Kinh Phụng Trì

13 Tháng Sáu 201415:35(Xem: 5490)
KINH PHÁP CÚ HÁN TẠNG
Thích Nhất Hạnh dịch

Phụng Trì Phẩm Pháp Cú Kinh đệ nhị thập thất

奉持品法句經第二十七

Kinh Phụng Trì

Dịch từ kinh Pháp Cú trong Hán tạng

Kinh thứ 27

 

Phẩm này có 15 bài kệ. Phụng trì có nghĩa là vâng theo lời chỉ giáo và thực tập theo những lời chỉ giáo ấy. Các bài kệ thứ 3 và thứ 4 dạy ta thực tập mà đừng ham lý luận và phô trương kiến thức, dù là kiến thức Phật học. Bài 12 dạy rằng sự im lặng chưa hẳn đã là dấu hiệu của minh triết: im lặng chỉ là cái vỏ minh triết nếu bên trong tâm ý còn có những dự tính không trong sáng. Bài 13 định nghĩa một vị Mâu ni: đạt được vô vi, tâm ý thanh khiết, không còn vướng bận, an trú Niết bàn trong giây phút hiện tại.

Các bài 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11 cho thấy thế nào là một vị xuất gia đích thực.

 

Bài kệ 1

Hảo kinh đạo giả 好 經 道 者

Bất cạnh ư lợi 不 競 於 利

Hữu lợi vô lợi 有 利 無 利

Vô dục bất hoặc 無 欲 不 惑

 

Người ưa thích học kinh và hành đạo thì không ham tranh đua về mặt lợi lộc. Dù những cái kia có lợi hay không có lợi thì mình cũng không ham muốn chạy theo, không bị mê hoặc bởi chúng.

 

Bài k 2

Thường mẫn hảo học 常 愍 好 學

Chánh tâm dĩ hành 正 心 以 行

Ủng hoài bảo tuệ 擁 懷 寶 慧

Thị vị vi đạo 是 謂 為 道

 

Thường có tâm lân mẫn, ưa tu tập học hỏi, đem tâm chính trực của mình để hành trì, ôm ấp chí nguyện đạt tới kho tàng quý báu của tuệ giác, như thế mới gọi là kẻ hành đạo chân chính.

 

Bài k3

Sở vị trí giả 所 謂 智 者

Bất tất biện ngôn 不 必 辯 言

Vô khủng vô cụ 無 恐 無 懼

Thủ thiện vi trí 守 善 為 智

 

Người có trí không phải là người ưa biện luận. Không hề sợ hãi, luôn luôn biết bảo hộ cái thiện, đó mới là người trí.

 

Bài kệ 4

Phụng trì Pháp giả 奉 持 法 者

Bất dĩ đa ngôn 不 以 多 言

Tuy tố thiểu văn 雖 素 少 聞

Thân y Pháp hành 身 依 法 行

 

Người tu đích thực đang thực sự phụng trì chánh pháp không hẳn là người đang nói nhiều về Phật pháp. Có thể kiến thức Phật pháp của người ấy còn ít, nhưng người ấy đang thực sự nương tựa vào chánh pháp để hành trì.

Bài k 5

Thủ đạo bất kị 守 道 不 忌

Khả vị phụng Pháp 可 謂 奉 法

Sở vị lão giả 所 謂 老 者

Bất tất niên kì 不 必 年 耆

Hình thục phát bạch 形 熟 髮 白

Xuẩn ngu nhi dĩ 憃 愚 而 已

 

Không xao lãng công phu tu tập mới là người phụng trì chánh pháp. Không phải do sống lâu mà người ta trở thành một vị trưởng lão trong Phật pháp. Tuy có hình tướng thân già tóc bạc, nhưng người ấy không phải là một vị đạo cao đức trọng, mà vẫn chỉ là một kẻ ngu phu.

 

Bài k 6

Vị hoài đế Pháp 謂 懷 諦 法

Thuận điều từ nhân 順 調 慈 仁

Minh viễn thanh khiết 明 遠 清 潔

Thị vi Trưởng lão 是 為 長 老

 

Ôm được chánh pháp vào lòng, tu tập theo nếp sống nhân từ, người có đạo hạnh chiếu sáng và thấy xa, nếp sống thanh khiết, mới có thể được gọi là một vị thượng tọa, đại đức hay trưởng lão.

Bài k 7

Sở vị đoan chánh 所 謂 端 政

Phi sắc như hoa 非 色 如 花

Xan tật hư sức 慳 嫉 虛 飾

Ngôn hành hữu vi 言 行 有 違

 

Như một bông hoa chỉ có sắc không hương, xan lẫn, tật đố, chỉ có giả trang hình tướng bên ngoài, lời nói và hành động đi ngược lại với nhau thì chưa có thể gọi là một người thực sự đoan chính.

 

Bài k8

Vị năng xả ác 謂 能 捨 惡

Căn nguyên dĩ đoạn 根 原 已 斷

Tuệ nhi vô khuể 慧 而 無 恚

Thị vị đoan chánh 是 謂 端 政

Sở vị Sa môn 所 謂 沙 門

Phi tất trừ phát 非 必 除 髮

Vọng ngữ tham thủ 妄 語 貪 取

Hữu dục như phàm 有 欲 如 凡

 

Buông bỏ được tà hạnh, cắt đứt được gốc rễ của ác, có tuệ giác, không còn sân nhuế, đó mới thực sự là người đoan chính. Một người cạo tóc mà còn vọng ngữ, tham đắm, chấp thủ, có nhiều tham dục như một kẻ phàm tục, thì không phải là một vị Sa môn đích thực.

 

Bài k 9

Vị năng chỉ ác 謂 能 止 惡

Khôi khuếch hoằng đạo 恢 廓 弘 道

Tức tâm diệt ý 息 心 滅 意

Thị vi Sa môn 是 為 沙 門

 

Chấm dứt được những hành động sai trái, làm sống dậy và quảng bá được chánh pháp, làm lắng dịu nội tâm và diệt trừ được mọi tà ý, đó mới thật là một vị Sa môn.

 

Bài k10

Sở vị Tỳ-kheo 所 謂 比 丘

Phi thời khất thực 非 時 乞 食

Tà hành dâm bỉ 邪 行 婬 彼

Xưng danh nhi dĩ 稱 名 而 已

 

Là một vị Tỳ khưu mà đi khất thực phi thời, mà vẫn còn tà hạnh và vọng ngữ thì chỉ là một vị Tỳ khưu hữu danh vô thực.

 

Bài k 11

Vị xả tội phước 謂 捨 罪 福

Tịnh tu phạm hạnh 淨 修 梵 行

Tuệ năng phá ác 慧 能 破 惡

Thị vi Tỳ-kheo 是 為 比 丘

Buông bỏ được ý niệm về tội phúc, tu tập thanh tịnh theo nếp sống phạm hạnh, tuệ giác đủ lớn để phá trừ được mọi ác kiến, đó mới đích thực là một vị Tỳ-khưu.

 

Bài kệ 12

Sở vị nhân minh 所 謂 仁 明

Phi khẩu bất ngôn 非 口 不 言

Dụng tâm bất tịnh 用 心 不 淨

Ngoại thuận nhi dĩ 外 順 而 已

 

Nhà minh triết không phải là một kẻ chỉ biết im lặng không nói, trong khi đó thì tâm mình vẫn còn có những chủ ý không sạch. Im lặng như thế chỉ là cái vỏ bề ngoài.

 

Bài k13

Vị tâm vô vi 謂 心 無 為

Nội hành thanh hư 內 行 清 虛

Thử bỉ tịch diệt 此 彼 寂 滅

Thị vi nhân minh 是 為 仁 明

 

Nội tâm thực sự đã đạt tới vô vi, thanh khiết, không còn vướng bận gì, biết an trú Niết Bàn, đó mới thật là một bậc Mâu ni.

 

Bài k 14

Sở vị hữu đạo 所 謂 有 道

Phi cứu nhất vật 非 救 一 物

Phổ tế thiên hạ 普 濟 天 下

Vô hại vi đạo 無 害 為 道

 

Không phải chỉ biết lo cứu độ cho một người, mà biết lo cứu độ cho tất cả mọi loài trong thiên hạ, không bao giờ làm tổn hại đến ai, đó mới thật là một bậc đạo hạnh.

 

Bài k15

Giới chúng bất ngôn 戒 眾 不 言

Ngã hành đa thành 我 行 多 誠

Đắc định ý giả 得 定 意 者

Yếu do bế tổn 要 由 閉 損

Ý giải cầu an 意 解 求 安

Mạc tập phàm nhân 莫 習 凡 人

Sử kết vị tận 使 結 未 盡

Mạc năng đắc thoát 莫 能 得 脫

 

Dù có giữ giới, có thực tập tịnh khẩu, dù có thành khẩn tu tập, đạt được các định nhưng vẫn còn giữ thái độ cầu an, vẫn còn có nhu yếu khép kín, sợ tổn hại đến mình, vẫn còn giữ tập khí của người đời, thì kẻ ấy vẫn không thể nói là đã đạt tới giải thoát thật sự.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Một 2023(Xem: 713)
27 Tháng Chín 2022(Xem: 82764)
Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.
16 Tháng Chín 2020(Xem: 5211)
20 Tháng Tám 2018(Xem: 7044)