26-pháp Hội Thiện Tý Bồ Tát

01 Tháng Năm 201000:00(Xem: 77089)
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999

XXVI
Pháp hội
THIỆN TÝ BỒ TÁT

Hán Dịch: Dao Tần, Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập
Việt Dịch: Việt Nam Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

 

 Như vậy tôi nghe một lúc Đức Phật Trúc viên Ca Lăng đà, nơi thành vương xá.

 

 Bấy giờ có đại Bồ Tát tên Thiện Tý đến chỗ Phật đầu mặt lạy chưn Phật rồi ngồi qua một phía.

 

 Đức Phật bảo Thiện Tý Bồ Tát: « Nầy thiện nam tử! Đây là sáu Ba la mật mà chư Bồ Tát phải có đủ: Đàn na Ba la mật, Thi la ba la mật, Thiền na Ba la mật, Tì lê gia Ba la mật.

 

 Thế nào là Bồ Tát đầy đủ hành Đàn na Ba la mật?

 

 Nầ Thiện Tý! Nơi các tụ lạc, Bồ Tát chánh mạng cầu tài vật mà chẳng có mạng cầu. Bồ Tát tủy thuận chẳng nghịch chẳng khổn bức chúng sanh để cầu tài vật mà bố thí. Chẳng vì cung kính cúng dường danh xưng v.v…mà hành bố thí, chẳng phải vì sợ vì thẹn vì quả báo vì sanh thiên cũng chẳng dua siểm mà hành bố thí. Bồ Tát lấy tâm bình đẳng cúng dường cung kính tôn trọng tán thán tất cả mọi người không luận người quen kẻ lạ, với người trì giới người hủy giới không sanh lòng khen chê.

 

 Cũng đối với người trì giới hủy giới người quen người lạ người thân người chẳng thân người oán người chẳng oán, Bồ Tát luôn kính trọng yêu thương tin ưa, tùy chỗ mình có mà bố thí đúng chỗ, có ít thí ít có nhiều thí nhiều, có thô thí thô, có tế thí tế, có diệu thí diệu có chẳng diệu thí chẳng diệu. Hoặc đem đồ ăn đồ dùng giá trị trăm ngàn thí cho người, hoặc một phần muời sáu cuả một tiền đem thí cho người, lòng Bồ Tát hoan hỉ đồng đều không sai khác.

 

 Nầy Thiện Tý! Bồ Tát ấy đối với kẻ khất thực, người cần ăn thì thí cho món ăn vì đầy đủ sức Nhứt thiết trí vậy, người cần uống thì thí cho món uống vì đầy đủ sức dứt sự khát ái của chúng sanh vạy, người cần y phục thí thí cho y phục vì được y phục tàm qúi vô thượng vậy, người cần xe cộ thì thí cho xe cộ vì được Bồ Tát thừa Phật thừa vậy, người cần hương thơm thì thí cho hương thơm vì được hương trì giới chánh giác vậy, người cần hoa đẹp thì thí cho hoa đẹp vì được hoa thất giác của Phật vậy, người cần hương bột thì thí cho hương bột vì được hương trừ diệt bất thiện cho tất cả chúng sanh vậy, người cầu hương xoa thì thí cho hương xoa vì được thân không thiếu giới hương vậy, người cần dù thí cho dù vì dứt lửa nóng phiền não cho chúng sanh vậy, người cần dép giày thí cho dép giày vì thọ vui trí huệ vô lượng vậy, người cần giường nằm thì thí cho giường nằm vì khiến cho chúng sanh được sức khoái lạc của giường nằm Đế Thích Phạm Vương và chư thánh vậy, người cần chỗ ngồi vì ngồi cội Bồ đề mà các ma kiết sử chẳng phá hoại được chỗ ngồi ấy vậy, người cần nhà thí cho nhà vì khiến chúng sanh được nơi che chở không bị khinh sợ mà được sức vô ngã vậy, đem vườn tốt thí cho Phật Tăng vì được sức thiền định tịch tĩnh vô thượng vậy, đem đồ cúng vi diệu các thứ trang nghiêm thí cho Phật tháp miếu vì được sức đại trượng phu có đủ ba mươi hai tướng tám mươi bảo vậy, thắp đèn sáng trong tháp Phật hoặc nơi đường tối vì được Phật nhãn soi sáng vô lượng vậy, đem những kỹ nhạc cúng dường Tam bảo vì được thiên nhĩ vô lượng vậy, đem y bát bố thí vì được trì giới đoan nghiêm vô thượng vẫy, đem quạt và chậu rửa tấm thí cho người vì khiến cho chúng sanh được mát mẽ sãch sẽ vậy, đem giấy viết mực và tòa cao thí cho ví được trí huệ lớn vô thượng vậy đem thuốc cho người bịnh vì trừ bịnh kiết sử cho chúng sanh vậy đem ruộng đất thí cho người khiến chúng sanh được thế giới cam lộ của tam thừa vậy, xây tạo tháp và hình tượng vì khiến chúng sanh nghe chánh pháp vậy, có bao nhiêu đồ vật mau đem thí cho người vì được sức thần thông mau lẹ vậy, bố thí thanh tịnh vì ở trong đạo vô thượng không bị lưu nạn vậy, bố thí luôn chẳng tuyệt vì được sức hiện tài vô ngạy chẳng dứt vậy, tùy ý bố thí vì khiến chúng sanh được sức đại bi vậy, chẳng bức người lấy của rồi đem dùng bố thí vì khiến các ma ngoại chẳng hoại loạn được mà tự nhiên được thành đạo vô thượng vậy.

 

 Muốn bố thí, Bồ Tát phải nên hành bố thí như đã được nói ở trên. Nếu không có tài vật Bồ Tát nên sanh lòng bố thí như đã được nói ở trên. Nếu không có tài vật Bồ Tát nên sanh lòng bố thí, muốn được khai thị vô lượng vô biên chúng sanh, có sức hay không có sức, bố thí như trên là hạnh lành, là diệu thắng của tôi, là bảo vật của tôi hay khiến tất cả chúng sanh đều được thành tựu mọi sự khoái lạc thế gian, đó là được vui hòa hiệp hay xả thí tất cả không có hồ nghi, bao nhiêu nguyện cầu đều được thành tựu, được hạnh an lạc. 

 

 Nếu các chúng sanh thế gian hy vọng được những vật cần dùng tôi sẽ cho họ đầy đủ, vàng bạc trân bửu y phục tiền của chất đống như núi, món uống ăn như biển cả vô lượng vô biên.

 

 Trong ngày đêm sáu thời, Bồ Tát ấy đem công đức qủa báo do mình tài thí pháp thí đã được nguyện cùng chung với tất cả chúng sanh, khiến quá khứ vị lai hiện tại tất cả chúng sanh có hạnh nghiệp đều được sanh thế giới vi diệu và được vui xuất thế.

 

 Bồ Tát ấy dầu làm bố thí như vậy mà trọng chẳng mong cầu quả báo, khai thị phương tiện như vậy để giáo hóa chúng sanh vòa pháp lành.

 Lúc bố thí, Bồ Tát ấy nguyện cho chúng sanh d0ộ được giải thoát được nhứt thiết trí được tất cả Phật Pháp vậy. Hoặc bố thí rồi cũng nguyện cho chúng sanh được độ được giải thoát được nhứt thiết trí được tất cả Phật pháp vậy.

 

 Bố thí như vậy nếu không đủ sức chẳng thể học chẳng thể xả tài vật, Bồ Tát nầy nên suy nghĩ như vầy: Nay tôi phải siêng tinhtiến thêm lần lần dứt trừ cấu nhơ tham lam lẫn tiếc, tôi phải siêng tinh tiến thêm lần lần học xả thí tài vật cũng thường khiến lòng bố thí của tôi thêm rọng lớn trọn không giải đãi lui sụt lòng hoan hỉ.

 Bồ Tát như vậy phát tâm Bồ đề nhớ tâm Bồ đề tu tâm Bồ đề hy vọng Bồ đề nguyện cầu Bồ đề.

 

 Đây gọi là Bồ Tát vô lượng vô số đại thí đại xả đại xuất ly. Tại sao?Vì bố thí như vậy, trong các thứ bố thí là thù thắng đệ nhất khiến đời vị lai ở trong tất cả chúng sanh thế gian, tôi sẽ mưa pháp vũ, mưa cam lộ vũ, thí pháp vũ, thí cam lộ vũ, xuất pháp vũ, xuất cam lộ vũ.

 

 Nầy Thiện Tý! Hành thí như vậy đại Bồ Tát chẳng cho là khó mà lấy làm vui mau đầy đủ Đàn na Ba la mật.

 

 Nầy thiện nam tử! Bồ Tát chẳng thể tự đem thân thể tay chưn thịt xương thí cho người xin,hoặc tự cắt hoặc bảo người cắt. Tại sao? Nếu thành nghiệp ấy thì sẽ khiến người xin kia mắc vô lượng tội nơi đại địa ngục. Đại bồ Tát chẳng nên tự tiếc thân thể chi tiết. Tại sao? Vì muốn khiến người xin xa rời nghiệp bất thiện rộng lớn vậy.

 

 Nếu có người xin đến Bồ Tát cầu đồ cần dùng, nếu không có, Bồ Tát chẳng nên ép bức cha mẹ vợ con quyết thuộc tôi tớ để lấy tài vật khiến họ thêm nghèo thiếu rồi đem bố thí. Tại sao? Vì đại Bồ Tát muốn hành tâm đại từ bi bình đẳng đối với tất cả chúng sanh vạy.

 

 Nầy Thiện Tý! Với chúng sanh khác Bồ Tát chẳng nên có lòng xan lẫn, chẳng ép bức chúng sanh khác để lấy tài vật bố thí, việc làm nầy chẳng được chư Phập khen ngợi, huống là tự cắt chi tiết thân mình để thí cho người. Đây gọi là Bồ Tát đầy đủ Đán na Ba la mật.

 

 Nầy Thiện Tý! Thế nào là đại Bồ Tát đầy đủ Thi la Ba la mật? Nầy Thiện Tý! Đối với tất cả chúng sanh, nhẫn đến trọn đời,Bồ Tát tự chẳng sát sanh dạy người chẳng sát sanh nguyện chẳng sát sanh, tự chẳng trộm cướp dạy người chẳng trộm cướp nguyện chẳng trộm cướp, tự chẳng tà dâm dạy người chẳng tà dâm nguyện chẳng tà dâm, tự chẳng vọng ngữ dạy người chẳng vọng ngữ nguyện chẳng vọng ngữ, tự chẳng uống rượu dạy nguèời chẳng uống rượu nguyện chẳng uống rượu. trong năm giới ấy Bồ Tát kiên trì chuyên niệm chẳng trể chẳng thiếu siêng năng tinh tiến. Bồ Tát dứt lià hẳn những sự khủng bố người khác những sự bắt trói giam nhốt cầm tù đánh đập hình lục. cũng xa rời lưỡng thiệt ác khẩu vọng ngôn ỷ ngữ.

 

 Bồ Tát suy nghĩ như vầy: Với tất cả chúng sanh tôi phải yêu nhớ họ như cha mẹ yêu nhớ con một. Nếu cha mẹ tôi dùng các sự khổ cung tên dao gậy giết hại tôi, tôi trọn chẳng thù chẳng báo. Tôi đối với tất cả chúng sanh phải như cha mẹ vợ con ly biệt đã lâu, một mai gặp mặt thì lòng vui mừng hớn hở vô lượng, Bồ Tàt thấy chúng sanh lòng Bồ Tát cũng vui mừng như vậy.

 

 Bồ Tát trì giới bất sát vì muốn khiến chúng sanh được an trụ giới bất sát bực vô học vậy. Bồ Tát trì giới bất đạo vì muốn chúng sanh được an trụ giới bất đạo bực vô học vậy.Bồ Tát trì giới bất tà dâm vì muốn chúng sanh được an trụ giới bất tà dâm bực vô học vậy. Bồ Tát trì giới bất vọng ngữ vì muốn chúng sanh an trụ thiệt ngữ bực vô học vậy. Bồ Tát trì giới bất ẩm tửu vì muốn chúng sanh được an trụ giới bất ẩm tửu bật vô học vậy. Bồ Tát trì giới chẳng khủng bố vì muốn được thành kim cương định vậy. Bồ Tát trì giới chẳng bắt trói vì muốn chúng sanh dứt dây kiết sử vậy. Bồ Tát trì giới chẳng nhốt tù vì muốn chúng sanh ra khỏi ngũ đạo vậy. Bồ Tát trì giới chẳng đánh đập vì muốn xa rời các ma kiết sử lưu nạn để được pháp định vậy. Bồ Tát trì giới chẳng hình lục vì khiến thân khẩu ý được nghiệp chẳng còn phải gìn giữ vậy Bồ Tát trì giới cha93ng lưỡng thiệt vì được chúng hòa hiệp chẳng hoại vậy. Bồ Tát trì giới chẳng ác khẩu vì được năm thứ phạm âm thanh vậy. Bồ Tát trì giới chẳng ỷ ngữ vì muốn được phát ngôn thuyết pháp không chướng ngại vậy. Bồ Tát trì giới tìm cầu úy tử chúng sanh vì khiến chúng sanh thoát ly sanh lão bệnh tử ưu sầu bi não hết khủng bố vậy. Bồ Tát trì giới tiếc gìn tài vật người khác chẳng cho sót mất vì được bồ đề giác định vậy. Bồ Tát cứu thoát chúng sanh bị bắt bớ vì được chẳng thiếu pháp định vậy. Bồ Tát khuyên người buông thả vì được tâm tự tại vậy. Bồ Tát hoặc tự mình thả.hay khuyên người thả vì ngồi tòa Bồ đề phá hoại tất cả ma kiết sử vậy.

 

 Thấy chúng sanh bị tù ngục, Bồ Tát hoặc tự thả hay khuyên người thả vì được tâm tự tại không chướng ngại vậy. Thấy chúng sanh sẽ bị đánh đập, Bồ Tát hoặc tự mình thả hay khuyên nguèời thả vì được bốn vô sở úy vậy. Thấy chúng sanh sẽ bị hình lục, Bồ Tát hoặc tự mình thả hay khuyên người thả vì được bốn thứ pháp thân vậy. Bồ Tát trì giới chẳng cuốn ngữ vì ngồi tòa sư tử nơi cội Bồ đề tất cả ma kiết sử chẳng lưu nạn được mà đắc pháp định vậy. Bồ Tát chẳng hòa đấu tranh chuyên sanh hoang hỉ vì được thánh chúng chẳng hoại vậy. Bồ Tát trì giới ái ngữ vì muốn chúng sanh nghe lời tốt sanh vui mừng ưa thích vậy. Bồ Tát thuận theo ái ngữ để nóivì muốn lời nói chẳng luống vậy. Bồ Tát trì giới nói lời ca ngợi chư Phật vì được oai đức thánh nhơn thành tựu đại chúng vậy. bồ Tát thọ trì, trong ba thời, năm vóc quy mạng tam thế vô lượng vô biên chư Phật Pháp Tăng và Bồ Tát giới vì được chỗ ngồi sư tử nơi cội Bồ đề chẳng bị phá hoại chuyên an trụ tín tinh tấn niệm định huệ được pháp định vậy. Bồ Tát thọ trì, trong ba thời, quét dọn nhiễu thápvì được đầy đủ tất cả Phật pháp vậy. Bồ Tát thọ trì giới tán thán Phật pháp vì được chuyển pháp luân vô thượng vậy. Bồ Tát thọ trì giới tán thán Phật tăng vì được đại chúng vi nhiễu vậy. Bồ Tát thọ trì giới ba thời quy y tam bảo vì muốn khiến chúng sanh đượv qui y vô thượng vậy. Bồ Tát thọ trì giới trong ba thời nguyện cho tất cả thế gian thường có Phật pháp và Bồ Tát Tăng chẳng lúc nào không vì muốn được vui vô thượng Bồ đề vậy. Bồ Tát thọ trì giới trong ba thời khuyên thỉnh tất cả chư Phật thuyết pháp vì được ở mười chỗ mưa pháp vũ vậy. Bồ Tát thọ trì giới trong ba thời sám hối các tội trừ bỏ các thứ ô uế vì dứt tất cả tạp khí ái nhiễm vậy. Bồ Tát trì giới trong ba thời hòa hiệp tất cả thiện căn vì khiến tất cả Ba la mật đầy đủ vậy. Bồ Tát thọ trì giới trong ba thời tưởng nhớ bao nhiêu điều nguyện lành tốt của chư phật, chư Bồ Tát, Thanh văn Duyên Giác, dưới đến lục đạo chúng sanh suốt ba đời khắp tất cả mọi nơi mọi chỗ ở thế gian vì được diệu dụng Vô thượng Bồ đề vậy. Bồ Tát thọ trì giới trong ba thời nguyện cầu giới Bồ Tát vì được chánh quyết định vô thượng Bồ đề vậy. Bồ Tát thọ trì giới tất cả thiện căn vô thượng đạo vì được quyết định Phật trí lực vô sở úy vậy. Bồ Tát thọ trì giới cung cấp cha mẹ sư trưởng vì được pháp định vô thắng vậy. Nếu thấy người nghèo cùng kinh sợ Bồ Tát liền thọ trì giới chẳng khủng bố cung cấp bố thí vì được phương tiện luận nghị không bị phá hoại trở nạn vậy. Bồ Tát thọ trì giới cứu hộ kẻ bị nạn quan quyền giặc cướp nước lửa vì được các lực Ba la mật vậy. Bồ Tát nếu thấy thần túc của Phật Bồ Tát Thanh văn Duyên Giác liền trì giới tùy hỉ vì được thần lực vô thượng vậy. Bồ Tát thọ trì giới thủ hộ thân khẩu ý ba nghiệp của mọi người vì được sức trí biết tha tâm vô lượng của như lai vậy Bồ Tát nếu thấy người phóng dật thất niệm như là quyên mất đạo nghĩa Tam thừa hiện tại vị lai liền nguyện phát khởi ghi nhớ thọ trì chẳng mất, Bồ Tát thọ trì giới nghe pháp chứa họp pháp và thuyết pháp vì được tứ vô ngạy biện tài vậy. Bồ Tát thọ trì tất cả ba nghiệp thân khẩu ý nhiếp thọ phụng hành tất cả thiện căn vì muốn cho tất cả chúng sanh được độ được giải thoát vì được nhất thiết trí đầy đủ tất cả Phật pháp vậy. Những thiện căng như vậy nguyện vì tất cả chúng sanh mà nhiếp thọ phụng hành, vì khiến chúng sanh được giải thoát được Nhứt thiết trí đầy đủ tất cả Phật pháp vậy.

 

 Bồ Tát trì giới như vậy chẳng thiếu khuyết chẳng hủy phá chẳng hoang dật. Nếu là người không lực thế tu học được thì nên suy nghĩ như vầy: Nay tôi sẽ siêng tinh tiến thêm, hằng ngày lần lần xa rời các sự bất thiện sát hại. Nay tôi lại gắng tinh tiến thêm hằng ngày lần lẩn học trì giới tốt cho thêm lớn đầy đủ nhẫn đến trọn đời chẳng hề giải đãi chẳng hề lo sầu.

 

 Nầy Thiện Tý! Đại Bồ Tát phát khởi tâm Bồ đề nhớ tâm Bồ đề tu đạo Bồ đề hy vọng Bồ đề nguyện cầu Bồ đề như vậy thì gọi là thiện căn trì giới vô lượng vô biên. Tại sao? Vì trì giới như vậy là tối thắng đệ nhứt trong tất cả thiện giới. Bồ Tát thọ trì giới nầy muốn cho tất cả thế gian có bao nhiêu chúng sanh đều phát khởi giới vô lậu phát khởi giới vô học sanh giới vô lậu sanh giới vô học.

 

 Nầy thiện Tý! Đại Bồ Tát trì giới như vậy chẳng lấy làm khó mà làm vui thích mau đầy đủ Thi Ba la mật.

 

 Thế nào là đại Bồ Tát đầy đủ Sằn đề Ba la mật?

 

 Nầy Thiện Tý! hoặc tự quyến thuộc hay chúng sanh khác đến đoạt mạng sống của Bồ Tát, trong sự ấy Bồ Tát trọn không có lòng giận thù. Hoặc có người đến đoạt tài vật của Bồ Tát nhẫn đến đoạt vộ con hay dùng các sự ác sự khổ hại Bồ Tát như ác khẩu lưỡng thiệt vọng ngữ khủng bố trói cột nhốt tù đánh đập hình lục, bấy giờ Bồ Tát cũng sanh lòng thù.

 

 Đối với các sự ác khổ làm khổ mình như vậy Bồ Tát suy nghĩ rằng: Đây là nghiệp báo ác bất thiện của tôi, tôi tự gây tôi tự thọ, hoặc đời trước hoặc đời nay đã làm rồi nên bây giờ thọ lấy qủa báo, tại sao ở nơi qủa báo của mình mà tôi lại giận người.

 

 Nầy Thiện Tý! Bồ Tát suy nghĩ như vầy: Nếu có kẻ đến đoạt mạng sống của tôi cho đến đánh đập hình lục tôi, với trong các sự khổ ác ấy tôi chẳng nên giận hại người. Tại sao?Vì đời nay bị chút khổ não còn chẳng vui vẽ chịu đựng được sao trở lại giận hại người để rồi đời sau sẽ lấy tội báo vô lượng vô biên trăm ngàn vạn ức nhiều sự khổ não hơn.

 

 Nầy Thiện Tý! Bồ Tát lại suy nghĩ rằng: Vì có mạng sống, nên đoạn mạng sống, vì có tài vật nên đoạn tài vật, vì có vợ con nên đoạn vợ con, vì có nhĩ căn nên nghe ác khẩu lưỡng thiệt vọng ngôn ỷ ngữ, vì có thân thể nên có khủng bố bắt trói tué rạt đánh đập hình lục, nay tôi tự thọ lấy sự khổ của mạng sống của nhĩ căn và thân thể cuả mình tại sao lại giận hại người.

 

 Nầy Thiện Tý! Bồ Tát lại suy nghĩ rằng: Thân thể nầy tất cả sáu căn nhãn nhĩ tỉ thiệt thân ý tức là điạ đại thủy đại hỏa đại phong đại, tức là vật của mình là pháp giới là tự tánh, tứ là pháp phá hoại pháp dứt diệt pháp hư mất, là phàp khổ, pháp khổ xúc là pháp thọ khổ, nay ở nơi pháp hoại pháp khổ nầy sao tôi lại sanh lòng giận thù hại người. Tại sao? Vì tức là vật của mình là Pháp giới là tự tánh vậy.

 

 Nầy Thiện Tý! Bồ Tát lại suy nghĩ rằng: Nội nhãn nhĩ tỉ thiệt thân ý chẳng phải ngã, ngoại nhãn nhĩ tỉ thiệt thân ý cũng chẳng phải ngã ngã sở, người có trí sáng suốt đâu nên ở nơi sáu căn nội ngoại chẳng phải ngã ngã nầy mà trang nghiêm ái nhiễm làm hại người.

 

 Nầy Thiện Tý! Bồ Tát lại suy nghiĨ rằng: Trong loài người khổ ít, ngạ quỉ khổ nhiều, súc sanh khổ nhiều hơn, địa ngục khổ não vô lượng vô biên không thể kể hết. Còn chẳng muốn thọ khổ ít trong loài người, huống là thọ khổ vô lượng trong ba ác đạo, vì thế nên tôi không nên giận thù hại người. Nầy Thiện Tý! Bồ Tát lại suy nghĩ rằng: Nay tôi nếu có thể làm lợi ít cho mọi người còn chẳng nên có lòng giận thù hại người, huống là tôi sẽ đem pháp nghiã lợi ít cho tất cả thế gian vô lượng chúng sanh mà phát đại trang nghiêm xong được Phật thọ ký thẳng lên đại thừa được đầy đủ Phập pháp vô thượng. Trong Phật pháp ấy chẳng nên chẳng nhẫn chịu, chẳng nên giận thù hại người mà nên thật hành nhẫn nhục lợi ích cho người, khéo hòa giải tranh chấp chẳng hề ganh ghét.

 

 Nầy Thiện Tý! Nếu thiện nam thiện nữ dầu bị khổ đau vô lượng như ở địa ngụcvô gián, đối với oan gia còn chẳng nên giận thù trả oán huống là ở trong loài người bị khổ chút ít mà nên sanh lòng giận thù hại người. Đối với kẻ đến gây hại mắng chửi bêu xấu, thiện nam thiện nữ nầy đều phải nhịn chịu phát khởi lòng từ bi thuần tịnh không cấu uế, vì muốn được Phật tâm vậy.

 

 Nếu bị khủng bố bắt đánh giam tù, Bồ Tát đều phải nhận chịu phát khởi lòng từ bi vì muốn trong một niệm phá vỡ vỏ trứng vô minh tâm tối vậy.

 

 Bồ Tát chịu khổ thật hành tâm nhẫn nhục từ bi vì muốn tất cả chúng sanh dứt trừ sân ái vậy.

 

 Lúc bị cắt tai, Bồ Tát hành tâm nhẫn nhục từ bi vì muốn tất cả chúng sanh nghe chánh pháp sanh lòng tin vậy.

 

 Lúc bị xẻo mũi, Bồ Tát hành tâm nhẫn từ vì thọ giới hương đoan nghiêm vô thượng vậy.

 

 Lúc bị chặt chân; Bồ Tát hành tâm nhẫn từ vì được bốn thần túc của như lai vậy.

 

 Lúc bị chặt tay, Bồ Tát hành tâm nhẫn từ vì muốn nhiếp thủ tất cả chúng sanh được tịch tĩnh vậy.

 

 Lúc bị xẻ rời thân thể, Bồ Tát hành tâm nhẫn từ vì muốn đầy đủ sáu Ba la mật vậy.

 

 Lúc bị móc mắt,Bồ Tát hành tâm nhẫn từ vì muốn được huệ nhãn vậy.

 

 Lúc bị chặt đầu. Bồ Tát hành tâm nhẫn từ vì muốn được đầu trí huệ của Phật vậy.

 

 Bồ Tát suy nghĩ nhẩn nhục như vậy nguyện cho chúng sanh được độ được giải thoát, vì được nhứt thiết trí được tất cả Phật pháp. Nhẫn nhục như vậy chẳng thiếu khuyết chẳng phá hoại chẳng hoang dật.

 

 Nếu không lực thế chẳng thể học tập như vậy: Bồ Tát nầy nên suy nghĩ rằng: Nay tôi nên siêng tinh tiến thêm luôn luôn lần lần xa dứt tâm chẳng nhẫn nhục mà học tập nhẫn nhục lần lần, khiến tâm nhẫn nhục của tôi thêm rộng lớn đầy đủ, cho đến trọn đời chẳng hề giải đãi ưu sầu.

 

 Đại Bồ Tát như vậy phát tâm Bồ đề nhớ tâm Bồ đề tu tâm Bồ đề hy vọng Bồ đề nguyện cầu Bồ đề, Bồ Tát nầy phát khởi chánh hạnh vô lượng vô biên a tăng kỳ thiện căn nhẫn nhục như vậy muốn cho tất cả thế gian chúng sanh phát khởi vô lậu nhẫn nhục phát khởi vô học nhẫn nhục sanh vô lậu nhẫn nhục sanh vô học nhẫn nhục.

 

 Đại Bồ Tát hành nhẫn nhục như vậy chẳng lấy làm khó mà là vui thích mau đầy đủ Sằn đề Ba la mật.

 

 Thế nào là đại Bồ Tát đầy đủ Tỳ lê gia Ba la mật?

 

 Nầy Thiện Tý !Bồ Tát phải suy nghĩ như vầy: Nay mười phương nầy mỗi phương đều có vô lượng thế giới mỗi thế giới có vô lượng vô biên chúng sanh tụ tập, nay tôi nên phát trang nghiêm khiến chúng sanh nầy được lợi ích rộng lớn được vui rộng lớn. Lại vì quan sát biết pháp sở duyên lợi ích khoái lạc của vô lượng chúng sanh, vì pháp khởi pháp thiện căn, nên tôi trong vô lượng ngày đêm, hoặc tâm phóng dật hoặc móng niệm khác, hoặc lúc ngủ nghỉ, trong mỗi niệm thường tăng trưởng phước đức, trong mỗi niệm phát khởi vô lượng vô biên tư lương thiện căn Bồ Đề. Nay tôi nên biết vì trong mỗi niệm phát khởi thêm lớn vô lượng thiện căn Bồ đề thì hành vô thượng Bồ đề không khó. Do duyên cớ nầy mà tôi thấy Bồ đề rất là dễ được. Vì thế nên người muốn được đạo vô thượng thì trọn đời chẳng nên giải đãi.

 

 Nầy Thiện Tý ! Đại Bồ Tát lại suy nghĩ rằng: Ở trong vô lượng vô biên thế giớI, nếu Bồ Tát có thể làm cho chúng sanh trong một thế giới được rời lìa tất cả khổ, tôi còn ở trong mỗi niệm phát khởi thêm lớn vô lượng thiện căn,huống là có thể làm cho chúng sanh trong vô lượng vô biên thế giới trừ lìa những khổ ba ác đạo sanh lão bịnh tử.

 

 Nầy Thiện Tý ! Đại Bồ Tát lại suy nghĩ rằng: trong một niệm nếu Bồ Tát muốn cho chúng sanh trong vô lượng vô biên thế giới trừ lìa tất cả khổ, Bồ Tát nầy cũng ở trong một niệm phát khởi thêm lớn được vô lượng thiện căn, huống là muốn khiến suốt vị lai tất cả chúng sanh trong vô lượng vô biên vô số thế giới trừ lìa khổ ba ác đạo sanh lão bệnh tử.

 

 Nầy thiện Tý !Bồ Tát lại phải suy nghĩ rằng:Nếu có người muớn được pháp Thanh Văn Duyên Giác, trong mỗi niệm người nầy còn được phát khởi thêm lớn vô lượng vô biên thiện căn huống là người muốn thành tựu đầy đủ Phật pháp vô lượng vô biên oai lực. Người nầy do bốn nhơn bốn duyên bốn cảnh giới trong ngày đêm, hoặc tâm phóng dật hoặc sanh niệm khác hoặc lúc ngủ nghỉ, trong mỗi niệm tu tập tứ vô lượng vô biên thiện căn phát khởi thêm lớn tư lương Bồ đề. Nay tôi nên biết trong mỗi niệm phát khởi thêm lớn tứ vô lượng thiện căn thì thành Vô thượng Bồ đề không khó. Vì thế nên tôi thấy Bồ đề rất là dễ được. Vì thế nên người muốn được đạo Bồ đề trọn đời chẳng nên giải đãi.

 

 Ví như bốn đại hải, hoặc nam bắc trên dưới đều dễ biết được bờ mé, biển lớn tư lương Bồ đề tứ vô lượng thiện căn rất khó biết ngằn mé, nay tôi cớ chi lại chẳng ở trong mỗi niệm phát khởi thêm lớn tư lương Bồ đề tứ vô lượng thiện căn, vì thế nên người muốn thành đạo vô thượng trọn đời chẳng nên giải đãi.

 

 Nầy Thiện Tý !!Bồ Tát lại suy nghĩ rằng: Nếu có sư tử chồn sói kên khách qụa chim muỗi ruồi rận chét đã được đạo vô thượng rồI, huống là ta hiện nay sanh trong loài người mà lại giải đãi. Vì thế nên người muốn thành đạo vô thượng thì trọn đời chẳng nên giải đãi.

 

 Nầy Thiện Tý !Bồ Tát lại suy nghĩ rằng: Đã có trăm người ngàn người thành đạo vô thượng rồI, huống nay riêng mình tôi chẳng được thành. Mười phương thế giới hiện tại vị lai có hằng xa chư Phật Thế Tôn hiện thành sẽ thành, thế nên nay tôi trọn đời chẳng nên giải đãi.

 

 Nầy Thiện Tý !Bồ Tát nầy lại nên suy nghĩ rằng: Nếu có chánh pháp do Phật nói hoặc doThanh Văn nói do Bồ Tát nói nhẫn đến hoặc do kẻ cuồng ngu vì Phật mà nói, như là Đàn na la mật, Thi la Ba la mật, Sằn đề Ba la mật, Tỳ lê gia Ba la mật, Thiền na Ba la mật, Bát Nhã Ba la mật, Bồ Tát nầy vì đầy đủ Phật Pháp muốn thành đạo vô thượng muốn được nhứt thiết trí, ở nơi chánh pháp ấy siêng tu tinh tiến như cứu cháy đầu học trì tụng thuộc suy gẫm nhận hiểu vì người mà giải nói, trí huệ tinh tiến nhứt tâm tư duy.

 

 Nếu trong tất cả chung sanh có chỗ nào thuyết pháp dầu cho bị nạn dao gậy, Bồ Tát nầy vẫn cố đến chỗ ấy nghe thuyết pháp.

 

 Hoặc có chúng sanh tu nghiệp báo vui, hoặc vui hiện đời hay vui đời sau, bấy giờ Bồ Tát liền dùng pháp lành diệu nghĩa đúng như pháp để tá trợ, với pháp lành ấy tự mình cũng lại siêng tinh tiến hơn.

 

 Bồ Tát nầy lại đem thân thể mình bố thí cho chúng sanh khiến có được tự tại; ví như tứ đạI, trong ấy tất cả chúng sanh được tự tại tùy ý thọ dụng, Bồ Tát đem thân thể bố thí cho người tự tại thọ dụng cũng như vậy, trí huệ tinh tiến nhứt tâm tư duy.

 

 Bồ Tát nầy dầu cho có nạn dao gậy thường ở trong Phật Pháp Tăng và đối với các sư Trưởng già bịnh khổ nghèo cùng luôn cung kính cúng dường hầu hạ siêng năng tinh tiến như cứu cháy đầu.

 

 Tùy tâm chúng sanh, Bồ Tát nầy dùng bố thí ái ngữ lợi ích và đồng sự tùy theo chỗ nên mà nhiếp thủ họ: người muớn, được Thanh Văn thừa thì điều phục an trí họ nơi thừa Thanh Văn, người muốn được Duyên Giác thừa thì điều phục an trí họ nơi thừa Duyên Giác, người muốn được Bồ Tát thừa thì điều phục an trí họ nơi thừa Bồ Tát, trí huệ tinh tiến như cứu cháy đầu.

 

 Vì thiện pháp vì nhơn duyên sáu Ba la mật nên Bồ Tát chẳng kể lạnh nóng đói khát muỗi mồng gió thổi nắng đốt người hại mắng nhiếc chê bai mỏi nhọc ngủ nghỉ các sự khổ não, trong những sự việc ấy nhẫn đến trọn đời Bồ Tát chẳng hề nhớ đến, trí huệ tinh tiến như cứu cháy đầu, dầu bị nạn dao gậy cũng chẳng hề giải đãi.

 

 Vì nhơn duyên đạo vô thượng nên Bồ Tát nầy có thể chịu các sự khổ, như là ác đạo A Tu La trong nhơn gian, Bồ Tát chẳng cho đó là khó, trí huệ tinh tiến như cứu cháy đầu. Bồ Tát nầy bền vững tinh tiến ý chí vững chắc muốn ra khỏi thế gian thành sức tinh tiến vô thượng của Phật, muốn được Tỳ Lê gia Ba la mật, xu hướng Tỳ lê Ba la mật, nguyện cho chúng sanh đắc độ giải thoát, vì được nhứt thiết trí đầy đủ tất cả Phật pháp vậy. Bồ Tát tự nghĩ rằng nay tôi xu hướng Tỳ lê gia Ba la mật rồi nguyện cho chúng sanh đắc độ giải thoát để được nhứt thiết trí đầy đủ tất cả Phật pháp vậy. Tinh tiến như thế chẳng thiếu khuyết chẳng phá hoại chẳng hoang dật.

 

 Nếu là người không đủ sức học tập đầy đủ thì nên suy nghĩ rằng: Nay tôi phải siêng năng tinh tiến mãi mãi lần lần dứt trừ giải đãi, khéo học tinh tiến làm cho tinh tiến ấy lần lần rộng lớn đầy đủ, trọn đời chẳng giải đãi chẳng lo rầu.

 

 Bồ Tát như vậy phát khởi tâm Bồ đề nhớ tâm Bồ đề tu tâm Bồ đề hi vọng Bồ đề nguyện cầu Bồ đề. Đây gọi là vô lượng vô biên vô số thiện Tinh tiến Ba la mật. Tại sao?Vì tinh tiến như vậy là tối thắng đệ nhứt trong những thiện pháp tinh tiến khác, muốn tất cả chúng sanh thế gian phát khởi vô lậu tinh tiến, phát khởi vô học tinh tiến, sanh vô lậu tinh tiến, sanh vô học tinh tiến vậy.

 

 Nầy Thiện Tý !Bồ Tát như vậy hành tinh tiến chẳng lấy làm khó mà lấy làm vui thích mau đầy đủ Tỳ lê Ba la mật.

 

 Thế nào là đại Bồ Tát đầy đủ hành Thiền na Ba la mật?

 

 Nầy Thiện Tý !Bồ Tát nếu thấy sắc chẳng lấy tướng sắc, hoặc có lúc nhãn căn bị ngoại cảnh kéo dắt thì phải chánh hành thủ hộ chẳng cho duyên theo chẳng để tâm mê si tham trước thế gian, hộ trì giới nầy bấy giờ đầy đủ nhãn căn giớI. Tai nghe tiếng, mũi ngửu hương, lưỡi nếm vị, thân giác xúc, ý biết pháp cũng chánh hành thủ hộ như vậy.

 

 Lúc đi đứng nằm ngồi nói nín, Bồ Tát nầy chẳng xa rời tâm tịch định, khéo gìn tay chưn không có tán loạn, thường có lòng tàm quí khéo gìn khẩu nghiệp, an tường nhìn thẳng lòng luôn tịch tĩnh, chẳng ưa cười đùa, khéo ngự phục nghiệp thân khẩu ý khiến thường tịch tĩnh. Ở chỗ khuất vắng hay nơi hiển lộ đều không tâm niệm khác. Với bốn sự cần dùng lòng thường biết đủ, dễ nuôi dễ đủ dễ sai dễ bão. Khéo hành tịch tĩnh xa rời ồn náo. Với những lợi suy, hủy dự, xưng cơ, khổ lạc không tâm niệm sai khác chẳng cao chẳng hạ, mạng và phi mạng cũng không tâm sai khác, không giận không thương, bình đẳng xem oán thân đồng như xích tử. Nơi nhẫn và chẳng nhẫn lòng thường bình đẳng. với tiếng thánh tiếng phàm tiếng tịch tiếng loạn cũng bình đẳng không tâm niệm sai khác. Ở trong sắc yêu ghét, lòng chẳng cao hạ rời lìa cảm ái và giận ghét vậy. Ở trong thanh hương vị xúc và pháp cũng như vậy, tâm thường bình đẳng không sai khác.

 

 Bồ Tát nầy xem sắc dục như bộ xương do ức tưởng tà mà phát khởi tâm sắc dục. Xem sắc dục như khối thịt nhiều oán ghét, xem sắc dục như lửa đuốc nóng khổ rời xa an vui, xem sắc dục như trái trên cây nhiều khẻ ham ưa, xem dục như mượn nhờ không được tự tại xem dục như mộng giây phút hoại diệt, xem dục như nhọt độc trong điên đảo khổ mà tưởng là vui, xem dục như lưỡi câu làm ác nghiệp đọa ác đạo, xem dục như sông tro thêm nhiều dục nhiễm chẳng biết chán đủ. Bồ Tát quan sát như vậy rồi rời lìa pháp dục ác bất thiện có giác có quán ly sanh hỷ lạc thành hạnh sơ thiền. Lìa giác quán nội tịnh tâm ở một chỗ, không giác không quán định sanh hỉ lạc thành hạnh nhị thiền. Lìa hỉ, hành xả niệm chánh trí một, tâm thân hành lạc năng hành năng xả như chư thánh nhơn hành hạnh tam thiền. Bỏ ý khổ lạc trước dứt ưu hỉ hành xả niệm tịch thành hạnh tứ thiền. Với tất cả chúng sanh suy tưởng được vui thành vô lượng vô biên từ tâm. Với tất cả chúng sanh suy tưởng khỏi khổ thành vô lượng vô biên bi tâm. Với tất cả chúng sanh suy tưởng mừng tuỳ hỉ thành vô lượng vô biên hỉ tâm. Với tất cả chúng sanh suy tưởng xả bỏ khổ lạc thành vô lượng vô biên xả tâm.

 

 Bồ Tát nầy chẳng suy nghĩ tướng sắc, thành tựu hạnh không xứ tịch tĩnh. Chẳng tư duy tướng không, thành tựu hạnh thức xứ tịch tĩnh. Chẳng tư duy tướng thức, thành tựu hạnh vô sở hữu xứ tịch tỉnh. Chẵng tư duy tướng vô sở hữu xứ, thành tựu hạnh phi hữu tưởng phi vô tưởng xứ tịch tĩnh.

 

 Bồ Tát nầy ở nơi hơi thở ra vào; hoặc tuỳ theo hoặc an trụ, lúc dài biết dài lúc ngắn biết ngắn, thành tưụ hạnh xuất tức, nhập tức tịch tĩnh.

 

 Bồ Tát nầy tư duy quán tướng thân bất tịnh, thành tựu hạnh bất tịnh tịch tĩnh. Tư duy tướng vô lượng lỗi sanh lão bịnh tữ, thành tựu hạnh tướng vô thường tịch tĩnh. Tư duy trong món ăn khởi phát tướng vô lượng lỗi họa, thành tựu hạnh tướng món ăn bất định. Tư duy rõ ràng trong các thế giới thành ấp tụ lạc các thứ trang sức là tướng quyết chắc sẽ hư hoạI, thành tựu hạnh thế gian chẳng đáng vui tịch tĩnh.

 

 Bồ Tát nầy bên trong có tướng sắc bên ngoài quán sắc ít hoặc đẹp hoặc xấu nắm lấy tướng mạo ấy thành tựu hạnh sơ thắng xứ. Bên trong có tướng sắc bên ngoài quán sắc nhiều hoặc đẹp hoặc xấu nắm lấy tướng mạo ấy, thành tựu hạnh đệ nhị thắng xứ.

 

 Bồ Tát nầy tư duy thân thể mình hoặc chết hoặc thiêu thành tro thành đất bị nước cuốn trôi hoặc nát mất mòn mất hoặc dứt ba cõi, đây gọi là bên trong không tướng sắc bên ngoài quán sắc ít hoặc đẹp hoặc xấu nắm lấy tướng mạo ấy, thành tựu hạnh đệ tam thắng xứ. Bên trong không tướng sắc bên ngoài quán sắc nhiều hoặc đẹp hoặc xấu nắm lấy tướng mạo ấy thành tựu hạnh đệ tứ thắng xứ. Bên trong không tướng sắc bên ngoài quán sắc xanh vô lượng vô biên ưa thích nắm lấy tướng ấy, thành tựu hạnh đệ ngũ thắng xứ. Bên trong không tướng sắc bên ngoài quán sắc đỏ vô lượng vô biên ưa thích nắm lấy tướng ấy, thành tựu hạnh đệ lục thắng xứ. Bên trong không tướng sắc bên ngoài quán sắc vàng vô lượng vô biên ưa thích nắm lấy tướng ấy, thành tựu hạnh đệ thất thắng xứ. Bên trong không tướng sắc bên ngoài quán sắc trắng vô lượng vô biên ưa thích nắm lấy tướng ấy, thành tựu hạnh đệ bát thắng xứ.

 

 Bố Tát nầy nhập vào nhứt thiết xứ vô lượng vô biên địa thủy hỏa phong thanh hoàng xích bạch hư không và thức chẳng nghĩ nhớ tướng khác, thành tựu hạnh nhập thập nhứt thiết xứ.

 

 Lúc nhập vào pháp khổ, Bồ Tát nầy tâm duyên tất cả thiện căn, những là đại từ đại bi, nhiếp trì chánh pháp chẳng dứt tam bảo trang nghiêm thân Phật thanh tịnh phạm âm, sưa đã thệ nguyện giáo hóa chúng sanh tịnh Phật thế giớI, ngồi tọa Bồ đề chuyển diệu pháp luân, dứt trừ tất cả kiết sử của chúng sanh. Trong tâm Bồ Tát duyên lấy cảnh giới như vậy.

 

 Lúc Bồ Tát nầy nhập thiền định, rời lìa chỗ an trụ của bốn thức, chẳng y tựa nơi địa đại thủy đại hỏa đại phong đại không đại thức đại, cũng chẳng y tựa đời nay đời sau, lúc nhập định đều không chỗ y tựa như vậy.

 

 Bồ Tát nầy lúc nhập thiền trong lòng ưa thích, vì muốn nhập vào định giải thoát vô thượng vậy.

 

 Bồ Tát nầy tu hành thiện định vì nguyện cho tất cả chúng sanh đắc độ giải thoát vậy, vì muốn được Nhứt thiết trí đủ tất cả Phật pháp vậy.

 

 Hoặc tư duy hoặc lúc tư duy rồI, vì nguyện cho tất cả chúng sanh đắc độ giải thoát vậy, vì được Nhứt thiết trí đủ tất cả Phật pháp vậy.

 

 Nơi thiền định nầy nếu là người không đủ sức học tập, thì phải suy nghĩ rằng tôi nên mãi mãi lần lần siêng tinh tiến thêm để xa rời tâm loạn động, mãi mãi lần lần tinh tiến thêm chuyên học nhứt tâm, khiến nhứt tâm ấy thêm lớn rộng đầy đủ trọn đời không giải đãi không lo rầu.

 

 Bồ Tát nầy phát khởi tâm Bồ đề nhớ tâm Bồ đề tu tâm Bồ đề hi vọng Bồ đề nguyện cầu Bồ đề. Đây gọi là đại Bồ Tát vô lượng vô biên thiện căng thiền định, muốn khiến tất cả chúng sanh thế gian phát khởi vô lậu thiền định phát khởi vô học thiền định sanh vô lậu thiền định sanh vô học thiền định.

 

 Đại Bồ Tát hành thiền định nầy chẳng lấy làm khó mà lấy làm vui thích mau đầy đủ Thiền Ba la mật.

 

 Nầy thiện Tý! Thế nào là đại Bồ Tát đầy đủ Bát nhã Ba la mật?

 

 Nếu là người thông minh trí huệ học rồi hay thọ trì nghe rồi hay tung tập, giỏi học tướng nghĩa thậm thâm của các pháp và cũng hay phân biệt, đúng như pháp được nghe, nghe rồi hay suy ngẫm ý nghĩa.

 

 Có những người được như trên đây, thì Bồ Tát phải thân cận cung kính cúng dường tôn trọng tán thán dầu đến bị dao gậy cũng chẳng xa rời. Bồ Tát nầy vì học vấn vì liễu nghĩa vì tư duy nghĩa vì cúng dường cung kính Sư Trưởng Hòa Thượng nên dầu đến gần chết cũng trọn chẳng sợ tránh các sự khổ não khổn nạn, như là đói khát rét nóng muỗi mòng trùng độc gió thổi nắng phơi đánh đập mắng nhiết chê bai.

 

 Bồ Tát nầy đối với chánh pháp tưởng là khối châu báu, với người thuyết pháp tưởng là kho châu báu, với người nghe pháp tưởng là khó gặp, với người gạn hỏi tưởng là huệ mạng, với người học nhiều tưởng là trừ vô minh sanh trí huệ, với người phân biệt các pháp tưởng là trăm ngàn đời sanh huệ nhãn.

 

 Bố Tát nầy nghe các pháp ấy xong thọ trì tu học rộng phân biệt rồi biết ngũ ấm thập nhị nhập thập bát giới tứ đế thập nhị nhơn duyên tam thế Tam thừa. Bồ Tát nầy biết hai giới: Hữu vi giới và vô vi giới. Nếu là pháp sanh trụ diệt là hữu vi giới. Nếu pháp không sanh trụ diệt là vô vi giới. Bồ Tát nầy lại biết ba giới: Thiện giới bất thiện giới và vô ký giới. Nếu chẳng tham với chẳng tham chẳng sân với chẳng sân chẳng si với chẳng si thì gọi là thiện giới. Nếu tham với tham sân với sân si với si thì gọi là bất thiện giới. Trừ thiện và bất thiện các pháp khát gọi là vô ký giới. Lại biết ba giới: Dục giới, sác giới và Vô sắc giới. Dục giới là địa ngục, súc sanh ngạ quỉ, A Tu La, nhơn loại, Tứ Thiên Vương Thiên, Tam Thập Tam Thiên, Dạ Ma Thiên, Đâu Suất Đà Thiên, Hóa Lạc Thiên, Tha Hóa Tự Tại Thiên, ở trong đây nếu dục nhiễm tham trước sân khuể ngu si hy vọng muốn được tâm gây tạo ngiệp thì gọi là Dụ giới. Sắc giới là phạm Chúng Thiên, Phạm Phụ Thiên, Phạm Vương Thiên, Thiểu Quang Thiên, Vô Lượng Quang Thiên, Quang Âm Thiên, Thiểu Tịnh Thiên, Vô Lượng Tịnh Thiên, Biến Tịnh Thiên, Thiểu Quả Thiên, Quảng Quả Thiên, Vô Lượng Quả Thiên, Vô Nhiệt Thiên, Vô Não Thiên, Thiện Kiến Thiên Diệu kiến thiên, A Ca Nhị Tra Thiên, nếu ở trong đây sắc nhiễm ngu si hi vọng muốn được tâm gây tạo nghiệp thì gọi là sắc giới. Vô sắc giới là Không Xứ Thiên, Thức Xứ Thiên, Vô Sở Hữu Xứ Thiên, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Thiên, nếu ở trong đây vô sắc nhiễm ô ngu si hi vọng muốn được tâm gây tạo ngiệp thì gọi là vô sắc giới. Lại biết bốn giới: Dục giới, Sắc giới Vô Sắc giới và vô vi giới. Lại biết sáu giới: Dục giới, khuể giới hại giới xuất ly giới bất khuể giới và bất hại giới: Lại biết sáu giới: Địa, Thủy, Hỏa Phong không và thức. Quan sát địa giới đến thức giới là tướng vô thường biến hoại không bền không chắtc,nếu vô thường thì là khổ, nếu khổ là vô ngã, đây gọi là biết sáu giới.

 

 Bồ Tát nầy nghe pháp như vậy rồi thọ trì tu học rộng phân biệt xong thì biết năm ấm: sắc thọ tưởng hành thức ấm. Sắc như bọt nước, tưởng như dã mã, hành như cây chuối, thức như huyễn hóa, đều là sanh diệt chẳng được lâu, đây gọi là biết ngũ ấm.

 

 Bồ Tát nầy nghe pháp như vậy rồi thọ trì tu học rộng phân biệt xong thì biết sáu nhập bên trong: nhãn nhĩ tỷ thiệt thân và ý nhập. Nhãn nhập đến ý nhập đều là pháp khổ già chết không vô ngã vô ngã sở ba độc hẩy hừng sanh lão bệnh tử ưu bi khổ não cũng hay hẩy hừng các pháp khổ não, đây gọi là biết sáu nhập bên trong. lại biết sáu nhập bên ngoài: sắc được mắt thấy, tiếng được tai nghe, hương được mũi ngửi, vị được lưỡi nếm, xúc được thân cảm giác và pháp được y biết. Sắc đến pháp, tánh chẳng được bền chắc không nơi y chỉ cũng không thế lực, tất cả vô thường chẳng phải thiệt, chẳng như thiệt như huyễn như hóa, đây gọi là biết sáu nhập bên ngoài.

 

 Bồ Tát nầy nghe pháp như vậy rồi thọ trì tu học rộng phân biệt xong thì biết bốn thánh đế. Năm ấm, sáu giới, sáu nhập bên trong và sáu nhập bên ngoài gọi là khổ đế. Khổ ấy vô thường như oán tặc như nhọt như tên độc như tù trói nhốt như chén bể hư chẳng tự tại là vô ngã, hiểu rõ như vậy thì gọi là biết khổ thánh đế. Những gì là tập thánh đế? Đó là tham sân si mạn, ngã mạn, duyên chấp ngã quyết định chấp ngã thường trụ chẳng hư hoại, ngã tức là sắc, ngã khác với sắc, ngã tức là tưởng, ngã khác với tưởng ngã là tưởng phi tưởng, ngã khác tưởng phi tưởng, ngã là ấm, ngã khác với ấm, trong ngã có ấm trong ấm có ngã, ngã là giới nhập, ngã khác giới nhập, trong ngã có giới nhập, trong giới nhập có ngã, ngã là thọ ngã khác với thọ, ngã là vô thọ ngã khác vô thọ, ngã là thức ngã khác với thức, ngã là sắc thiểu ngã khác sắc thiểu, ngã là sắc đa ngã khác sắc đa, ngã là thường, ngã là vô thường, ngã là thường vô thường, ngã là phi thường phi vô thường, ngã là hữu biên, ngã là vô biên, ngã là hữu biên vô biên, ngã là phi hữu biên phi vô biên, sau khi chết như đi, sau khi chết chẳng như đi, sau khi chết như đi cũng chẳng như đi, sau khi chết phi như đi phi chẳng như đi, mạng tức là thân thân tức là mạng, chúng sanh nầy từ nơi nào đến, đi đến nơi nào, các chúng sanh nầy tức là đoạn diệt chẳng phải có tương tục, tự tác tự thọ tha tác tha thọ, chấp có ngã thì có ngã sở, có ngã sở tức là có ngã, nhiếp thủ như vậy chấp ngã chấp thân, hoặc kiết hoặc sử hoặc ngã hoặc ngã sở, ngã thọ gốc tham sân si, hoặc tổng ba nghiệp thân khẩu ý, hoặc tội nghiệp, hoặc phước nghiệp, hoặc nghiệp Dục giới, hoặc nghiệp Sắc giới, Vô Sắc giới, đây gọi là tập thánh đế. 

 

 Thế nào là diệt thánh đế? Nếu tham sân si dứt hết, ngã và ngã sở dứt hết, thọ lấy ba cõi dứt hết thì gọi là diệt thánh đế. Những gì gọi là đạo thánh đế? Nếu thấy khổ tập diệt tận suy gẫm tất cả lỗi họa hữu vi thấy Niết bàn tịch tịnh chỗ làm đã xong, lúc an trụ pháp như vậy chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tiến, chánh niệm, chánh định , đây gọi là đạo thánh đế.

 

 Biết tứ thánh đế như vậy, lúc Bồ Tát tư duy phân biệt tứ thánh đế thấy pháp hữu vi là khổ là vô thường là không là vô ngã, thấy pháp vô vi có thể làm chỗ che chở làm nhà ở làm chỗ nương, dầu quan sát như vậy mà chẳng chứng Niết bàn. Bồ Tát biết bốn thánh đế như vậy.

 

 Bồ Tát nầy nghe pháp như vậy rồi thọ trì tu học rộng phân biệt xong thì biết mười hai nhơn duyên: vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập, lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyên thủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên lão tử. Nếu chẳng biết chẳng thấy tứ thánh đế và mười hai nhơn duyên thì gọi là vô minh. Nếu có ba nghiệp thân khẩu ý nghiệp phước nghiệp tội nghiệp dục giới nghiệp Sắc giới, Vô Sắc giới thì gọi là hành. Nếu có tâm ý và thức thì gọi là thức. Nếu có thọ tưởng tư xúc tư duy thì gọi là danh. Nếu có tứ đại năng tạo có sắc sở tạo từ ca la lã đến hóa sanh, hoặc tác sắc chẳng phải tác sắc thì gọi là sắc, vì danh và sắc hiệp nhau nên gọi là danh sắc. Nếu có nhãn nhĩ tỷ thiệt thân và ý thì gọi là lục nhập. Nếu nhãn duyên sắc sanh ra nhãn thức đến ý duyên pháp sanh ra ý thức, ba thứ hòa hiệp sanh ra xúc thì gọi là xúc. Nếu có khổ thọ lạc thọ và bất khổ bất lạc thọ thì gọi là thọ. Nếu có ái nhiễm thì gọi là ái. Nếu có ái kiến giới thủ thì gọi là thủ. Nếu có sắc thọ tưởng hành thức thì gọi là hữu. Nếu hữu nầy phát khởi thì gọi là sanh. Nếu có suy biến thì gọi là lão. Nếu có diệt hoại thì gọi là tử. Bồ Tát phân biệt tư duy mười hai nhân duyên như vậy, thấy nghe hay biết địa thủy hỏa phong không và thức cả sáu đại giới ấy chẳng phải là ngã ta chẳng sanh ái trước, ngã chẳng phải là sáu đại giới chẳng sanh ái trước cũng chẳng hi vọng. Thấy nghe hay biết. Niết bàn chẳng phải ngã chẳng sanh ái trước, ngã chẳng phải Niết bàn chẳng sanh ái trước, cũng chẳng phải hi vọng! Bồ Tát nầy thấy các pháp từ nhơn duyên khởi lên liền biết ba giải thoát môn, rộng tu học thấy không vô tướng và vô tác. Bồ Tát nầy thấy các pháp từ nhơn duyên khởi lên liền biết tịch diệt lạc. Siêng năng tu học rộng phân biệt rồi thì vô minh dứt, vô minh dứt thì hành dứt, đến sanh dứt thì lão tử dứt. Bồ Tát nầy dầu quán mười hai nhơn duyên khởi diệt mà chẳng chứng tịch diệt. Bồ Tát biết mười hai nhơn duyên như vậy.

 

 Bố Tát nầy nghe pháp như vậy rồi nhứt tâm tu học rộng phân biệt xong thì biết tam thế: quá khứ vị lai và hiện tại. Nếu pháp sanh rồi diệt mất thì gọi là đời quá khứ. Nếu pháp chưa sanh chưa khởi thì gọi là đời vị lai. Nếu pháp sanh rồi mà chưa diệt mất thì gọi là đời hiện tại. Bồ Tát nầy nghĩ đến đời quá khứ các bất thiện căn khinh hủy đáng ghét trái bỏ rời lìa nó, đời vị lai các bất thiện căn sẽ thọ quả báo bất thiện chẳng thích chẳng ưa chẳng thể vừa ý, đời hiện tại các bất thiện căn sẽ khiến nó chẳng sanh khởi. Bồ Tát nầy hay nhiếp hộ ba nghiệp thân khẩu ý và sáu tình căn thường phát khởi thiện nghiệp không thể gián đoạn các thiện căn quá khứ.

 

 Bồ Tát nầy phát tâm Bồ đề chuyên niệm tâm Bồ đề hy vọng Bồ đề muốn được tâm Bồ đề. Dùng tâm thâm trọng ưa thích cầu nguyện cho tất cả chúng sanh đắc độ được giải thoát, vì được Nhứt thiết trí đủ tất cả Phật pháp vậy.

 

 Bồ Tát nầy thường chẳng rời lìa tâm ấy trọn chẳng giải đãi thất niệm phóng dật. Nếu là đời quá khứ ấm giới nhập v. v…tức là diệt tận chẳng thiệt chẳng còn không ngã không ngã sở, nếu là đời vị lai ấm giới nhập v.v… là chưa sanh chưa khởi không ngã không ngã sở, nếu là đời hiện tại ấm giới nhập v.v…là niệm niệm chẳng dừng ở. Tại sao? Vì thế pháp không có một niệm an trụ vậy. Nếu có một niệm thì trong một niệm ấy cũng có sanh trụ và diệt, chính sanh trụ diệt nầy cũng chẳng an trụ. Như trong an trụ diệt có ấm giới nhập bên trong bên ngoài thì nội ngoại ấm giới nhập nầy cũng có sanh trụ diệt. Nếu chẳng an trụ như vậy tức là chẳng phải ngã chẳng phải ngã sở. Nếu đời quá khứ diệt mất chẳng thiệt chẳng còn thì chẳng phải ngã ngã sở, nếu đời vị lai chưa sanh chưa khởi thì chẳng phải ngã ngã sở, nếu đời hiện tại niệm niệm chẳng trụ thì chẳng phải ngã ngã sở. nếu thấy tam thế chẳng phải ngả chẳng phải ngã sở thì gọi là người trí huệ chơn thiệt. Chẳng thấy ngã ngã sở là ngã ngã sở thì ở nơi các cõi hành không ngã không ngã sở hành tưởng ly dục hành tưởng đoạn dứt hành tưởng diệt. Dầu hành như vậy mà chẳng chứng Niết bàn. Đây gọi là Bồ Tát biến tam thế.

 

 Bồ Tát nầy nghe pháp như vậy rồi thọ trì tu học rộng phân biệt xong thì biết ba thừa: Thiên thừa, Phạm thừa và Thánh thừa. Sơ thiền nhị thiền tam thiền và tứ thiền gọi là Thiên thừa. Từ bi hỉ và xả gọi là Phạm thừa. Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tiến, chánh niệm và chánh định gọi là thánh thừa.

 

 Bồ Tát nầy luôn luôn tu tập ba thừa ấy giáo hóa chúng sanh khiến họ an trụ ba thừa, mà tự thân Bồ Tát chẳng chứng giải thoát. Đây gọi là Bồ Tá biết ba thừa.

 

 Bồ Tát nầy lại còn biết ba thừa: Thanh văn thừa, Duyên Giác thừa, và Đại thừa.

 

 Thế nào là Thanh Văn thừa? Người căn bật nhuyến giải thoát, trong một niệm rời lià hang ba cõi thích muốn xuất thế muốn được Niết bàn thấy chỗ tịch diệt, chuyên cần tinh tiến như cứu cháy đầu, nếu là người chưa hiểu tứ thánh đế muốn dùng tên trí huệ bắn đức tứ thánh đế muốn chứng muốn hiểu dùng lòng ưa muốn tinh tiến, đây gọi là Thanh Văn thừa.

 

 Thế nào là Duyên Giác thừa? Người căn bực trung giải thoát muốn tịch tĩnh ở riêng một chỗ để tự lợi ích nhập định tịch tĩnh phương tiện phân biệt mười hai nhân duyên muốn được đạo Duyên Giác muốn chứng Duyên giác đây gọi là Duyên giác thừa .

 

 Thế nào là Đại thừa? người căn bực thượng giải thoát muốn khiến tất cả chúng sanh đắc độ được giải thoát vì được Nhứt thiết trí đủ tất cả Phật pháp sáu Ba la mật muốn lợi ích tất cả thế giới muốn dứt tất cả chúng sanh khổ não, ở trong ngũ dục lạc của tất cả thế giới tâm thường khinh tiện huống là tại thế gian vô lượng khổ, muốn cho chúng sanh trì giới vô thượng, muốn được nghe thấy kinh đại thừa thọ trì phân biệt tư duy tu tập đọc tụng thông thuộc chuyên cần tinh tiến, nếu có Bồ Tát tu bốn nhiếp pháp phải đến thân cận, muốn cho chúng sanh nhiếp lấy chơn trí huệ an trụ trong tứ nhiếp, thường muốn được nghe các pháp yếu thượng thậm thâm thọ trì phân biệt, muốn khiến tất cả chúng sanh nhập thiền định, tự bỏ sự vui của mình để lợi, ích chúng sanh, muốn dùng sức của mình tùy theo sở thích của người mà làm cho họ an trụ trong ba thừa, dầu giáo hóa ba thừa mà tự mình an trụ trong đạo vô thượng chẳng hư chẳng động như kim cương, thường nguyện được vô thượng Bồ đề, nguyện cầu Bồ đề, đây gọi là Đại thừa. Đây gọi là Bồ Tát biết ba thừa.

 

 Bồ Tát nầy nghe pháp như vậy rồi thọ trì tu học rộng phân biệt xong thì biết phương tiện, nơi phật pháp và Tăng năm vóc gieo xuống đất dùng đây là nghiệp hạnh, với chỗ mình làm thì nguyện cầu đạo vô thượng, quy y như vậy phát tâm Bồ đề, lúc đi đứng ngồi nằm ăn uống tắm rửa đều không có tâm niệm khác mà chỉ nguyện cầu vô thượng Bồ đề thường tu học rộng lớn như vậy.Bồ Tát nầy lúc mới nhập định hay nhập định rồi thường nguyện tất cả chúng sanh đắc độ được giải thoát, vì được nhất thiết trí đủ tất cả Phật pháp, ở trong tất cả thế giới chuyên muốn điều phục tất cả chúng sanh, muốn trong tất cả chúng sanh không ai hơn mình được, muốn đựợc tối thắng, muốn giáo giới tất cả chúng sanh, muốn tất cả chúng sanh được tịch diệt, muốn ở trong tất cả pháp được thành chánh giác đủ tất cả Phật pháp, phát tâm Bồ đề thường tu học rộng lớn như vậy. Bồ Tát nầy có làm bao nhiêu thiện căn đều nguyện cho tất cả chúng sanh rời lìa bố úy ra khỏi ba ác đạo dứt vô lượng khổ đoạn trừ các phiền não để được Niết bàn. Hiện tại vị lai ai muốn được Thanh Văn thừa nguyện cho họ được đầy đủ. Hiện tại vị lai ai muốn được Duyên Giác thừa nguyện cho họ được đầy đủ. Hiện tại vị lai ai muốn được Đại thừa nguyện cho họ được đầy đủ. Nguyện thỉnh cầu hiện tại vị lai tất cả chư Phật Như Lai trụ thế một kiếp thuyết pháp. Nguyện thánh chúng theo Phật trụ thế luôn được hòa hiệp. Bồ Tát nầy suy nghĩ rằng: Mọi nơi tất cả chúng sanh nếu tu thiện căn, hoặc muốn sanh trong Người hay trên Trời hoặc muốn an trụ trong ba thừa, tôi đều nguyện cho họ được đầy đủ cả.

 

 Bồ Tát nầy do vì pháp yếu thậm thâm vô thượng nên trong ba thời luôn đọc tụng không thuộc suy nghĩ pháp ấy. Nay tôi quy y tất cả chư Phật Tôn Pháp và Thánh Tăng, đầu mặt lễ kính Chư Phật oai đức không ai hơn, tướng Phật rất đẹp. Bồ Tát nầy thường nghĩ rằng nguyện khắp mọi nơi thường có chư Phật không có chỗ nào trống để tôi khuyến thỉnh trụ thế một kiếp tuyên nói Pháp vi diệu. Thường quở trách các điều ác hoặc đã hay sẽ làm, nay tôi đã rời lìa tất cả sự ác dầu là trong khoảng một niệm. nguyện đem tất cả thiện căn khiến các chúng sanh thọ mạng vô lượng an trụ trong tất cả thiện pháp, mau chuyển pháp luân như chư Bồ Tát. Khiến chư thánh nhơn được giới định huệ giải thoát và giải thoát tri kiến. Nguyện cho Phật pháp thường trụ tại thế gian để được lợi ích chúng sanh. Kẻ sanh trong ngũ đạo đều được thiện căn. Kính lễ chư Phật thường cầu nguyện như vậy. Bồ Tát nầy có bao nhiêu nguyện lành đều khiến các chúng sanh cùng mình được oai đức vi diệu oai đức thiện diệu. Tất cả Phật Pháp Tăng Tam bửu hiện tại và vị lai đều khiến trụ thế một kiếp không cõ các lưu nạn, chư Bồ Tát bửu mau được đủ sáu Ba La mật mau thành vô thượng Bồ đề cũng không lưu nạn. muốn cho tất cả chúng sanh dứt trừ bố úy khổ não hành các hỉ lạc, dứt tất cả bất thiện căn thành tất cả thiện căn, theo đúng sở nguyện thành tựu ba thừa mau đủ sáu Ba la mật thọ mạng vô lượng được giải thoát thành đạo vô thượng. Bồ Tát kính lễ chư Phật thường cầu nguyện như vậy.

 

 Bồ Tát nầy thường cầu nguyện cho tất cả chúng sanh dứt các khổ não. Tất cả chư Phật ở tại tất cả thế gian nhẫn đến pháp thân, nguyện đem thân mình phụng thí chư Phật, muốn cho tất cả chúng sanh đắc độ thành đạo vô thượng, tại chỗ thọ sanh tín kính Tam bửu, dùng hương hoa cúng dường hằng sa chư Phật Thế Tôn cũng cúng dường Pháp và Tăng chư Bồ Tát, khiến đồ cúng lượng như núi Tu Di. trong tất cả thế gian tất cả chúng sanh nếu có cần dùng những thất bửu phòng nhà y phục đồ uống ăn thuốc men giường nệm, đều cung cấp đầy đủ không để thiếu. Nếu có người thích nhẫn nhục tinh tiến trì giới, tôi sẽ tùy theo sở thích của họ mà giải thuyết khiến họ thành tựu thắng pháp cho tam bửu đầy đủ, tu sáu Ba la mật mau thành Phật đạo, rời lìa ác pháp khéo hành thiệt nghĩa , thân khẩu ý ba nghiệp chẳng thối Bồ đề thích nơi Bồ đề mọi nơi mọi chỗ thấy Phật và Bồ Tát thường học thiện căn. Đặt chúng sanh trong thiện pháp. Bồ tát nầy tự biết đến những thiện căn của người, xu hướng trí huệ, tư duy trí huệ, vì muốn cho tất cả chúng sanh đắc độ được giải thoát để được nhất thiết trí đủ tất cả Phật pháp. Bồ Tát nầy có trí huệ như vậy.

 

 Nếu là người không đủ sức tu học như vậy thì phải tự tư duy: Nay tôi nên chuyên tinh tiến thêm mỗi lúc lần lần dứt trừ vô minh, lần lần học trí huệ ấy, khiến trí huệ ấy thêm rộng lớn đầy đủ, đến trọn đời không hề giải đãi lo rầu.

 

 Bồ Tát phát tâm Bồ đề như vậy niệm tâm Bồ đề như vậy, tu tâm bồ đề như vậy hi vọng tâm Bồ đề như vậy. Bồ Tát nầy có vô lượng vô biên thiện trí huệ. Tại sao? Vì trí huệ nầy là tối thắng đệ nhứt trong các thiện trí huệ, khiến tất cả thế gian chúng sanh phát khởi vô lậu trí huệ phát khởi vô học trí huệ, sanh vô lậu trí huệ sanh vô học trí huệ.

 

 Nầy Thiện Tý! Bồ Tát nầy hành trí huệ đấy chẳng lấy làm khó mà lấy làm vui thích mau đủ Bát Nhã Ba la mật " .

 

 Đức Phật nói kinh nầy rồi, Thiện Tý Bồ Tát vui mừng tán thán "Lành hay lành thay, tín thọ phụng hành ".

 

PHÁP HỘI THIỆN TÝ BỒ TÁT
 THỨ HAI MƯƠI SÁU 
 HẾT
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1563)
27 Tháng Chín 2022(Xem: 84102)
Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.
16 Tháng Chín 2020(Xem: 6031)
20 Tháng Tám 2018(Xem: 7819)