, chè rượu nghênh ngang đánh cờ đánh bạc, gian tham tội ác lụy đến tôn thân, nay Sở mai Tần, lên đồn xuống Phủ, mẹ cha ủ rũ khốn khổ vì con. 

Nào con có biết cha mẹ khổ đau, trăm não nghìn sầu mùa Thu mùa Đông rét run bức bối, chẳng nhìn sớm tối ấp lạnh quạt nồng, chẳng viếng chẳng thăm, chẳng hầu chẳng hạ, mẹ cha già cả hình vóc gầy còm, hổ mặt người nom, dầy vò mắng nhiếc, mẹ cha hoặc góa trơ trọi một mình, luống nhũng buồn tênh như người ngủ trọ, chiếc gối một phòng năm canh vò võ, mùa đông sương gió rét mướt cơ hàn, trai gái các con nào ai hỏi đến, đêm ngày thương khóc tự thán tự thương ! 

Khi đem thức ăn dâng lên cha mẹ, thì lại giữ kẽ rằng ngượng rằng e, sợ kẻ cười chê; ví đem quà bánh cho vợ cho con, mặt dạn mày dầy không hề xấu hổ, vợ con dặn bảo phải đúng như lời, cha mẹ hết hơi không hề hối cải. 

Đây là con gái khi chưa gả chồng, hãy còn ở chung tỏ ra hiếu thảo; khi đã gả bán về ở nhà người, một ngày một lười thiết gì cha mẹ, những ngày dỗ tết có đảo về qua, ví dù mẹ cha có gì sơ ý, liền sinh giận dữ tỏ vẻ oán hờn, chồng chửi nhơn nhơn đành cam lòng chịu, khác họ khác hàng tình nghĩa keo sơn hóa ra thâm trọng, mẹ cha máu mủ thì lại sơ tình. 

Hoặc đi theo chồng quê người đất khách, quận nọ tỉnh kia cha mẹ xa lìa làng không tưởng nhớ, chẳng viếng chẳng thăm, thư tín cũng không, tuyệt không tin tức, cha mẹ thương nhớ rầu rĩ ruột gan luống những bàng hoàng, sớm chiều mong mỏi, công đức cha mẹ vô lượng vô biên, con chẳng hiếu hiền ở đời cũng lắm. 

Khi ấy Đại chúng nghe Phật nói ra công đức mẹ cha cao tầy non thái, đều cùng đứng dậy hoặc tự gieo mình đập đầu lăn khóc, máu me trào rạt lai láng cả nhà, chết ngất cả ra hồi lâu mới tỉnh, mà nói lời này khổ thay khổ thay ! Đau lòng đứt ruột, lũ con ngày nay tội ác ngập đầu, xưa có biết đâu, mờ như đêm tối, ngày nay biết hốii thì sự đã rồi, đau đớn lòng tôi chót là bội bạc, cúi xin chư Phật soi xét kẻ phàm, phóng ngọc hào quang ra tay cứu vớt, làm sao báo được ân đức mẹ cha. 

Phật liền nói ra đủ đầy tám giọng bảo đại chúng rằng : 

Một - Ví có kẻ nào, hai vai kiệu cõng, cha mẹ đi chơi, suốt cả mọi nơi, trên rừng dưới bể, hai vai nặng trễ, mòn cả đến xương, máu chảy cùng đường, không hề ân hận, cũng chưa báo được công đức mẹ cha, kể trong muôn một. 

Hai - Ví lại có người, gặp khi đói kém, cắt hết thịt mình, cung nuôi cha mẹ, khỏi lúc nguy nàn, riêng mình cam chịu, thịt nát xương tan, trăm nghìn muôn kiếp, để báo thâm ân, chẳng được một phần kể trong muôn một. 
Ba - Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, tự tay cầm dao, khoét đôi mắt mình, luyện làm thang thuốc, chữa bệnh mẹ cha, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một. 

Bốn - Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, đều tự tay mình cầm dao cắt ruột, móc lấy tim gan, luyện làm thang thuốc, chữa bệnh mẹ cha, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một. 

Năm - Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, vì tội mẹ cha, trăm nghìn vòng dao, băm vằm thân thể, thịt nát xương tan, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một. 

Sáu - Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, vì báo ơn mẹ, lấy mình đốt lên, làm cây đèn thịt, cúng dường chư Phật, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một. 

Bảy - Ví lại có người, trải trăm nghìn kiếp, vì bệnh mẹ cha, đập xương lấy tủy để làm thang thuốc, chữa bệnh mẹ cha, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một. 

Tám - Ví lại có người, vì cứu mẹ cha trải trăm nghìn kiếp, nuốt viên sắt nóng, cháy xém cả mình, như thế cũng là chưa trả được ân, kể trong muôn một. 

Bảy giờ trong Đại húng nghe Phật nói rồi, trong dạ bồi hôà ruột đau như cắt, hai hàng nước mắt tầm tã như mưa mà bạch Phật rằng : Con muốn đền ơn công đức mẹ cha, cúi xin Phật đà, rủ lòng chỉ bảo.

Đức Phật liền bảo cặn kẽ mọi lời : Này chúng sinh ơi, muốn đền ơn mẹ,  
Nhất là một nhẽ nên chép kinh này, kính biếu gần xa cho nhiều người tụng. 
Hai vì mẹ cha đọc tụng kinh này chuyên cần chớ đoạn. 
Ba vì mẹ cha sám hối làm chay. 
Bốn vì mẹ cha cúng dàng Tam-Bảo tùy ý sở dùng. 
Năm vì mẹ cha trong sáu ngày trai phải nên nhớ giữ. 
Sáu vì mẹ cha thường hay bố thí làm mọi việc lành. 

Làm được như thế thực là con hiếu, cứu được mẹ cha siêu thăng Cực-Lạc phúc đẳng Hà-sa. 

Phật bảo A-Nan : — trên thế gian, những người bất hiếu sau hết duyên trần, nguyên cái xác thân chôn vùi dưới đất; còn phần Linh-giác là cái chân thân, phải vào Địa-ngục, chính ngục A-Tỳ vuông rộng tứ vi tám ngàn cây số, bốn mặt lại có tường sắt tường đồng, lửa cháy tứ tung toàn dây thép điện, thường có lửa bén cháy đỏ hồng hồng, bốc cháy tứ tung thấy mà kinh sợ; hơn như thế nữa sấm chớp đùng đùng, chó sắt rắn đồng phun ra khói lửa, đốt cháy tội nhân, lại còn nước đồng, đun sôi sùng-sục, rót ngay vào miệng những kẻ tội nhân, vì tội bất hiếu, cãi trả mẹ cha, cam chịu cực hình, ở trong ngục ấy, gươm dao sào gậy đâm chém suốt ngày, như hạt mưa bay trên không rơi xuống, trải trăm nghìn kiếp không phút nào nguôi, hết hạn ấy rồi lại vào ngục khác. 

Đầu đội chậu máu, xe sắt nghiền thây, mình mẩy chơn tay, đập dừ tan nát, một ngày phải chết, tới nghìn vạn lần, khổ sở gian truân, vì chứng bất hiếu. 

Phật lại dạy rằng : Ví có Thiện-nam hay là Tín-nữ, thực là hiếu tử trả nghĩa mẹ cha, in kinh này ra biếu cho người tụng, in được một quyển được một đức Phật, in được mười quyển được mười đức Phật, in được trăm quyển được trăm đức Phật, in được ngàn quyển được ngàn đức Phật, in được muôn quyển được muôn đức Phật, phù hộ độ trì, lại tiếp hồn đi về phương Cực-Lạc, đấy là lời Phật chớ có coi thường, Địa-ngục vấn vương khó lòng thoát khỏi ! 

Bấy giờ A-Nan cùng chư Đại-chúng, Trời, Rồng, Quỷ, Dạ-Xoa La-Sát, người cùng phi-nhân, được nghe Phật nói đều phát nguyện rằng : 

Chúng con tận tâm chí thành chí kính dù trăm nghìn kiếp, thịt nát xương tan nhỏ như vi trần, cũng chẳng dám quên lời chư Phật dạy. Thà rằng lấy kìm cặp lưỡi rút ra dài trăm do tuần cho trâu sắt cày, máu chẩy chan hòa thành sông thành suối, con thề chẳng trái lời chư Phật dạy răn. 

Chúng con thề rằng : Thà lấy trăm nghìn vòng dao giáo mác, đâm chém thân này nhỏ như vi trần, cũng chẳng dám quên lời chư Phật dạy. 

Chúng con thề rằng : Thà lấy lưới sắt quấn chặt vào thân trăm nghìn muôn kiếp, chẳng tháo được ra, cực khổ vô cùng, cũng chẳng dám quên lời chư Phật dạy. 

Chúng con thề rằng : Thà đâm thà chém, thà mổ thà sả, thà say thà giã nhỏ như vi trần, đem cái xác thân làm nghìn muôn thứ, nào da nào thịt, nào gân nào xương, rơi rác ngoài đường, trong nhà ngoài ngõ, trải trăm nghìn kiếp chịu khổ như thế cũng chẳng dám quên lời chư Phật dạy. 

Khi ấy A-Nan liền bạch Phật rằng : Lạy Đức Thế-Tôn, đây là Kinh gì lũ chúng con đây đều muốn tụng trì có được hay chăng ? 

Đức Phật dạy rằng : chúng con nên biết Kinh này là Kinh Đại-Báo Phụ-Mẫu Trọng-Ân, tất cả chúng sinh thẩy đều nên tụng. Khi ấy Đại chúng nghe Phật nói rồi tin Kính phụng-hành, lễ tạ mà lui .... 

The Filial Piety Sutra

The Buddha Speaks about the Deep Kindness 
of Parents and the Difficulty in Repaying it.

 

Thus I have heard, at one time, the Buddha dwelt at Shravasti, in the Jeta Grove, in the Garden of the Benefactor of Orphans and the Solitary, together with a gathering of great Bhikshus, twelve hundred fifty in all and with all of the Bodhisattvas, thirty-eight thousand in all.

At that time, the World Honoured One led the great assembly on a walk toward the south. Suddenly they came upon a pile of bones beside the road. The World Honoured One turned to face them, placed his five limbs on the ground, and bowed respectfully.

Ananda put his palms together and asked the World Honoured One, "The Tathagata is the GreatTeacher of the Triple Realm and the compassionate father of beings of the four kinds of births. He has the respect and reverence of the entire assembly. What is the reason that he now bows to a pile of dried bones?

The Buddha told Ananda, "Although all of you are my foremost disciples and have been members of the Sangha for a long time, you still have not achieved far-reaching understanding. This pile of bones could have belonged to my ancestors from former lives. They could have been my parents in many past lives. That is the reason I now bow to them." The Buddha continued speaking to Ananda, "These bones we are looking at can be divided into two groups. One group is composed of the bones of men, which are heavy and white in color. The other group is composed of the bones of women, which are light and black in color."

Ananda said to the Buddha, "World Honoured One, when men are alive in the world, they adorn their bodies with robes, belts, shoes, hats and other fine attire, so that they clearly assume a male appearance. When women are alive, they put on cosmetics, perfumes, powders, and elegant fragrances to adorn their bodies, so that they clearly assume a female appearance. Yet, once man and women die, all that is left are their bones. How does one tell them apart? Please teach us how you are able to distinguish them."

The Buddha answered Ananda, "If when men are in the world, they enter temples, listen to explanations of Sutras and Vinaya texts, make obeisance to the Triple Gem, and recite the Buddha's names, then when they die, their bones will be heavy and white in colour. Most women in the world have little wisdom and are saturated with emotion. They give birth to and raise children, feeling that this is their duty. Each child relies on its mother's milk for life and nourishment, and that milk is a transformation of the mother's blood. Each child can drink up to one thousand two hundred gallons of its mother's milk. Because of this drain on the mother's body whereby the child takes milk for its nourishment, the mother becomes worn and haggard and so her bones turn black in colour and are light in weight."

When Ananda heard these words, he felt a pain in his heart as if he had been stabbled and wept silently. He said to the World Honoured One, "How can one repay one's mother's kindness and virtue?"

The Buddha told Ananda, "Listen well, and I will explain it for you in detail. The fetus grows in its mother's womb for ten lunar months. What bitterness she goes though while it dwells there! In the first month of pregnancy, the life of the fetus is as precarious as a dewdrop on grass: how likely that it will not last from morning to evening but will evaporate by midday!"

"During the second lunar month, the embryo congeals like curds. In the third month it is like coagulated blood. During the fourth month of pregnancy, the fetus begins to assume a slightly human form. During the fifth month in the womb, the child's five limbs- two legs, two arms, and a head- start to take shape. In the sixth lunar month of pregnancy, the child begins to develop the essences of the six sense faculties: the eyes, ears, nose, tongue, body and mind. During the seventh month, the three hundred sixty bones and joints are formed, and the eighty-four thousand hair pores are also complete. In the eight lunar month of the pregnancy, the intellect and the nine apertures are formed. By the ninth month the fetus has learned to assimilate the different nutrients of the foods it eats. For example, it can assimilate the essence of peaches, pears, certain plant roots and the five kinds of grains."

"Inside the mother's body, the solid internal organs used for storing hang downward, while the hollow internal organs used for processing, spiral upward. These can be likened to three mountains, which arise from the face of the earth. We can call these mountains Mount Sumeru, Karma Mountain, and Blood Mountain. These analogous mountains come together and form a single range in a pattern of upward peaks and downward valleys. So too, the coagulation of the mother's blood from her internal organs forms a single substance, which becomes the child's food."

"During the tenth month of pregnancy, the body of the fetus is completed and ready to be born. If the child is extremely filial, it will emerge with palms joined together in respect and the birth will be peaceful and auspicious. The mother will remain uninjured by the birth and will not suffer pain. However, if the child is extremely rebellious in nature, to the extent that it is capable of committing the five rebellious acts*, then it will injure its mother's womb, rip apart its mother's heart and liver, or get entangled in its mother's bones. The birth will feel like the slices of a thousand knives or like ten thousand sharp swords stabbing her heart. Those are the agonies involved in the birth of a defiant and rebellious child."

To explain more clearly, there are ten types of kindnesses bestowed by the mother on the child:

The first is the kindness of providing protection and care while the child is in the womb.

The second is the kindness of bearing suffering during the birth.
The third is the kindness of forgetting all the pain once the child has been born.

The fourth is the kindness of eating the bitter herself and saving the sweet for the child.

The fifth is the kindness of moving the child to a dry place and lying in the wet herself.

The sixth is the kindness of suckling the child at her breast, nourishing and bringing up the child.

The seventh is the kindness of washing away the unclean.

The eight is the kindness of always thinking of the child when it has traveled far.

The ninth is the kindness of deep care and devotion.

The tenth is the kindness of ultimate pity and sympathy.

1. THE KINDNESS OF PROVIDING PROTECTION AND CARE WHILE THE CHILD IS IN THE WOMB

The causes and conditions from accumulated kalpas grows heavy, 
Until in this life the child ends up in its Mother's womb.
As the months pass, the five vital organs develop;
Within seven weeks the six sense organs start to grow.
The mother's body becomes as heavy as a mountain;
The stillness and movements of the fetus are like a kalpic wind disaster.
The mother's fine clothes no longer hang properly,
And so her mirror gathers dust.

2. THE KINDNESS OF BEARING SUFFERING DURING BIRTH

The pregnancy lasts for ten lunar months 
And culminates in difficult labour at the approach of the birth.
Meanwhile, each morning the mother is seriously ill
And during each day drowsy and sluggish.
Her fear and agitation are difficult to describe;
Grieving and tears fill her breast.
She painfully tells her family
That she is only afraid that death will overtake her.

3. THE KINDNESS OF FORGETTING ALL THE PAIN ONCE THE CHILD HAS BEEN BORN

On the day the compassionate mothers bears the child,
Her five organs all open wide,
Leaving her totally exhausted in body and mind.
The blood flows as from a slaughtered lamb;
Yet, upon hearing that the child is healthy,
She is overcome with redoubling joy,
But after the joy, the grief returns,
And the agony wrenches her very insides.

4. THE KINDNESS OF EATING THE BITTER HERSELF AND SAVING THE SWEET FOR THE CHILD

The kindness of both parents is profound and deep,
Their care and devotion never cease.
Never resting, the mother saves the sweet for the child,
And without complain she swallows the bitter herself.
Her love is weighty and her emotion difficult to bear;
Her kindness is deep and so is her compassion.
Only wanting the child to get its fill,
The compassionate mother doesn't speak of her own hunger.

5. THE KINDNESS OF MOVING THE CHILD TO A DRY PLACE AND LYING IN THE WET HERSELF

The mother is willing to be wet
So that the child can be dry.
With her two breasts she satisfies its hunger and thirst; 
Covering it with her sleeve, she protects it from the wind and cold.
In kindness, her head rarely rests on the pillow,
And yet she does this happily,
So long as the child is comfortable,
The kind mother seeks no solace for herself.

6. THE KINDNESS OF SUCKLING THE CHILD AT HER BREAST, NOURISHING AND BRINGING UP THE CHILD

The kind mother is like the great earth.
The stern father is like the encompassing heaven:
One covers from above; the other supports from below.
The kindness of parents is such that
They know no hatred or anger toward their offspring,
And are not displeased, even if the child is born crippled.
After the mother carries the child in her womb and gives birth to it,
The parents care for and protect it together until the end of their days.

7. THE KINDNESS OF WASHING AWAY THE UNCLEAN

Originally, she had a pretty face and a beautiful body,
Her spirit was strong and vibrant.
Her eyebrows were like fresh green willows,
And her complexion would have put a red rose to shame. 
But her kindness is so deep she will forgo a beautiful face.
Although washing away the filth injures her constitution,
The kind mother acts solely for the sake of her sons and daughters,
And willingly allows her beauty to fade.

8. THE KINDNESS OF ALWAYS THINKING OF THE CHILD WHEN IT HAS TRAVELLED FAR

The death of loved ones is difficult to endure.
But separation is also painful.
When the child travels afar,
The mother worries in her village.
From morning until night, her heart is with her child,
And a thousand tears fall from her eyes.
Like the monkey weeping silently in love for her child,
Bit by bit her heart is broken.

9. THE KINDNESS OF DEEP CARE AND DEVOTION

How heavy is parental kindness and emotional concern!
Their kindness is deep and difficult to repay. 
Willingly they undergo suffering on their child's behalf. 
If the child toils, the parents are uncomfortable.
If they hear that he has traveled far,
They worry that at night he will have to lie in the cold.
Even a moment's pain suffered by their sons and daughters.
Will cause the parents sustained distress.

10. THE KINDNESS OF ULTIMATE COMPASSION AND SYMPATHY

The kindness of parents is profound and important.
Their tender concern never cease.
From the moment they awake each day, their thoughts are with their children.
Whether the children are near or far away, the parents think of them often.
Even if a mother lives for a hundred years,
She will constantly worry about her eighty year old child.
Do you wish to know when such kindness and love ends?
It doesn't even begin to dissipate until her life is over!


The Buddha told Ananda, "When I contemplate living beings, I see that although they are born as human beings, nonetheless, they are ignorant and dull in their thoughts and actions. They don't consider their parents' great kindness and virtue. They are disrespectful and turn their backs on kindness and what is right. They lack humaneness and are neither filial nor compliant."

"For ten months while the mother is with child, she feels discomfort each time she rises, as if she were lifting a heavy burden. Like a chronic invalid, she is unable to keep her food and drink down. When the ten months have passed and the time comes for the birth, she undergoes all kinds of pain and suffering so that the child can be born. She is afraid of her own mortality, like a pig or lamb waiting to be slaughtered. Then the blood flows all over the ground. These are the sufferings she undergo."

"Once the child is born, she saves what is sweet for him and swallows what is bitter herself. She carries the child and nourishes it, washing away its filth. There is no toil or difficulty that she does not willingly undertake for the sake of her child. She endures both cold and heat and never even mentions what she has gone through. She gives the dry place to her child and sleeps in the damp herself. For three years she nourishes the baby with milk, which is transformed from the blood of her own body."

"Parents continually instruct and guide their children in the ways of propriety and morality as the youngsters mature into adults. They arrange marriages for them and provide them with property and wealth or devise ways to get it for them. They take this responsibility and trouble upon themselves with tremendous zeal and toil, never speaking about their care and kindness."

"When a son or daughter become ill, parents are worried and afraid to the point that they may even grow ill themselves. They remain by the child's side providing constant care, and only when the child gets well are the parents happy once again. In this way, they care for and raise their children with the sustained hope that their offspring will soon grow to be mature adults."

"How sad that all too often the children are unfilial in return! In speaking with relatives whom they should honour, the children display no compliance. When they ought to be polite, they have no manners. They glare at those whom they should venerate, and insult their uncles and aunts. They scold their siblings and destroy any family feeling that might have existed among them. Children like that have no respect of sense of propriety."

"Children may be well taught, but if they are unfilial, they will not heed the instructions or obey the rules. Rarely will they rely upon the guidance of their parents. They are contrary and rebellious when interacting with their brothers. They come and go from home without ever reporting to their parents. Their speech and actions are very arrogant and they act on impulse without consulting others. Such children ignore the admonishments and punishments set down by their parents and pay no regard to their uncles' warnings. Yet, at the same time, they are immature and always need to be looked after and protected by their elders."

"As such children grow up, they become more and more obstinate and uncontrollable. They are entirely ungrateful and totally contrary. They are defiant and hateful, rejecting both family and friends. They befriend evil people and under influence, soon adopt the same kinds of bad habits. They come to take what is false to be true."

"Such children may be enticed by others to leave their families and run away to live in others towns, thus denouncing their parents and rejecting their native town. They may become businessmen or civil servants who languish in comfort and luxury. They may marry in haste, and that new bond provides yet another obstruction which prevents them from returning home for long periods of time."

"Or, in going to live in other towns, these children may be incautious and find themselves plotted against or accused of doing evil. They may be unfairly locked up in prison or they may meet with illness and become enmeshed in disasters and hardships, subject to the terrible pain of poverty, starvation, and emaciation. Yet no one there will care for them. Being scorned and disliked by others, they will be abandoned on the street. In such circumstances, their lives may come to an end. No one bothers to try to save them. Their bodies swell up, rot, decay, and are exposed to the sun and blown away by the wind. The bones entirely disintegrate and scatter as these children come to their final rest in the dirt of some other town. These children will never again have a happy reunion with their relatives and kin. Nor will they ever know how their ageing parents mourn for and worry about them. The parents may grow blind from weeping or become sick from extreme grief and despair. Constantly dwelling on the memory of their children, they may pass away, but even when they become ghosts, their souls still cling to this attachment and are unable to get it go."

"Others of these unfilial children may not aspire to learning, but instead become interested in strange and bizarre doctrines. Such children may be villainous, coarse and stubborn, delighting in practices that are utterly devoid of benefit. They may become involved in fights and thefts, setting themselves at odds with the town by drinking and gambling. As if debauchery were not enough, they drag their brothers into it as well, to the further distress of their parents."

"If such children do live at home, they leave early in the morning and do not return until late at night. Never do they ask about the welfare of their parents or make sure that they don't suffer from heat or cold. They do not inquire after their parents' well being in the morning or the evening, nor even on the first and fifteenth of the lunar month. In fact, it never occurs to these unfilial children to ever ask whether their parents have slept comfortably or rested peacefully. Such children are simply not concerned in the least about their parents' well being. When the parents of such children grow old and their appearance becomes more and more withered and emaciated, they are made to feel ashamed to be seen in public and are subjected to abuse and oppression."

"Such unfilial children may end up with a father who is a widower or a mother who is a widow. The solitary parents are left alone in empty houses, feeling like guests in their own homes. They may endure cold and hunger, but no one takes heed of their plight. They may weep incessantly from morning to night, sighing and lamenting. It is only right that children should provide for ageing parents with food and drink of delicious flavours, but irresponsible children are sure to overlook their duties. If they ever do attempt to help their parents in any way, they feel embarrassed and are afraid people will laugh at them. Yet, such offspring may lavish wealth and food on their own wives and children, disregarding the toil and weariness involved in doing so. Other unfilial offspring may be so intimidated by their wives that they go along with all of their wishes. But when appealed to by their parents and elders, they ignore them and are totally unfazed by their pleas."

"It may be the case that daughters were quite filial to their parents before their own marriages, but they may become progressively rebellious after they marry. This situation may be so extreme that if their parents show even the slightest signs of displeasure, the daughters become hateful and vengeful toward them. Yet they bear their husband's scolding and beatings with sweet tempers, even though their spouses are outsiders with other surnames and family ties. The emotional bonds between such couples are deeply entangled, and yet these daughters hold their parents at a distance. They may follow their husbands and move to other towns, leaving their parents behind entirely. They do not long for them and simply cut off all communication with them. When the parents continue to hear no word from their daughters, they feel incessant anxiety. They become so fraught with sorrow that it is as if they were suspended upside down. Their every thought is of seeing their children, just as one who is thirsty longs for something to drink. Their kind thoughts for their offspring never cease."

"The virtue of one's parents' kindness is boundless and limitless. If one has made the mistake of being unfilial, how difficult it is to repay that kindness!"

At that time, upon hearing the Buddha speak about the depth of one's parents kindness, everyone in the Great Assembly threw themselves on the ground and began beating their breasts and striking themselves until their hair pores flowed with blood. Some fell unconscious to the ground, while others stamped their feet in grief. It was a long time before they could control themselves. With loud voices they lamented, "Such suffering! What suffering! How painful! How painful! We are all offenders. We are criminals who have never awakened, like those who travel in a dark night. We have just now understood our offenses and our very insides are torn to bits. We only hope that the World Honoured One will pity and save us. Please tell us how we can repay the deep kindness of our parents!"

At the time the Tathagata used eight kinds of profoundly deep and pure sounds to speak to the assembly. "All of you should know this. I will now explain for you the various aspects of this matter."

"If there were a person who carries his father on his left shoulder and his mother on his right shoulder until his bones were ground to powder by their weight as they bore through to the marrow, and if that person were to circumambulate Mount Sumeru for a hundred thousand kalpas until the blood that flowed out covered his ankles, that person would still not have repaid the deep kindness of his parents."

"If there were a person who, during the period of a kalpa fraught with famine and starvation, sliced the flesh off his own body to feed his parents and did this as many times as there are dust motes as he passed through hundreds of thousand of kalpas, that person still would not have repaid the deep kindness of his parents."

"If there were a person who, for the sake of this parents, took a sharp knife and cut his eyes and made an offering of them to the Tathagatas, and continued to do that for hundreds of thousands of kalpas, that person still would not have repaid the deep kindness of his parents."

"If there a person who, for the sake of this father and mother, used a sharp knife to cut out his heart and liver so that the blood flowed and covered the ground and if he continued in this way to do this for hundreds of thousands of kalpas, never once complaining about the pain, that person still would not have repaid the deep kindness of his parents."

"If there were a person who, for the sake of his parents, took a hundred thousand swords and stabbed his body with them all at once such that they entered one side and came out the other, and if he continued in this way to do this for hundreds of thousands of kalpas, that person still would not have repaid the deep kindness of his parents."

"If there were a person who, for the sake of his parents, beat his bones down to the marrow and continued in this way to do this way to do this for hundreds of thousands of kalpas, that person still would not have repaid the deep kindness of his parents."

"If there were a person who, for the sake of this parents, swallowed molten iron pellets and continued in this way to do this for hundreds of thousands of kalpas, that person still would not have repaid the deep kindness of his parents."

At that time, upon hearing the Buddha speak about the kindness and virtue of parents, everyone in the Great Assembly wept silent tears and felt searing pain in their hearts. They reflected deeply, simultaneously brought forth shame and said to the Buddha, "World Honoured One, how can we repay the deep kindness of our parents?"

The Buddha replied, "Disciples of the Buddha, if you wish to repay your parents' kindness, write out this Sutra on their behalf. Recite this Sutra on their behalf. Repent of transgressions and offenses on their behalf. For the sake of your parents, make offerings to the Triple Gem. For the sake of your parents, hold the precept of pure eating. For the sake of your parents, practise giving and cultivate blessings. If you are able to do these things, you are being a filial child. If you do not do these things, you are a person destined for the hells."

The Buddha told Ananda, "If a person is not filial, when his life ends and his body decays, he will fall into, the great Avici Hell. This great hell is eighty thousand yojanas in circumference and is surrounded on all four sides by iron walls. Above, it is covered over by nets, and the ground is also made of iron. A mass of fire burns fiercely, while thunder roars and bright bolts of lightning set things afire. Molten brass and iron fluids are poured over the offenders' bodies. Brass dogs and iron snakes constantly spew out fire and smoke which burns the offenders and broils their flesh and fat to a pulp."

"Oh, such suffering! Difficult to take, difficult to bear! There are poles, hooks, spears, and lances, iron halberds and iron chains, iron hammers and iron awls. Wheels of iron knives rain down from the air. The offender is chopped, hacked, or stabbed, and undergoes these cruel punishments for kalpas without respite. Then they enter the remaining hells, where their heads are capped with fiery basins, while iron wheels roll over their bodies, passing both horizontally and vertically until their guts are ripped open and their bones and flesh are squashed to a pulp. Within a single day, they experience myriad births and myriad deaths. Such sufferings are a result of committing the five rebellious acts and of being unfilial when one was alive."

At that time, upon hearing the Buddha speak about the virtue of parents' kindness, everyone in the Great Assembly wept sorrowfully and addressed the Tathagata, "On this day, how can we repay the deep kindness of our parents?"

The Buddha said, "Disciples of the Buddha, if you wish to repay their kindness, then for the sake of your parents, print this Sutra. This is truly repaying their kindness. If one can print one copy, then one will get to see one Buddha. If one can print ten copies, then one will get to see ten Buddhas. If one can print one hundred copies, then one will get to see one hundred Buddhas. If one can print one thousand copies, then one will get to see one thousand Buddhas. If one can print ten thousand copies, then one will get to see ten thousand Buddhas. This is the power derived when good people print Sutras. All Buddhas will forever protect such people with their kindness and their parents can be reborn in the heavens to enjoy all kinds of happiness, leaving behind the sufferings of the hells."

At that time, Ananda and the rest of the Great Assembly the asuras, garudas, kinnaras, mahoragas, people, non-people, and others, as well as the gods, dragons, yakshas, gandarvas, wheel-turning sage kings, and all the lesser kings, felt all the hairs on their bodies stand on their ends when they heard what the Buddha had said. They wept grievously and were unable to stop themselves. Each one of them made a vow saying, "All of us, from now until the exhaustion of the bounds of the future, would rather that our bodies be pulverised into small particles of dust for a hundred thousand kalpas, than to ever go against the Tathagata's sagely teachings. We would rather that our tongues be plucked out, so that they would extend for a full yojana, and that for a hundred thousand kalpas an iron plough run over them; we would rather have a hundred thousand bladed wheel roll freely over bodies, than to ever go against the Tathagata's sagely teachings. We would rather that our bodies be ensnared in an iron net for a hundred thousand kalpas, than to ever go against the Tathagata's sagely teachings. We would rather that for a hundred thousand kalpas our bodies be chopped, hacked, mutilated, and chiseled into ten million pieces, so that our skin, flesh, joints, and bones would be completely disintegrated, than to ever go against the Tathagata's sagely teachings."

At that time, Ananda, with a dignity and a sense of peace, rose from his seat and asked the Buddha, "World Honoured One, what name shall this Sutra have when we accord with it and uphold it?"

The Buddha told Ananda, "This Sutra is called THE SUTRA ABOUT THE DEEP KINDNESS OF PARENTS AND THE DIFFICULTY OF REPAYING IT. Use this name when you accord with it and uphold it."

At that time, the Great Assembly, the gods, humans, asuras, and the others, hearing what the Buddha has said, were completely delighted. They believed the Buddha's teaching, received it, and offered up their conduct in accord with it. Then they bowed respectfully to the Buddha, before withdrawing.

(Source: http://www.buddhanet.net/e-learning/filial-sutra.htm)





Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Một 2023(Xem: 714)
27 Tháng Chín 2022(Xem: 82765)
Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.
16 Tháng Chín 2020(Xem: 5212)
20 Tháng Tám 2018(Xem: 7044)