Kinh An Lạc

13 Tháng Sáu 201404:00(Xem: 5756)
KINH PHÁP CÚ HÁN TẠNG
Thích Nhất Hạnh dịch

Kinh An Lạc

Dịch từ kinh Pháp Cú trong Hán Tạng

Kinh thứ 23


Phẩm An Ninh
(Kinh An Lạc).
Phẩm này có 14 bài kệ. An ninh ở đây là an lạc, là hạnh phúc (sukha). An ninh đây cũng có nghĩa là an lành. Hạnh phúc và an lành là khi ta không bị những ngọn lửa phiền não như thèm khát, hận thù, tuyệt vọng, lo lắng và sợ hãi đốt cháy. Bài kệ thứ 8 dạy ta đừng đi tìm những cái vui nhỏ mà phải đi tìm cái vui lớn : đó là cái bình an lớn của Niết Bàn, của sự dập tắt các ngọn lửa phiền não. Đó là vị ngọt của Cam Lộ. Hạnh phúc chân chính là được đi trên con đường chánh đạo, được thực tập giới luật, học hỏi chánh pháp (kệ 11), là được sống với người hiền (kệ 12), được gặp và nương tựa vào các bậc có đức hạnh (kệ 10).

1. Ta sống an lành không có thù hận, người kia có thù hận nhưng ta không thù hận ai.

2. Ta sống an lành không có bệnh hoạn, người kia có bệnh nhưng ta không bệnh.

3. Ta sống an lành không có lo lắng, người kia lo lắng nhưng ta bước đi lòng không lo lắng.

4. Ta sống an lành, thanh tịnh, vô vi, lấy niềm vui làm thức ăn, cũng như ở cõi trời Quang Âm.

5. Ta sống an lành, đạm bạc, hiền lành, vô sự, không có thứ lửa nào thiêu đốt được ta.

6. Thắng thì gây thù, bại thì bẽ mặt; bỏ tâm hơn thua, không còn tranh chấp nữa thì tự nhiên được an.

7. Không có gì nóng hơn dâm, không có gì độc hơn hận, không có gì khổ hơn thủ uẩn, không có gì hạnh phúc hơn Niết Bàn.

8. Không tìm cái vui nhỏ, không bình luận về cái biết nhỏ, phải quán sát và tìm cầu cái lớn thì mới đạt tới được bình an lớn.

9. Ta nhờ Thế Tôn mà hiểu thấu được Vô Ưu, vượt qua được Tam Hữu và hàng phục được chúng ma.

10. Được gặp các bậc thánh nhân là hạnh phúc, được nương tựa vào các vị ấy là hạnh phúc, không chung đụng với kẻ ngu phu là hạnh phúc, được làm việc lành là hạnh phúc.

11. Được đi trên con đường chánh đạo là hạnh phúc, được nói (và nghe) pháp là hạnh phúc, không tranh đua với đời là hạnh phúc, được trì giới đầy đủ là hạnh phúc.

12. Nương vào người hiền mà sống là hạnh phúc, như người thương ở với người thương, gần gũi các bậc trí và bậc nhân, ta được nghe những điều thật cao viễn.

13. Đời sống thì ngắn ngủi mà kẻ làm hoang phí sự sống thì nhiều. Người tu học chỉ nên giữ lấy cái cốt yếu, để khi tuổi cao vẫn còn được an lành.

14. Thiểu dục thì đạt được vị ngọt của Cam Lộ và đạt tới hạnh phúc Niết Bàn. Nếu muốn vượt qua khổ sinh tử thì phải biết thưởng thức vị ngọt Cam Lộ ấy.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 21009)
30 Tháng Năm 2016(Xem: 7301)
duc phat niet banĐây là những điều chính tôi được nghe: Thuở đó đức Phật đang ngự tại rừng Ta-la-song-thọ, ở ngoại ô thành Câu-thi-na, thuộc lãnh thổ trị vì của bộ tộc Lực-sĩ.
30 Tháng Năm 2016(Xem: 5414)
Kinh Phật mênh mông như biển cả, dù ai có bỏ suốt cuộc đời để học hỏi cũng không thể thông suốt hết được. Tuy nhiên, trong cái mênh mông đó, cũng như nước biển cả lúc nào cũng hàm chứa vị mặn của muối, hết thảy kinh Phật đều cùng hàm chứa mùi vị của giải thoát, an lạc.
24 Tháng Năm 2016(Xem: 5413)
Nam mô A Di Đà Phật, Là đệ tử Phật, ngày đêm con vẫn luôn cố gắng tụng niệm thực hành lời dạy của Phật. Mùa Phật đản năm nay ( Phật lịch năm 2560 ), con xin phép được ghi lại những hiểu biết của con khi tụng niệm Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
28 Tháng Ba 2016(Xem: 6687)
Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, Đức Phật cùng với 1.250 vị đại Bhikṣu ở trên núi Thứu Phong gần thành Vương Xá. Ngoài ra còn có vô lượng vô biên chư đại Bồ-tát và thiên long bát bộ thảy đều đến vân tập. Lúc bấy giờ Thanh Tịnh Tuệ Bồ-tát đang ngồi ở giữa đại chúng.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 5627)
Phẩm Vô Thường có 21 bài kệ. Đại ý của phẩm này là nói lúc tỉnh mà chạy theo dục vọng thì sẽ hôn ám mê loạn. Vinh hoa và tánh mạng đều khó có thể bảo hộ lâu dài. Duy chỉ có Đạo mới là chân thật.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 5333)
Lời đầu: Hiện nay chúng tôi đang có chương trình dịch thuật Phạn-Hán, quý Thầy, học Tăng trẻ tuổi, tâm huyết với ngành Phiên dịch Phạn-Hán, hoặc nghiên cứu Phật học, đã tốt nghiệp Trung cấp Phật học, có nhu cầu muốn học tập, tìm hiểu, cộng tác làm việc liên quan đến dịch thuật, có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: tinhvien4557@gmail.com, để biết thêm thông tin. Cầu mong cho Phật pháp được trường tồn, lưu bố muôn nơi để lợi lạc cho muôn loài. Nam mô Bổn-sư Thích Ca Mâu Ni Phật