- Lời Nói Đầu Của Dịch Gỉa
- 01. Pháp Hội Tam Tụ Luật Nghi
- 02. Pháp Hội Vô Biên Trang Nghiêm
- 03. Pháp Hội Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ
- 04. Pháp Hội Tịnh Cư Thiên Tử
- 05. Pháp Hội Vô Lượng Thọ Như Lai
- 06. Pháp Hội Bất Động Như Lai
- 07. Pháp Hội Mặc Giáp Trang Nghiêm
- 08. Pháp Hội Pháp Giới Thể Tánh Vô Phân Biệt
- 09. Pháp Hội Đại Thừa Thập Pháp
- 10. Pháp Hội Văn Thù Sư Lợi Phổ Môn
- 11. Pháp Hội Xuất Hiện Quang Minh
- 12. Pháp Hội Bồ Tát Tạng
- 12.01. Phẩm Khai Hoá Trưởng Giả Thứ Nhất
- 12.02. Phảm Kim Tỳ La Thiên Thọ Ký Thứ Hai
- 12.03. Phẩm Thí Nghiệm Bồ Tát Thứ Ba
- 12.04. Phẩm Như Lai Bất Tư Nghì Tánh Thứ Tư
- 12.05. Phẩm Tứ Vô Lượng Thứ Năm
- 12.06. Phẩm Đàn Na Ba La Mật Đa Thứ Sáu
- 12.07. Phẩm Thi La Ba La Mật Thứ Bẩy
- 12.08. Phẩm Sằn Đề Ba La Mật Thứ Tám
- 12.09. Phẩm Tỳ Lê Gia Ba La Mật Thứ Chín
- 12.10. Phẩm Tĩnh Lự Ba La Mật Thứ Mười
- 12.11. Phẩm Bát Nhã Ba La Mật Thứ Mười Một
- 12.12. Phẩm Đại Tự Tại Thiên Thọ Ký Thứ Mười Hai
- 13. Pháp Hội Phật Thuyết Nhơn Xử Thái
- 14. Pháp Hội Phật Thuyết Nhập Thai Tạng
- 15. Pháp Hội Văn Thù Sư Lợi Thọ Ký
- 16. Pháp Hội Bồ Tát Kiến Thiệt
- 16.01. Phẩm Tự
- 16.02. Phẩm Tịnh Phạn Vương Đến Phật
- 16.03. Phẩm A Tu La Vương Thọ Ký
- 16-04 Phẩm Bổn Sự
- 16-05 Phẩm Ca Lâu La Vương Thọ Ký
- 16-06 Phẩm Long Nữ Thọ Ký
- 16-07 Phẩm Long Vương Thọ Ký
- 16-08 Phẩm Cưu Bàn Trà Thọ Ký
- 16-09 Phẩm Càn Thát Bà Thọ Ký
- 16-10 Phẩm Dạ Xoa Thọ Ký
- 16-11 Phẩm Khẩn Na La Vương Thọ Ký
- 16-12 Phẩm Hư Không Hành Thiên Thọ Ký
- 16-13 Phẩm Tứ Thiên Vương Thọ Ký
- 16-14 Phẩm Tam Thập Tam Thiên Thọ Ký
- 16-15 Phẩm Dạ Ma Thiên Thọ Ký
- 16-16 Phẩm Đâu Xuất Đà Thiên Thọ Ký
- 16-17 Phẩm Hoá Lạc Thiên Thọ Ký
- 16-18 Phẩm Tha Hoá Tự Tại Thiên Thọ Ký
- 16-19 Phẩm Chư Phạm Thiên Thọ Ký
- 16-20 Phẩm Quang Âm Thiên Thọ Ký
- 16-21 Phẩm Biến Tịnh Thiên Thọ Ký
- 16-22 Phẩm Quảng Quả Thiên Thọ Ký
- 16-23 Phẩm Tịnh Cư Thiên Tử Tán Kệ
- 16-24 Phẩm Giá La Ca Ba Lợi Bà La Xà Ca Ngoại Đạo
- 16-25 Phẩm Lục Giới Sai Biệt
- 16-26 Phẩm Tứ Chuyển Luân Vương
- 17. Pháp Hội Phú Lâu Na
- 18. Pháp Hội Hộ Quốc Bồ Tát
- 19. Pháp Hội Úc Già Trưởng Lão
- 20. Pháp Hội Vô Tận Phục Tạng
- 21. Pháp Hội Thọ Ký Ảo Sư Bạt Đà La
- 22. Pháp Hội Đại Thần Biến
- 23. Pháp Hội Ma Ha Ca Diếp
- 24. Pháp Hội Ưu Ba Ly
- 25. Pháp Hội Phát Thắng Chí Nguyện
- 26-pháp Hội Thiện Tý Bồ Tát
- 27-pháp Hội Thiện Thuận Bồ Tát
- 28-pháp Hội Dũng Mãnh Thọ Trưởng Gỉa
- 29-pháp Hội Ưu Đà Diên Vương
- 30-pháp Hội Diệu Huệ Đồng Nữ
- 31-pháp Hội Hằng Hà Thượng Ưu Bà Di
- 32-pháp Hội Vô Uý Đức Bồ Tát
- 33-pháp Hội Vô Cấu Thí Bồ Tát Ứng Biện
- 34-pháp Hội Công Đức Bửu Hoa Phu Bồ Tát
- 35-pháp Hội Thiện Đức Thiên Tử
- 36-pháp Hội Thiện Trụ Ý Thiên Tử
- 36-01-phẩm Duyên Khởi
- 36-02-phẩm Khai Thiệt Nghĩa
- 36-03-phẩm Văn Thù Thần Biến
- 36-04-phẩm Phá Ma
- 36-05-phẩm Bồ Tát Thân Hành
- 36-06-phẩm Bồ Tát Tướng
- 36-07-phẩm Nhị Thừa Tướng
- 36-08-phẩm Phàm Phu Tướng
- 36-09-phẩm Thần Thông Chứng Thuyết
- 36-10-phẩm Xưng Tán Phó Pháp
- 37-pháp Hội A Xà Thế Vương Tử
- 38-pháp Hội Đại Thừa Phương Tiện
- 39-pháp Hội Hiền Hộ Trưởng Gỉa
- 40-pháp Hội Tịnh Tín Đồng Nữ
- 41. Pháp Hội Di Lặc Bồ Tát Vấn Bát Pháp
- 42. Pháp Hội Di Lặc Bồ Tát Vấn Sở Vấn
- 43. Pháp Hội Phổ Minh Bồ Tát
- 44. Pháp Hội Bửu Lương Tụ:
- 44.01 Phẩm Sa Môn Thứ Nhất
- 44.02 Phẩm Tỳ Kheo Thứ Hai
- 44.03 Phẩm Chiên Đà La Sa Môn Thứ Ba
- 44.04 Phẩm Doanh Sự Tỳ Kheo Thứ Tư
- 44.05 Phẩm A Lan Nhã Tỳ Kheo Thứ Năm
- 44.06 Phẩm Tỳ Kheo Khất Thực Thứ Sáu
- 44.07 Phẩm Phất Tảo y Tỳ Kheo Thứ Bảy
- 45. Pháp Hội Vô Tận Huệ Bồ Tát
- 46. Pháp Hội Văn Thù Thuyết Bát Nhã
- 47. Pháp Hội Bửu Kế Bồ Tát
- 48. Pháp Hội Thắng Man Phu Nhân
- 49. Pháp Hội Quảng Bác Tiên Nhân
- 50. Pháp Hội Nhập Phật Cảnh Giới Trí Quang Minh Trang Nghiêm
- 51. Pháp Hội Tự Tại Vương Bồ Tát
- 52. Pháp Hội Bửu Nữ
- 53. Pháp Hội Bất Thuần Bồ Tát
- 54. Pháp Hội Hải Huệ Bồ Tát
- 55. Pháp Hội Hư Không Tạng Bồ Tát
- 56. Pháp Hội Vô Ngôn Bồ Tát
- 57. Pháp Hội Bất Khả Thuyết Bồ Tát
- 58. Pháp Hội Bửu Tràng
- 59. Pháp Hội Hư Không Mục
- 60. Pháp Hội Nhựt Mật Bồ Tát
- 61. Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
- 62. Pháp Hội Quán Vô Lượng Thọ Phật
- Lời Ghi Nhận Sau Kinh Của Người Dịch
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999
XVI
PHÁP HỘI
BỒ TÁT KIẾN THIỆT
THỨ MƯỜI SÁU
Hán Dịch: Cao Tế, Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Phẩm Quảng Quả Thiên Thọ Ký
Thứ Hai Mươi Hai
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999
XVI
PHÁP HỘI
BỒ TÁT KIẾN THIỆT
THỨ MƯỜI SÁU
Hán Dịch: Cao Tế, Pháp Sư Nan Liên Đề Gia Xá
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Phẩm Quảng Quả Thiên Thọ Ký
Thứ Hai Mươi Hai
Bấy giờ có tám ức chúng trời Quảng Quả thấy A Tu La nhẫn đến trời Biến Tịnh cúng dường Phật được thọ ký, họ đều vừa lòng vui mừng hớn hở nhập mỗi mỗi pháp môn, từ mỗi mỗi pháp môn được vô lượng môn, nơi tất cả pháp môn được vô lượng biện tài, bất đoạn biện tài, tương ưng biện tài , giải thoát biện tài, vô trước biện tài, vô ngại biện tài, vi tế biện tài, thậm thâm biện tài, chủng chủng biện tài, mỹ diệu biện tài, tương tục biện tài. Ở nơi các biện tài thảy đều biết rồi, chúng trời Quảng Quả ấy đối với Như Lai, kính tin tôn trọng mà bạch rằng : “Bạch đức Thế Tôn! Có đà la ni tên Vô Lượng Môn. Nếu có Bồ Tát tu tâp đà la ni vô lượng môn ấy, thì được các biện tài bất đoạn V.V…ấy, ở trong tất cả cảnh giới tâm chẳng mê hoặc. Các cảnh giới ấy không có một pháp nào chẳng phải đà la ni. Lúc đại Bồ Tát được đà la ni ấy, ở trong các pháp đều được đà la ni trí biện tài vô ngại. Lúc đại Bồ Tát an trụ đá la ni vô lượng pháp môn ấy thì nhập nơi ngũ ấm, nhập nơi thập nhị xứ, nhập nơi thập bát giới, nhập nơi các căn, nhập nơi tứ đế , thập nhị nhơn duyên, nhập nơi chúng sanh, nhập nơi phi chúng sanh , nhập nơi hữu, nhập nơi phi hữu, nhập nơi thủ tưởng, nhập nơi phi thủ tưởng, nhập nơi y nơi phi y,nhập nơi không nhập nơi ngã, nhập nơi tướng nơi phi tướng, nhập nơi nguyện nơi phi nguyện, nhập nơi hữu vi nơi vô vi, tất cả xứ như vậy được bất hoại biện tài.
Đại Bồ Tát ấy nhập trong ngũ ấm được đà la ni. Nghĩa là sắc ấm ấy tức chẳng phải thành tựu, tại sao, vì không có chút sắc pháp được thành tựu, tại sao, vì địa giới tánh chẳng phải thành tựu, thủy giới hỏa giới và phong giới tánh đều chẳng phải thành tựu, tại sa, vì địa giới tánh ly vậy, nếu pháp không có thể tánh thì gọi là chẳng phải thành tựu, thủy hỏa và phong giới tánh tự ly, vì không thể tánh nên chẳng phải thành tựu. Sắc chẳng phải thành tựu như vậy, do vì chẳng phải thành tựu nên chẳng thể nói là quá khứ hiện tại và vị lai, tại sao, vì sắc chẳng phải pháp có nên là bất khả đắc. Nếu sắc đã bất sanh tức laé bất diệt, do vì bất sanh diệt nên tức là bất khả thuyét, lại còn có thuyết như vầy, những sắc quá khứ, sắc hiện tại, sắc vị lai, các sắc ấy hòa hiệp gọi là sắc ấm, sắc ấy thể tánh cũng bất khả đắc, nào có quá khứ hiện tại vị lai, thế nên sắc ấm chẳng phải là khả thuyết, thọ tưởng hành và thức cũng như vậy. Vì vậy nhập nơi ấm tức là nhập nơi đà la ni. Do vì nhập đà la ni nên ấm bất khả đắc, vì ấm bất khả đắc nên đà la ni cũng bất khả đắc, do đó mà nhập đà la ni bất khả đắc, chỉ có rieng danh, riêng dụng, riêng giả, chỉ là thế tục, chỉ là ngôn thuyết, chỉ là thi thiết, chẳng phải ấm chẳng sắc, chẳng phải nhập nơi sắc, cũng chẳng đà la ni thể tánh khả đắc. Tại sao ?
Nghiã là ấm v.v…chă »ng phải là tác pháp, vì chẳng phải tải tác pháp nên không có tích tụ. Do vì tích tụ nên giả gọi là ấm, như thế gian nhiều vật liệu tích tụ lại giả gọi là thành là nhà v.v…Các sắc ấy tánh bất khả đắc, không có tích tụ, vì không tích tụ nên là không sắc , cũng hông sắc ấm. Thọ tưởng hành và thức cũng như vậy, tánh bất khả đắc không có tích tụ, vì không tích tụ nên không thọ tưởng hành thức, cũng không thọ tưởng hành thức ấm. Nhập nơi các ấm ấy phải biết như các ấm.
Nhập nơi nhãn rồi là ai nhập, nghĩa là khổ nhập. Gì là nhãn ? Đó là thanh tịnh tứ đại tạo nên sắc gọi đó là nhãn. Những gì là tư đại ? Đó là thanh ti(nh địa giới, thủy giới, hỏa giới và phong giới, địa giới ấy tánh tự ly, đã là tánh tự ly thì là pháp thể bất khả đắc, nó là chẳng phải thành tựu. Như vậy thủy hỏa và phong giới tánh đều tự ly, vì pháp thể bất khả đắc nên nó chẳng phải thành tựu. Nhãn nhập chẳng phải thành tựu như vậy nên chẳng thể nói là quá khứ hiện tại vị lai. Tại sao ?Vì nhãn nhập chẳng phải là vật. Vì chẳng phải là vật nên chẳng sanh chẳng diệt. Nếu chẳng sanh chẳng diệt tức là bất khả thuyết. Như vậy nhãn chẳng sanh diệt, nhập cũng chẳng sanh diệt, vì chẳng sanh diệt nên cũng bất khả thuyết. Phải hiểu biết như vầy : Chỉ là riêng danh, riêng dụng, riêng giả, chỉ là thế tục, chỉ là ngôn thuyết. Danh ấy và danh thể cũng tư( tánh ly. Tại sao ? Vì không có một pháp gọi là nhãn, gọi là nhập, gọi là khổ. Vì danh bất khả đắc nên nhãn nhập cũng bất khả đắc.
Vì nhãn bất khả đắc nên tức là đà la ni nhập. Đà la ni nhập nầy cũng bất khả đắc, tại sao, vì tánh tự ly vậy, chỉ là danh dụng giả, chỉ là thế tục, ngôn thuyết thi thiết. Vì thế nên do nhãn nhập mà được đà la ni. Được đà la ni rồi thì được biện tài.
Nên biết nhĩ tỉ thiệt thân ý sắc thanh hương vị xúc pháp cũng đều như vậy.Nhập nơi giới ấy được đà la ni nhãn, nhãn thể bất khả đắc, giới thể bất khả đắc. Tại sao ? Vì nhã ly nhãn tánhvậy, vì giới ly giới tánh vậy. Bởi pháp thể bất khả đắc nên nó chẳng phải vật nên chẳng phải thành tựu. Chẳng thành tựu thì là chẳng sanh chẳng diệt. Vì chẳng sanh diệt nên nó chẳng phải quá khứ hiện tại vị lai, chỉ là dan h dụng giả, chỉ là thế tục ngôn thuyết thi thiết. Danh ấy ly danh tự tánh, nhẫn đến thi thiết ly thi thiết tự tánh. Nếu pháp không tự tánh bất khả đắc tức là chẳng phải vật. Đã chẳng phải vật thì chẳng phải thành tựu. Đã chẳng phải thành tựu thì chẳng sanh chẳng diệt. Bởi bất sanh diệt nên chẳng phải quá khứ hiện tại vị lai. Nếu chẳng nhiếp ở danh ấy tức chẳng phải tướng cũng chẳng phải tưởng, chẳng phải dụng, chẳng phải giả, chẳng phải hữu vi, chẳng phải khả thuyết, chẳng phải lai chẳng phải khứ, chẳng phải được nói cho người, chẳng phải được hiển thị, chẳng phải được biết, chẳng phải được rõ, chẳng phải đen, chẳng phải trắng, chằng phải nhà cửa. Vì ly nhà cửa vậy, vì chẳng phải đến, chẳng phải được đến vậy, vì chẳng phải được, chẳng phải bị được vậy, vì chẳng phải chứng, chẳng phải được chứng vậy, chẳng phải phàm phu cũng chẳng phải phàm phu địa, chẳng phải Thanh Văn cũng chẳng phải Thanh văn địa, chẳng phải Duyên Giác cũng chẳng phải duyên Giác địa, chẳng phải Bồ Tát cũng chẳng phải Bồ Tát địa, chẳng phải Phật cũng chẳng phải Phật địa, chẳng phải địa cũng chẳng phải phi địa, đây tức là chơn như, chẳng dị như, chẳng phải phi như, tịch diệt vô tướng, chỉ riêng dụng riêng giả. Nói rằng Như Lai chỉ riêng vì thế tục nên nói danh Như Lai, chẳng phải đệ nhứt nghĩa mà có Như Lai vậy. Tại sao ? Vì pháp ấy bất khả đắc nên không có Như Lai ở nơi giới ấy mà nhập. Phải nên nhập nhãn nhĩ tỉ thiệt thân ý giới pháp giới ý thức giới như vậy. Tất cả giới khác cũng phải biết như vậy.
Phải nên rộng nhập pháp giới như vậy.
Bạch Thế Tôn !Pháp giới ấy, lúc nói rằng ấm mà chẳng hư hoại bổn tánh của pháp giới ấy, lúc nói nhập lúc nói giới, lúc nói tứ đế, lúc nói thập nhị nhơn duyên, cũng đều chẳng hoạibổn tánh thể của pháp giới ấy.
Pháp giới tùy theo chỗ được nói tất cả các pháp kiến lập danh tự, đèu chẳng hoại thể tánh của pháp giới ấy.
Bạch đức Thế Tôn ! Thi như địa tùy theo chỗ nó ở mà làm danh tự sai khác, nhưng chẳng hư hoại bổn tánh của địa giới ấy. Cũng vậy, pháp giới tùy theo chỗ nó ở làm danh tự sai khác mà chẳng hoại bổn tánh pháp giới. Thi như tủy hỏa phong giới cũng vậy.
Bạch đức Thế Tôn ! Thí như hư không tùy theo chỗ nó ở có tác dụng sai khác mà chẳng hoại thể tánh hư không. Cũng vậy, pháp giới tùy theo chỗ nó ở có tác dụng danh tự sai biệt mà chẳng hoại thể tánh pháp giới.
Bạch đức Thế Tôn ! Lúc nhập các căn tức là nhập pháp giới? Nói các căn lá nhãn căn nhĩ căn tỷ căn thiệt căn than căn và ý căn, cùng nam nữ căn mạng căn, lạc căn khổ căn hỉ căn ưu căn xả căn, tín căn tinh tấn căn niệm căn định căn huệ căn, vị tri dục tri căn, tri căn tri dĩ căn.
Nhãn ấy, nhãn thể bất khả đắc. Căn ấy, căn thể bất khả đắc. Tại sao ?Vì nhãn ấy ly nhãn tự tánh vậy. Đã ly tự tánh thì không pháp thể. Bởi pháp không thể tánh thì nó chẳng phải vật. Bởi chẳng phải vật nên chẳng phải thành tựu. Bởi chẳng thành tựu nên nó chẳng sanh. Bởi chẳng sanh nên chẳng diệt. Bởi chẳng sanh diệt nên chẳng thể nói nó là quá khứ hiện tại vị lai. Nếu ở trong tam thế chẳng sanh diệt thì nó chẳng phải nhãn cũng chẳng phải nhãn căn thì làm sao có dụng, phải biết như vậy.
Bạch đức Thế Tôn !Thí như không quyền hư dối không có vật chỉ có danh tự chỉ có ngôn thuyết. Ở trong địa nhứt nghĩa không quyền cũng không có. Nhãn và nhãn căn ấy dường như không quyền hư vọng chẳng phải thiệt mà hiện tướng hư giả dối gạt phàm phu, chỉ có danh tự thi thiết ngôn thuyết, ở trong đệ nhứt nghĩa nhãn và nhãn căn đều bất khả đắc.
Bạch đức Thế Tôn ! Vì như vậy nên ngườo được Nhứt thiết trí rồi vì độ chúng sanh mà nói tên là căn. Các căn ấy, ở đệ nhứt nghĩa vì tự tánh ly nên căn thể đều không. Vì pháp ấythể kho-ng nên dụng cũng hư vọng chẳng có chẳng thiệt dối gạt phàm phu. Vì ly tự tánh nên chẳng sanh diệt. Vì chẳng sanh diệt nên chẳng được nói nó là quá khứ hiện tại vị lai. Nếu ở trong tam thế không có thié nó không có danh không có tướng, chẳng phải được nói, chẳng phải được vì người khác nói, chẳng phải sanh chẳng phải bị sanh, chẳng phải đã biết sẽ biết, chẳng phải đã nghe sẽ ngh, chẳng phải biết chẳng phải biết chẳng phải bị biết, chẳng phải đã chứng sẽ chứng, chẳng phải đã được sẽ được, chẳng phải đã thấy sẽ thấy, chẳng phải đã đến sẽ đến, tại sao , vì nó chẳng phải có vậy.
Bạch đức Thế Tôn ! Thí như có người chiêm bao được vui mừng cười nói mớ đi chơi, người ấy sau khi thức dậy ghi nhớ sự vui chơi trong mộng mà tìm chẳng thấy chẳng được. Người ấy đương lúc chiêm bao sự vui chơi ấy còn chẳng có thiệt huống là lúc thức dậy, không bao giờ cảnh mộng ấy lại hoặc thấy hoặc được.
Bạch đức Thế Tôn ! Các căn như vậy giống cảnh vui chơi trong mộng thiệt bất khả đắc. Vì thế nên tất cả các pháp thể tánh đều bất khả đắc. Vì là bất khả đắc nên chẳng thể nói là quá khứ hiện tại vị lai. Nếu ở nơi tam thế thế bất khả đắc thì nó chẳng thể nói được. Với tất cả các căn phải biết như vậy.
Bạch đức Thế Tôn nhập pháp giới là nhập tất cả pháp, nhập tất cả pháp là nhập pháp giới.
Bạch đức Thế Tôn !Nhập pháp tứ đế là nhập pháp giới. NHững gì là tứ đế ? Đó là khổ tập diệt đạo.
Đức Thế Tôn cũng nói tất cả các pháp thảy đều là không, chẳng phải chúng sanh , chẳng phải mạng, chẳng phải nhơn, chẳng phải tưởng, chẳng phải tướng. Chúng tôi ở nơi pháp ấy chăẳng có nghi lự.
Bạch đức Thế Tôn ! Vì không chúng sanh nên cũng không có khổ. Tại sao ? Vì chúng sanh không nên khổ đế cũng không. Tại sao ?Vì không có nhơn như vậy nên không có quả như vậy. Vì không có tập nên diệt đế cũng không. Tại sao ? Vì không có đạo mà chẳng đoạn tập vậy. Bạch đức Thế Tôn ! Đạo quả ấy là diệt đế. Phiền não tập kia bất khả đắc nên đoạn phiền não diệt cũng bất khả đắc. Do diệt bất khả đắc nên đạo cũng bất khả đắc. Không khi nào có đạo như vậy mà không có quả của nó. Bốn thánh đế ấy chỉ là phân biệt hư vông chẳng phải có. Bởi chẳng phải có nên chẳng thể nói được là quá khứ hiện tại vị lai.Nếu ở trong tam thế bất khả đắc thì nó chẳng phải sanh chẳng phải diệt, chẳng phải tướng chẳng phải tưởng, chẳng phải sắp bày chẳng phải bị sắp bày, chẳng phải nêu chỉ chẳng phải bị nêu chỉ, chẳng phải hiển hiện chẳng phải bị hiển hiện, chẳng phải ngũ ngôn chẳng phải bị ngũ ngôn, chẳng phải ngôn từ chẳng phải bị ngôn từ; chẳng no&i chẳng phải bị nói; chẳng phải thấy chẳng phải bị thấy, chẳng phải biết chă”ng phải bị biết, chẳng phải rõ chẵng phải bị rõ, chẳng phải lường chẳng phải bị lường, chẳng phải thấu chẳng bị thấu, chẳng phải đến chẳng phải bị đến, chẳng phải được chẳng phải bị được, chẳng phải nghe chẳng phải bị nghe, chẳng phải thấy chẳng phải bị thấy, chẳng phải đối chẳng phải bị đối, chẳng phải chứng chẳng phải bị chứng, chẳng phải trắng chẳng phải đen, chẳng phải sáng chẳng phải tối, chẳng phải đến chẳng phải đi, chẳng phải cạn chẳng phải sâu, chảng phải trong chẳng phải đục, chẳng phải sợ chẳng phải an.chẳng phải trói chẳng phải mở, chẳng phải ghét chẳng phải thương, chẳng phải phiền não chẳng phải thanh tịnh, chẳng phải trí chẳng phải chẳng trí, chẳng phải đường sá chẳng phải chẳng đường sá, chẳng phải hoại chẳng phải chẳng hoại, chẳng phải nhiếp thọ chẳng phải chẳng nhiếp thọ, chẳng phải sanh tử chẳng phải chẳng sanh tử, chẳng phải được chẳng phải chẳng được, chẳng phải chúng sanh chẳng phải chẳng chúng sanh, chẳng phải thọ mạng chẳng phải chẳng thọ mạng, chẳng phải ngã chẳng phải chẳng ngã, chẳng phải vật chẳng phải chẳng vật, chẳng phải không chẳng phải chẳng không, chẳng phải tướng chẳng phải chẳng tướng,, chẳng phải nguyện chẳng phải chẳng nguyện, chẳng phải y chẳng phải chẳng y, chẳng phải hữu vi chẳng phải vô vi, chẳng phải đoạn chẳng phải thường, chẳng phải tà chẳng phải chánh, chẳng phải thiệt chẳng phải vọng, chẳng phải vọng tưởng chẳng phải chẳng vọng tưởng, chẳng phải xứ chẳng phải chẳng xứ, chẳng phải nhà chẳng phải chẳng nhà, chẳng phải trí chẳng phải chẳng trí, chẳng phải xả chẳng phải tu, chẳng phải sanh tử chẳng phải Niết bàn, chẳng phải giác chẳng phải chẳng giác, chẳng phải cảnh giới phàm phu chẳng phải cảnh giới Thanh Văn chẳng phải cảnh giới duyên giác chẳng phải cảnh giới Bồ Tát chẳng phải cảnh giới Phật, chẳng phải cảnh giới chẳng phải chẳng cảnh giới, chẳng phải tác chẳng phải bất tác. Nhập vào đế như vậy tức lànhập vào pháp giới. Nhập pháp giới rồi thì được đà la ni. Được đà la ni rồi thì được biện tài. Nhập vào mười hai nhơn duyên tức lá nhập vào pháp giới. Vô minh duyên hành hành duyên thức thức duyên danh sắc duyên sắc duyên lục nhập lục nhập duyên xúc xúc duyên thọ thọ duyên ái ái duyên thủ thủ duyên hữu hữu duyên sanh sanh duyên lão tutủ ưu bi khổ não, khối lớn nhiều khổ lớn như vậy. Vô minh diệt thì hành diệt nhẫn đến sanh diệt thì lão tử ưu bi khổ não diệt, khối lớn nhiều khổ diệt.
Bạch đức Thế Tôn ! Vô minh ấy, vô minh thể bất khả đắc, tại sao, vì tánh tự ly. Nếu pháp không có thể tánh thì nó chẳng phải vật. Vì chẳng phải vật nên chẳng phải thành tựuBởi chẳng phải thành tựu nên chẳng phải sanh chẳng phải diệt. Bởi chẳng sanh diệt nên chẳng phải quá khứ hiện tại vị lai. nếu ở trong tam thế bất khả đắc thì kho-ng có danh không có hình không tướng không tưởng cũng chẳng sai biệt. Chỉ là riêng danh riêng giả riêng dụng, chỉ là thế tục chỉ là ngôn thuyết, vì giáo hóa tất cả phàm phu chúng sanh. Vô minh ấy ở trong đệ nhứt nghĩa thiệt bất khả đắc. Bởi bất khả đắc nên chẳng phải dụng sai biệt cũng chẳng thể nói được
Bạch đức Thế Tôn ! Nếu chỉ là chỉ riêng danh nhẫn đến chỉ riêng thi thiết thì nó chẳng phải thiệt chỉ là hư vọng ngôn thuyết phân biệt, giác quán chẳng phải định chỉ lá hí luận. Vô minh ấy nếu không có tự tánh thì làm sao sanh được hành. Vì vô minh đã không nên hành cũng chẳng sanh, bởi chẳng sanh nên nó tức là bất lão bất bịnh bất tử, chẳng lưu chuyển tức là bất sanh. Nếu chẳng sanh thì làm sao có lão tử. Nếu chẳng sanh chẳng tử tức là chư Phật Bồ đề quá khứ hiện tại vị lai chỉ là thế tục danh tự chẳng phải đệ nhứt nghĩa. Nói rằng vô minh đó tức là Bồ đề, các chỉ kia cũng vậy. Nhập mười hai nhơn duyên như vậy phải biết tức là nhập nơi pháp giới.
Bạch đức Thế Tôn ! Như Lai bất sanh tất cả pháp cũng bất sanh , vì thế tất cả pháp tức là Như Lai. Như Lai bất diệt tất cả pháp cũng bất diệt, vì thế nên tất cả pháp tức là Như Lai , Như Lai vô tướng tất cả pháp cũng vô tướng, vì thế nên tất cả pháp tức là Như Lai.
Nói tóm lược, vô tướng bất khả đắc như vậy chẳng phải cấu chẳng phải tịnh, chẳng phải yêu chẳng phải ghét, pháp giới chẳng thể rõ cũng chẳng thể biết.
Bạch đức Thế Tôn ! Chơn như tức là Như Lai, tất cả các pháp tức là chơn như, vì thế nên tất cả pháp tức là Như Lai
Bạch đức Thế Tôn ! Thiệt tế tức là Như Lai, tất cả pháp tức là thiệt tế, vì thế nên tất cả pháp tức là Như Lai.
Bạch đức Thế Tôn ! Tùy trong pháp nào tức là có Như lai, trong pháp ấy tức là có tất cả pháp, vì thế nên tất cả pháp tức là Như Lai.
Bạch đức Thế Tôn ! Nếu có người nói Như Lai được Vô thượng Bồ đề, người ấy là có kiến chấp. Tại sao ? Vì Như Lai bất nhị, Bồ đề cũng bất nhị, bất nhị ấy chẳng có thể giác ngộ bất nhị vậy.
Bạch đức Thế Tôn ! Nếu có người nói Như Lai chuyễn pháp luân vô thượng, người ấy là có kiến chấp. Tại sao ? Vì Như Lai chẳng phải tiến thối vậy.
Bạch đức Thế Tôn ! Nếu lại có người,nói Như Lai độ vô lượng chúng sanh, người ấy là có chấp kiến. Tại sao ? Vì tất cả pháp thiệt không có chúng sanh nên không có ai được diệt độ vậy.
Bạch đức Thế Tôn ! Nếu lại có người nói rằng Như Lai lợi ích vô lượng chúng sanh, người ấy là có kiến chấp. Tại sao ? Vì Như Lai chẳng vì lợi ích hay chẳng lợi ích chúng sanh mà xuất thế vậy.
Bạch đức Thế Tôn ! Nếu lại có chúng sanh ở đời vị lai nói rằng Như Lai xả bỏ thọ mạng, chúng sanh ấy là có chấp kiến. Tại sao ? Vì pháp giới không có nhiếp thọ cũng không có xả bỏ vậy.
Bạch đức Thế Tôn ! Nếu lại có người nói Như Lai nhập vô dư Niết bàn, người ấy là có chấp kiến. Tại sao ? Vì pháp giới không có sanh tử cũng không có Niết bàn vậy.
Bạch đức Thế Tôn ! Nếu lại có người ở nơi pháp của tôi nói mà có thể quyết định biết, người ấy chẳng còn thối chuyễn nơi Vô thượng Bồ đề.
Bạch đức Thế Tôn ! Giả sử pháp giới có biến khác, các thiện nam tử thiện nữ nhơn có thể tin như vậy, tất định sẽ giác ngộ Vô thượng Bồ đề không có biến đổi ».
Tám ức chúng trời Quảng Quả ở nơi Thế Tôn diễn nói pháp của mình được chứng rồi đầu mặt lễ chưn Phật, nhiễu Phật ba vòng đứng qua một phía chắp tay đồng thanh nói kệ tán thán đức Phật :
« Kính lễ Thiện Thệ đấng biết pháp
Đại Đạo Sư na la diên lực
Thắng Mâu Ni thương yêu tất cả
Phương tiện thị hiện nơi chơn thiệt
Đã tự biết rõ tất cả pháp
Như thiệt hiển thị các thế gian
Cúi lạy thân vô lượng công đức
Vô Thượng Sĩ trí huệ tối thắng
Pháp vi diệu chơn thiệt như vậy
Phật nói tương ưng không có khác
Thế Tôn đại Y Vương vô thượng
Khiến chúng sanh pháp nhãn thanh tịnh
Khai diễn tám thứ đường chơn chánh
Vì được đại Bồ đề Vô thượng
Quy kính thân vô lượng công đức
Vô Thượng Sĩ trí huệ tối thắng
Hiễn thị Bồ đề đạo chánh chơn
Quyết định xu hướng đại Niết Bàn
Chứng được Vô thượng thắng Bồ đề
Tịch diệt an ổn rất kiên cố
Độ thoát nhiều ức na do tha
Chúng sanh luân hồi khổ sanh tử
Đãnh lễ thân vô lượng công đức
Vô Thượng Sĩ trí huệ tối thắng
Quan sát ngũ ấm đều không vô
Ấm thể rốt ráo bất khả đắc
Ấm ấy tức thể ly chẳng có
Chỉ gạt những chúng sanh phàm ngu
Thế gian nơi đây bị trói buộc
Như khỉ vượn kia bị dính nhựa
Người trí nơi đây được giải thoát
Du hành không ngại như gió trống
Các giới tức thể tánh tự không
Tất cả người trí nói như vậy
Không ấy cũng không có tự tánh
Cứu cánh cầu nó bất khả đắc
Phàm phu nơi đây đều bị trói
Do vì chẳng biết tánh chơn thiệt
Người trí quán sát được giải thoát
Nơi tam giới kia vô sở trước
Các nhập không thể tự không tịch
Tất cả người trí nói như vậy
Như nắm tay không giả chẳng thiệt
Dối gạt hàng chúng sanh ngu tối
Phàm phu vọng sanh lòng thủ trước
Đều do nơi pháp sanh nghi hoặc
Trụy lạc sanh tử bị tán hoại
Như các nhà buôn chìm biển lớn
Các căn ấy tự nó tự không
Cứu cánh suy tìm bất khả đắc
Ví như trong gương hiện mặt mắt
Tượng ấy không thiệt cứu cánh không
Phàm phu vô trí chấp tượng ấy
Chánh vì chẳng biết pháp chơn thiệt
Dường như bầy chim vào lưới bẫy
Cũng như trong vực cá mắc câu
Chúng sanh không thể lìa tướng sanh
Chơn thiệt tìm cầu bất khả đắc
Ví như trên vách vẽ hình tượng
Cứu cánh không tướng chúng sanh thiệt
Phàm phu vô trí nên thử trước
Đều do chẳng biết nghĩa chơn thiệt
Người trí quan sát được giải thoát
Ví như chim sanh ra khỏi vỏ
Nhơn duyên sanh pháp đều vô thường
Tất cả không tịch lìa phan duyên
Ví như trong mộng hưởng thọ vui
Hư dối gạt gẫm phàm phu mê
Ngu si vô trí bị nó trói
Do chẳng tư lương vọng phân biệt
Người trí quan sát được giải thoát
Như các chim khôn thoát lồng lưới
Như Phật công đức bất tư nghị
Tất cả các pháp cũng như vậy
Các pháp vô tướng như Mâu Ni
Pháp thể tịch diệt như Niết bàn
Các pháp vô y như Như Lai
Nơi tam giới kia chẳng thủ trước
Vì thế tất cả người thành Phật
Đều do được biết nghĩa nầy vậy
Các pháp vô bố như Thế Tôn
Chẳng khởi tưởng thân mình thân người
Các pháp nan tư như Đạo Sư
Chỉ Phật biết được dắt quần sanh
Pháp vô phân biệt như Thiện Thệ
Chẳng phải tâm cảnh của phàm phu
Là diệu cảnh giới của Như Lai
Chỉ Phật Đại Thánh biết rõ được
Nếu có vô trí nói thế này
Phật chứng Vô thượng đại Bồ đề
Nếu lại có người nói như vầy
Thế Tôn đã chuyễn diệu pháp luân
Nếu lại có người nhận định rằng
Thiện Thệ đã độ vô lượng chúng
Họ đều bị kiến chấp trói buộc
Vì họ chẳng biết tánh chơn thiệt
Nếu người bảo Phật nói lời nầy
Sát hại hành ấm và cùng mạng
Hoặc nói Thập Lực nhập Niết bàn
Đã lợi ích vô lượng chúng sanh
Tất cả người ấy đều chấp kiến
Bị trói chặt trong rọ của ma
Chẳng hiểu biết được pháp chơn như
Vì chẳng biết nên chẳng biết Phật
Nếu người khéo biết phải chẳng phải
Họ biết rõ được Đại Đạo Sư
Sẽ được khối vô lượng công đức
Thành Phật thương xót các thế gian
Đây là chơn như không biến đổi
Tất cả các pháp lìa nghi hoặc
Đấng thắng vô thượng trong Trời Người
Chúng tôi đã biết nghĩa như vậy
Tám ức chúng trời Quảng Quả nầy
Nơi pháp thảy đều được biết hết
Đối Phật Đạo Sư tự diễn nói
Hiện nội tâm mình tin hiểu rồi
Tất cả mừng vui không nghi lự
Đều tự thấy mình sẽ thành Phật
Đây là diệu pháp của Như Lai
Họ tự nhận lãnh Phật thọ ký ».
Đức Thế Tôn biết chúng trời Quảng Quả có đủ thâm tín, ở trong Phật pháp quyết định không nghi, vì muốn đại chúng trồng căn lành nên hiện mỉm cười.
Huệ Mạng Mã Thắng nói kệ bạch đức Phật
« Đạo sư trí huệ núi công đức
Chẳng phải không nhơn mà mỉm cười
Tôi từng nơi Phật thân tự nghe
Thế Tôn mỉm cười tất có cớ
Như Lai hiện tướng mỉm cười ấy
Khiến chúng đều thọ vui thanh tịnh
Trời Người Tu La đại Đạo Sư
Ngưỡng mong diễn nói nhơn duyên cười
Nay thấy Như Lai từ nơi miệng
Hiện tướng mỉm cười rất thanh lương
Các chúng hội đây đều hoài nghi
Nhứt tâm chiêm ngưỡng mặt Như Lai
Đại bi tối thắng Thiên Nhơn Sư
Xin nói cớ cười rất hi hữu
Thế gian nếu được nghe Phật nói
Quyết định trừ hết lòng nghi hoặc
Tám ức chúng trời Quảng Quả ấy
Thảy đều diễn nói tự thọ ký
Do công đức gì được quả gì
Xin nói thành Phật sự thần thông
Khai diễn phạm âm rất vi diệu
Để khắp trừ dứt chúng sanh nghi
Tất cả đại chúng nghe Phật nói
Thảy đều hớn hở rất vui mừng
Đại chúng chắp tay đều nhứt tâm
Tịnh tín chiêm ngưỡng cung kính đứng
Chúng trời Phật tử đều tư duy
Mong cầu Vô thượng đại Bồ đề
Các chúng hội đây có nghi hoặc
Xin đức Như Lai trừ dứt cho
Chắc sẽ được trí biết phải chẳng
Đầy đủ thành tựu Nhứt thiết trí
Được nghe Như Lai tiếng tám đức
Chúng trời không ai chẳng vui mừng
Sẽ được hộ trì Như Lai giáo
Tùy thuận chánh pháp như thuyết hành
Quan sát biết lòng chúng trời rồi
Đại trí Vô thượng nguyện giải nói
Do đó đại chúng lòng mừng vui
Ở trong Phật pháp được tin hiểu
Nay nơi Đạo Sư nguyện được nghe
Chúng trời quá khứ dã tu hành
Nếu nhờ Như Lai giải nói rồi
Sở nguyện thảy đều được đầy đủ
Chúng trời Quảng Quả như pháp hành
Chắc được thành tựu Nhứt thiết trí
Sẽ độ thế gian các chúng sanh
Hiển thị thể tánh pháp chơn như ».
Đức Thế Tôn nói kệ đáp Huệ Mạng Mã Thắng :
« Lành thay Mã Thắng khéo biết giờ
Nay ông hỏi Phật thiệt đúng lúc
Phật vì chúng trời Quảng Quả ấy
Ở trước đại chúng hiện mỉm cười
Nay sẽ vì ông phân biệt nói
Đều phải nhứt tâm cùng lắng nghe
Nghĩa nhơn duyên của tướng mỉm cười
Ông và đại chúng sẽ được rõ
Như Lai đầy đủ Nhứt thiết trí
Quan sát nhơn duyên có ba thứ
Lưỡng Túc Thế Tôn chánh quán rồi
Liền hiện mỉm cười thị thế gian
Có ngươéi thích ở nơi Niết bàn
Ít trí cạn nhỏ cầu Thanh Văn
Lại có người thích ở yên lặng
Chỉ cầu Bồ đề Bích Chi Phật
Lại có thích cầu đại Đạo Sư
Thành Phật đại lực na la diên
Phật thấy chúng ấy thâm tín rồi
Tùy họ sở nguyện mà độ thoát
Vì cầu Thanh Văn mà thị hiện
Phải biết là tướng cười tối hạ
Phải nên biết Phật trung phẩm cười
Vì người Bích Chi mà thị hiện
Ông phải biết cười thượng phẩm đây
Vì chúng trời nầy thọ ký Phật
Phật giải nói ba nhơn duyên cười
Đó là tối hạ và trung thượng
Khéo hiểu thế gian thắng Đạo Sư
Thị hiện mỉm cười hiển thoại tướng
Phật biết chúng sanh muốn ba thừa
Nguyện ưa cầu chứng ba thánh quả
Vì cầu Thanh Văn mà hiện cười
Tia sáng mỉm cười vào nơi chưn
Vì cầu Bích Chi Phật thị hiện
Phải biết sáng cười nhập vào rún
Vì thọ ký Vô thượng Bồ đề
Tia sáng cười nhập vào đảnh Phật
Mã Thắng nầy Ông nên ghi rõ
Nhơn duyên mỉm cười có ba thứ
Vừa rồi Phật hiện tướng sáng cười
Sáng ấy nhập vào đảnh của Phật
Phải biết mỉm cười hiện sáng ấy
Đều vì thọ ký Vô Thượng Giác
Nay Phật sẽ lại vì ông nói
Mỉm cười lại có ba nhơn duyên
Lành thay Mã Thắng và đại chúng
Một lòng lặng ý đều lắng nghe
Hiện tiền mỉm cười vì cầu Phật
Tia sáng phóng ra nhập vào đảnh
Tia sáng có lúc dừng ngang lưng
Giây lát mất là vì Duyên Giác
Phật hiện mỉm cười phóng tia sáng
Tạm thời dừng ở nơi chưn Phật
Sáng ấy theo thừa mà biến hiện
Phải biết là vì người Thanh Văn
Nay Phật lại nói cớ mỉm cười
Mã Thắng nghe kỹ có ba thứ
Đạo Sư phóng ra các tia sáng
Ra rồi vòng quanh nơi mình Phật
Tia sáng ra rồi đều rẽ thưa
Trở lại tụ mau quanh lưng Phật
Lần lần trở lại thêm lớn rộng
Cũng lại vòng quanh bên hữu Phật
Có sáng đầu dừng sau rộng lớn
Lần lần hữu nhiễu quanh thân Phật
Sáng ấy đều khắp hết thân Phật
Cùng đồng với thân không sai khác
Sáng ấy trang nghiêm thân tướng Phật
Rực rỡ dường như khối hoàng kim
Mâu Ni phóng sáng từ miệng cười
Phải biết sáng ấy ký quốc độ
Có sáng phóng ra như lọng báu
Che khắp trên thân đức Thế Tôn
Có sáng như hoa ở hư không
Sáng ấy chói rỡ thân Đạo Sư
Sáng ấy tất cả đều hữu triền
Ba vòng quanh ngoài thân Nhu Lai
Phải biết sáng áy ký thọ mạng
Xuất thế đại trí hiện thoại tướng
Ba thứ mỉm cười phóng sáng áy
Thiện Thệ theo căn hiện sai khác
Nay đây Mã Thắng cần nên biết
Đó là ba thứ nhơn mỉm cười
Thế gian Đạo Sư hiện thoại tướng
Khéo biết chúng sanh sâu tin thích
Nay ở trong pháp của Như Lai
Các ông nghe đây được trừ nghi
Tám ức chúng trời Quảng Quả đây
Hiện tiền trước Phật sâu kính tin
Nói rộng chánh pháp môn vi diệu
Đều riêng cõi khác được thành Phật
Thọ mạng đầy đủ lâu vô lượng
Trải do tha kiếp trụ thế gian
Thế nên Như Lai hiện thoại tướng
Ánh sáng rộng lớn đủ năm màu
Chúng trời Quảng Quả thuở quá khứ
Ba mươi sáu a tăng kỳ kiếp
Thường được gặp gỡ chư Thế Tôn
Thân thừa cúng dường tu pháp lành
Lại trãi thời gian ba mươi sáu
A tăng kỳ kiếp rộng tu hành
Chư Đại Sĩ này trụ thế gian
Cúng dường Như Lai chưa từng mỏi
Vì tư duy cứu độ các chúng sanh
Nên luôn siêng tu cúng dường Phật
Cúng dường Thế Ttôn đúng pháp nghi
Mong cầu Vô thượng đại Bồ đề
Chúng trời Quảng Quả đời vị lai
Sẽ làm được Phật na la diên
Thành hiệu Mâu Ni núi công đức
Kiếp ấy hiệu là Thắng Kim Tràng
Chư Như Lai ấy đều riêng ở
Trong quốc độ trang nghiêm thanh tịnh
Phật ấy đồng hiệu Nhựt Quang Luân
Đầy đủ vô lượng khối công đức
Mỗi mỗi Như Lai đều trụ thế
Lâu đến vô lượng do tha kiếp
Chư Thiện Thệ ấy họp chúng hội
Vô lượng vô biên chẳng đếm được
Lúc mỗi mỗi Đạo Sư thành Phật
Chỗ có hàng đệ tử Thanh Văn
Dầu Phật ở trong do tha kiếp
Tính đếm số ấy củng chẳng hết
Nếu tất cả toán sư cùng họp
Cũng tính chẳng hết số chúng ấy
Thuở ấy chỗ có chư Bồ Tát
Số đông gấp bội chúng Thanh Văn
Thảy đều phát tâm ở Phật thừa
Nguyện sẽ thành Nhứt thiết trí
Ở trong quốc độ thanh tịnh ấy
Đều sẽ được thành Phật thập lực
Chư Bồ Tát ấy chỗ tu hành
Đồng như Bỗn Sư không sai khác
Chư Như Lai ấy diệt độ rồi
Chánh pháp hưng thạnh ở đời lâu
Trải đến mười hai na do kiếp
Được chư Phật tử siêng hộ trì
Lúc pháp chư Phật ấy hưng thạnh
Kẽ phát tâm vô thượng Bồ đề
Số ấy nhiều hơn cát sông Hằng
Thảy đều siêng tu Bồ Tát hạnh
Chư Thiện Thệ ấy diệt độ rồi
Chỗ có tất cả chúng Thanh Văn
Chúng ấy thảy đều được Niết bàn
Nhiều hơn số cát nơi đại hải
Chánh pháp của chư Thế Tôn ấy
Đầy đủ hưng thạnh nơi Thế gian
Lợi ích vô lượng các chúng sanh
Giáo pháp Phật ấy rất hưnh thạnh
Nghe Phật giải nói như vậy rồi
Tất cả đại chúng đều tin hiểu
Quyết sẽ được thành Phật Thế Tôn
Rộng làm lợi ích các quần sanh
Bấy giờ chúng hội đều mừng vui
Đầu mặt lễ lạy chưn Như Lai
Cung kính vô lượng nơi Thiện Thệ
Đúng pháp cúng dường Thiên Nhơn Sư
Thế nên hớn hở phát tinh tấn
Dường như cứu đầu đang bi cháy
Thường phải thân cận thiện tri thức
Siêng tu Bát Nhã Ba la mật
Đây là hạnh thắng tấn thấy thiệt
Tỳ Kheo các ôg phải tu tập
Sẽ thành Vô thượng Lưỡng Túc Tôn
Công đức như núi lợi thế gian ».
Gửi ý kiến của bạn