- Lời Nói Đầu Của Dịch Gỉa
- 01. Pháp Hội Tam Tụ Luật Nghi
- 02. Pháp Hội Vô Biên Trang Nghiêm
- 03. Pháp Hội Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ
- 04. Pháp Hội Tịnh Cư Thiên Tử
- 05. Pháp Hội Vô Lượng Thọ Như Lai
- 06. Pháp Hội Bất Động Như Lai
- 07. Pháp Hội Mặc Giáp Trang Nghiêm
- 08. Pháp Hội Pháp Giới Thể Tánh Vô Phân Biệt
- 09. Pháp Hội Đại Thừa Thập Pháp
- 10. Pháp Hội Văn Thù Sư Lợi Phổ Môn
- 11. Pháp Hội Xuất Hiện Quang Minh
- 12. Pháp Hội Bồ Tát Tạng
- 12.01. Phẩm Khai Hoá Trưởng Giả Thứ Nhất
- 12.02. Phảm Kim Tỳ La Thiên Thọ Ký Thứ Hai
- 12.03. Phẩm Thí Nghiệm Bồ Tát Thứ Ba
- 12.04. Phẩm Như Lai Bất Tư Nghì Tánh Thứ Tư
- 12.05. Phẩm Tứ Vô Lượng Thứ Năm
- 12.06. Phẩm Đàn Na Ba La Mật Đa Thứ Sáu
- 12.07. Phẩm Thi La Ba La Mật Thứ Bẩy
- 12.08. Phẩm Sằn Đề Ba La Mật Thứ Tám
- 12.09. Phẩm Tỳ Lê Gia Ba La Mật Thứ Chín
- 12.10. Phẩm Tĩnh Lự Ba La Mật Thứ Mười
- 12.11. Phẩm Bát Nhã Ba La Mật Thứ Mười Một
- 12.12. Phẩm Đại Tự Tại Thiên Thọ Ký Thứ Mười Hai
- 13. Pháp Hội Phật Thuyết Nhơn Xử Thái
- 14. Pháp Hội Phật Thuyết Nhập Thai Tạng
- 15. Pháp Hội Văn Thù Sư Lợi Thọ Ký
- 16. Pháp Hội Bồ Tát Kiến Thiệt
- 16.01. Phẩm Tự
- 16.02. Phẩm Tịnh Phạn Vương Đến Phật
- 16.03. Phẩm A Tu La Vương Thọ Ký
- 16-04 Phẩm Bổn Sự
- 16-05 Phẩm Ca Lâu La Vương Thọ Ký
- 16-06 Phẩm Long Nữ Thọ Ký
- 16-07 Phẩm Long Vương Thọ Ký
- 16-08 Phẩm Cưu Bàn Trà Thọ Ký
- 16-09 Phẩm Càn Thát Bà Thọ Ký
- 16-10 Phẩm Dạ Xoa Thọ Ký
- 16-11 Phẩm Khẩn Na La Vương Thọ Ký
- 16-12 Phẩm Hư Không Hành Thiên Thọ Ký
- 16-13 Phẩm Tứ Thiên Vương Thọ Ký
- 16-14 Phẩm Tam Thập Tam Thiên Thọ Ký
- 16-15 Phẩm Dạ Ma Thiên Thọ Ký
- 16-16 Phẩm Đâu Xuất Đà Thiên Thọ Ký
- 16-17 Phẩm Hoá Lạc Thiên Thọ Ký
- 16-18 Phẩm Tha Hoá Tự Tại Thiên Thọ Ký
- 16-19 Phẩm Chư Phạm Thiên Thọ Ký
- 16-20 Phẩm Quang Âm Thiên Thọ Ký
- 16-21 Phẩm Biến Tịnh Thiên Thọ Ký
- 16-22 Phẩm Quảng Quả Thiên Thọ Ký
- 16-23 Phẩm Tịnh Cư Thiên Tử Tán Kệ
- 16-24 Phẩm Giá La Ca Ba Lợi Bà La Xà Ca Ngoại Đạo
- 16-25 Phẩm Lục Giới Sai Biệt
- 16-26 Phẩm Tứ Chuyển Luân Vương
- 17. Pháp Hội Phú Lâu Na
- 18. Pháp Hội Hộ Quốc Bồ Tát
- 19. Pháp Hội Úc Già Trưởng Lão
- 20. Pháp Hội Vô Tận Phục Tạng
- 21. Pháp Hội Thọ Ký Ảo Sư Bạt Đà La
- 22. Pháp Hội Đại Thần Biến
- 23. Pháp Hội Ma Ha Ca Diếp
- 24. Pháp Hội Ưu Ba Ly
- 25. Pháp Hội Phát Thắng Chí Nguyện
- 26-pháp Hội Thiện Tý Bồ Tát
- 27-pháp Hội Thiện Thuận Bồ Tát
- 28-pháp Hội Dũng Mãnh Thọ Trưởng Gỉa
- 29-pháp Hội Ưu Đà Diên Vương
- 30-pháp Hội Diệu Huệ Đồng Nữ
- 31-pháp Hội Hằng Hà Thượng Ưu Bà Di
- 32-pháp Hội Vô Uý Đức Bồ Tát
- 33-pháp Hội Vô Cấu Thí Bồ Tát Ứng Biện
- 34-pháp Hội Công Đức Bửu Hoa Phu Bồ Tát
- 35-pháp Hội Thiện Đức Thiên Tử
- 36-pháp Hội Thiện Trụ Ý Thiên Tử
- 36-01-phẩm Duyên Khởi
- 36-02-phẩm Khai Thiệt Nghĩa
- 36-03-phẩm Văn Thù Thần Biến
- 36-04-phẩm Phá Ma
- 36-05-phẩm Bồ Tát Thân Hành
- 36-06-phẩm Bồ Tát Tướng
- 36-07-phẩm Nhị Thừa Tướng
- 36-08-phẩm Phàm Phu Tướng
- 36-09-phẩm Thần Thông Chứng Thuyết
- 36-10-phẩm Xưng Tán Phó Pháp
- 37-pháp Hội A Xà Thế Vương Tử
- 38-pháp Hội Đại Thừa Phương Tiện
- 39-pháp Hội Hiền Hộ Trưởng Gỉa
- 40-pháp Hội Tịnh Tín Đồng Nữ
- 41. Pháp Hội Di Lặc Bồ Tát Vấn Bát Pháp
- 42. Pháp Hội Di Lặc Bồ Tát Vấn Sở Vấn
- 43. Pháp Hội Phổ Minh Bồ Tát
- 44. Pháp Hội Bửu Lương Tụ:
- 44.01 Phẩm Sa Môn Thứ Nhất
- 44.02 Phẩm Tỳ Kheo Thứ Hai
- 44.03 Phẩm Chiên Đà La Sa Môn Thứ Ba
- 44.04 Phẩm Doanh Sự Tỳ Kheo Thứ Tư
- 44.05 Phẩm A Lan Nhã Tỳ Kheo Thứ Năm
- 44.06 Phẩm Tỳ Kheo Khất Thực Thứ Sáu
- 44.07 Phẩm Phất Tảo y Tỳ Kheo Thứ Bảy
- 45. Pháp Hội Vô Tận Huệ Bồ Tát
- 46. Pháp Hội Văn Thù Thuyết Bát Nhã
- 47. Pháp Hội Bửu Kế Bồ Tát
- 48. Pháp Hội Thắng Man Phu Nhân
- 49. Pháp Hội Quảng Bác Tiên Nhân
- 50. Pháp Hội Nhập Phật Cảnh Giới Trí Quang Minh Trang Nghiêm
- 51. Pháp Hội Tự Tại Vương Bồ Tát
- 52. Pháp Hội Bửu Nữ
- 53. Pháp Hội Bất Thuần Bồ Tát
- 54. Pháp Hội Hải Huệ Bồ Tát
- 55. Pháp Hội Hư Không Tạng Bồ Tát
- 56. Pháp Hội Vô Ngôn Bồ Tát
- 57. Pháp Hội Bất Khả Thuyết Bồ Tát
- 58. Pháp Hội Bửu Tràng
- 59. Pháp Hội Hư Không Mục
- 60. Pháp Hội Nhựt Mật Bồ Tát
- 61. Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
- 62. Pháp Hội Quán Vô Lượng Thọ Phật
- Lời Ghi Nhận Sau Kinh Của Người Dịch
KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch:
Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Xuất bản:
Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999
XXVII
Pháp hội
THIỆN THUẬN BỒ TÁT
Thứ hai mươi
bảy
Hán Dịch: Nhà
Đường, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
Việt Dịch: Việt
Nam Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
Như vậy tôi nghe một lúc đức Phật ở vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc tại nước Xá Vệ cùng các đại chúng: năm trăm Thanh Văn , mười ngàn Bồ Tát cung kính vây quanh..
Bấy giờ trong thành Xá Vệ có một Bồ Tát tên Thiện Thuận, đã ở nơi vô lượng Phật quá khứ trồng các thiện căn kính thờ cúng dường được chẳng thối chuyển Vô thượng Bồ đề, an trụ đại từ lòng chẳng giận hờn, an trụ đại bi rộng cứu không mỏi, an trụ đại hỉ lành an pháp giới, an trụ đại xả khổ vui bình đẳng, tiết lượng ăn đúng giờ, ít muốn biết đủ, thường được chúng sanh ưa thấy, luôn đem ngũ giới và bát giới trai ở trong thành ấy thương xót giáo hóa sau đó lại khuyến hóa mọi người hành bố thí trì giới nhẫn nhục tinh tiến thiền định trí huệ từ bi hĩ xả phạm hạnh thanh tịnh.
Bấy giờ Thiện Thuận Bồ Tát vì khiến chúng sanh thấy Phật nghe pháp nên cùng đại chúng sau trước vây quanh sắp đi đến chỗ đức Phật.
Thiên Đế Thích dùng thiên nhãn thấy Thiện Thuận Bồ Tát thường tinh tiến hành đầu đà đủ tịnh giới tế độ vững chắc, Thiên Đế nghĩ rằng nay Bồ Tát Thiện Thuận ấy ở nơi phạm hạnh chẳng hề biếng trễ, phải chăng là vì cầu ngôi Đế Thích hay muốn làm vua và hưởng dục lạc? Nghĩ như vậy rồi Thiên Đế hóa làm bốn người trai tráng đến trước Thiện Thuận Bồ Tát nói lời xấu ác mắng nhiếc lại dùng dao gậy chém đập và ngói đá ném chọi Bồ Tát. Thiện Thuận Bồ Tát an trụ sức từ nhẫn đều chịu đựng những sự gia hại ấy không hề giận hờn. Thiên Đế lại hóa làm bốn người trai tráng khác đến bão Bồ Tát «Ôi thưa Ngài Thiện Thuận! Bọn người ác kia đánh mắng Ngài thậm tệ nếu Ngài bão chúng tôi báo thù cho Ngài thì chúng tôi sẽ vì ngài mà giết chết bọn ác ấy « Thiện Thuận Bồ Tát liền nói với bốn trai tráng ấy rằng: «Nầy các thiện nam tử! Các anh chớ nói như vậy, nếu giết hại thì thành ác nghiệp. Dầu cho có người đến chém nát thân thể tôi như lá táo tôi trọn chẳng sanh lòng giận thù giết hại. Tại sao? Vì kẻ giết hại bị đọa địa ngục ngạ quỉ súc sanh cho đến dầu được thân người họ cũng chẳng yêu thương cha mẹ đẻ của họ, thường bị mọi người ghét bỏ. Nầy thiện nam tử! tất cả pháp phàm có hai loại thiện và bất thiện. Do pháp bất thiện mà đọa ác đạo. Nếu y theo pháp thiện thì được pháp lợi."
Muốn tuyên lại nghiã ấy Thiện Thuận Bồ Tát nói kệ rằng:
Thiện ác như gieo trồng
Đều theo nghiệp mà sanh
Nào có hột giống đắng
Mà sanh trái chín ngọt
Hiện thấy pháp như vậy
Người trí phải suy xét
Khổ báo đền ác nghiệp
Làm lành thường an vui "
Bị từ chối bọn người nầy liền bỏ đi.
Bấy giời Thiên Đế lại hóa ra khối châu báu vàng bạc rồi sai các trai tráng đến nói với Bồ Tát ấy rằng Ngài có thề phương tiện lấy của báo ấy tùy ý tiêu dùng. Thiện Thuận Bồ Tát bảo rằng: Các anh chớ nói như vậy. Tại sao? Vì nghiệp trộm cắp hay khiến chúng sanh nghèo cùng hạ tiện không chỗ nương tựa. Dầu tôi có nghèo đến không đủ sống cũng trọn chẳng trộm cắp. Kẻ phàm phu ngu mê tham cầu trộm cắp. Nào có người trí lại làm nghiệp ác ấy ".
Bồ Tát nói kệ rằng:
«Chứa của đến ngàn ức
Lòng tham lam chẳng xà
Người trí nói người ấy
Thường nghèo khổ ở đời
Người dầu không một vật
Mà lòng luôn xả ly
Người trí nói kẻ ấy
Ở đời rất giàu sang
Người trí lìa các ác
Tất cả đều đoan nghiêm
Người ngu do tạo nghiệp
Toàn thân đều thô xấu
Người trí khuyên làm lành
Người ngu luôn làm ác
Thà bị người trí mắng
Chẳng cần người ngu khen".
Nghe Bồ Tát nói như vậy các người ấy liền bỏ
đi.
Thiên Đế lại tự thân đến chỗ Bồ Tát tay cầm trăm
ngàn lượng vàng bão rằng: « Vừa rồi ở trước vua Ba Tư Nặc trong thành xá vệ tôi
cùng người tranh luận cần có một người làm chứng, nếu Ngài có thể làm chứng
nhơn cho tôi thì tôi xin tặng cả số vàng nầy ».
Thiện Thuận Bố Tát nói với Thiên Đế: Ngài nên biết rằng phàm vọng ngữ là nghiệp bất thiện, đã tự dối mình còn dối cả Thiên Long Bát Bộ. Vọng ngữ còn có thể làm gốc cho tất cả điều ác cảm lấy ác báo: Hư tịnh giới, hoại sắc thân, hơi miệng hôi thúi, lời nói ra bị người coi rẻ *.
Thiện Thuận Bồ Tát nói kệ rằng:
« Người phạm vọng ngữ
Hơi miệng thường hôi
Vào ác đạo khổ
Không ai cứu được
Phàm người vọng ngữ
Tự dối lấy mình
Cũng phỉnh Thiên Long
Bát Bộ Quỉ Thần
Nên biết vọng ngữ
Làm gốc nhữ ác
Phá giới thanh tịnh
Chết đọa tam đồ
Dầu ông cho tôi
Vàng đầy diêm phù
Tôi trọn chẳng thể
Làm người vọng ngữ « .
Nghe những lời trên Thiên Đế bỏ đi rồi lại sai
Xá Chi phu nhơn Nhựt Quang Phu nhơn và Ngũ Kế các phu nhơn lại đến chỗ Thiện Thuận
Bồ Tát thử phá tịnh giới của Bồ Tát ấy.
Thiện thuận Bồ Tát nói kệ rằng:
« Người ngu hôn mê nhớ bất tịnh
Nhiễm trước thân mũ máu hôi dơ
Dục lạc mau hết đều vô thường
Đọa mãi địa ngục súc ngạ quỉ
Dầu có biến hóa như các người
Thân hình xinh đẹp đầy thế gian
Ta trọn không sanh một niệm nhiễm
Thường tưởng như mộng như oán thù
".
Các phu nhơn Xá chi v.v…dầu dùng hết cách quyến rũ mà Bồ Tát ấy không hề tham nhiễm nên cùng trở về thiên cung thưa với Thiên Đế rằng: Chúng tôi thấy Thiện thuận chí nguyện vững chắc sẽ thành Chánh giác không nghi. Tại sao? Vì Bồ Tát ấy đối với chúng tôi không có chút niệm tham ái chỉ có tâm yểm ly. Dầu nghe nói như vậy nhưng Thiên Đế vẫn lo buồn như bị trúng tên độc sợ người ấy sẽ đoạt ngôi vị của mình, ta nên đến thử lại coi, ông ấy thiệt nguyện cầu sự gì? Nghĩ xong Thiên Đế đến trước Bồ Tát ấy bỏ kiêu mạn đảnh lễ nơi chưn rồi nói kệ hỏi rằng:
"Nay Ngài siêng tu hạnh thanh tịnh
Trong các ước nguyện cầu những gì
Là cầu Thích Phạm các Thiên Vương
Hay cầu các ngôi vua ba cõi "
Thiện Thuận Bồ Tát nói kệ đáp Thiên Đế:
« Tôi xem Thích Phạm các Thiên Vương
Ngôi vua loài người báo ba cõi
Tất cả vô thường không vững chắc
Nào có người trí cầu như vậy ».
Thiên đế lại hỏi « Như lời Ngài nói thì Ngài cầu sự gì? "..
Thiện Thuận Bồ Tát nói kệ đáp Thiên Đế:
« Tôi vốn chẳng tham vui thế gian
Chỉ cầu được thân bất sanh diệt
Siêng tu phương tiện cứu quần sanh
Nguyện cầu lên kia đường Bồ Đề «.
Nghe kệ xong lòng Thiên Đế an vui biết chắc Bồ Tát chẳng cầu ngôi Thiên Đế, vui mừng hớn hở nói kệ rằng:
«Ngài nói tế độ các chúng sanh
Tâm ấy rộng lớn không gì bằng
Nguyện phá ma quân chứng cam lộ
Do đó hằng chuyễn diệu pháp luân «
Nói kệ tán thán xong, Thiên Đế cung kính đi nhiễu
vòng quanh lạy chưn Bồ Tát rồi bỗng ẩn mất.
Sáng sớm Thiện Thuận Bồ Tát vào Thành Xá Vệ du hóa qua lại được cái linh bằng vàng Diêm phù thưở kiếp sơ. Cái linh vàng ấy giá trị hơn cõi Diêm Phù. Bồ Tát cầm linh vàng ất đứng tại ngã tư đường to tiếng xướng rằng: « Ai là người nghèo cùng nhất nơi thành Xá Vệ tôi sẽ thí cho cái linh vàng nầy «.
Bấy giờ có vị tối thắng lão cựu trưởng giả vội
chạy đến nói trong thành nầy tôi là kẻ nghèo cùng nhứt xin thí cho tôi cái linh
ấy. Bồ Tát nói ông chẳng phải người nghèo cùng, vì trong thành nầy còn có một
thiện nam nghèo nhứt trong các người nghèo sẽ được thí cho cái linh nầy. Trưởng
giả hỏi người đó là ai vậy. Bồ Tát đáp chính là vua Ba Tư Nặc. Trưởng giả nói «
Vua Ba Tư Nặc giàu sang nhứt kho tàng đầy dẫy dùng không cùng tận sao ông lại
bão là nghèo nhứt trong các kẻ nghèo «.
Ở giữa đại chúng Thiện Thuận Bồ Tát nói kệ đáp
rằng:
« Dầu có phục tàng ngoài ngàn ức
Do lòng tham ái không chán đủ
Dường như biển cả nuốt trăm sông
Người ngu như vậy nghèo cùng
nhứt
Do đó lại khiến thêm lòng tham
Xoay vần lan tràn nối nhau sanh
Trong đời hiện tại và vị lai
Người vô trí ấy thường nghèo thiếu «.
Nói kệ xong Thiện Thuận Bồ Tát cùng đại chúng đi Đến chỗ vua Ba Tư Nặc. Nhằm lúc nhà vua ấy với năm trăm trưởng giả đại thần tính lường các kho tàng của báu. Bồ Tát liền đến trước nhà vua tâu rằng: « Vừa rồi tôi qua lại du hóa trong thành nầy được cái linh vàng Diêm Phù từ kiếp sơ giá trị hơn cả châu Diêm Phù. Tôi muốn đem linh nầy thí cho ngừời nghèo nhứt trong thành đây. Tôi lại nghĩ rằng người nghèo cùng không ai hơn nhà vua, nên tôi đem cái linh vàng nầy đến dâng . Nhà vua đã là người nghèo cùng nhứt xin nhận lấy cái linh vàng nầy «.
Tâu xong Thiện Thuận Bồ Tát lại nói kệ rằng:
« Nếu người nhiều tham cầu
chứa của không chán đủ
Người cuồng loạn như vậy
Gọi là nghèo cùng nhất
Vua luôn thâu thuế nhiều
Phạt ngang kẻ vô tội
Tham mến nơi quốc thành
Chẳng thấy nghiệp đời sau
Ở đời được tự tại
Chẳng giúp đỡ chúng sanh
Thấy các người nghèo khổ
Không hề biết thương xót
Say mê các nữ nhơn
Chẳng sợ đọa ác đạo
Tà loạn chưa từng tỉnh
Há chẳng phải nghèo cùng
Nếu người biết tịnh tín
Quy y Phật Pháp Tăng
Nơi thân mạng của cải
Thường nghĩ là chẳng bền
Biết là chẳng bền rồi
Chẳng mê hoặc thân của
Nên được thân mạng tài
Vĩnh viễn thường vững chắc
Nếu siêng tu niệm xứ
Ưa thích bất phóng dật
Người nầy gọi là giàu
Của nhiều thường an vui
Như lúc lửa cháy hừng
Chẳng chê nhàm rừng cây
Nay vua cũng như vậy
Tham ái không chán đủ
Nước chẳng chán mây mù
Biển chẳng chán nhiều nước
Nhà vua cũng như vậy
Có lúc nào chán đủ
Nhựt nguyệt thường luân chuyển
Chẳng chán đi bốn phương
Nhà vua cũng như vậy
Đến chết không thôi dứt
Như lúc lửa cháy lên
Chẳng chán bỏ cỏ cây
Người trí cũng như vậy
Luôn luôn làm điều lành
Như nuớc chẳng chán mây
Như biển chẳng chán nước
Người trí cũng như vậy
Chẳng chán tăng trưởng lành
Ngôi vua dù tự tại
Rốt ráo về vô thường
Tất cả đều bất tịnh
Người trí nên xả ly».
Nghe xong nhà vua hổ thẹn bảo Bồ Tát rằng: «Lành thay, thưa Ngài, dầu Ngài khuyên điều lành mà tôi còn chưa tin. Theo những điều Ngài vừa nói đó là Ngài tự nói hay có người chứng minh «.
Thiện Thuận Bồ Tát nói: «Nhà vua chẳng nghe ư? Đức Như Lai Ứng Đẳng Chánh Giác Nhứt thiết trí nay hiện ở ngoài thành Xá Vệ tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc cùng vô lượng Thiên Nhơn Bát Bộ sẽ chứng minh Đại Vương là người nghèo cùng «.
Vua Ba Tư Nặc nói: «Tôi xin cùng Ngài đến chỗ đức Phật để được nghe lời răn dạy và quy y cúng dường «.
Thiện Thuận Bồ Tát nói với vua rằng: « Đại Vương nên biết cảnh giới Phật chẳng phải hàng phàm ngu lường biết được. Đức Phật đã phá phiền não mạn thương xót chúng sanh thành tựu thánh trí hay biết rõ đời nay và đời sau. Nếu người có ý nguyện thiện căn thù thắng thì dù ở rất xa đức Phật cũng thường gia hộ.Nếu đức Phật biết lòng tôi muốn được Đại Vương tin nơi lời tôi, đức Phật sẽ đến đây tác chứng cho tôi. «.
Bồ Tát liền trịch y vai hữu gối hữu chấm đất chắp tay cung kính nói kệ thỉnh Phật:
Như Lai chơn thiệt trí
Thương yêu các quần sanh
Nguyện biết thâm tâm tôi
Đoái thương đến tác chứng «.
Lúc Bồ Tát tuyên kệ thỉnh xong đại địa bỗng rung động nứt ra, năm trăm Thanh Văn mười ngàn Bồ Tát Thiên Long Bát Bộ đoanh vây đức Như Lai từ đất vọt lên. Thiện Thuận Bồ Tát đến trước đức Phật chấp tai cung kính bạch rằng: «Bạch đức Thế Tôn! Vừa rồi tôi đi du hóa trong thành Xá Vệ nầy được cái linh vàng Diêm Phù từ kiếp sơ giá trị hơn cả châu Diêm Phù. Tôi muốn đem linh nầy thí cho người nghèo cùng nhứt trong thành Xá Vệ. Tôi lại nghĩ rằng vua Ba Tư Nặc là người nghèo cùng nhứt trong thành nầy. Tại sao? Vì cậy ngôi vua nên đối với các chúng sanh chưa từng thương xót, tàn hại bóc lột cướp đoạt xâm tổn ngang của người, bị tham ái che lấp chẳng biết chán đủ. Tôi cho nhà vua là người nghèo cùng nhứt nên đem linh vàng dâng lên vua. Nhà vua ấy hỏi tôi ông bảo tôi nghèo có ai chứng minh chăng? Tôi đáp rằng đức Như Lai Đại Sư Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác dứt bỏ phiền não không còn sót thừa bình đẳng thương yêu chúng sanh sẽ chứng minh lời của tôi. Ngưỡng mong đức Thế Tôn dạy bảo cho được lợi ích vui mừng «.
Vì muốn điều phục nên đức Phật nói với vua Ba Tư Nặc rằng: «Hoặc có ở nơi pháp Thiện Thuận nghèo cùng còn vua thì giàu sang, hoặc có ở nơi pháp vua nghèo cùng mà Thiện Thuận thì giàu sang. Như thân lên ngôi vua tự tại vàng bạc châu báu kho tàng đầy dẫy, bấy giờ vua giàu sang mà Thiện Thuận thì nghèo cùng. Như siêng tu phạm hạnh thích tịnh giới xuất gia đa văn lìa phóng dật đem ngũ giới bát trai cứu tế không mỏi thì vua thiệt nghèo cùng mà Thiện Thuận thì giàu sang.
Đại Vương nên biết rằng tất cả tài vật của tất cả chúng sanh trong nước Kiều Tát La đem so với ngũ giới bát trai của Thiện Thuận thọ trì kiên cố thanh tịnh không bằng một phần trăm ngàn.
Vua Ba Tư Nặc nghe lời dạy chơn thiệt của Đức Như Lai liền bỏ kiêu mạng chắp tay ân cần chiêm ngưỡng Thiện Thuận mà kệ rằng:
Lành thay xô dẹp ngã mạn tôi
Sẽ được thân Phập rất tối thắng
Tôi đem ngôi vua xả cho ngài
Nguyện hằng làm chúng Bồ Đề ngài
Thiệt tôi nghèo cùng Ngài thì giàu
Nay biết lời nầy chẳng phải dối
Ngôi vua luống làm nhơn gây khổ
Trái với pháp lành sanh ác đạo «.
Nói kệ xong vua Ba Tư Nặc bạch Phật rằng: «Bạch đức Thế Tôn! Nay tôi phát tâm Vô thượng đại Bồ đề nguyện cho chúng sanh an lạc giải thoát sanh tử trói buộc. Nay tôi nguyện đem kho tàng vàng bạc tài vật chia làm ba phần: Một phần cúng dướng đức Như Lai và chúng Tỳ Kheo, một phần thí cho người nghèo cùng khổ não không nơi nương tựa trong thành Xá Vệ, một phần tài vật lưu dụng việc nước. Tất cả vườn ao hoa quả của tôi đều nguyện dâng lên Đức Như Lai và chùng Tỳ Kheo. Mong đức Như Lai đoái thương nạp thọ «.
Bấy giờ năm trăm trưởng giả nước Kiều Tát La thấy sự việc như vậy đều phát tâm Vô thượng Bồ Đề.
Thiện Thuận Bồ Tát bạch Phật: «Ngửa mong đức Thế
Tôn vì hàng đại chúng nói pháp yếu, khiến các chúng sanh những người được gặp
Phật không luống uổng «.
Đức Phật phán dạy: «Các thiện nam tử! Có ba tư
lương vô lượng công đức dầu chư Như Lai có tuyên nói cũng chẳng hết được, huống
là hàng Thanh Văn Duyên Giác. Những gì là ba tư lương? Một là hộ trì chánh
pháp, hai là phát tâm Bồ Đề, ba là khuyên các chúng sanh khởi nguyện vô
thượng.
Lại còn có ba mươi hai pháp, nếu các thiện nam tử thiện nữ nhơn có thể siêng tu tập thì là chẳng luống uổng thấy đức Như Lai. Những gì là ba mươi hai pháp? Một là ở nơi chư Phật sanh lòng tin bất hoại, hai là hộ trì chánh pháp cho còn lâu, ba là đối với Tăng tôn trọng thì chẳng khinh mạn,bốn là đối với người ứng cúng thì cung kính thân cận, năm là nơi thương nơi ghét tâm thường bình đẳng, sáu là hằng đối với chánh pháp thích nghe cung kính, bảy là an trụ vắng vẻ rời lìa ồn ào, tám là ở nơi Phật thừa diễn nói không mỏi, chín là lúc thuyết pháp chẳng vì danh lợi, mười là chí cầu chơn thiệt đúng lý siêng tu, mười một là xả thí, mười hai là trì giới, mười ba là nhẫn nhục, mười bốn là tinh tiến, mười lăm là chánh định, mười sáu là chánh huệ, mười bảy là đối với chúng sanh tùy hỉ hộ niệm, mười tám là thành thục chúng sanh chẳng quên mất chánh pháp, mười chín là ở nơi tự thân khéo tự điều phục, hai mươi là dùng pháp yếu lành điều phục mọi người hai mươi mốt là chẳng nhiễm phiền não, hai mươi hai là thường thích xuất gia, hai mươi ba là ở a lan nhã, hai mươi bốn là biết đủ đối với bốn thánh chủng, hai mươi lăm là siêng tu đầu đà, hai mươi sáu là bỏ pháp bất thiện, hai mươi bảy là hoằng thệ vững chắc, hai mươi tám là vắng vẻ không giải đãi, hai mươi chín là trồng các gốc lành, ba mươi là thường chẳng phóng dật, ba mươi mốt là xa rời kiến chấp Nhị thừa, ba mươi hai là tán thán đại thừa «.
Nghe pháp nầy năm trăm Tỳ Kheo xa trần lìa cấu được pháp nhãn tịnh và một vạn hai ngàn chúng sanh đồng phát tâm vô thượng Bồ Đề.
Đem pháp giáo hóa khiến các chúng sanh được thiện lợi xong, đức Thế Tôn cùng chư Tỳ Kheo và chúng Bồ Tát bỗng ẩn mất. Vua Ba Tư Nặc thấy sự ấy rồi vui mừng hớn hở liền đem hai cái y giá trị trăm ngàn lượng vàng thí cho Thiện Thuận Bồ Tát mà thưa rằng: «Lành thay thưa Ngài xin thương tôi mà nạp thọ «.Thiện Thuận Bồ Tát nói với vua rằng: «Tâu Đại Vương! Tôi chẳng nên nhận hai cái y nầy. Tại sao? Vì tôi đã có y bá nạp hằng máng trên nhánh cây như là đựng trong rương tủ, tất cả mọi người không có ý tưởng trộm lấy. Tôi đã tự không lòng tham lẫn cũng làm cho người chẳng sanh lòng ái trước, có ai bố thí thì gọi là thanh tịnh bố thí «.
Vua Ba Tư Nặc lại nói nếu Ngài chẳng nhận thì xin vì tôi mà đạp lên hai y nầy, khiến tôi mãi mãi an lạc lợi ích.
Bồ Tát liền vì vua nên hai chưn đạp lên hai cái y ấy.
Vua Ba Tư Nặc lại bão Bồ Tát rằng:»Nay hai cái y ấy đã được chính thân Ngài vì tôi mà nhận rồi, tôi nên dùng nó làm việc gì?».
Thiện Thuận Bồ Tát nói với vua rằng: « Đại Vương đem hai cái y nầy thí cho kẻ nghèo cùng không chỗ nương tựa trong thành «.
Vua Ba Tư Nặc y lời Bồ Tát hội hộp chúng người nghèo lại rồi đem hai cái y ấy thí cho họ. Các người nghèo chạm đến hai cái y ấy, người cuồng được tỉnh, người điếc được nghe, người mù được thấy, người thiếu căn được đủ căn, đó là do sức oai thần của Bồ Tát vậy. Mọi người đồng lên tiếng rằng: «Chúng tôi lấy gì báo ơn Bồ Tát! «.Trên hư không có tiếng bảo rằng: Chúng nhơn nên biết đối với Thiện Thuận Bồ Tát chẳng thể dùng hoa hương ăn uống báo ơn được, chỉ phải mau phát tâm Bồ đề thôi.
Năm trăm người nghèo nghe tiếng nói trên không, họ liền nói kệ rằng:
Nay đây chúng tôi
Phát tâm Bồ Đề
Sẽ thành chánh giác
Tuyên thuyết thắng pháp
Ở nơi chúng sanh
Ban cho an lạc
Tôi thích Bồ Đề
Vì được Phật Pháp «.
Vua Ba Tư Nặc nói với Bồ Tát rằng: «Lành thay thưa Ngài, nếu lúc nào Ngài muốn đến gặp đức Phật xin báo cho tôi biết tôi sẽ xin tùy tùng «.
Thiện Thuận Bồ Tát nói: « Đại Vương nên biết chư Phật khó gặp chánh pháp khó nghe, há có riêng mình nhà vua đi đến chỗ đức Phật! Đại Vương nên cùng chúng sanh làm thiện hữu. Đại Vương nên truyền lịnh cho tất cả người thành Xá Vệ đều tùy tùng, người nào trái lệnh thì dùng pháp luật trị phạt. Tại sao? Vì chư Bồ Tát còn có quyến thuộc đoanh vây huống là đại vương «.
Vua Ba Tư Nặc hỏi: «Ai là quyến thuộc của Bồ Tát? «.
Thiện Thuận Bồ Tát đáp: «khuyên phát tâm Bồ Đề là quyến thuộc của Bồ Tát vì là cho giác ngộ vậy khuyên thấy đức Như Lai là quyến thuộc của Bồ Tát vì chẳng hư vọng vậy. Khuyên nghe chánh pháp là quyến thuộc cuả Bồ Tát vì được đa văn vậy. Khuyên thấy Thánh chúng là quyến thuộc của Bồ Tát vì được thiện hữu vậy. Tứ nhiếp là quyến thuộc cuả Bồ Tát vì nhiếp chúng sanh vậy. Sáu Ba La mật là quyến thuộc của Bồ Tát vì tăng trưởng Bồ đề vậy. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo là quyến thuộc của Bồ Tát vì hướng đạo tràng vậy. Bồ Tát có ngần ấy quyến thuộc trang nghiêm thị vệ hay dẹp quân ma đến sư tử hống lên tọa tối thắng vậy «.
Vua Ba Tư Nặc cùng đại chúng vui mừng hớn hở, chín ngàn chúng sanh lìa cấu phiền não được thanh tịnh nhãn.
Đức Phật nói kinh nầy rồi, Thiện Thuận Bồ Tát, vua Ba Tư Nặc cùng hàng trời Người Thiên Long Bát Bộ nghe lời Phật nói hoan hỉ phụng hành.
PHÁP HỘI THIỆN THUẬN BỒ TÁT
THỨ HAI MƯƠI BẢY
HẾT