Kinh An Lạc

13 Tháng Sáu 201404:00(Xem: 6370)
KINH PHÁP CÚ HÁN TẠNG
Thích Nhất Hạnh dịch

Kinh An Lạc

Dịch từ kinh Pháp Cú trong Hán Tạng

Kinh thứ 23


Phẩm An Ninh
(Kinh An Lạc).
Phẩm này có 14 bài kệ. An ninh ở đây là an lạc, là hạnh phúc (sukha). An ninh đây cũng có nghĩa là an lành. Hạnh phúc và an lành là khi ta không bị những ngọn lửa phiền não như thèm khát, hận thù, tuyệt vọng, lo lắng và sợ hãi đốt cháy. Bài kệ thứ 8 dạy ta đừng đi tìm những cái vui nhỏ mà phải đi tìm cái vui lớn : đó là cái bình an lớn của Niết Bàn, của sự dập tắt các ngọn lửa phiền não. Đó là vị ngọt của Cam Lộ. Hạnh phúc chân chính là được đi trên con đường chánh đạo, được thực tập giới luật, học hỏi chánh pháp (kệ 11), là được sống với người hiền (kệ 12), được gặp và nương tựa vào các bậc có đức hạnh (kệ 10).

1. Ta sống an lành không có thù hận, người kia có thù hận nhưng ta không thù hận ai.

2. Ta sống an lành không có bệnh hoạn, người kia có bệnh nhưng ta không bệnh.

3. Ta sống an lành không có lo lắng, người kia lo lắng nhưng ta bước đi lòng không lo lắng.

4. Ta sống an lành, thanh tịnh, vô vi, lấy niềm vui làm thức ăn, cũng như ở cõi trời Quang Âm.

5. Ta sống an lành, đạm bạc, hiền lành, vô sự, không có thứ lửa nào thiêu đốt được ta.

6. Thắng thì gây thù, bại thì bẽ mặt; bỏ tâm hơn thua, không còn tranh chấp nữa thì tự nhiên được an.

7. Không có gì nóng hơn dâm, không có gì độc hơn hận, không có gì khổ hơn thủ uẩn, không có gì hạnh phúc hơn Niết Bàn.

8. Không tìm cái vui nhỏ, không bình luận về cái biết nhỏ, phải quán sát và tìm cầu cái lớn thì mới đạt tới được bình an lớn.

9. Ta nhờ Thế Tôn mà hiểu thấu được Vô Ưu, vượt qua được Tam Hữu và hàng phục được chúng ma.

10. Được gặp các bậc thánh nhân là hạnh phúc, được nương tựa vào các vị ấy là hạnh phúc, không chung đụng với kẻ ngu phu là hạnh phúc, được làm việc lành là hạnh phúc.

11. Được đi trên con đường chánh đạo là hạnh phúc, được nói (và nghe) pháp là hạnh phúc, không tranh đua với đời là hạnh phúc, được trì giới đầy đủ là hạnh phúc.

12. Nương vào người hiền mà sống là hạnh phúc, như người thương ở với người thương, gần gũi các bậc trí và bậc nhân, ta được nghe những điều thật cao viễn.

13. Đời sống thì ngắn ngủi mà kẻ làm hoang phí sự sống thì nhiều. Người tu học chỉ nên giữ lấy cái cốt yếu, để khi tuổi cao vẫn còn được an lành.

14. Thiểu dục thì đạt được vị ngọt của Cam Lộ và đạt tới hạnh phúc Niết Bàn. Nếu muốn vượt qua khổ sinh tử thì phải biết thưởng thức vị ngọt Cam Lộ ấy.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1734)
27 Tháng Chín 2022(Xem: 84306)
Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.
16 Tháng Chín 2020(Xem: 6224)
20 Tháng Tám 2018(Xem: 7978)