Chương 5

08 Tháng Năm 201300:00(Xem: 7983)

LĂNG NGHIÊM ẢNH HIỆN
(Tiểu luận về Kinh Thủ Lăng Nghiêm Vương)
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
Ban Văn Hóa Chùa Phật Tổ 
905 Orange Ave, Long Beach, CA 90813

CHƯƠNG 5


6 NHẬP, 12 XỨ, 18 GIỚI LÀ ĐỂ ĐỐI TRỊ NHỮNG KIẾN CHẤP GÌ?- 5 ẤM LÀ GÌ? TƯƠNG XỨNG VỚI 8 THỨC CÙNG NGŨ TRƯỢC NHƯ THẾ NÀO? – PHÁP MÔN: CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG, ĐỘ NHẤT THIẾT KHỔ ÁCH.

Trên kia đã nói về cái vòng huyễn-hiện của Thức biến, về bí-ẩn bộ ba của Căn-trần-thức, về Lẽ tương-sanh-tương-duyên của chúng tức là Lẽ Đắm nhiễm dính mắc Huyễn-khởi-tương-ưng….đồng thời đã phân biệt liễu-tri rành rẽ thế nào là Căn, thế nào là Trần, là Thức, thế nào là vật, là Vi-trần, thế nào là Mộng, là trạng thái Thức…và nói về lẽ Ẩn-hiện uyển chuyển chập chùng của các ảnh-tượng. Đồng thời, có nhắc sơ lược về những dữ-kiện khám phá mới của Tâm linh học…

Thực ra thì nền giáo lý của Chư Phật Thế TÔng trước sau cũng chỉ cốt dạy chúng ta 1 LỐI NHÌN, để nhìn mình, nhìn người và nhìn sự vật. đó là lối nhìn Thể-nhập Trực-chỉ vào CHIỀU SÂU, lối nhìn theo Tự-tâm-biến-hiện, theo nhân-quả nội-tại tự-biến (causalité immanente etintrinsèque), theo những Tia-chớp-nháng PHỤT RA từ cái Đà nội-tại của những chủng-tử của Hành-nghiệp, lối nhìn Trung-đạo-song-chiếu, của Huyễn-khởi-tương-ưng tức là Kiến phần và Tướng phần bao giờ cũng chuyển-hiện nhịp nhàng và Tương-ưng với nhau…. Kiến-phần và Tướng-phần này tức là tất cả pháp giới, và cũng tương tự như 2 cánh tay của 1 người, hoặc như 2 cái vòi của con sên. Chúng đều xuất hiện từ cái thân người hay thân còn sên mà ra, tức là từ cái Một, từ Diệu tâm. Rồi 2 tay múa may theo nhiều thứ vũ điệu lắt lay, tuy có vẻ muôn hình vạng trạng, nhưng bao giờ cũng nhịp nhàng tương-ưng với nhau.

 Vậy thì Chư Phật bao giờ cũng nhìn theo chiều SÂU, và bao giờ cũng Song-chiếu…Trong khi phàm phu chúng ta, trôi lăn quá nhiều kiếp, thường chỉ biết có Lối nhìn theo Bề mặt hay CHIỀU NGANG (vue la té rale hay tangentielle), lối nhìn cách-biệt và không thể-nhập giữa chủ-thể và khách thể, lối nhìn phân-ly giữa Kiến-phần và Tướng-phần, lối nhìn theo nhân-quả từ ngoài tới(causalité etintrinsèque) không biết đến cái Đà nội-tại tự-biến…và do đó nên không có thể biết được tâm-hành song-chiếu và không hiểu nổi Lẽ huyễn-khởi-tương-ưng….

 Lối nhìn này không phải là hoàn toàn sai, vì nó cũng tóm được 1 khía cạnh của sự vật, tương tự như anh mù sờ voi. Nhưng vì chỉ tóm được 1 khía cạnh, nên trở thành 1 lăng-kính méo mó. Khiến lầm tưởng rằng có ngã, có vật thường còn, có vật này sanh ra vật kia, có vật này CHẠY đến bên kia, có sự CHUYỂN ĐỘNG, như có tiếng chạy đến bên tai hoặc cái tai chạy đến bên cái tiếng…Do đó, dựng lập nên nhiều tà-kiến lệch lạc, khởi nhiều tình nhiễm phiền não, mù-mù mịt mịt, trôi lăn chìm nổi…

 Trong khi lối nhìn của Chư Phật khiến ta có thể NGỤP LẶN vào chiều sâu của những đáy tầng thăm thẳm, khiến thấy rõ ràng sự vật chỉ có thể là do sự kết tập của những tia-chớp-nháng Tự-tâm biến hiện, chỉ có thể là huyễn mộng do nghiệp lực chiêu cảm. Và mọi sự vật đều như-như-tịch-tĩnh, không một cũng không khác, chẳng đến cũng chẳng đi…Do đó, trôi lần vào Biển Diệu giác, trong sáng nhiệm mầu, có đại tự tại lực, khởi diệu-dụng vô cùng để độ sanh và ôm trọn pháp giới…

 Bộ ba Căn-trần-thức này cũng được nhà Phật phân chia xếp hạng ra thành 6 Nhập, 12 Xứ, và 18 Giới.

 Tại sao lại cần phân chia xếp hạng ra thành nhiều lối như vậy, khiến cho người học dễ băn khoăn lạc lối?

Sở dĩ cần làm như vậy, là vì mỗi lối xếp hạng cốt nhằm nhấn mạnh vào 1 khía cạnh của lối nhìn:

 a)-6 NHẬP là để nhấn mạnh vào tính tách Đắm nhiễm-dính-mắc Tương-sanh-tương-duyên Huyễn-khởi-tương-ưng giữa Căn bà Trần. nhằm gột sạch những kiến chấp phân ly cách biệt giữa căn và trần…

 Tính cách này rất quan hệ, nên trong những pho Đại Bát nhã còn nhấn mạnh thêm và nói về Nội-ngoại không…Nội tức là Căn, và Ngoại là Trần. cả 2 rốt ráo cũng đều là Không cả, và dĩ nhiên là cái gạch nối-liền (tức là Thức) cũng là Không.

 b)-12 XỨ là để làm gì?

 Là để gột bỏ kiến chấp của phàm phu về vị trí XỨ SỞ (localisation) của Căn và Trần.

 Phàm phu thì thường có tâm thô kệch, thích níu lấy những hình tướng thô kệch. Nên thường nghĩ rằng cái thấy tức là cái mắt của ta, cái nghe là cái tai của ta, 2 cái ấy đều có hình tướng rõ rệt, tức là có vị-trí xứ-sở rõ rệt…Và Trần thì là cái bàn cái ghế, miếng thịt, cốc rượu…., tức là có vị trí xứ sở rõ rệt.

 Chấp trước như thế thì tâm thức bị trở ngại, khó thể hiểu nổi lẽ CHI BIẾN KHẮP GIÁP của Căn và Trần.

 Cần luôn nhớ rằng cái Thấy vượt sâu hơn mắt, vượt sâu hơn cả tịnh-sắc-căn, vượt sâu hơn nữa và DÍNH với tâm. Vì nó chính là những quang minh của Tâm hay của Thức chuyển-hiện thành. Nên nó chu-biến-khắp-giáp cả pháp giới…Cái nghe cũng vậy, vượt sâu hơn tai, hơn tịnh-sắc-căn, dính với Tâm và chu biến khắp giáp. Luôn nghĩ nhớ như vậy, thì Tâm mở rộng ra, và các Căn cũng mở rộng ra.

 Các Trần cũng vậy. chúng đều vượt qua cái hình tướng thô-kệch của chúng, và dính mắc với pháp giới cùng Tâm. Vì chúng cũng đều là do quang minh của Tâm hay Thức dệt thành.

 Do đó nên 1 Căn hay 1 Trần cũng đều chu biến khắp giáp, dung-thông-thẩm-thấu với pháp giới. vì thế, mới có thể huyễn hiện TƯƠNG ƯNG được. nếu là cách biệt, làm sao tương ưng?!?

 Vì thế, trong kinh Lăng Nghiêm , Phật mới ân cần dặn rằng: cả 12 XỨ SỞ đều là LUỐNG DỐI cả, chẳng phải là nhân-duyên sanh ra, cũng chẳng phải ngẫu nhiên (tự nhiên) mà có, vì chúng đều là huyễn-hiện tương ưng…Và cả sự CHUYỂN ĐỘNG cũng vậy. chuyển-động cũng là 1 ảo giác, 1 vọng-tưởng khởi lên do cái vọng thức phân biệt về xứ sở. Nên cũng luống dối vậy.

C)-18 GIỚI là để làm gì?

 Là để dạy chúng ta biết cách LIỄU TRI RÀNH RẼ trong cái màn huyễn-hiện dính mắc trùng trùng ấy.

 Giáo lý nhà Phật bao giờ cũng là như vậy. Bao giờ cũng dạy SONG CHIẾU TRUNG ĐẠO. Không bao giờ dạy một bên cả.

 Bởi thế, nên sau khi dạy về sự dính mắc đắm nhiễm của cái màn huyễn-hiện ấy, thì lại dạy rằng: tuy nó dính mắc như vậy, nhưng kẻ hành giả vẫn biết liễu tri rành rẽ, và trong khi liễu tri vẫn không quên sự dính mắc..Đó là phép quán Giới phân biệt của nhà Phật. Để biết rõ thế nào là Căn, thế nào là Trần, thế nào là Thức, và Thức xuất phát từ Căn nhưng tương tợ với Trần ra sao?!?

 Song chiếu trung đạo thì mới có thể trôi lần vào biển Diệu giác được.

 Tóm lại, thì 1 trong những mục tiêu chính của Kinh Lăng Nghiêm là cốt dạy chúng ta biết quán chiếu về cái bí-ẩn Bộ Ba Căn-Trần-Thức..vì cửa ngõ của sanh tử cũng là do Căn-Trần-Thức, và cửa ngõ của Niết bàn cũng là Căn-Trần-Thức. Cần phải hiểu cái Lẽ Đắm-nhiễm dính mắc tương sanh tương duyên của chúng, cái Lẽ Vô-xứ-sở của chúng, lại phải biết liễu tri rành rẽ, phải hiểu chúng chỉ là những ảnh-tượng huyễn-hiện tương ưng cảu những quang minh vi tế của Thức sơ-năng-biến….thì mới có thể thâu tóm chúng trở về Như-lai-tạng Chân-như nhiệm màu được…Nếu không như thế, làm sao trở về cái MỘT??

 Căn-Trần-Thức tức 6 nhập, 12 xứ, 18 giới đã nói rồi. Nay nói đến 5 ấm và 7 đại…

5 ẤM, 7 ĐẠI LÀ NHƯ THẾ NÀO?

 Để hiểu rõ thêm những lời dạy về Pháp-giới của Kinh Lăng Nghiêm, thiết tưởng cần nói thêm về 2 cách xếp hạng (classification) khác của nhà Phật, tức là 5 ẤM và 7 ĐẠI.

 Thực ra thì 5 Ấm hay 7 Đại cũng chỉ là Căn-Trần-Thức, nhưng xếp hạn theo những khía-cạnh khác, để dạy chúng ta quán chiếu theo nhiều khía cạnh (theo rộng hay hẹp, từ ngoài nhìn vào hay từ trong nhìn ra, từ hữu hình vào vô-hình hay trái lại, hoặc từ thô kệch vào vi-tế hay ngược lại…) Suy tư lâu rồi, thì sẽ thấy tính cách tương-xứng (correspondance) giữa 5 ấm hay 7 đại với Căn-Trần-Thức.

 Tất cả những lối xếp hạng này, đều nhằm ĐỐI TRỊ các mức độ căn cơ mê muội của chúng sanh.

 Đối với những chúng sanh nào còn mê muội nhiều về tâm thức, chưa biết liễu tri rành rẽ về các tầng lớp tâm thức, thì giáo lý nhà Phật dạy về 5 ẤM, thu hẹp mọi sắc tướng lại thành 1 ấm tức là sắc-ấm, và trải rộng tâm thức ra thành 4 ấm tức là: thọ tưởng hành và thức.

 Đối với những chúng sanh nào còn mê muội nhiều về sắc-tướng, chưa biết liễu tri rành rẽ về các tầng lớp của sắc-tướng, thì giáo lý nhà Phật dạy về 7 ĐẠI, thu hẹp tâm thức lại thành 2 đại là kiến đại và thức-đại, và trải rộng ra sắc-tướng ra thành 5 đại-chủng tức là: địa thủy hỏa phong không.

 Còn đối với những chúng sanh nào có những tập khí mê muội đồng đều về cả Danh (tức tâm thức) lẫn Sắc, thì giáo lý nhà Phật dạy về bộ ba Căn-Trần-Thức, về 6 nhập, về 12 xứ, về 18 giới…về tính cách dính mắc khắp giáp của chúng và về Lẽ huyễn khởi tương ưng.

 Và đối với những chúng sanh nào muốn quán chiếu biết rõ những cơ-cấu vận hành của tâm thức, thì giáo lý nhà Phật dạy về 8 thức, và Duy Thức học…

 Và tất cả những thứ đó, dù là ấm hay đại hay Căn-Trần-Thức…cũng đều chỉ là những màn sương mù huyễn-hiện ngăn che Diệu tâm, ngăn cách khiến cho chúng sanh khó lên đường trở về Diệu tâm…

 Đại để là như vậy.

NÓI VỀ 5 ẤM

 Cũng như Căn-Trần-Thức, 5 ấm này dính mắc khắp giáp với cả pháp giới. vì chúng cũng chính là pháp giới.

 5 ấm tức là 5 tầng lớp QUANG MINH, từ thô kệch đến vi-tế, đã DỆT nên pháp giới này. Và quang minh ấy đều được phát xuất ra từ vô thủy, bởi 5 thứ VỌNG TƯỞNG đã được nói đến trong Kinh Lăng Nghiêm: vọng-tưởng kiên cố, hư minh, dung thông, u ẩn và hư-vi-tế. phân biệt liễu tri về 5 ấm không phải là một việc dễ dàng, và nhiều người học Phật vẫn thường còn mơ hồ lầm lộn…

a)-Vậy 5 ẤM gồm những gì?

 Trước hết là SẮC ẤM.

 Sắc-ấm này thì tương đối có thể tạm coi là dễ hiểu. nếu ta lấy tỷ dụ là 1 chúng sanh A, thì đối với chúng sanh A, sắc-ấm chính là thân căn chánh báo của A cộng với tất cả những ngoại-sắc y báo XUẤT HIỆN trước 6 căn của A.

 Còn những ngoại-sắc nào ở xa vời, chưa xuất hiện trước 6 căn của A, thì chỉ dính mắc với Tàng thức của A mà thôi, nên không gồm trong sắc-ấm của A.

 Cần nhớ rằng cái Tướng-phần này, tuy gọi là tướng phần, tuy là thô kệch, nhưng cũng là do quang minh của Thức biến dệt nên, do đó nó cũng CHIẾU SOI. Nhưng sức chiếu soi của nó chỉ lù mù hạn hẹp, thua xa với sức chiếu soi của cái Kiến-phần của A.

 Nhưng trong cái màn huyễn-hiện của Tướng phần của A này, lại gồm không những các ngoại sắc, mà còn gồm rất nhiều những chúng sanh hữu-tình khác. Hữu tình thì có sắc tướng và có tâm thức chiếu soi…Mỗi hữu tình là 1 trung-tâm phản ánh và chiếu-soi (focus hay foyer de ré ver bé ration), 1 trung tâm ảnh-hiện làm LÓE lên những ảnh-tượng do nghiệp lực chiêu cảm. và không những hữu-tình chiếu soi, ngay cả đến phi-tình-thần-thức của các thứ tạm gọi là vô-tri, cũng chiếu soi nhưng lù-mù hạn hẹp…Chúng sanh A chiếu soi sự vật cùng các chúng sanh khác, nên sự vật cùng chúng sanh khác đều bị phản chiếu và hiện hữu trong tâm thức các chúng sanh khác cũng như trong phi-tình-thức-giác của vật vô tri.

 Cho nên, pháp giới là 1 màn huyễn-hiện không ngằn mé của trùng-trùng điệp-điệp những trung-tâm chiếu soi cùng ảnh-hiện giao xen và thẩm thấu lẫn nhau.

 Trong các kinh, Sắc-ấm thường được ví như BỌT NƯỚC. giả hợp hội tụ lại thành hình tướng đáp ứng với các giác quan. Nhưng rồi lại tan, vì không thật có.

 Thứ 2 là THỌ ẤM

 Thọ -ấm tức là cái màn sương mù, dệt nên bởi những quang minh HƯ MINH, thuộc về tịnh-sắc-căn của 5 căn trước hay 5 thức trước. quang minh này tương đối vi-tế hơn quang minh của sắc-ấm.

 Lớp quang minh này thuộc về KIẾN PHẦN của chúng sanh A. nhưng nó ở phía ngoài bìa (pé ripherie), nên tương đối là lớp kém vi-tế của tâm thức.

 Màn sương mù này thường làm khởi lên những CẢM GIÁC hay CẢM THỌ.

 Cảm giác hay cảm thọ này, nếu khởi lên mà không tình nhiễm hay rất ít tình-nhiễm (Non les té daffectivi té như yêu ghét vui buồn…), thì là những cảm giác thuần phác thanh tịnh. Nên quang minh của nó gồm nhiều Kiến-đại hơn là Thức-đại. Tức là khinh thanh sáng láng nhẹ nhàng hơn, có vẻ đứng lặng ít lăng xăng giao động. Tần-số rung chuyển chắc cũng cao hơn, và có lẽ chiều hướng chuyển động xoáy-tròn-trôn-ốc (tendance au mouvement gitatoire en spirale) cũng ít hơn.

 Vì cảm giác thuần phác ít tình nhiễm, nên nó cũng tương đối dễ thể-nhập dung thôn với Tánh cảnh của sự vật hơn.

 Những cảm giác này sẽ rớt vào kho Tàng thức để huân tập cho phần Tịnh thức của Tàng thức..Cảm giác không tình nhiễm dĩ nhiên là không tạo nghiệp, hoặc là tạo 1 thức bất-động mà thôi (karma d’immobili té). Nghiệp bất-động là tập-khí đưa lần tâm thức vào trạng thái lặng lẽ của thiền định, để sau này có thể thọ sanh ở cõi Sắc-giới.

 Nhưng trái lại, phần lớn cảm giác hay cảm thọ của chúng sanh đều là vương vấn tình nhiễm nặng nề, đều ô-nhiễm bất tịnh…Nên chúng gồm nhiều thức-đại hơn là kiến đại. Thức đại này không phải là Thức sơ-năng-biến, mà là thức đã chuyển hiện qua mấy tầng vọng hóa rồi….Vì nhiều vọng, nên trọng trược kém sáng láng, dễ da động lăng xăng. Tần-số cũng thấp hơn, và nhiều khuynh hướng xoay tròn thắt gút.

 Những cảm thọ này cũng đều rớt vào Tàng thức, huân tập thành những cơn-lốc quanh minh xoáy tròn của Vọng-thức, những tập khí chủng-tử của ÁI DỤC, tới khi chín mùi sẽ hiện hành NỔI lên, bồi dưỡng cho Hành-ấm, để làm PHỤT lên những tia-chớp-nháng của nghiệp lực.

 Vì nhiều vọng, nên khó dung thông thể nhập với Bản tánh của sự vật.

 Trong các kinh, thường ví dụ Thọ-ấm như BONG BÓNG NƯỚC, tức là những bọt-tăm sủi lên từ lòng nước, làm khuấy động nước, rồi lại tan đi.

 Thứ 2 là TƯỞNG ẤM.

 Tưởng ấm tức là cái màn sương-mù DÀY ĐẶC, dệt nên bởi những quang minh DUNG THÔNG của thức thứ 6 tức ý-thức…..Quang minh này tương đối vi-tế hơn quang minh của Thọ-ấm, vì nó có thể dung-thông cả trong lẫn ngoài. Nhưng do những tập-khí ô nhiễm vọng-hóa từ vô-thủy, các quang-minh này lại hay lăng-xăng-giao-động để so-đo phân-biệt, và do đó, trở thành 1 yếu tố quan hệ khiến chúng-sanh bị trôi-lăn lưu chuyển.

 Tưởng-ấm cũng thuộc về KIẾN PHẦN, và nằm sâu hơn Thọ-ấm.

 Màn sương mù này thường làm khởi lên đủ mọi thứ TÂM TƯỞNG như là: tri-giác (perception), suy tư (pen sé e), hồi tưởng (ré miniscence), ức-niệm (memory), tưởng tượng (imagination), dự-tưởng (anticipation), danh ngôn ( đặt tên cho mỗi vật), biểu-tượng (rep ré sen tation)….Do đó, nó tượng trưng cho cái khuynh hướng biến-kế-sở-chấp trong Duy-thức học, tức là suy-lường phân-biệt so đo. Vì suy-lường phân-biệt nhiều, nên chồng chất chằng chịt nhiều tầng Vọng, ngày càng xa cách với Bản tánh sự vật.

 Những tâm-tưởng này, nếu khởi lên mà không tình-nhiễm hay rất là ít tình-nhiễm, thì là những tâm tưởng thuần-phác thanh-tịnh. Nên quang-minh sẽ gồm nhiều Kiến-đại hơn là Thức-đại…Và những tâm-tưởng thanh-tịnh này sẽ rớt vào Tàng-thức, huân tập cho phần Tịnh-thức trong Tàng-thức.

 Nhưng trên thực tế, thì phần lớn chúng sanh ít khi có nổi những tâm-tưởng thuần-phác thanh-tịnh. Vì tâm tưởng vốn chính bản thân nó đã là khởi vọng rồi, lại thường hướng về cái Nhiều của Ngoại vật, nên ít khi thanh-tịnh…Chỉ trừ những khu chúng-sanh suy ngẫm về giáo-lý của Chư Phật, suy ngẫm về Lẽ Duy-tâm sở hiện, hoặc tưởng-niệm Chân-như, về Diệu-tâm, tưởng-niệm Chư Phật hay Đức A-Di-Đà, Đức Quán-Thế-Âm hay cõi Cực-lạc…, thì những tâm-tưởng ấy không hàm chứa phàm tình mà hàm chứa THÁNH TÌNH. Thánh tình tức là cái ình BÌNH-ĐẲNG, có chiều hướng xa lìa cái ngã cùng cái Nhiều để trở về cái MỘT.

 Vậy thì phần lớn tâm tưởng của chúng-sanh đều nặng phàm-tình nên không thanh-tịnh…Ngay cho đến những tâm tưởng tu các hạnh lành, nếu còn lòng mong cầu theo cái ngã hoặc cái Nhiều của ngoại vật, nếu không biết hướng về Bồ-đề-tâm, về Diệu-tâm, về lẽ Như-huyễn cùng Tự-tâm biến-hiện, thì vẫn là chưa thanh-tịnh, vẫn còn là ma-nghiệp như Kinh Hoa-Nghiêm đã dạy.

 Và những tâm-tưởng không thanh-tịnh này gồm nhiều thức-đại ít kiến-đại, và đều tạo nghiệp. chúng đều rớt vào Tàng-thức, huân tập thành những cơn-lốc quang-miinh xoáy tròn của Vọng-thức, những tập-khí chủng-tử của TƯ…Rồi tới khi chín mùi sẽ hiện hành NỒI lên, bồi dưỡng cho Hành-ấm, để làm phụt lên những tia-chớp-nháng của nghiệp-lực.

 Ở nơi Tưởng-ấm này, thì thức-đại cũng không còn là Thức sơ-năng-biến, vì đã chuyển hiện qua nhiều tầng vọng-hóa chằng chịt rồi.

 Trong các kinh, thường ví Tưởng-ấm như ÁNH NẮNG CHÓI…Là vì ánh nắng của Vọng NUNG NẤU nhiều tầng, khiến cho con mắt bị chói chang, và làm huyễn-hiện nhiều thứ HOA ĐỐM cùng ẢO ẢNH nước ở nơi sa mạc.

 Màn sương mù Tưởng-ấm này thường tạo dựng những hoa đốm cùng ảo ảnh, tức là những ảnh-tượng hay cảnh giới do nhiều từng vọng hóa dệt nên…Nên Duy thức học gọi các ảnh-tượng ấy là ĐỘC-ẢNH-CẢNH. Độc-ảnh-cảnh này có 2 loại: một là ngũ-câu-độc-ảnh, trong đó ý-thức phối hợp với 5 thức trước, nhặt nhạnh những cảm giác lẻ-tẻ đơn-sơ của 5 thức, để kết tập thành 1 ảnh-tượng nương theo những tiền trần, rồi IN ảnh-tượng ấy lên đám hội-tụ tiền-trần và gọi nó là Vật.

 Hai là Độc-đầu-ảnh-cảnh, trong đó, ý-thức không dùng những cảm giác của ngay lúc đó, mà chỉ dùng ức-niệm (hay ức-tưởng tức memory) để khởi lên những bóng-dáng-tiền-trần (lạc-tạ-ảnh-tử) và tạo dựng những ảnh-tượng trong trí nhớ. Đó là trường hợp thông thường của đa số thế-nhân…Nhưng đôi khi cũng có những nguoi27m do túc-duyên đặc-biệt tu-tập từ tiền-kiếp, nên có thể thấy ở nơi tâm-thức lãng-đãng NỔI lên những bóng dáng tiền-trần rớt lại từ kiếp trước (ré miniscences). Và họ đã dùng ngay những bóng dáng ấy để kết tập nên những ảnh-tượng độc-đầu, mặc dù vẫn có thể có sự pha lộn giữa những bóng dáng của kiếp này và kiếp trước.

Thứ 4 là HÀNH ẤM.

 HÀNH ẤM này tức là cái màn-sương-mù MỊT MÙNG và rất vi-tế, dệt nên bởi những quang-minh U-ẨN của thức thứ 7 tức Mạt-na thức.

 Thức này, theo danh-từ ngày nay, có thể gọi là Tiềm-thức. nó nằm ở 1 bình diện mịt-mùng u-ẩn, khá SÂU trong tâm-thức, nên sự liễu-tri phân-biệt về 3 thành phần căn-trần-thức của nó cũng khá khó khăn tế-nhị.

 Đối với ý-thức, thì Mạt-na thức chính là Căn của ý-thức, và nó làm khởi lên ý-thức…đối với 5 thức trước, thì nó cũng có thể coi là tịnh-sắc-căn của 5 thức. và sở dĩ nó đã chuyển hiện khởi lên 6 thức ấy, là để quờ-quạng dò-dẫm nhận-thức cái Tướng-phần bên ngoài tức thế-giới bên ngoài.

 Nhưng còn đối với chính nó, ở nơi bình-diện mịt-mùng của những quang-minh hay vọng-tưởng u-ẩn,, thì Mạt-na thức có căn, có trần và có thức riêng biệt gì hay không?

Điểm này khó liễu tri, vì bình-diện ấy nằm sâu và gần nơi BỜ MÉ, nên 3 thứ đó lần lần muốn chụm lại để trôi vào cái Một…Tuy nhiên, vẫn có thể suy-diễn để liễu-tri phân-biệt.

 Vể CĂN, thì có thể nói theo ngài Thái Hư rằng não-bộ và hệ-thống thần-kinh là phù-trần-căn của Mạt-na thức. còn tịnh-sắc-căn của nó, tức là cái Kiến-phần sáng láng của Tàng-thức đã được chuyển hiện xuống thấp hơn 1 bực, và nó thường chấp cái kiến-phần ấy làm cái ngã-tâm, tức là cái chiếu-soi và hay biết của mình…

 Muốn hiểu rõ hơn 1 chút về nơi bờ-mé mịt mùng này, cần nhớ rằng Tàng-thức bao hàm cả Chân lẫn Vọng. Phần Chân tức là những quang minh vô-tướng-mạo, chuyển động cực kỳ thần-tốc và LẬP TỨC ứng-hiện, nên gọi là vô khứ-vô-lai. Nhưng Duy-thức học lại gọi là VÔ CHẤT TÁNH CẢNH tức là Chân-tâm hay Chân-thức.

 Còn phần Vọng là những quang-minh đã nhuốm vọng rồi nên Hiện tướng và gọi là Hiện thức. chúng chuyển động cũng tương-đối hết sức thần-tốc, nhưng đã rớt vào thời-gian tính, nên có-đến-có-đi. Và Duy thức học gọi phần này là HỮU CHẤT TÁNH CẢNH.

 Phần Vọng này, tuy đã nhuốm vọng, nhưng còn rất là hư-vô-vo-tế, vì mới chỉ khởi câu-sanh Pháp-chấp thôi, chưa có câu-sanh ngã-chấp.

 Nhưng 1 khi đã hàm chứa vọng rồi, thì đều xoáy-tròn trôn-ốc, và xoay vần miên-viễn….Và trên lịch-trình xoay vần miên-viễn này, thì phải phân-ly và chuyển-hiện thành 2 phần: 1 Kiến-phần khinh thanh sáng láng hơn và 1 Tướng-phần trọng trược kém sáng láng.

 Kiến-phần cũng gồm cả Chân lẫn Vọng, cả Vô-chất tánh cảnh lẫn Hữu-chất tánh cảnh, nhưng nhiều Vô-chất hơn.

 Tướng-phần cũng gồm cả Chân lẫn Vọng, cả cả Vô-chất lẫn Hữu-chất, nhưng nhiều hữu-chất hơn..

 Nay trở về với Mạt-na thức, thì tịnh-sắc-căn của Mạt-na tức là Kiến-phần của thức thứ 8 nhưng đã chuyển-hiện xuống thấp hơn 1 bực. Vì xuống thấp hơn, nên gồm cả chấp Pháp và chấp Ngã, nhưng thiên trọng về chấp Ngã hơn.

 Vậy thì phù-trần-căn cùng tịnh-sắc-căn của Thức thứ 7 là như vậy.

 Còn TRẦN của nó thì là gì?

 Thức thứ 7 vốn là 1 CỘT GÚT kiên-cố chấp ngã, 1 tấm lăng kính cong, nên trên đà mê mờ, nó không thể duyên nổi, không biết nổi Diệu-tâm tức Chân-thức….Nó có lẽ cũng không thể nhận rõ nổi cái tự-thề nguyên-lai của nó là ở nơi Kiến-phần của Thức thứ 8 mà mọc ra.

 Tóm lại, có lẽ nó chỉ có thể lờ mờ nhận biết cái phần Khinh thanh sáng láng nhất trong Kiến-phần của Thức thứ 8, và lấy cải đó làm ngã-tâm của mình. Đồng thời, nhận biết cái phần Hữu chất trọng-trược nhất trong Kiến-phần của Thức thứ 8, và nhận cái đó là Ngã-tướng của mình.

 Rồi thì ngã-tâm cùng Ngã-tướng của Thức thứ 7, cùng hợp lại để chiếu-soi xoay-vần miên-viễn. Và trên đà xoay vần, nó lại tự phân-ly ra làm 2 phần: Kiến-phần năng chiếu soi, và Tướng-phần bị chiếu soi.

 Về Tướng-phần này, Duy-thức học gọi là ĐỚI CHẤT CẢNH, và nó chính là TRẦN hay cảnh giới của Thức thứ 7…Gọi là Đới-chất, là vì nó đã mang hình chất rồi. so với Hữu-chất tánh cảnh, thì nó trọng trược thô kệch hơn. Nhưng so với những hình chất của Sắc-ấm hoặc với những ảnh-tượng của Tưởng-ấm, thì nói còn rất là khinh thanh vi-tế. Nên gọi là u-ẩn.

 Vậy còn THỨC của Mạt-na là như thế nào?

 Đã có Căn và Trần rồi, thì dĩ-nhiên là có Thức. Nhất sanh nhị, rồi nhị sanh tam…Và Thức của nó tức là những sở-hành chiếu soi thẩm thấu giữa Kiến-phần và Đới-chất- cảnh tức Tướng phần. Đó cũng là 1 công-phu nhận-thức thâm-mật vi-diệu, chuyên chú trọng phân-biệt giữa ngã và phi-ngã…Tuy nhiên, đã kém sút xa so với khả năng trực-giác thâm-mật của Thức thứ 8.

 Tóm lại, thì Mạt na thức không những làm khởi lên được thức thứ 6 cùng 5 thức kia, để quờ quạng mò mẫm pháp giới bên ngoài, nhưng ở ngay bình-diện của nó, nó vẫn có 1 thứ thức thâm-mật riêng để nhận thức giữa ngã cùng phi-ngã.

 Rồi thì, từ nơi bình-diện u-ẩn đó, do sức hành chấp Ngã và chấp Pháp của những chủng tử nghiệp-lực nổi lên, HÀNH ẤM tức Mạt-na thức liên miên làm PHỤT lên những tai-chớp-nháng làm nguồn gốc cho Tưởng-ấm, Thọ-ấm và Sắc-ấm. Và sự hiện-hành trôi-lăn-lưu-chuyển như thác đổ của Hành-ấm cũng khiến cho 3 ấm kia phải trôi-lăn lưu chuyển…

 Theo Duy-thức học, thì sự phụt lên của Hành-ấm thường thẩm-thấu và suy động 49 tâm-sở (tâm-sở vốn có 51, nhưng trừ ra 2 là Thọ và Tưởng thuần-phác thanh-tịnh thì không bị sức chi phối của Hành-ấm), và đồng thời suy động cả 24 pháp Bất-tương-ưng-hành…Nhưng thực ra thì Hành-ấm thẩm-thấu và suy động cả Sắc-ấm, khiến cho sắc-thân tứ-đại chậm bị tan rã. Là vì mạng-căn của 1 chúng sanh thường được chi-phối gìn giữ của Tàng-thức này được thực-hiện qua trung-gian của Truyền-tống thức thức Mạt-na thức.

 Màn sương mù của Hành ấm thường được bồi dưỡng bởi những mầm Ái dục và Tưởng tư của Thọ-ấm cùng Tưởng-ấm. các mầm này đếu rớt vào Tàng-thức, kết lại thành những tập-khí chủng tử, rồi hiện hành nổi lên bồi dưỡng cho chính nó. Vì càng phụt lên bao nhiêu, thì nó càng tạo nghiệp bấy nhiêu, càng xoắn lại thành cột-gút rớt vào Tàng-thức, rồi chín mùi hiện hành nổi lên bồi dưỡng cho chấp Ngã ngày càng kiên-cố.

 Vì bị sự chi phối miên mật và chặt chẽ của chấp Ngã, nên những tâm hành của chúng-sanh ít khi được thuần-phác thanh-tịnh. Chỉ trừ những khi nào, chúng sanh ấy biêt quán-chiếu theo Chân-lý Đại thừa, để lãng đãng khởi lên những tâm-niệm theo chiếu-hướng Vô-ngã, như-huyễn, Bình-đẳng, Đại-bi và Song-chiếu Trung-đạo….

Thứ 5 là THỨC ẤM.

 Thức-ấm tức là cái màn-sương-mù rất là hư-vô vi-tế, dệt nên bởi những quang minh kỳ-ảo vi tế cuả Tàng thức, tức là những vọng-tưởng hư-vô vi tế đã được nói đến trong Kinh Lăng Nghiêm.

 Chỉ có những hành giả tu hành khá cao, đã được gần như vong thân hoặc tiêu dung được chấp Ngã, mới bắt đầu nhận thấy những quang mminh này cùng những sở-hành của chúng.

 Bởi thế, nên bài tụng-ngôn của Duy thức học thường nói : “Khó có thể biết được đối-tượng nhận thức, hình thái nhận thức tức là cái khả năng trực-giác thâm mật của nó, tức là THỨC nhận biết. đối-tượng nhận thức tức là cái Tướng-phần bị nhận biết, tức là TRẦN cảnh. Và lãnh vực biểu hiện, tức là cái diễn trình phân-ly của Thức thứ 8 thành Kiến-phần, tức là CĂN và TRẦN.

 Tàng thức này, theo danh từ ngày nay, có thể gọi là VÔ THỨC. Và chính ngài Bồ-Đề-Đạt-Ma cũng đã dùng danh từ Vô thức để chỉ cho Thức này.

Thức này bao hàm cả Chân lẫn Vọng. Vì cứ chuyển được Vọng thì thành Chân.

 Phần Chân là Chân thức, là Vô chất tánh cảnh, bất khả tư nghì, bất khả ngôn thuyết…là lãnh vực của Viên-thành-thật-tánh.

 Phần Vọng là Hiện-thức, là Hữu chất tánh cảnh, là thức căn-nguyên, là Căn-bản-thức, là thức Sơ-năng-biến…là lĩnh vực của Y-tha-khởi-tánh. Và nơi đây, còn có thể nghĩ bàn nói năng đôi chút được.

 Nơi đây là bờ-mé của Sanh nhập vào Vô sanh, của Phổ-huyễn tế nhập vào Chân-thật-tế, của Nhiều nhập vào Một. nên nơi đây là cái Biển mịt mùng của những chủng-tử cực kỳ nhỏ nhiệm vi tế, chưa chuyển hiện thành chấp Ngã, và mới chỉ có chấp PHÁP thôi.

 Lãnh vực của những chủng tử kiến chấp và ma chướng giữa Pháp và phi-pháp. Như là: chấp là có đấng sáng tạo, chấp có Thần ngã hay không thần-ngã, có Minh-đế hay không minh-đế, chấp có 1 thứ Đại-chủng (như Thời gian hay Cực-vi…) sanh ra thế giới hay là không chân thường chu biến, chấp có Tự thể hay không tự-thể (Being oa Not-being), chấp có chứng đắc hay không chứng đắc, chấp cảnh giới là thật có hay là giả…Đại để những chấp pháp vi tế là như vậy, và chúng đã làm khởi lên các thứ ma-chướng thuộc Thức-ấm đã được nói đến trong Kinh Lăng Nghiêm.

 Tàng thức này gìn giữ mạng-căn cùng khí thế giới, làm phát hiện thân căn cùng khí thế giới. nó cũng chuyển-hiện nên 7 thức kia…Cho nên, thân căn cùng quốc độ y báo của mỗi chúng sanh chỉ là 1 màn huyễn-hiện của nghiệp lực quá khứ nở ra từ Tàng thức của chúng sanh ấy.

 Thiết tưởng cần nêu ra câu hỏi: ở nơi bờ mé này, liệu Tàng thức ấy có tự-chiếu-soi (tự-chứng) để phân ly ra thành CĂN TRẦN THỨC hay không? Và nếu có, thì làm sao mà biện biệt liễu tri giữa 3 thứ ấy?

 Vấn đề dĩ nhiên là khó…Nhưng cũng có thể nương theo thánh ngôn lượng của kinh luận, để nói năng ức-đạc một vài điểm.

 Về CĂN thì có thể rằng: cái biểu-tượng thô phù (tức phù trần căn) của Tàng thức nằm ở điểm trung tâm nơi giữa 2 chặng mày. Đối với phàm phu chúng ta, nơi đó chỉ là 1 làn da, chưa có hiện tướng gì hết. Nhưng đối với những bậc tu đã cao, lần lần có thiên nhãn, huệ nhãn hay pháp nhãn…(tức là các thứ Tâm-nhãn), thì nơi đó lần lần hiện tướng. nghĩa là mọc ra những chòm lông. Khi đạt tới bậc Thập địa, hay Đẳng giác, hay Diệu giác, thì thành ra tướng Bạch hào, có 5 chòm lông dài, rỗng suốt và trong như lưu ly, xoay tròn về phía hữu.

 Theo lời cổ đức, thì tướng đó là biểu-tượng cho Trung-đạo nhân-tâm, cho Trung-đạo song chiếu, cho Chân-Vọng hòa hiệp, cho Không-Giả hòa hiệp. Là biểu tượng cha Tâm nhãn, cho Tàng thức bao gồm cả vọng lẫn chân.

 Phật cũng thường phóng hào quang từ nơi Bạch hào Trung đạo song chiếu ấy để độ sanh.

 Nhưng tới khi Tàng thức đã gột sạch mọi vi-tế vô minh ô nhiễm, để chuyển thành Vô-cấu-thức rồi Bạch tịnh thức (tức là Chân thức), thì cái biểu-tượng thô phù của Chân thức không phải là tướng Bạch hào, mà là tướng Nhục-kế VÔ KIẾN ĐẢNH.

 Cũng bởi thế, nên trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, Phật dạy rằng: nếu kẻ hành giả muốn quán Chân-thân Đức Phật A-Di-Đà, thì trước tiên nên quán tướng bạch hào. Khi nào tướng bạch hào xuất hiện rõ rệt lồ lộ trong tâm thức hành giả, thì các tướng khác cùng 80 vẻ đẹp tùy hình sẽ lần lần hiện ra…Là vì 1 khi tướng bạch hào hiện ra rõ rệt, tức là tâm thức hành giả đã lọt được vào Tàng thức và nhìn thấy những quang minh hư-vô-vi-tế, nên các tướng khác cũng lần lần hiện ra.

 Nhưng mỗi khi Phật hay Đức Quán Thế Âm nói thần-chú, tỷ dụ như trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, thì Phật lại phóng hào quang từ nơi Vô-kiến-đảnh, rồi hiện ra Hóa-Phật ngồi ở nơi đó, để tuyên xướng thần chú…Là vì Vô kiến đảnh là biểu tượng cho Chân như, Chân thức hay Diệu tâm, và thần-chú đều là những chương-cú bí mật lưu xuất ra từ Diệu tâm.

 Phù trần căn của Tàng thức là như vậy, là ở nơi tướng bạch hào. Còn Tịnh-sắc-căn thì sao?.....Dĩ nhiên rằng tịnh-sắc-căn của Tàng thức chỉ có thể là Chân thức, là Vô chất tánh cảnh, là Diệu tâm. Vì ngoài ra, chẳng còn gì khác nữa…

 Đó là về CĂN của Tàng Thức. Còn TRẦN và THỨC thì sao?

 TRẦN thì tức là cái Tướng-phần vi tế của Tàng thức, gồm nhiều hữu chất tánh cảnh hơn là vô chất tánh cảnh, mà trên cái đà xoay vần phân ly Tàng thức đã làm phát hiện nên.

 Còn THỨC tức là cái khả năng trực-giác thâm mật, dễ dàng thể nhập làm một, nối liền giữa Kiến phấn sáng láng và Tướng phần kém sáng láng của Tàng thức.

 Đại để THỨC ẤM là như vậy.

 b) – Nhịp điệu sinh hoạt TƯƠNG SANH TƯƠNG DUYÊN giữa 5 ẤM là như thế nào?

 Trong 5 ấm này, dĩ nhiên Tàng thức hay Thức-ấm là quan trọng nhất, ví như đại địa hay biển lớn, làm mọc lên 1 thân cây hay 1 cọng bèo…Hành-ấm là gốc cây. Tưởng -ấm là thân cây. Còn Thọ-ấm hay Sắc-ấm ví như các cành cây cùng hoa lá.

 Năm thứ lớp đó sanh hoạt nhịp nhàng, tương-sanh-tương-duyên, cái nọ bồi dưỡng cho cái kia…Các dữ kiện nhận thức gặt hái được, hoặc là các mầm nghiệp lành dữ tạo dựng nên bởi 4 ấm trước, đều rớt vào Thức-ấm, huân tập thành những chủng-tử, chờ đợi cơ-duyên chín mùi, rồi lại hiện hành nổi lên bồi dưỡng cho Hành-ấm. Và Hành-ấm lại dùng sức nghiệp đó, để phụt lên những tia-chớp-nháng bồi dưỡng cho 3 ấm kia…Cứ như thế mà xoay vần miên viễn, cho đến khi kẻ hành giả quyết tâm lên đường, muốn lọt vào Tàng thức và trở về Tâm.

c)-CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG, ĐỘ NHẤT THIẾT KHỔ ÁCH.

Câu trên đây là của bài Bát nhã Tâm kinh, nói bởi Đức Quán Thế Âm, mà các Phật tử đều thuộc nằm lòng…Câu ấy mô tả con đường trở về của kẻ hành giả, hay là của con cá Tích lội ngược dòng Vô minh để trở về nguồn. Cá tích vốn xương nhỏ, nghiệp nhẹ, lại có 2 chiếc cánh ( 2 cánh này là Trí tuệ Bát nhã vô ngã như huyễn và Tâm Đại bi bình đẵng), nên có thể lội ngược dòng vô minh, vượt qua 5 màn sương mù ngăn cách (là 5 ấm hay 5 uẩn), tiêu trừ hết mọi mầm mống phiền não, mọi vô minh vi tế, vượt qua mọi khổ ách và chứng nhập Diệu tâm.

Con đường trở về này là con đường CHIẾU KIẾN, con đường CHIẾU SOI, dùng cái Tâm thức mầu nhiệm và trong sáng để quán chiếu, để chiếu soi, thấy rõ ràng 5 uẩn đều là Không cả.

Tâm thức của mỗi chung sanh đều có kha năng kỳ diệu đó,là CHIẾU SOI,và TỰ CHIẾU SOI…Một tấm gương thì có thể chiếu soi được, nhưng không thẻ tự-chiếu-soi.Trái lại tâm thức ccos thể tự chiếu soi ngoại sắc, rồi tự chiếu soi nôi-sắc tức là sắc thân mình, rồi tự chiếu soi những cảm giác cùng tâm tưởng của mình, tự chiếu soi cái Thức đại của mình,tự chiếu soi Kiến-đại tức là cái Thấy … để lần lần niệm-niệm-Ly ,tự rũ bõ những lớp thô-kệch ây tương tự như 1 icon bướm thoát xác ..rồi lại bặt cả cái tâm niệm chiếu soi ấy đểbước llwwn Một-bờ-mé…Dó là lịch trình biện chứng của sự quán chiếu Bát nhã.

 Nhưng ở chương 2,chung ta đã nhận định rằng: nguyên nhân của sự Khởi vọng,của sanh-tử trôi lăn,của sự đi xuống lạc vào mê-đồ-ảo-phố của cái Nhiều …là do cái dngj tâm muốn CHIẾU SOI, muốn tự chiếu soi. Như anh chàng Diễn nhã ra đứng trước tấm gương để muốn chiếu soi và tự chiếu soi vậy.

 Rồi đến đây, thì Ngài Quán Thế Âm lại dạy chúng ta rằng: phải chiếu kiến ngũ uẩn, tức là chiếu soi và tự chiếu soi để trở về cái Một.

 Như vậy thì ra thế nào?...Cả 2 đường đều là Chiếu soi và tự- chiếu- soi cả.Vậy 2 đường chiếu soi đó có gì là khác nhau không?

 Xin đáp rằng: tuy cũng là 1 tấm thức ấy nó chiếu soi, nhưng lối chiếu soi có khác biệt,tuy chỉ sai lệch nhau có ½ hào ly.

 Như lối chiếu soi của chàng Diễn nhã là lối chiếu soi có dụng-tâm chấp trước,có cầu mong,muốn kiếm một cái gì, muốn thấy 1 cái gì, muốn bán víu vào 1 cái gì, muốn trụ vào 1 cái gì…và không hiểu hoặc quên rằng tất cả những gì mình chiếu soi thây chỉ là những ảnh tượng LÓE lên, hay tạo dựng nên bởi Tàng thức hay Diệu tâm của chính mình…Do đó, nên chuyển cai minh thành hư-minh, ngày càng mê mờ lạc nẻo, ngày càng ngĩ rằng các vật là có , là tường còn, là có ngã làm kiên cố thêm 2 tấm lăng kính chấp Ngã chấp Pháp.Không biết rằng tất cả những thứ đó đều chỉ là huyễn-tượng tạo dựng nên bởi những vọng tình cùng vọng tưởng cử chính mình mà thôi cho nên, khi đứng trước gương, và thấy hiện ra 1 hình ảnh người,chàng Diễn nhã không hiểu rằng cảnh giới ấy là chính mình ,do tàng thức của mình làm lóe lên.Mà lại ngĩ rằng đó là một người khác,hoàn toàn khác biệt với mình.Rồi lại khởi tâm yêu hay get cái hình bóng đó v.v..Nên ngày càng mê mờ lạc nẻo.

 Còn như lối chiếu soi của con ca tích lội ngược dòng thì lại khác…Vẫn chiếu soi đấy, vẫn liễu tri rành rẽ đấy, nhưng không hề móng-niệm chấp trước,không khởi 1mảy-mún tâm mong cầu ,không muốn kiếm một cái gì, không trụ vào một cái gì, không khởi 1 ly vọng tình vọng tưởng ..., vì hiểu rõ rằng tất cả vật cũng cảnh giới của Pháp giới này đều chỉ là ảnh-tượng huyễn khởi, lóe lên Tùy theo mức độ nghiệp lực, và đều được dệt nên bởi Những tia-chớp-nháng vụt lên từ nơi Chân không Diệu Tâm mà thôi …Chiếu soi như vậy hoài hoài,hàng sát na,hàng giờ,hàng ngày,hàng tháng,hàng năm…thì cái hư-minh ngày càng chuyển thành Minh thành Diệu, màn sương mù nào cũng lần tiêu tan, mê-đồ-ảo-phố naò cũng tiêu dung, và tấm lăng kính nào cũng mòn mỏi không thể làm léo lên nhũng ảo-ảnh nửa.Cũng như chàng Diễn nhã,khi đứng trước gương, mà biết ngay rằng gương đó là 1 tấm lăng kính có thể làm lóe lên 1 hình bóng cuả chính mình,thì đâu đến nỗi phát cuồng bỏ chạy và trôi-lăn khắp phố phường?!?

 Bởi thế nên Duy tâm sở hiện và Lý Như-huyễn mới Có tầm mức tối quan trọng …Nếu quan chiếu mà không nương theo chân lý đó thì chưa thể tới chỗ tuyệt vời được.

 Vậy thì ngài Quan thế âm dạy chúng ta CHIẾU KIẾN Như vậy.

 Trước hết là quán ngoại sắc ,tức là những cảnh vật bên ngoài…Thấy rõ rằng sự vật chỉ là do vô lượng nhânduyên hội-tụ ,là niệm-niệm vô thường sanh diệt,là chỉđược dệt nên bởi vô lượng những tia-chớp-nháng phụt lên từ biển chân-không do sức hành của nghệp-lực,là những khu vực tối tăm(zones d’ombre) trong cái màn Huyễn-hiện của quang minh ,là những cố vọng Tưởng, là những nét vẽ sâu-đậm của bàn tay của Diệu-Tâm…là vô tự tách,là như-huyễn,là một màn sương mù,là1 một đám mây vân cẩu,là một ảo bào ảnh,là trong sắc nàoCũng có hư-không cả cũng như trng pháp nào cũng có Niết bàn cả.Và sở dĩ Vật hay lưu ngại mình, chỉ là vì từ vô Lượng kiếp, mình đã luôn luôn khởi tâm phân biệt chấp Trước,coi nó la co thật và khởi tâm vui buồn hoặc sợ hãi Vì nó…Rồi thấy rõ ràng Sắc với Không vốn không 2,Tôí Và Sáng cúng như vậy Mê và Ngộ cũng vậy,chỉ là 1 trò ẩn-hiện-hiện-ẩn mà thôi.

 Rồi quán nội sắc tức là thân căn cũng đại để như vậy.

 Quán như thế lâu rồi được thuần thục, thì căn và cảnh không phối ngẫu nữa, thấy mình gần như không có thân, rut cái Thấy vào trong, lìa được sắc-không, phá được Sắc-ấm, vượt được KIẾP TRƯỢC. thấy tâm thức tiêu diêu tự tại, như con chim sổ lồng…

 Rồi thì quán chiếu đến Tưởng-ấm, tức cái màn sương mù nó thường làm lóe lên những cảm thọ hư-minh huyền hoặc, khiến cho cái chân-kiến của Tâm nhãn bị lệch lạc…Phá được Thọ-ấm là vượt được KIẾN TRƯỢC. 

 Rồi thì quán chiếu đến Tưởng-ấm, tới Hành-ấm…Phá được những màn sương ù này, tức là vượt được PHIỀN NÃO TRƯỢC và CHÚNG SANH TRƯỢC.

 Trong kinh Kim cang cũng dạy tương tự như vậy. Tức là phải quán chiếu để Lìa Tướng, Vọng tình, Tưởng và Kiến…Tướng và tình là thuộc về sắc-ấm và thọ-ấm, còn tưởng và kiến là thuộc tưởng-ấm và hành-ấm…

 Rồi vào đến Tàng thức, để quán chiếu chuyển cái màn sương mù hư vô vi tế cuối củng này thành TOÀN CHÂN, vượt MẠNG TRƯỢC, chứng nhập Diệu tâm, được quả Diệu giác Vô thượng, được thân Kim cang bất hoại, được Thân-không-thân, có thọ mạng vô-lượng của ngài Vô Lượng Thọ và của Chư Như lai.

 Nhưng theo lời kinh, thì càng lên cao bao nhiêu chông gai càng đầy rẩy, và ma chướng càng vi tế và mãnh liệt bấy nhiêu. Sức chiêu dụ cám dỗ (tentation) của những ý-ma dễ khiến cho kẻ hành-nhân lạc nẻo và mê-mờ tánh Bồ đề, quên mất con đường tiến lên chỗ Tột-bờ-mé…Giai đoạn này cũng là chặng đường hay vấp ngã hoặc thối thất hoặc dậm chân tại chỗ của hành Nhị thừa và ngoại đạo đã được nói đến trong Kinh Lăng Nghiêm.

 Nên tới chặng đường này, tuyệt đối phải cầu đến SỨC GIA TRÌ. Hoặc là Thần-lực gia-trì, hoặc là Pháp-lực-gia-trì, hoặc là Pháp-lực gia trì…Nếu không có sự gia trì, thì khó có thể gột nổi mấy phẩm vô-minh vi tế cuối cùng. Một bậc Đẳng giác Bồ tát vẫn cần phải gần Phật mới có thể gột nổi phẩm vô-minh vi tế cuối cùng được.

 Và cũng bởi thế, nên trong kinh Pháp Hoa, mấy phẩm cuối cùng đã được dành để tri ân kẻ hành giả về sự tối cần thiết của sự gia trì…Và trong Kinh Lăng Nghiêm, Phật cũng dặn đi dặn lại rằng người tu tập pháp môn Như-huyễn tam ma đề, nếu không trì chú Đại Phật Đảnh thì khó có thể thoát khỏi ma chướng, và 10 phương Như Lai cũng đều phải nương vào thần chú đó mới đắc đạo quả Vô thượng.

 Đó là con đường chiếu-kiến nói ra bởi Đức Quán Thế Âm, và cũng là con đường Như-huyễn tam ma đề của Kinh Lăng Nghiêm…Và 1 khi đã Chiếu-kiến-ngũ-uẩn-giai-không thì sẽ độ-thoát-nhứt-thiết-khổ-ách. Là vì sao?

Là vì tất cả ngoại duyên và pháp giới này chỉ là sự lóe lên của Tướng phần, là sự chuyển hiện của Tướng-phần, chuyển hiện TƯƠNG ƯNG với những chủng tử nghiệp-ực hiện hành NỞ ra. Là vì không có cái gì là Ngẫu-nhiên cả…và 1 khi vọng thức đã tiêu dung, nghiệp đã tiêu dung, thì tất cả ngoại duyên cũng đều phải chuyển-hiện tương ưng. Và không có 1 khổ ách nào, một kiếp tai nào, 1 bụi trần nào có thể bám vào người của hành giả…Cũng như trong kinh Duy ma, những hoa trời rải xuống chỉ bám dính vào áo ngài Xá Lợi Phất cùng các bậc Thanh văn, mà không hề bám dính vào áo của Thiên nữ cùng Đại Bồ Tát. Là vì các bậc này đã gột sạch hết mọi vọng thức phân biệt chấp trước cùng vô-minh vi tế rồi….
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 20701)
30 Tháng Năm 2016(Xem: 7194)
duc phat niet banĐây là những điều chính tôi được nghe: Thuở đó đức Phật đang ngự tại rừng Ta-la-song-thọ, ở ngoại ô thành Câu-thi-na, thuộc lãnh thổ trị vì của bộ tộc Lực-sĩ.
30 Tháng Năm 2016(Xem: 5335)
Kinh Phật mênh mông như biển cả, dù ai có bỏ suốt cuộc đời để học hỏi cũng không thể thông suốt hết được. Tuy nhiên, trong cái mênh mông đó, cũng như nước biển cả lúc nào cũng hàm chứa vị mặn của muối, hết thảy kinh Phật đều cùng hàm chứa mùi vị của giải thoát, an lạc.
24 Tháng Năm 2016(Xem: 5320)
Nam mô A Di Đà Phật, Là đệ tử Phật, ngày đêm con vẫn luôn cố gắng tụng niệm thực hành lời dạy của Phật. Mùa Phật đản năm nay ( Phật lịch năm 2560 ), con xin phép được ghi lại những hiểu biết của con khi tụng niệm Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
28 Tháng Ba 2016(Xem: 6618)
Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, Đức Phật cùng với 1.250 vị đại Bhikṣu ở trên núi Thứu Phong gần thành Vương Xá. Ngoài ra còn có vô lượng vô biên chư đại Bồ-tát và thiên long bát bộ thảy đều đến vân tập. Lúc bấy giờ Thanh Tịnh Tuệ Bồ-tát đang ngồi ở giữa đại chúng.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 5546)
Phẩm Vô Thường có 21 bài kệ. Đại ý của phẩm này là nói lúc tỉnh mà chạy theo dục vọng thì sẽ hôn ám mê loạn. Vinh hoa và tánh mạng đều khó có thể bảo hộ lâu dài. Duy chỉ có Đạo mới là chân thật.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 5238)
Lời đầu: Hiện nay chúng tôi đang có chương trình dịch thuật Phạn-Hán, quý Thầy, học Tăng trẻ tuổi, tâm huyết với ngành Phiên dịch Phạn-Hán, hoặc nghiên cứu Phật học, đã tốt nghiệp Trung cấp Phật học, có nhu cầu muốn học tập, tìm hiểu, cộng tác làm việc liên quan đến dịch thuật, có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: tinhvien4557@gmail.com, để biết thêm thông tin. Cầu mong cho Phật pháp được trường tồn, lưu bố muôn nơi để lợi lạc cho muôn loài. Nam mô Bổn-sư Thích Ca Mâu Ni Phật