Kinh Luyến Ái

13 Tháng Sáu 201415:21(Xem: 5681)
KINH PHÁP CÚ HÁN TẠNG
Thích Nhất Hạnh dịch

Hảo Hỉ Phẩm Pháp Cú Kinh đệ nhị thập tứ

好喜品法句經第二十四

Kinh Luyến Ái

Dịch từ kinh Pháp Cú trong Hán tạng

Kinh thứ 24

 

Phẩm này có 12 bài kệ. Piya là luyến ái. Luyến ái ở đây không phải là tình thương chân thật làm bằng các chất liệu từ, bi, hỷ và xả. Luyến ái ở đây là sự vướng mắc, mất tự do. Cái vướng mắc này tạo ra cái lo, cái sợ, cái ghen, cái giận ghét và cái thù hận. Cho nên bài kệ thứ 3 nói: cái thương là nguyên nhân sinh ra cái ghét. Bài kệ thứ 8 dạy ta không nên để cho cái bóng sắc bên ngoài lôi kéo. Phải tập tư duy cho chính xác, nói năng và hành động cho đúng phép thì mới cắt ngang được dòng lũ sinh tử.

 

Bài kệ 1

Vi đạo tắc tự thuận 違 道 則 自 順

Thuận đạo tắc tự vi 順 道 則 自 違

Xả nghĩa thủ sở hảo 捨 義 取 所 好

Thị vi thuận ái dục 是 為 順 愛 欲

Những gì ngược với đạo lý mình lại thích, những gì thuận với đạo lý thì mình lại không ưa; bỏ cái đạo nghĩa mà theo cái mình đam mê, đó gọi là đi theo ái dục.

 

Bài kệ 2

Bất đương thú sở ái 不 當 趣 所 愛

Diệc mạc hữu bất ái 亦 莫 有 不 愛

Ái chi bất kiến ưu 愛 之 不 見 憂

Bất ái kiến diệc ưu 不 愛 見 亦 憂

 

Đừng tìm tới cái đối tượng mình thương, đừng tìm cách xa lánh cái đối tượng mình ngét. Thương đem lại ưu phiền mà ghét cũng đem lại ưu phiền.

 

Bài kệ 3

Thị dĩ mạc tạo ái 是 以 莫 造 愛

Ái tăng ác sở do 愛 憎 惡 所 由

Dĩ trừ phược kết giả 已 除 縛 結 者

Vô ái vô sở tăng 無 愛 無 所 憎

 

Cho nên đừng đan dệt luyến ái, cũng đừng đan dệt thù ghét. Cái thương là nguyên nhân sinh ra cái ghét. Kẻ không muốn ràng buộc thì không ghét cũng không thương.

Bài kệ 4

Ái hỉ sanh ưu 愛 喜 生 憂

Ái hỉ sanh úy 愛 喜 生 畏

Vô sở ái hỉ 無 所 愛 喜

Hà ưu hà úy 何 憂 何 畏

 

Luyến ái sinh lo, luyến ái sinh sợ, không có luyến ái, thì còn lo gì sợ gì?

 

Bài kệ 5

Hảo lạc sanh ưu 好 樂 生 憂

Hảo lạc sanh úy 好 樂 生 畏

Vô sở hảo lạc 無 所 好 樂

Hà ư hà úy 何 憂 何 畏

 

Ham vui sinh lo, ham vui sinh sợ, không có ham vui, thì còn lo gì sợ gì?

Bài kệ 6

Tham dục sanh ưu 貪 欲 生 憂

Tham dục sanh úy 貪 欲 生 畏

Giải vô tham dục 解 無 貪 欲

Hà ưu hà úy 何 憂 何 畏

 

Tham dục sinh lo, tham dục sinh sợ, không có tham dục, thì còn lo gì sợ gì?

 

Bài kệ 7

Tham pháp giới thành 貪 法 戒 成

Chí thành tri tàm 至 誠 知 慚

Hành thân cận đạo 行 身 近 道

Vi chúng sở ái 為 眾 所 愛

 

Những kẻ ham học ham tu theo giới và pháp, đem tất cả tâm dạ chí thành để học hỏi, những kẻ ấy biết hổ thẹn là gì và cách hành xử của họ rất gần với chánh đạo, và họ được quần chúng thương mến.

Bài kệ 8

Dục thái bất xuất 欲 態 不 出

Tư chánh nãi ngữ 思 正 乃 

Tâm vô tham ái 心 無 貪 愛

Tất tiệt lưu độ 必 截 流 渡

 

Những ai không chạy theo những gì hào nhoáng bên ngoài của tham dục, những ai biết tư duy, nói năng theo chánh pháp và tâm không bị cuốn theo tham ái, những vị ấy thế nào cũng cắt ngang được dòng lũ sinh tử.

 

Bài kệ 9

Thí nhân cửu hành 譬 人 久 行

Tùng viễn cát hoàn 從 遠 吉 還

Thân hậu phổ an 親 厚 普 安

Quy lai hoan hỉ 歸 來 歡 喜

 

Có người đi xa lâu ngày trở về nhà được bình an, tất cả bà con quyến thuộc đều ra mừng rỡ đón chào.

 

Bài kệ 10

Hảo hành phước giả 好 行 福 者

Tòng thử đáo bỉ 從 此 到 彼

Tự thọ phước tộ 自 受 福 祚

Như thân lai hỉ 如 親 來 喜

 

Thì những kẻ tu tập thành công cũng thế, đi tới đâu cũng tiếp nhận ân phước, đi đến đâu cũng được mừng rỡ đón chào như một người thân nhân.

Bài kệ 11

Khởi tùng Thánh giáo 起 從 聖 教

Cấm chế bất thiện 禁 制 不 善

Cận đạo kiến ái 近 道 見 愛

Ly đạo mạc thân 離 道 莫 親

 

Khởi sự tu tập theo thánh giáo, tự chế ngự được bản thân, không dính vào những chuyện bất thiện, kẻ hành giả rất gần với thánh đạo và được mọi người yêu mến. Còn nếu tách xa khỏi con đường đạo thì không còn ai là người thân thích yêu mến mình nữa.

 

Bài kệ 12

Cận dữ bất cận 近 與 不 近

Sở trụ giả dị 所 住 者 異

Cận đạo thăng thiên 近 道 昇 天

Bất cận đọa ngục 不 近 墮 獄

 

Những kẻ gần gũi đạo pháp và những kẻ xa lìa đạo pháp không ở chung với nhau. Kẻ gần đạo thì đang ở thiên đường, còn kẻ xa đạo thì đang ở địa ngục.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 21003)
30 Tháng Năm 2016(Xem: 7301)
duc phat niet banĐây là những điều chính tôi được nghe: Thuở đó đức Phật đang ngự tại rừng Ta-la-song-thọ, ở ngoại ô thành Câu-thi-na, thuộc lãnh thổ trị vì của bộ tộc Lực-sĩ.
30 Tháng Năm 2016(Xem: 5414)
Kinh Phật mênh mông như biển cả, dù ai có bỏ suốt cuộc đời để học hỏi cũng không thể thông suốt hết được. Tuy nhiên, trong cái mênh mông đó, cũng như nước biển cả lúc nào cũng hàm chứa vị mặn của muối, hết thảy kinh Phật đều cùng hàm chứa mùi vị của giải thoát, an lạc.
24 Tháng Năm 2016(Xem: 5412)
Nam mô A Di Đà Phật, Là đệ tử Phật, ngày đêm con vẫn luôn cố gắng tụng niệm thực hành lời dạy của Phật. Mùa Phật đản năm nay ( Phật lịch năm 2560 ), con xin phép được ghi lại những hiểu biết của con khi tụng niệm Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
28 Tháng Ba 2016(Xem: 6686)
Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, Đức Phật cùng với 1.250 vị đại Bhikṣu ở trên núi Thứu Phong gần thành Vương Xá. Ngoài ra còn có vô lượng vô biên chư đại Bồ-tát và thiên long bát bộ thảy đều đến vân tập. Lúc bấy giờ Thanh Tịnh Tuệ Bồ-tát đang ngồi ở giữa đại chúng.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 5625)
Phẩm Vô Thường có 21 bài kệ. Đại ý của phẩm này là nói lúc tỉnh mà chạy theo dục vọng thì sẽ hôn ám mê loạn. Vinh hoa và tánh mạng đều khó có thể bảo hộ lâu dài. Duy chỉ có Đạo mới là chân thật.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 5331)
Lời đầu: Hiện nay chúng tôi đang có chương trình dịch thuật Phạn-Hán, quý Thầy, học Tăng trẻ tuổi, tâm huyết với ngành Phiên dịch Phạn-Hán, hoặc nghiên cứu Phật học, đã tốt nghiệp Trung cấp Phật học, có nhu cầu muốn học tập, tìm hiểu, cộng tác làm việc liên quan đến dịch thuật, có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: tinhvien4557@gmail.com, để biết thêm thông tin. Cầu mong cho Phật pháp được trường tồn, lưu bố muôn nơi để lợi lạc cho muôn loài. Nam mô Bổn-sư Thích Ca Mâu Ni Phật