Kinh Kim Cang Bát-nhã Ba-la-mật, Phạn-Tạng-Anh-Hán, Đối Chiếu Toàn Dịch, Giải Thích Ngữ Pháp Phạn Ngữ

10 Tháng Ba 201608:07(Xem: 5237)
KINH KIM CƯƠNG BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT
PHẠN – TẠNG – ANH - HÁN
ĐỐI CHIẾU TOÀN DỊCH
वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता।
vajracchedikāprajñāpāramitā|
金刚般若波罗蜜经
༄༅། །འཕགས་པ་ཤེས་རབ་ཀྱི་ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་རྡོ་རྗེ་གཅོད་པ་ཞེས་བྱ་བ་བཞུགས་སོ།།


dai_tang_kinh_371958533Lời đầu: 
Hiện nay chúng tôi đang có chương trình dịch thuật Phạn-Hán, quý Thầy, học Tăng trẻ tuổi, tâm huyết với ngành Phiên dịch Phạn-Hán, hoặc nghiên cứu Phật học, đã tốt nghiệp Trung cấp Phật học, có nhu cầu muốn học tập, tìm hiểu, cộng tác làm việc liên quan đến dịch thuật, có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: tinhvien4557@gmail.com,  để biết thêm thông tin.
Cầu mong cho Phật pháp được trường tồn, lưu bố muôn nơi để lợi lạc cho muôn loài.
Nam mô Bổn-sư Thích Ca Mâu Ni Phật

QUY KỈNH

*Sanskrit

॥नमो भगवत्या आर्यप्रज्ञापारमितायै॥

Namo bhagavatyā āryaprajñāpāramitāyai||

Quy kỉnh đức Thế Tôn bậc Thánh - Tuệ giác Ba-la-mật

*Hán

南無薄伽梵聖般若波羅蜜多  !

Nam mô Bạc-già-phạm Thánh Bát-nhã Ba-la-mật-đa

*Tây Tạng

*སངས་རྒྱས་དང་བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའ་ཐམས་ཅད་ལ་ཕྱག་འཚལ་ལོ། །

Kính lễ hết thảy chư Phật và Bồ Tát.

 

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

TIẾT 1

A/KINH VĂN

*Sanskrit

1-1. एवं मया श्रुतम्। एकस्मिन् समये

1.1.            evaṃmayā śrutam ekasmin samaye |

1-1.   Tôi được nghe như vậy: Một thời

*Tây Tạng

1-1. འདི་སྐད་བདག་གིས་ཐོས་པ་དུས་གཅིག་ན།

Tôi nghe như vậy: Một thời[1],

*Hán

1.1. [La Thập]                         如是我聞: 一時,  Như thị ngã văn: Nhất thời,

1.1. [Huyền Tráng]                  如是我聞: 一時, Như thị ngã văn: Nhất thời,

1.1. [Nghĩa Tịnh]                     如是我聞: 一時, Như thị ngã văn: Nhất thời,

*Anh

1.1. [Ed. Conze]: Thus have I heard at one time.

Tôi nghe như vậy: Vào một thời.

B/TỪ VỰNG VÀ NGỮ PHÁP

a) Từ vựng

1, एवं evaṃ

- Văn phạm: Bất biến từ, không biến cách.

- Đối chiếu:

Hán: Như thị 如是; Tây Tạng: འདི་སྐད; Ed. Conze dịch: thus

-Nghĩa: Như vậy, (cần phân biệt ý nghĩa với từ yathā tathā)

2, मया mayā (अहम् aham)

- Văn phạm: Đại từ, số ít, biến cách 3. Instrumental (cụ cách biến)

- Đối chiếu:

Hán: Ngã 我; Tây Tạng: བདག་གིས; Ed. Conze: I.

-Nghĩa: Tôi, Ta.

3, श्रुतम् śrutam  (√śru-5)

-Văn phạm: Quá khứ phân từ, giống trung, số ít, biến cách 1. Nominative (chủ/thể cách); có động từ căn √śru: nghe.

- Đối chiếu:

Hán: Văn 聞; Tây Tạng: ཐོས་པ; Ed. Conze: heard.

- Nghĩa: nghe.

4, एकस्मिन् ekasmin (एक​ eka)

- Văn phạm: Số từ, giống đực, số ít, biến cách 7. Locative  (vị trí cách).

- Đối chiếu:

Hán: Nhất 一, Tây Tạng: གཅིག (ན), Ed. Conze: one.

-Nghĩa: Một.

5, समये samaye (samaya)

- Văn phạm: Danh từ, giống đực, số ít, biến cách 7. Locative.

- Đối chiếu:

Hán: Thời 時; Tây Tạng: དུས;  Ed. Conze: time.

- Nghĩa: thuở, lúc nọ, thời gian.

b) Ngữ Pháp

Các văn bản Kinh Kim Cang dẫn ở trên đều trực dịch  एवं मया श्रुतम्। एकस्मिन् समये evaṃ mayā śrutam ekasmin samaye là: “Tôi nghe như vậy: Một thời,

- एवं evaṃ: bất biến từ (indeclinable), tức là từ không biến cách.

Tạng ngữ Kim cang viết là འདི་སྐད 'di skad,  dịch Anh ngữ là thus, these [words], hình thức dịch khác là: in these words, speaking these words, accordingly, these…

Edward Conze, trong The Diamond Sutra dịch là: “thus”[2]; La Thập, Huyền Trang, Nghĩa Tịnh đều dịch là: Như Thị 如 是.

- श्रुतम śrutaṃ: Quá khứ phân từ (perfect participle), giống trung, số ít, biến cách thứ nhất: Nominative, có nghĩa là nghe...

Biến cách thứ nhất của Sanskrit, Hán dịch là chủ cách, thể cách… tức chỉ chủ thể (subject) của một câu. Đây là biến cách của những từ dùng làm chủ từ trong câu và của bất cứ từ nào làm định tính cho chủ từ như attribute (thuộc từ), predicate (bổ túc từ), hay apposition (đồng cách từ)…

Nên ở đây श्रुतम śrutaṃ  nó làm chủ từ của câu एवं मया श्रुतम Evaṃ mayāśrutaṃ.

- Mayā मया, vai trò trong câu एवं मया श्रुतम Evaṃ mayāśrutaṃ, nó là Đại từ, số ít, biến cách 3. Instrumental.

Biến cách thứ ba của Sanskrit, Hán dịch là tác cách, cụ cách…Chỉ cho phương tiện để thực hiện hành động, hay chỉ sự đi kèm theo, nói cách khác tức chỉ “với ai”, một hành động được thực hiện; hay như một tác viên của động từ ở bị động cách v.v…

Vì vậy, căn cứ theo văn phạm Sanskrit dịch sát câu एवं मया श्रुतम Evaṃ mayāśrutaṃ: “Tôi được nghe (là) như vậy”. Động từ “là” (as) được tĩnh lược.

 ______________________________________________________________

TIẾT 2

A/KINH VĂN

*Sanskrit

1-2. भगवान् श्रावस्त्यां विहरति स्म जेतवनेऽनाथपिण्डदस्यारामे महता भिक्षुसंघेन त्रयोदशभिर्भिक्षुशतैः[3]  संबहुलैश्च बोधिसत्त्वैर्महासत्त्वैः।

1-2.Bhagavān śrāvastyāṃ viharati sma jetavane’nāthapiṇḍadasyārāme mahatā bhikṣusaṃghena sārthaṃ trayodaśabhirbhikṣuśataiḥ saṃbahulaiśca bodhisattvairmahāsattvaiḥ.

1-2. Đức Thế Tôn[4] trú tại nước Xá-vệ[5], đã ở tại rừng cây Kỳ-đà, trong vườn của ông Cấp-cô-độc[6]. Với Tăng đoàn đại Tỷ-kheo, gồm có một ngàn ba trăm vị Tỷ-kheo tụ hội[7] cùng rất nhiều vị Bồ-tát Đại sĩ[8].

* Tây Tạng

1-2. བཅོམ་ལྡན་འདས་མཉན་ཡོད་ན་ མཉན་ཡོད་ ན་ རྒྱལ་བུ་རྒྱལ་བྱེད་ཀྱི་ཚལ་ མགོན་མེད་ཟས་སྦྱིན་གྱི་ཀུན་དགའ་ར་བ་ ན་ / དགེ་སློང་སྟོང་ སྟོང་ཉིས་བརྒྱ་ལྔ་བཅུའི་ དགེ་སློང་གི་དགེ་འདུན་ ཆེན་པོ་ དང་ / བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའ་སེམས་དཔའ་ཆེན་པོ་ རབ་ཏུ་མང་པོ་ དང་ཐབས་ ཐབས་གཅིག་ཏུ་བཞུགས་ བཞུགས་སོ་ / /

བཅོམ་ལྡན་འདས་མཉན་ཡོད་ན་ མཉན་ཡོད་ ན་ རྒྱལ་བུ་རྒྱལ་བྱེད་ཀྱི་ཚལ་ མགོན་མེད་ཟས་སྦྱིན་གྱི་ཀུན་དགའ་ར་བ་ ན་ / དགེ་སློང་སྟོང་ སྟོང་ཉིས་བརྒྱ་ལྔ་བཅུའི་ དགེ་སློང་གི་དགེ་འདུན་ ཆེན་པོ་ དང་ / བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའ་སེམས་དཔའ་ཆེན་པོ་ རབ་ཏུ་མང་པོ་ དང་ཐབས་ ཐབས་གཅིག་ཏུ་བཞུགས་ བཞུགས་སོ་ / /

1-2. Đức Thế Tôn (བཅོམ་ལྡན་འདས་) khi trú ở tại[9] Xá-vệ quốc (མཉན་ཡོད་), trong rừng cây Kỳ-đà (རྒྱལ་བུ་རྒྱལ་བྱེད་ཀྱི་ཚལ་), tại vườn của ông Cấp Cô Độc (མགོན་མེད་ཟས་སྦྱིན་), cùng với[10] Tăng chúng (དགེ་སློང་གི་དགེ་འདུན་) đại (ཆེན་པོ་)[11] Tỷ-kheo (དགེ་སློང་གི་དགེ་འདུན་), một ngàn hai trăm năm mươi (སྟོང་ཉིས་བརྒྱ་ལྔ་བཅུ་) vị Tỷ-kheo (དགེ་སློང་) và với (དང་) rất nhiều (རབ་ཏུ་མང་པོ་) các vị Bồ-tát Đại Sĩ (བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའ་སེམས་དཔའ་ཆེན་པོ་), cùng nhau (ཐབས་གཅིག་ཏུ་ ) đến đây (བཞུགས་སོ་).   

*Hán

1-2. [La Thập] 佛在舍衛國祇樹給孤獨園, 與大比丘眾千二百五十人俱. 

Phật tại Xá-vệ-quốc Kì thọ Cấp Cô Độc viên, dữ đại Tỷ-kheo chúng thiên nhị bách ngũ thập nhân câu.

1.2. [Huyền Trang] 薄伽梵在室羅筏, 住誓多林給孤獨園, 與大苾芻眾千二百五十人俱. 

Bạc-già-phạm tại Thất-la-phiệt, trụ Thệ-đa lâm Cấp Cô Độc viên, dữ đại Bí-sô chúng thiên nhị bách ngũ thập nhân câu.

1.2.[Nghĩa Tịnh] 薄伽梵在名稱大城  戰勝林施 孤 獨 園,  與大苾芻眾千二百五 十人俱,  及 大 菩 薩眾. 

Bạc-già-phạm tại Danh Xưng đại thành, Chiến Thắng lâm, Thí Cô Độc viên, dữ đại Bí-sô chúng thiên nhị bách ngũ thập nhân câu, cập đại Bồ-tát chúng.

*Anh

1-2. [Ed. Conze] The Lord dwelt at Sravasti, in the Jeta Grove, in the garden of Anathapindika, together with a large gathering of monks, consisting of 1,250 monks, and with many Bodhisattvas, great beings.

1-2. Thế Tôn ở tại thành Xá-vệ, trong rừng cây Kỳ-đà, vườn của ông Cấp Cô Độc, cùng đại chúng Tỷ-kheo, gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị và với rất nhiều vị Bồ-tát Đại sĩ.

B/TỪ VỰNG VÀ NGỮ PHÁP

a)                  Từ vựng

1, भगवान् Bhagavān (भगवत् bhagavat)

- Văn phạm: Danh từ, giống đực, số ít, biến cách 1. Nominative (chủ cách), động từ cănà भज् Bhaj: sắp xếp, tôn kính.

- Đối chiếu:

Hán dịch: Bạc-già-phạm薄伽梵, Thế-Tôn 世尊; Tây Tạng: བཅོམ་ལྡན་འདས; Ed. Conze: The Lord.

-Nghĩa:

Một trong những phẩm tính giác ngộ của Phật, có động từ cănà भज् Bhaj: Tôn kính, phụng sự, trau dồi, sắp xếp… Từ भगवत्या Bhagavān nếu chưa biến cách là भगवन्त् Bhagavant hay भगवत् Bhagavat, nghĩa là đấng đầy đủ an ổn, đấng xứng đáng được tôn thờ[12]

2, श्रावस्त्यां Śrāvastyāṁ (Śrāvastī)

-Văn phạm: Danh từ, giống cái, số ít, biến cách 7. Locative (y cách).

- Đối chiếu:

Hán: Xá-vệ-quốc 舍衛國, Thất-la-phiệt 室羅筏, Tây Tạng མཉན་ཡོད (ན), Ed. Conze: Śrāvastī.

-Nghĩa:

Tên nước Śrāvastyāṁ श्रावस्त्यां (Pāli. सावत्थी Sāvatthī), Hán phiên âm là Thất-la-phiệt 室羅伐 hay Xá-vệ 舍衛 tên một đô thị, thủ phủ của nước Kauśala (Câu-tát-la 拘 薩羅), nằm ở xứ Trung Ấn Độ, lúc bấy giờ là kinh đô của vua Prasenajit (Ba-tư-nặc 波斯匿) cũng thường dùng gọi thay tên nước.

Theo Nāgārjuna[13]: Thành phố này, dân cư có đến chín ức gia đình[14].

Còn theo Vasubandhu[15]: Xá-vệ-quốc rộng 12 Yojana, và cư dân có khoảng mười tám ức gia đình[16].

3, विहरति viharati  (वि-ह्रं-१vi-hṛ-1)

-Văn phạm: Động từ, ngôi thứ ba (third person – đệ tam nhân xưng), số ít, chủ động trần thuật. Có động từ căn -ह्रं hṛ: di động, di chuyển,… kết hợp với tiền tố từ vi: không, nên वि-√ह्रं-१vi-hṛ có nghĩa là: trú, ở, trú tại….

- Đối chiếu:

Hán: trụ 住; Tây Tạng བཞུགས; Ed. Conze: dwelt.

-Nghĩa: cư trú, ở tại, trú tại….

4, स्म sma

-Văn phạm: bất biến từ, không biến cách. Khi đi theo động từ hiện tại, biểu thị quá khứ.

- Đối chiếu: các bản dịch trên không có tương đương.

-Nghĩa: luôn luôn, bao giờ cũng,...Tương đương với một số từ Anh như: always, ever, hình thức dịch khác là, verily; surely hay certainly.

5, जेतवने Jetavane (जेतवन​ Jetavana)

-Văn phạm: danh từ, giống trung, số ít, biến cách 7. Locative. Từ này đươc thiết lập từ hai phần:

u जेत Jeta có động từ căn ञि Ji: Chiến thắng, chinh phục, hàng phục…;

v वन vana là vị biến của वने vane, có động từ  căn वन् van: Rừng cây.

-Đối chiếu:

Hán: Kỳ-thọ 祇樹, Thệ-đa lâm 誓多林; Tây Tạng: རྒྱལ་བུ་རྒྱལ་བྱེད་ཀྱི་ཚལ; Ed. Conze: Jeta Grove.

-Nghĩa: Ở nơi Rừng cây Kỳ-đà.

6, ऽनाथपिण्डदस्य'nāthapiṇḍadasya  (अनाथ​-पिण्ड​-​ anātha-piṇḍa-da)

-Văn phạm: Danh từ, giống đực, số ít, biến cách số thứ 6. Genitive (sở hữu cách).

अनाथ A-nātha: người cô độc, không có chỗ nương tựa và nhờ cậy,…

पिण्डद piṇḍa: Hán dịch là đoàn thực, tức là vắt cơm, nắm cơm vo tròn lại,…(Đây là do tục ăn bốc của Ấn độ).

Từ da, đi từ động từ căn dā: cho cơm.

Nên अनाथपिण्डद Anāthapiṇḍada: Cho cơm đến những người cô độc.

- Đối chiếu:

Hán: Cấp Cô Độc 給孤獨, Thí Cô Độc, 施孤獨; Tây Tạng: མགོན་མེད་ཟས་སྦྱིན ་ mgon med zas sbyin, Ed. Conze: Anāthapiṇḍada.

-Nghĩa: Cấp Cô Độc Tên khác của vị Trưởng giả Sudatta (Tu-đạt-ta), do công hành cho cơm đến những người cô độc của Ông nên có tên như vậy.

7, आरामे ārāme (आराम ārāma)

-Văn phạm: Danh từ, giống đực, số ít, biến cách thứ 7. Locative.

-Đối chiếu:

Hán: 園, Tây Tạng: ཀུན་དགའ་ར་བ, Ed. Conze:  garden.

-Nghĩa: khu vườn, khu rừng nhỏ….

8, महता mahatā (mahat महत्)

-Văn phạm: Hình dung từ, giống đực, số ít, biến cách thứ 3. Instrumental (cụ cách).

-Đối chiếu: Hán 大; Tây Tạng: ཆེན་པོ; Ed. Conze: large.

-Nghĩa: lớn.

9, भिक्षुसमंघेन bhikṣusaṁghena (भिक्षुसमंघ bhikṣusaṁgha)

-Văn phạm: danh từ, giống đực, giống đực, số ít, biến cách thứ 3. Instrumental (cụ cách). 

u भिक्शु Bhikṣu:có động từ căn Ãभिक्श् Bhikṣ: khất thực, khất sĩ… Hán phiên âm là Bí-sô, và dịch là Tỷ-kheo.

v संघेन Saṁghena: biến cách thứ ba Instrumental; nghĩa là cùng với Tăng đoàn, nó chưa biến cách là संघ​ Saṃgha, có động từ căn là हन् han: tiêu diệt ; Hán phiên âm là Tăng-già 僧伽, phổ thông dịch ý là hòa (和), chúng (眾), hòa hợp (和合).

-Đối chiếu:

Hán: La Thập: Tỷ-kheo chúng 比丘眾, Nghĩa Tịnh và Huyền Tráng: Bí-sô chúng 苾芻眾; Tây Tạng དགེ་འདུན; Ed. Conze: monks.

-Nghĩa: cùng với Tăng đoàn Tỳ-kheo, cùng với Tăng chúng Tỷ-kheo.

10, सार्धम्ं sārdhaṁ:

-Văn phạm: bất biến từ. Có hai nghĩa: 1/ cùng với, với; 2/tập hợp, tụ họp. Từ सार्धम्ं sārdhaṁ vị biến của nó là सार्थ Sārtha, có nghĩa là đoàn thể.

Từ सार्धम्ं sārthaṁ trong câu này được dùng với biến cách thứ 3. Instrumental (cụ cách) và so sánh với bản Tây Tạng dùng chữ ཐབས་གཅིག་ཏུ thabs gcig tu, có nghĩa là cùng với, với… Nên ở đây सार्धम्ं sārthaṁ được hiểu là: cùng với.

 -Đối chiếu:

Hán: câu 俱, dữ 與……; Tây Tạng ཐབས་གཅིག་ཏུ; Ed. Conze: gathering,together.

Nghĩa: cùng với, với.

11, त्रयोदशभिर्भिक्षुशतैः Trayōdaśabhirbhikṣuśataiḥ

-Văn phạm:

Từ  त्रयोदशभिर्भिक्षुशतैः Trayōdaśabhirbhikṣuśataiḥ được thành lập từ hai thành phần:

+ त्रयोदशभिर् Trayodaśabhir (त्रयोदश​ trayodaśa) :

Văn phạm: số từ, giống trung, số nhiều, biến cách thứ 3. Instrumental (cụ cách). 

Đối chiếu: Hán: thập tam 十三

Nghĩa: 13.

+ भिर्भिक्षुशतैः Bhirbhikṣuśataiḥ (भिक्षु-शत bhikṣu-śata)

Văn phạm: Danh từ, giống trung, số nhiều, biến cách thứ 3. Instrumental (cụ cách). 

Đối chiếu:

Hán: nhất bách Tỷ-kheo 一百比丘; Ed. Conze: hundred monks

Nghĩa: 100 vị Tỷ-kheo.

Như vậy, त्रयोदशभिर्  Trayodaśabhir: 13 x भिक्श् - शत​ bhikṣu- śata: 100 vị Tỷ-kheo = त्रयोदशभिर्भिक्षुशतैः Trayōdaśabhirbhikṣuśataiḥ : 1300 vị Tỷ kheo.

-Đối chiếu:

+ Bản वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता thuộc Buddhist Sanskrit Text[17], ghi là त्रयोदशभिर्भिक्षुशतैः Trayōdaśabhirbhikṣuśataiḥ = 1.300 vị Tỷ-kheo (không có từ सार्थं Ardha=1/2).

+Bản वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता lưu trữ trong Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1)[18] ghi là सार्थं त्रयोदशभिर्भिक्षुशतैः Ardha Trayōdaśabhirbhikṣuśataiḥ= 1.250 vị Tỷ-kheo (có thêm từ सार्थं Ardha=1/2).

+Bản Tây Tạng ghi là: སྟོང་ཉིས་བརྒྱ་ལྔ་བཅུ་ - དགེ་སློང་một ngàn hai trăm năm mươi - vị Tỷ-kheo.

+Bản Hán của La Thập, Huyền Tráng, Nghĩa Tịnh, Bồ-đề Lưu Chi, Nguyên Ngụy Lưu Chi đều ghi là: 1250 vị Tỷ-kheo

+Bản Hán dịch Kim Cang của ngài Cấp Đa ghi là: 1500 vị Tỷ-kheo.

+Bản Anh dịch của Ed. Conze: “consisting of 1,250 monks”, bản Anh dịch The Vagrakkhedikā or Diamond-Cutter cũng ghi là: with 1250 Bhikshus[19].

Như vậy, số lượng Tăng đoàn Tỷ-kheo ở trong các văn bản Kim cương hiện có chêch lệnh nhau[20]. Nếu như đúng như Tây Tạng và đa số bản Anh và Hán dịch, là 1250 vị Tỷ-kheo (trừ bản dịch của Cấp Đa), thì ở đây tạm có hai trường hợp có thể xảy ra như vậy:

1/Bản वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता trong Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1) [21] chép đúng सार्थं त्रयोदशभिर्भिक्षुशतैः Ardha Trayōdaśabhirbhikṣuśataiḥ= 1.250 vị Tỷ-kheo. Còn bản Kinh Kim Cương Devanagari trong Buddhist Sanskrit Text[22], bị thiếu mất chữ अर्ध ​Ardha; bất biến từ, (Hán: Nhất bán 一半, Anh: half = ½, một phần hai). Nếu như vậy, có thể tạm sửa lại bản Devanagari là: अर्धत्रयोदशभिर् (ardhatrayōdaśabhir: 12,5 x 100 vị Tỷ kheo = 1250 vị Tỷ kheo).

2/ Các bản Tạng, Hán và Anh dịch hiện có số lượng Tỷ-kheo là: 1250 vị, được dịch Bản वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता trong Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ (part 1), hoặc từ một bản tiếng Sanskrit  Devanagari khác, mà không phải bản tiếng Sanskrit Devanagari trong Buddhist Sanskrit Text hiện có[23].

-Nghĩa

Một ngàn ba trăm (1.300) vị Tỷ-kheo.

13, षम्बहुल्ऐश् sambahulaiś

-Văn phạm: số từ, giống đực, số nhiều, biến cách thứ 3. Instrumental (cụ cách). 

- Đối chiếu:

Hán: chúng đa 眾多; Tây Tạng རབ་ཏུ་མང་པོ; Ed. Conze: many.

-Nghiã: Rất nhiều.

14, ​ ca

-Văn phạm: bất biến từ, không biến cách.

-Đối chiếu:

Hán: hòa 和, dữ 與; Tây Tạng: དང; Ed.Conze: and with.

-Nghĩa:

Và, với, và với, cùng với, cùng,…

15, बोधिसत्त्व्ऐर bodhisattvair (बोधिसत्त्व​ bodhisattva)

-Văn phạm: danh từ, giống đực, số nhiều, biến cách thứ 3. Instrumental (cụ cách). 

Được thành lập từ hai thành phần:

+बोधि  Bodhi

Danh từ, có động từ căn बुध्  Budh: có nghĩa là hiểu biết, học tập, liễu tri, tận tri…

बोधि  Bodhi được suy ra từ động từ căn बुध् Ãbudh bằng việc cộng thêm với một hậu tố “इ i” ở loại thứ nhất (kṛt pratyaya).

Ở đây nói thêm để tránh lầm lẫn giữa बोध​ Bodha và बोधि Bodhi; बोध​ Bodha được suy ra từ động từ căn बुध् Ãbudh bằng việc cộng với hậu tố “अ a”, बोध​ Bodha cũng với nghĩa là giác ngộ.  

Ta có thể ghi hai từ này như sau:

Động từ căn बुध्  ÃBudh à (guṇa): बोध् bodh à बोध् bodh+ इ i = बोधि bodhi.

                                     (æ बोध् bodh+ अ a = बोध​ bodha).

बोधि Bodhi nó có ý nghĩa tương đương với các động từ बोधति bodhati hoặc ब्ध्यते budhyate của Phạn ngữ hay बुज्जहति bujjhati của Pāli.

+सत्त्व​ Sattva:

Từ giống đực, được thành lập từ động từ सैन्त् Saint, hiện tại phân từ của nó có nghĩa là “sự tồn tại” hay “sự hiện hữu” (to be hay being) và được giải thích là một chúng sinh hay hữu tình. 

-Đối chiếu:

Hán: Nghĩa Tịnh dịch là: Bồ-tát 菩薩, các bản Hán khác còn lại không có tương đương; Tây Tạng བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའ; Ed. Conze: bodhisattvas.

-Nghĩa: phiên âm là Bồ-đề tát-đỏa, gọi tắt là Bồ-tát, theo cách phổ thông, chỉ phiên âm chứ không dịch[24].

16, महासत्त्वैः mahāsattvaiḥ (महासत्त्व​ mahāsattva):

-Văn phạm: Danh từ, giống đực, số nhiều, biến cách thứ 3. Instrumental (cụ cách). 

-Đối chiếu:

Tây Tạng: སེམས་དཔའ་ཆེན་པོ, noble-minded;

Trừ bản Nghĩa Tịnh, các bản dịch Hán dẫn ở trên không có tương đương, phổ thông dịch là ma-ha-tát 摩訶薩, hay Đại sĩ 大士.

-Nghĩa: phiên âm là: ma-ha-tát 摩訶薩, hay Đại sĩ 大士; cũng có thể dịch là “Đại hữu tình”[25] v.v..

b)Ngữ pháp

-भगवान् Bhagavān (भगवत् bhagavat): Biến cách 1. Nominative, hay còn gọi là biến cách chủ thuộc, là biến cách của những từ dùng làm chủ từ trong câu. Trong câu này भगवान् Bhagavān làm chủ từ, dịch là: đức Thế Tôn.

Tương đương với từ भगवान् Bhagavān trong bản Tây Tạng có từ: བཅོམ་ལྡན་འདས bcom ldan 'das, nó ở biến cách thứ 1. Nominative (chủ thuộc) của ngữ pháp Tây Tạng và làm chủ từ cho câu.  Biến cách Nominative của Tây Tạng tự bản thân chúng  không có những đuôi biến cách nào đặc biệt.

Từ བཅོམ་ལྡན་འདས bcom ldan 'das nghĩa của nó trong câu này là: người chiến thắng có trí tuệ siêu việt mọi giới hạn, dứt trừ dược mọi tai họa.. . Phân tích ngữ nguyên Tạng ngữ như sau:

            བྕོམ​ bcom: sự chiến thắng (phiền não), sự chinh phục (ma quân)…

            ལྡན​ ldan: có một tuệ giác siêu việt (dag pa gnyis: possession of transcendent awareness).

            ་དས​ ‘das: vượt ra mọi giới hạn, lìa hết thảy mọi ấn tượng, dứt trừ được mọi tai họa v.v..

- श्रावस्त्यां Śrāvastyāṁ (Śrāvastī)

Ở biến cách thứ 7. Locative (y cách). Trong câu này biến cách 7. Locative, hay còn gọi là Vị trí cách, được dùng để chỉ ra nơi chốn, hoàn cảnh, phạm vi của nơi xảy ra sự hành động. Tức ở đây chỉ cho việc đức Thế Tôn đang cư trú tại Xá-vệ.

Śrāvastī Huyền Tráng dịch âm là: Thất-la-phiệt, La Thập cũng dịch âm là: Xá-vệ, sau đó dịch thêm vào từ “quốc”, vừa dịch âm vừa dịch ý = Xá-vệ quốc. Dịch âm đầy đủ nên dịch là: Thất-la-phiệt-tất-để室羅筏悉底.

Nên Śrāvastyāṁ được dịch là: trú tại nước Xá-vệ.

श्रावस्त्यां Śrāvastyāṁ tương đương trong bản Tây Tạng là མཉན་ཡོད (ན): Ở nước Xá-vệ.

Từ མཉན་ཡོད  mnyan du yod pa là dịch từ Śrāvastī, tức là Thất-la-phiệt hay Xá-vệ

Sau མཉན་ཡོད + (ན) (mnyan du yod pa + na);  Đuôi ན  na, là trợ từ, biến cách 7. locative (vị trí cách) của ngữ pháp Tây Tạng, nhằm xác địa điểm (hoặc thời điểm) sự việc xảy ra. Ngữ pháp Tạng ngữ dùng đuôi ན  na để biểu hiện biến cách locative, nó có giá trị tương đương như cách thứ 7 của ngữ pháp Sanskrit

Trợ từ ན na của biến cách thứ 7. Locative, khi đi với thân quá khứ và danh/động từ, còn diễn tả, ý tưởng: khi, vừa khi trong khi,… ngoài ra khi đi với các thân động từ hiện tại, quá khứ hay tương lai, thì nó thường diễn tả một giả thiết, hay điều kiện… tương đương với tiếng Việt là nếu, giả sử,…Trong trường hợp này thường có từ གལཏེ  gal te ở đầu câu.

Nên căn cứ theo ngữ pháp Tây Tạng, từ མཉན་ཡོད  (ན) nên dịch là: khi trú ở nước Xá-vệ. 

Anh ngữ dịch མཉན་ཡོད là Sravasti, Hán dịch từ này là 聞者Văn Giả , Hữu Văn 有 聞.

- Động từ विहरति viharati: ngôi thứ ba (third person – đệ tam nhân xưng), số ít, chủ động trần thuật và có động từ căn là ह्रं hṛ: di động, di chuyển,…  Thêm vào trước động từ căn ह्रंhṛ: là tiếp đầu ngữ वि vi: không; Tạo nên động từ: [वि-ह्रं-१vi-hṛ ] có nghĩa là: đứng yên, trú ở, trú, ở, trú tại….

Tương đương với động từ विहरति viharati , bản Tây Tạng có động từ བཞུགས་ bzhugs, nó làm thân động từ quá khứ, nên nó có nghĩa là trú, lưu trú, cư trú… Anh ngữ tương đương là dwell; reside; live; stay v.v.. Giống như trong ngữ pháp tiếng Việt, ý tưởng quá khứ không được diễn tả cụ thể rõ ràng qua động từ trong tiếng Tây Tạng, mà phải được xác định trong văn cảnh.

Tuy nhiên, vì ngữ pháp Sanskrit có hệ quá khứ, nên vì ảnh hưởng ngữ pháp Sanskrit, nên thân động từ quá khứ Tạng ngữ đã được thiết lập sử dụng.

Ta có thể lấy ví dụ để hiểu rõ hơn về động từ བཞུགས་ bzhugs

-                      ཆོསཀྱི རྒྱལཔོ དེ ལྟ བུ བྮུགྶན chos kyi rgyal po de lta bu bzhugs na

Anh ngữ dịch câu này như sau : If I were to live like the king of the Dharma.        

Trong văn cảnh ngày động từ བཞུགས་ bzhugs pa, được ghi là བྮུགྶན bzhugs na, với nghĩa là live: cư trú, sống…

- Bất biến từ Sma स्म (viết dạng khác ṣma, ṣmā):

Trong câu này bất biến từ Sma स्म kết hợp với động từ hiện tại là विहरति viharati : trú, nên suy ra nó biểu thị quá khứ.

Vì theo ngữ pháp Sanskrit:

[Bất biến từ Sma स्म + verb current (động từ hiện tại) +… = Biểu thị quá khứ][26].

- जेतवने Jetavane (जेतवन​ Jetavana): biến cách 7. Locative, tức là biến cách vị trí. Có từ वन​ vana là biến cách vị trí của वने vane, có động từ  căn वन् van: Rừng cây; Do đó, वन​ vana có nghĩa là: ở nơi rừng cây.

Nên जेतवने Jetavane dịch là: ở nơi rừng cây Kỳ-đà.

-ऽनाथपिण्डदस्य​ - आरामे ‘nāthapiṇḍadasya-ārāme :

+ऽनाथपिण्डदस्य ‘nāthapiṇḍadasya: biến cách số thứ 6. Genitive (sở hữu cách) của अनाथपिण्डद Anāthapiṇḍada.

Biến cách thứ 6. Genitive, ở trong đây dùng với ý sở hữu.

ऽनाथपिण्डदस्य ‘nāthapiṇḍadasya là một danh từ dạng genitive, nên ở đây nó không tương quan với động từ, mà chỉ bổ sung cho một danh từ khác. Với tư cách định ngữ (attributive), ऽनाथपिण्डदस्यnāthapiṇḍadasya, đứng trước danh từ mà nó quan hệ trực tiếp đó là आरामे ārāme.

+आरामे ārāme : biến cách thứ 7. Locative của từ आराम ārāma, dùng để chỉ vị trí, có nghĩa là: trong khu vườn, nơi khu vườn….

Vậy, kết hợp hai từ này lại theo ngữ Pháp Sanskrit dịch ऽनाथपिण्डदस्य​ - आरामे ‘nāthapiṇḍadasya-ārāme là: ở nơi vườn của ông Cấp Cô Độc.

Ở đây, từ Śrāvastyāṁ (Śrāvastī), Jetavane (Jetavana), Anāthapiṇḍadasyaārāme ( (anātha-piṇḍa-da-ārāma), đều là biến cách thứ 7. Locative, được dùng để chỉ ra nơi chốn diễn ra sự việc, dấu hiện là động từ viharati, dùng để chỉ chỗ ở, thuộc về nơi chốn….

+ भिक्षुसमंघेन bhikṣusaṁghena: vì đây là từ biến cách 3. Instrumental (dụng cụ cách) của từ भिक्षुसमंघ bhikṣusaṁgha: Tăng đoàn Tỷ-kheo, nên ở đây có nghĩa là: cùng với  Tăng đoàn Tỳ-kheo, hay cùng với Tăng chúng Tỷ-kheo.

+ त्रयोदशभिर्भिक्षुशतैः Trayōdaśabhirbhikṣuśataiḥ : 1300 vị Tỷ kheo.

+षम्बहुल्ऐश् - - संबहुलैश्च बोधिसत्त्वैर्महासत्त्वैः। sambahulaiś -ca - bodhisattvairmahāsattvaiḥ: (संबहुलैश्च बोधिसत्त्वैर्महासत्त्वैः।saṃbahulaiśca bodhisattvairmahāsattvaiḥ): cùng rất nhiều vị Bồ-tát Đại sĩ.

Bất biến từ ​ ca: có giá trị như giới từ với. Hay cũng được sử dụng như một liên từ: và, cùng.

Số từ षम्बहुल्ऐश् sambahulaiś: số nhiều, giống đực, ở biến cách thứ ba, biểu thị số lượng: rất nhiều, đông đảo.

Nên संबहुलैश्च बोधिसत्त्वैर्महासत्त्वैः।saṃbahulaiśca bodhisattvairmahāsattvaiḥ, theo sát ngữ pháp có nghĩa là: cùng với rất nhiều vị Bồ-tát Đại sĩ.

Bản Tây Tạng cũng có chi tiết này: và với (དང་) rất nhiều (རབ་ཏུ་མང་པོ་) các vị Bồ-tát Đại Sĩ (བྱང་ཆུབ་སེམས་དཔའ་སེམས་དཔའ་ཆེན་པོ་), cùng nhau (ཐབས་གཅིག་ཏུ་ ) đến đây (བཞུགས་སོ་).

Các bản Hán dịch Kinh Kim Cang Bồ-đề Lưu Chi, Nguyên Ngụy Lưu Chi, Huyền Tráng, La-Thập, Cấp Đa, đều không có chi tiết này.

Trong bản Hán duy chỉ có bản cuả Nghĩa Tịnh là có đề cập: “及 大 菩 薩眾 cập đại Bồ-tát chúng[27]”.

Các bản Anh dịch đều có chi tiết này: Bản Anh dịch của của Ed. Conze: “…and with many Bodhisattas, great beings” và bản dịch The Vagrakkhedikā or Diamond-Cutter[28]: “…with many noble-minded bodhisattvas.


 __________________________

TIẾT 3

A/ KINH VĂN

*Sanskrit

1-3.  । अथ खलु भगवान् पूर्वाह्णकालसमये निवास्य पात्रचीवरमादाय श्रावस्तीं महानगरीं पिण्डाय प्राविक्षत्।

1-3. atha khalu Bhagavān pūrvāhṇa-kāla-samaye nivāsya pātracīvaram ādāya

Śrāvastīṃmahā-nagarīṃpiṇḍāya prāvikṣat | 

Bấy giờ, vào thời gian buổi sáng sớm[29], đức Thế Tôn chỉnh sửa thường phục, khoát đại y[30], ôm bình bát, đi vào đại thành Xá-vệ, để khất thực.

*Tây Tạng

1-3.དེ་ནས་བཅོམ་ལྡན་འདས་སྔ་དྲོའི་དུས་ཀྱི་ཚིཇ​། ཤམ་ཐབས་དང་ཆོས་གོས་སྐུ་ལ་གསོལ་ཏེ། ལྷུང་བཟེད་བསྣམས་

ནས་མཉན་ཡོད་ཀྱི་གྲོང་ཁྱེར་ཆེན་པོར་བསོད་སྙོམས་ཀྱི་ཕྱིར་ཞུགས་སོ། །

Bấy giờ (དེ་ནས), vào thời gian (དུས་ཀྱི་) buổi sáng sớm (སྔ་དྲོའི་ཚིཇ​), đức Thế Tôn (བཅོམ་ལྡན་འདས་) chỉnh sửa thường phục (ཤམ་ཐབས་) và (དང་) đại y (ཆོས་གོས་) trên mình (སྐུ་), sau đó (ཏེ་ ) ôm theo (བསྣམས་) bình bát (ལྷུང་བཟེད་ ) để (ལ་) đi khất thực (སོལ་), (Ngài) đi đến (ནས་) thành phố lớn Xá-vệ (མཉན་ཡོད་ཀྱི་གྲོང་ཁྱེར་), vào thành (ཞུགས་) để khất thực (བསོད་སྙོམས་ཀྱི་ཕྱིར་) theo thông lệ (སོ་)…

*Hán

1-3.[La Thập] 爾時, 世尊食時, 著衣持缽, 入舍衛大城乞食. 

Nhĩ thời, Thế Tôn thực thời, trước y trì bát, nhập Xá-vệ đại thành khất thực.

1-3.[Huyền Tráng] 爾時, 世尊於日初分, 整理裳服, 執持衣缽, 入室羅筏大城乞食. 

Nhĩ thời, Thế Tôn ư nhật sơ phần, chỉnh lí thường phục, chấp trì y bát, nhập Thất-la-phiệt đại thành khất thực.

1-3.[Nghĩa Tịnh] 爾時, 世尊於日初分時, 著衣持缽, 入城乞食. 

Nhĩ thời, Thế Tôn ư nhật sơ phân thời, trước y trì bát, nhập thành khất thực.

*Anh

1-3.[Ed. Conze]

Early in the morning the Lord dressed, put on his cloak, took his bowl, and entered the great city of Sravasti to collect alms.

Khi ấy, vào buổi sáng sớm, Thế Tôn chỉnh sửa thường phục, khoát đại y, mang bình bát của ngài, và đi vào thành phố lớn Xá-vệ khất thực.

B/TỪ VỰNG VÀ NGỮ PHÁP

b)-1. Từ vựng

1, अथ atha

-Văn phạm: phó từ, bất biến từ. 

-Đối chiếu: Hán Nhĩ thời 爾時; Tây Tạng  དེ་ནས; Ed. Conze (Khuyết), phổ thông Anh dịch: then.

-Nghĩa: bấy giờ, lúc ấy, khi ấy,…

2, खलु khalu

-Văn phạm: phó từ, dùng để gia cường ngữ khí

-Đối chiếu: không có tương đương

-Nghĩa: không có nghĩa.

3, भगवान bhagavān (भगवत् bhagavat)

-Văn phạm: danh từ, giống đực, số ít, biến cách 1. Nominative (chủ thuộc). 

-Đối chiếu:

Hán: Bạc-già phạm 薄伽梵, Thế Tôn 世尊; Tây Tạng: བཅོམ་ལྡན་འདས; Ed. Conze. The Lord.

-Nghĩa: Một trong mười phẩm tính giác ngộ của Phật. Đấng xứng đáng tôn thờ, đấng đầy đủ sự an lạc….

4, पूर्वाह्ण-काल-समये pūrvāhṇa-kāla-samaye

-Văn phạm:danh từ, giống đực, số ít, biến cách 7. Locative (vị trí cách). 

- Đối chiếu:

Hán: ư nhật sơ phần thời 於日初分時, ư nhật sơ phần 於日初分, ; Tây Tạng སྔ་དྲོའི་དུས་ཀྱི་ཚིཇ​; Ed. Conze: forenoon.

-Nghĩa: Vào lúc sáng sớm, vào thời gian buổi sáng sớm,…

5, nivāsya (ni-√vas-2)

-Văn phạm: động từ, động từ tiếp đầu âm (verbal prefix). 

- Đối chiếu:

Hán: chỉnh lý thường phục 整理裳服,trước 著 ; Tây Tạng ཤམ་ཐབས་གསོལ; Ed. Conzedress, put on.

-Nghĩa: chỉnh sửa thường phục, chỉnh sửa áo quần (tức An-đà hội và Uất-đa-la-tăng hay thượng y và hạ y), mặc….

6, पात्रचीवरम pātracīvaram (पात्र-चीवर pātra-cīvara )  

 -Văn phạm: danh từ, giống trung, số ít, biến cách thứ 2. Accusative (trực bổ). 

- Đối chiếu: bát 缽, y 衣; Tây Tạng: ལྷུང་བཟེད། (bình bát) ཆོས་གོས (đại y); Ed. Conze: bowl,cloka.

-Nghĩa: bình bát và đại y

7, आदाय ādāya (आ-दा-३ ā-√dā-3)

-Văn phạm: động từ, động từ tiếp đầu âm (verbal prefix). 

-Đối chiếu:

Hán: chấp trì 執持, trì 持;Tây Tạng: བསྣམས (ནས); Ed. Conze: take.

-Nghĩa: ôm, mang theo,…

8, श्रावस्तीम्ं Śrāvastīṃ (श्रावस्ती Śrāvastī)

-Văn phạm: danh từ, giống cái, số ít, biến cách thứ 2. Accusative (trực bổ). 

-Đối chiếu:

Hán: Xá-vệ-quốc 舍衛國, Thất-la-phiệt 室羅筏; Tây Tạng: མཉན་ཡོད; Ed. Conze: Śrāvastī.

-Nghĩa: nước Xá-vệ

9, महा-नगरीम्ं mahā-nagarīṃ

-Văn phạm: danh từ, giống cái, số ít, biến cách thứ 2. Accusative (trực bổ). 

-Đối chiếu:

Hán: đại thành 大城; Tây Tạng  གྲོང་ཁྱེར་ (thành phố) ཆེན་པོ (lớn); Ed. Conze: great city.

-Nghĩa: thành lớn, đại thành, thành phố rộng lớn.

10, पिण्डाय piṇḍāya (पिण्ड piṇḍa)

-Văn phạm: danh từ, giống đực, số ít, biến cách thứ 4. Dative (gián bổ). 

-Đối chiếu:

Hán: khất thực 乞食 (phổ thông: khất thực vật 乞食物); Tây Tạng: བསོད་སྙོམས་ (ཀྱི་ཕྱིར); Ed. Conze: alms.

-Nghĩa: để khất thực, vì khất thực, để đi khất thực, để xin thức ăn….

11, प्राविक्षत prāvikat (प्र-विश्-६pra-viś-6)

-Văn phạm: Động từ, thời thái thứ tư Aorist (bất định quá khứ thức 不定過去式) trong sáu thời thái của hình thức Indicative (chỉ thị 指示, biểu thị 指示).

-Đối chiếu: Hán:  nhập 入; Tây Tạng: ཞུགས; Ed. Conze: enter.

-Nghĩa: đi vào, tiến vào, vào…

b)     Ngữ pháp

Câu này dịch sát theo Sanskrit là: Bấy giờ, vào thời gian buổi sáng sớm, đức Thế Tôn chỉnh sửa thường phục; khoát đại y, ôm bình bát, đi vào đại thành Xá-vệ, vì để khất thực

Phần nửa đầu của câu trên về cơ bản y theo nghĩa và cú pháp Huyền Tráng : “爾時, 世尊於日初分, 整理裳服 ”: Nhĩ thời, Thế Tôn ư nhật sơ phần, chỉnh lí thường phục….

-Động từ निवास्य​ nivāsya:

Thuộc loại động từ tiếp đầu âm , phổ thông Hán dịch là: “ trước dĩ 著已”. 

Từ निवास्य​ nivāsya đươc thành lập từ tiếp đầu âm “ni” cộng với động từ căn √vas (ni-√vas-2)

Vì निवास्य Nivāsya, thuộc động từ tiếp đầu âm, có tiếp đầu âm đứng trước động từ căn, vì vậy nghĩa của động từ này (cũng như các động từ tương tự nó) không thể suy luận được, do đó phải xét nghĩa của từ निवास्य Nivāsya như là một động từ độc lập.

Nên निवास्य Nivāsya: có nghĩa là chỉnh sửa thường phục, tức là mặc hay sửa chữa lại áo trên (thượng y, Uất-đa-la-tăng) và váy ở bên dưới (hạ y,  An-đà-hội); Ngài Huyền Tráng dịch là: chỉnh lý thường phục 整理裳服; Ngài La Thập và Nghĩa Tịnh dịch là: trước 著.

Tương đương với động từ tiếp đầu âm निवास्य Nivāsya, bản Tây Tạng có động từ: ཤམ་ཐབས་གསོལ sham thabs gsol. Theo ngữ pháp Tây Tạng  ཤམ་ཐབས་གསོལ sham thabs gsol nó được thành lập từ hai phần như sau:

གསོལ་ gsol: vai trò là động từ, nó có nghĩa ý nghĩa là mặc, mang, đeo, khoát, v.v.. Anh ngữ dịch là wear hoặc dress

 ཤམ་ ཐབས་ sham thabs: dịch là thường phục, tức là hạ y và thượng y. Anh dịch ཤམ་ ཐབས་ sham thabs là: undergarments hay lower garment (áo quần ngắn bên trong).

Ít nhất là trong Tạng ngữ người ta dùng từ ཤམ་ ཐབས་ sham thabs, để chỉ cho thường phục hay áo quần bên trong của một vị tu sĩ hay các vị Lạt-ma Tây Tạng ăn mặc theo kiểu cách được mô phỏng tương tự thời đức Phật tức là bên trong ở dưới là váy ngắn, Sanskrit gọi là अन्तर्वास​ antarvāsa (An-đà-hội); áo ngắn ở trong bên trên gọi là उत्तरसमंघ uttarasaṃgha (Uất-đa-la-tăng) và áo lớn đắp bên ngoại gọi là षनंघाती Saṅghātī (Tăng-già-lê/Pháp y) hay tức là đại y.

Các bản Hán còn lại không có chi tiết này; Cũng tức là không phù hợp với Luật tạng quy định về y phục của các vị Tỷ-kheo.

-पूर्वाह्ण-काल-समये pūrvāhṇa-kāla-samaye

Từ này được thành lập như sau:

+ पूर्वाह्ण pūrvāhṇa: buổi sáng sớm

+ काल kāla: thời gian, lúc, thời điểm…

+ समये samaya: cũng có nghĩa là thời gian. 

Huyền Tráng dịch là: sơ nhật phần 初日分”. 

Từ पूर्वाह्ण​-काल​-समये pūrvāhṇa-kāla-samaye dùng ở biến cách 7. Locative (vị trí cách), dùng để chỉ thời điểm (hoặc địa điểm) diễn ra sự việc; nên từ này có nghĩa là: vào thời gian buổi sáng sớm.

Ngài La Thập dịch là: thực thời 食時, thức là thời điểm, thời gian đi khất thực. Vậy thời điểm nào hợp lý, đúng là thời gian để đi khất thực? Đức Thế Tôn chế định quá ngọ không được ăn, trước ngọ phải đi khất thực, nên La Thập dịch là thực thời 食時 là để chỉ cho thời điểm này.

- पात्रचीवरम आदाय​ pātracīvaram ādāya

+ पात्र​ pātra: Hán dịch là: bát 缽, đây là gọi tắt, nói đủ hán phiêm âm là: bát-đa-la 缽多羅, chỉ cho mười ba thứ vật dụng mà một vị Tỷ-kheo được phép sử dụng[31].

+ चीवरम् cīvaram: phổ thông Hán dịch là Pháp y 法衣,   một trong ba y (trīṇi cīvarāṇi).

+ आदाय​ ādāya: là động từ, có nghĩa là chấp trì: 執持; pātracīvaram : Y bát 衣缽, là biến cách thứ 2. Accusative (trực bổ), nên nó là đối tượng trực tiếp của động từ आदाय​ ādāya (chấp trì); hay nói cách khác nó làm túc từ trực tiếp cho động từ आदाय​ ādāya.

Tương đương với từ पात्रचीवरम आदाय​ pātracīvaram ādāya, bản Tây Tạng gọi là: ཆོས་གོསདང་ལྷུང་བཟེད chos gos dang lhung bzed

+ལྷུང་བཟེད lhung bzed:  bát dùng để xin ăn, bát khất thực của các vị Tỳ-kheo. Anh dịch là begging bowl; alms bowl, v.v..

+ཆོས་གོས chos gos: Pháp y, hay Đại Y… Anh dịch là Dharma robes hay robes.

- श्रावस्तीम्मंहा-नगरींम्पिण्डाय प्राविक्षत śrāvastīṃmahā-nagarīṃpiṇḍāya prāvikṣat

+ प्राविक्षत prāvikṣat: động từ, tiến vào, đi vào, bước vào...  chỗ đi vào là: श्रावस्तीम्मंहा-नगरींम्पिण्डाय śrāvastīṃmahā-nagarīṃ, tức Xá-vệ thành 舍衛城, là biến cách thứ 2. Accusative (trực bổ); Nên từ श्रावस्तीम्मंहा-नगरींम्पिण्डाय śrāvastīṃmahā-nagarīṃ làm túc từ trực tiếp cho động từ प्राविक्षत prāvikṣat.

+ पिण्डाय piṇḍāya: đi vào श्रावस्तीम्मंहा-नगरींम्पिण्डाय śrāvastīṃmahā-nagarīṃ (Xá-vệ đại thành), với mục đích là: “để khất thực”, từ  पिण्डाय piṇḍāya, là dùng ở biến cách thứ 4. Dative (gián bổ); biến cách davite là biến cách của những từ dùng làm túc từ gián tiếp cho một động từ, ở đây được dùng với nghĩa là vì, để… Nên पिण्डाय piṇḍāya có nghĩa là: để khất thực.


 ____________________________________

TIẾT 4

A/KINH VĂN

*Sanskrit

1-4. अथ खलु भगवान् श्रावस्तीं महानगरीं पिण्डाय चरित्वा कृतभक्तकृत्यः पश्चाद्भक्तपिण्डपातप्रतिक्रान्तः पात्रचीवरं प्रतिशाम्य पादौ प्रक्षाल्य न्यषीदत्प्रज्ञप्त एवासने पर्यङ्कमाभुज्य ऋजुं कायं प्रणिधाय प्रतिमुखीं स्मृतिमुपस्थाप्य।

1-4. atha khalu bhagavān śrāvastīṃ mahānagarīṃ piṇḍāya caritvā kṛtabhaktakṛtyaḥ paścādbhaktapiṇḍapātapratikrāntaḥ pātracīvaraṃ pratiśāmya pādau prakṣālya nyaṣīdatprajñapta evāsane paryaṅkamābhujya ṛjuṃ kāyaṃ praṇidhāya pratimukhīṃ smṛtimupasthāpya

Khi ấy, đức Thế Tôn ở trong Xá-vệ đại thành bộ hành, để khất thực[32]; dùng cơm xong, việc thọ thực hoàn tất, từ bỏ việc khất thực ở phía sau (quay về bổn xứ). Thâu cất đại y và bình bát, rửa hai chân (xong), (Thế Tôn) ngồi xuống ở trên chỗ tòa được sắp đặt như thường lệ, ngồi kết già, giữ thân ngay thẳng, cận trụ niệm trước mặt.”

*Tây Tạng

1.4.

དེ་ནས་བཅོམ་ལྡན་འདས་མཉན་ཡོད་ཀྱི་གྲོང་ཁྱེར་ཆེན་པོར་བསོད་སྙོམས་ཀྱི་ཕྱིར་ གཤེགས་ནས་བསོད་སྙོམས་ཀྱི་ཞལ་ཟས་མཇུག་ཏུ་གསོལ་ཏེ། ཟས་ཀྱི་བྱ་བ་མཛད་ནས། ཟས་ཕྱི་མའི་བསོད་སྙོམས་སྤངས་པས།ལྷུང་བཟེད་ དང་ཆོས་གོས་བཞག་ནས།

Lúc bấy giờ (དེ་ནས།), đức Thế Tôn (བཅོམ་ལྡན་འདས།) ở trong Xá-vệ đại thành (མཉན་ཡོད་ཀྱི་གྲོང་ཁྱེར་ ཆེན་པོར་) bộ hành (གཤེགས་ན་) để khất thực (བསོད་སྙོམས་ཀྱི་ཕྱིར་); và (ཀྱི་) dùng cơm xong (བསོད་སྙོམས་), việc thọ trai kết thúc (ཞལ་ཟས་) kết thúc (མཇུག་ཏུ་), (Ngài) từ bỏ việc hành khất phía sau (ཕྱི་མའི་བསོད་སྙོམས་སྤངས་ནས) (trở về trú xứ); thu dọn (བཞག་ནས་) pháp y và bình bát (ལྷུང་བཟེད་དང་ཆོས་གོས་), rửa (བསིལ།) hai chân (ཞབས།), ngồi xuống ở trên tòa (གདན།) đã dọn sẵn (བཤམས་པ།), ngồi kết già (སྐྱིལ་མོ།), giữ (སྐུ།) thân ngay thẳng (དྲང་བོར་བསྲང་།), an trú (བཞུགས།) niệm (དྲན་པ།) hiện tiền (མངོན་དུ།).

*Hán văn

1-4.[La Thập] 於其城中, 次第乞已, 還至本處.  飯食訖, 收衣缽, 洗足已, 敷座而坐. 

Ư kì thành trung, thứ đệ khất dĩ, hoàn chí bổn xứ. Phạn thực ngật, thâu y bát, tẩy túc dĩ, phu tòa nhi tọa.

1.4.[Huyền Tráng]時薄伽梵, 於其城中, 行乞食已, 出還本處.  飯食訖, 收衣缽, 洗足已,

於食後時, 敷如常座, 結跏趺坐, 端身正願, 住對面念. 

Thời Bạc-già-phạm, ư kì thành trung, hành khất thực dĩ, xuất hoàn bổn xứ. Phạn thực ngật, thâu y bát, tẩy túc dĩ, ư thực hậu thời, phu như thường tòa, kết già phu tọa, đoan thân chánh nguyện, trụ đối diện niệm.

1.4.[Nghĩa Tịnh]次第乞已, 還至本處.  飯食訖, 收衣缽, 洗足已, 於先設座, 跏趺端坐,

正念而住.   

Thứ đệ khất dĩ, hoàn chí bổn xứ. Phạn thực ngật, thâu y bát, tẩy túc dĩ, ư tiên thiết tòa, già phu

đoan tọa, chánh niệm nhi trụ.

*Anh văn

1-4. [Ed. Conze] When he had eaten and returned from his round, the Lord put away his bowland cloak, washed his feet, and sat down on the seat arranged for him, crossing his legs, holding his body upright, and mindfully fixing his attention in front of him.

Sau khi ngài dùng cơm xong, liền quay trở về. Thế Tôn cất đặt y và bình bát qua một bên,  rửa chân và ngồi xuống trên chỗ đã được sắp xếp cho ngài. Ngài ngồi tréo chân kiết già, giữ cơ thể ngay thẳng, tập trung hướng vào chánh niệm trước mặt.

B)Từ vựng và ngữ pháp

a) Từ vựng:

1, अथ​ atha

-Văn phạm: phó từ, bất biến từ. 

-Đối chiếu:

Hán: nhĩ thời爾時; Tây Tạng  དེ་ནས།; Ed. Conze: then.

-Nghĩa: bấy giờ, khi ấy, lúc đó…

2, खलु khalu

-Văn phạm: phó từ, dùng để gia cường ngữ khí. 

-Đối chiếu: không có tương đương

-Nghĩa: không có nghĩa.

3, न्हगवान Bhagavān (भगवत् bhagavat)

-Văn phạm: danh từ, giống đực, số ít, biến cách 1. Nominative (chủ thuộc). 

-Đối chiếu:

Hán: Bạc-già-phạm 薄伽梵, Thế Tôn 世尊; Tây Tạng བཅོམ་ལྡན་འདས།, Ed. Conze: The Lord.

-Nghĩa: Đức Thế Tôn.

4, श्रावस्तीम्ं Śrāvastīṃ (श्रावस्ती Śrāvastī)

-Văn phạm: danh từ, giống cái, số ít, biến cách thứ 2. Accusative (trực bổ). 

-Đối chiếu: Xá-vệ 舍衛,  Thất-la-phiệt 室羅筏; Tây Tạng མཉན་ཡོད།; Ed. Conze: Śrāvastī.

-Nghĩa: Xá-vệ

5, महा-नगरीम्ं mahā-nagarīṃ (महा-नगरी mahā-nagarī)

-Văn phạm:  danh từ, giống cái, số ít, biến cách thứ 2. Accusative (trực bổ). 

-Đối chiếu:

Hán: Đại thành 大城; Tây Tạng:  གྲོང་ཁྱེར་ཆེན་པོ།; Ed. Conze: great city.

-Nghĩa: thành rộng lớn, thành lớn,…

6, पिण्डाय piṇḍāya (पिण्ड piṇḍa)

-Văn phạm: danh từ, giống đực, số ít, biến cách thứ 4. Dative (gián bổ). 

-Đối chiếu: khất thực 乞食, khất thực vật 乞食物; Tây Tạng: བསོད་སྙོམས་ (ཀྱི་ཕྱིར) །; Ed. Conze: collect alms.

-Nghĩa: để khất thực, vì để khất thực…

7, चरित्वा caritvā (चर् √car)

-Văn phạm:  động từ, động từ tiếp đầu âm (verbal prefix); Có động từ √car: đi bộ, bộ hành….

-Đối chiếu:

Hán: hành行, bộ hành步行; Tây Tạng: གཤེགས།; Ed. Conze: go to.

-Nghĩa: đi bộ, đi….

8, कृतभक्तकृत्यः kṛta-bhakta-kṛtyaḥ (√kṛ-8)

-Văn phạm:  tất yếu phân từ, số ít, biến cách thứ 1. Nominative (chủ thuộc), đi từ động từ căn √kṛ

-Đối chiếu:

Hán: Phạn thực ngật 飯食訖; Tây Tạng: ཞལ་ཟས་མཇུག་ཏུ་གསོལ།; Ed. Conze: having eaten.

-Nghĩa: dùng cơm xong…

9, पश्चाद्भक्त-पिण्डपात-प्रतिक्रान्तहः paścādbhakta-piṇḍapāta-pratikrāntaḥ (पश्चाद्भक्त-पिण्डपात-प्रति-क्रम् paścādbhakta-piṇḍapāta-prati-√kram)

-Văn phạm: quá khứ phân từ. 

-Đối chiếu:

Hán: Hoàn chí bổn xứ 還至本處; Tây Tạng ཟས་ཕྱི་མའི་བསོད་སྙོམས་སྤངས་པ།; Ed. Conze: returned from his round.

-Nghĩa:

10, पात्रचीवरम pātracīvaram (पात्र-चीवर pātra-cīvara )  

 -Văn phạm: danh từ, giống trung, số ít, biến cách thứ 2. Accusative (trực bổ). 

- Đối chiếu: bát 缽, y 衣; Tây Tạng: ལྷུང་བཟེད། (bình bát) ཆོས་གོས (đại y); Ed. Conze: bowl,cloka.

-Nghĩa: bình bát và đại y

11, प्रतिशाम्य pratiśāmya (प्रति-शम्-४prati-śam-4)

-Văn phạm: động từ tiếp đầu âm (verbal prefix), được thành lập từ động từ căn √śam 

-Đối chiếu:

Hán: thâu 收; Tây Tạng སྤངས།; Ed. Cozne: put away.

-Nghĩa: cất, thâu cất,…

12, पाद्औ pādau (पाद pāda)

-Văn phạm: danh từ, giống đực, số đôi, biến cách thứ 2. Accusative (trực bổ). 

-Đối chiếu:

Hán: túc 足 (song túc 雙足); Tây Tạng: ཞབས།; Ed. Conze: feet.

-Nghĩa: đôi chân, hai chân, chân….

13, प्रक्षल्य​ prakṣalya (प्र-क्षल्-१० pra-√kṣal-10)

-Văn phạm: động từ động từ tiếp đầu âm (verbal prefix), thành lập từ tiếp đầu âm pra và động từ căn √kṣal.

-Đối chiếu:

-Hán: tẩy 洗; Tây Tạng: བསིལ།; Ed. Conze: wash.

-Nghĩa: rửa.

14, न्यषीदत nyaṣīdat (नि-सद्-१ni-sad-1)

-Văn phạm: động từ, thời thái thứ tư Aorist (bất định quá khứ thức 不定過去式) trong sáu thời thái của hình thức Indicative (chỉ thị 指示, biểu thị 指示). 

-Đối chiếu:

 Hán: tọa 坐; Ed. Conze: sit down.

-Nghĩa: ngồi xuống

15, प्रज्ञप्त prajñapta (प्र-ज्ञा-९ pra-√jñā-9)

-Văn phạm: quá khứ phân từ, số ít, biến cách thứ 1. Nominative (chủ thuộc). 

-Đối chiếu:

Hán: phu thiết 敷設, thi thiết 施設, phu: 敷; Tây Tạng: བཤམས་པ།; Ed. Conze: arrange.

-Nghĩa: sửa soạn, sắp đặt, sửa soạn,

16, एव​ eva

-Văn phạm: phó từ. 

-Đối chiếu:

Hán: như thường 如常,  như thị 如是

-Nghĩa: như thường, như thông thường…

17, आसने āsane (आसन āsana)

-Văn phạm: danh từ, giống trung, số ít, biến cách 7. Locative (vị trí cách). 

-Đối chiếu:

Hán: tòa 座; Tây Tạng གདན། ; Ed. Conze: seat.

-Nghĩa: ở nơi tòa, trên tòa, ở tòa….

18, पर्यनंकम paryaṅkam (पर्यनंक paryaṅka)

-Văn phạm:  danh từ, giống đực, số ít, biến cách thứ 2. Accusative (trực bổ). 

-Đối chiếu:

Hán: Già phu 跏趺, Tây Tạng སྐྱིལ་མོ།

-Ngồi: ngồi xếp bằng

19, आभुज्य ābhujya (आ-भुज्-६ā-√bhuj-6)

-Văn phạm:  động từ tiếp đầu âm (verbal prefix). 

-Đối chiếu:

Hán: Kết結, loan chuyển彎轉, loan khúc 彎曲; Ed. Conze: crossing.

-Nghĩa: tréo (chân), bắt chéo,… [tức kết già phu 結跏趺 ngồi xếp bằng chéo chân, hay ngồi kết già]

20, ṛjuṃ (ṛju)

-Văn phạm:  hình dung từ, giống đực, số ít, biến cách thứ 2. Accusative (trực bổ). 

-Đối chiếu:

Hán: đoan chánh 端正, chánh trực 正直; Tây Tạng: དྲང་བོར་བསྲང་།; Ed. Cozne: upright.

-Nghĩa: ngay thẳng, chánh trực….

21, कायम्ं kāyaṃ (काय kāya)

-Văn phạm: danh từ, giống đực, số ít, biến cách thứ 2. Accusative (trực bổ). 

-Đối chiếu:

Hán: thân 身; Tây Tạng སྐུ།; Ed. Conze: body.

-Nghĩa: thân thể, thân….

22, प्रणिधाय praṇidhāya (पा-णि-धा-३paa-ṇi-√dhā-3)

-Văn phạm: động từ, động từ tiếp đầu âm (verbal prefix). 

-Đối chiếu:

Hán: tác 作, Huyền Tráng: Chánh nguyện; Ed. Conze: intent.

-Nghĩa: tập trung, duy trì, giữ….

23, प्रतिमुखीमं pratimukhīṃ (प्रति-मुखी prati-mukhī)

-Văn phạm: hình dung từ, giống cái, số ít, biến cách thứ 2. Accusative (trực bổ). 

-Đối chiếu:

Đối diện 對面; Tây Tạng མངོན་དུ།; Ed. Conze: himself.

-Nghĩa: trước mặt, đối diện, hiện tiền, hiện tại, hiện thời….

24, smṛtim (smṛti)

-Văn phạm:  danh từ, giống cái, số ít, biến cách thứ 2. Accusative (trực bổ). 

-Đối chiếu:

Hán: niệm 念, Tây Tạng དྲན་པ།; Ed. Conze: mindfulness.

-Nghĩa: niệm

25, उपस्थाप्य upasthāpya (उप-स्था-१upa-√sthā-1)

-Văn phạm:  động từ, động từ tiếp đầu âm (verbal prefix), 致使

-Đối chiếu:

Hán: trụ 住; Tây Tạng བཞུགས།; Ed. Conze: fix.

b)Ngữ pháp

Qua nguyên điển Sanskrit, đối chiếu các bản dịch tương đương, đoạn này có nghĩa như sau:

Bấy giờ, Thế Tôn tại Xá-vệ đại thành, bộ hành để khất thực xong, thọ thực hoàn tất, bỏ qua việc khất thực ở phía sau (trở về bổn xứ),  thâu cất đại y và bình bát, rửa hai chân, (Thế Tôn) ngồi vào ở trong tòa đã được dọn sẵn như thường lệ, ngồi kết già, giữ thân ngay thẳng, cận trụ niệm hiện tiền.

-kṛta-bhakta-kṛtyaḥpaścād bhakta-piṇḍapāta-pratikrāntaḥ:

+ kṛta, bhakta: là quá khứ phân từ, biểu thị “ăn xong/dùng xong”

+ kṛtyaḥ: tất yếu phân từ, biểu thị thứ được ăn, nên ăn, tức chỉ cho “cơm”, hợp lại có nghĩa là “ăn cơm xong” (Phạn thực ngật 飯食訖)

+paścād, phó từ, có nghĩa là: sau, ở đằng sau….

 +bhakta-piṇḍapāta: ăn xong vắt cơm, ăn xong nắm cơm vo tròn lại,.. Hán dịch là: Phạn thực, hay đoàn thực;

Nhưng Pāta: có nghĩa là đổ vào, thêm vào, làm cho đầy, Hán dịch là “đảo nhập”….

Nên từ piṇḍapāta về ý vốn là là: “bỏ vắt cơm vào bát ”…. Khi trở thành danh từ, thì piṇḍapāta  có nghĩa là khất thực 乞食.   

+pratikrāntaḥ: có động từ căn là kram: bộ hành, vậy có thể rút ra ý nghĩa là pratikrāntaḥ trở về, quay trở lại, các bản Hán đa phần đọc như vậy và  cũng có thể được hiểu do động từ Prati-krān, Prati-√kram: quay lại, trở về, trở lại... Nhưng nghĩa của pratikrāntaḥ ở đây có nghĩa là vượt qua, bỏ qua, từ bỏ….

Câu bhakta-piṇḍapāta-pratikrāntaḥ này có điểm giải thích phức tạp, đa phần các bản Hán đều dịch là: hoàn chí bổn xứ 還至本處.  Nhưng chỉ có Tây Tạng dịch là: ཕྱི་མའི་བསོད་སྙོམས་སྤངས་ནས, từ ཕྱི་མ: sau, sau đó, sau này, tiếp theo..; བསོད་སྙོམས་: hành khất, khất thực, སྤངས་: từ bỏ, loại bỏ, rời bỏ…. ནས་: không thấy có nghĩa trong các bộ từ điển Tây Tạng.

Hiển nhiên từ bhakta-piṇḍapāta, dịch là Phạn thực, đoàn thực; Từ pratikrāntaḥ, cũng dịch là quên hay bỏ.  Toàn câu dịch là: “từ bỏ khất thực phía sau”…Do đó, tựu trung không có thứ hướng sau khi hành khất xong, nên nó ẩn hàm ý nghĩa là: “đi nửa đường (xong rồi) trở về bổn xứ”.

Nên theo ức đoán La Thập và Huyền Tráng dịch là: hoàn chí bổn xứ 還至本處, đều là dịch ý.

-pātra-cīvaraṃpratiśāmya pādau prakṣalya

prakṣalya là động từ tiếp đầu âm (verbal prefix), đa phần các bản hán đều đọc từ  prakṣalya  là động từ tiếp đầu âm (verbal prefix), một số bản dịch có thêm từ dĩ 已: xong, xong rồi…   

Dịch sát câu này nghĩa là: thâu cất đại y và bình bát, rửa hai chân.

-nyaṣīdat prajñapta eva-āsane paryaṅkam ābhujya

+Prajñapte, quá khứ phân từ: dịch là sở thi thiết 所施設…

+eva-āsane: Hán dịch là như thị tòa如是座

Đều là biến cách 7. Locative (vị trí cách): chỉ vị trí, không gian diễn ra sự việc… 

+nyaṣīdat, thời thái thứ tư Aorist (bất định quá khứ thức 不定過去式) trong sáu thời thái của hình thức Indicative (chỉ thị 指示, biểu thị 指示), có nghĩa là ngồi…

Ý câu này là: ngồi ở trên tòa chỗ đã được thi thiết như thông thường,…

-ṛjuṃkāyaṃpraṇidhāya pratimukhīṃ smṛtim upasthāpya

 +ṛjuṃkāyaṃ, Hán dịch là trực thân 直身, biến cách thứ 2. Accusative (trực bổ).

+ praṇidhāya: dịch sát có nghĩa là: tác 作,  Huyền Tráng dịch là chánh nguyện 正願.  Tây Tạng tạng dịch là“བʁང”, có ý là bảo trì 保持, hay duy trì….

+pratimukhīṃ: có nghĩa là hiện tiện 現前;

+smṛtim: niệm 念, biến cách thứ 2. Accusative (trực bổ). 

+ upasthāpya: cận trụ 近住”, tiền tố upa có nghĩa là cận 近, động từ căn √sthā: trụ 住. 

Như vậy tổng kết toàn bộ câu này dịch sát theo ngữ pháp Sanskrit như sau:

“Bấy giờ, Thế Tôn, bộ hành ở tại Xá-vệ đại thành, vì để khất thực, dùng cơm xong, việc thọ thực hoàn tất, bỏ việc khất thực ở phía sau (quay về bổn xứ). Thâu cất đại y và bình bát, rửa hai chân (xong), (Thế Tôn) ngồi xuống ở trên chỗ tòa được thi thiết như thường lệ, ngồi kết già, thân ngay thẳng, cận trụ niệm trước mặt.”


 ___________________________________________

TIẾT 5

A/KINH VĂN

*Sanskrit

1-5. अथ खलु संबहुला भिक्षवो येन भगवांस्तेनोपसंक्रामन्। उपसंक्रम्य भगवतः पादौ शिरोभिरभिवन्द्य भगवन्तं त्रिष्प्रदक्षिणीकृत्य एकान्ते न्यषीदन्॥१॥

1-5.atha khalu sambahulābhikṣavo yena Bhagavāṃs tenopasaṃkraman upa saṃkramya Bhagavataḥpādau śirobhir abhivandya Bhagavantaṃtriṣpr adakṣiṇīkṛtya ekānte nyaṣīdan||1||

Lúc bấy giờ, các vị Tỷ-kheo đi đến bên chỗ đức Thế-tôn ngồi, họ kính lễ xuống sát đất, dưới chân Thế-tôn, rồi đi nhiễu quanh ba vòng về phía bên phải và ngồi xuống một bên Thế Tôn.

*Tây Tạng:

1.5. དེ་ནས་དགེ་སློང་མང་པོས་བཅོམ་ལྡན་འདས་ག་ལ་བ་དེར་དོང་སྟེ་ལྷགས་ནས།བཅོམ་ལྡན་ འདས་ཀྱི་ཞབས་ལ་ མགོ་བོས་ཕྱག་འཚལ་ཏེ་ལན་གསུམ་བསྐོར་བ་བྱས་ནས་ཕྱོགས་གཅིག་ཏུ་འཁོད་དོ། །

Khi ấy (དེ་ནས་), rất đông (མང་པོས་) các vị Tỷ-kheo (དགེ་སློང་), vân tập (དོང་སྟེ་) đến gần nơi chỗ trước mặt (ག་ལ་བ་དེར) đức Thế Tôn (བཅོམ་ལྡན་འདས་) đang ngồi, và đảnh lễ (ཕྱག་འཚལ་) dưới hai chân (ཞབས་) Thế Tôn, đồng thời đi nhiễu bên phải ba vòng (ལན་གསུམ་བསྐོར་བ་བྱས།) rồi, ngồi xuống (འཁོད།) một phía (ཕྱོགས་གཅིག་ཏུ།) bên Thế Tôn.

*Hán

[La Thập]  (Không có tương đương)

[Huyền Tráng] 時, 諸苾芻來詣佛所.  到已, 頂禮世尊雙足, 右遶三匝, 退坐一面. 

[Nghĩa Tịnh] 時, 諸苾芻來詣佛所, 頂禮雙足, 右繞三匝, 退坐一面. 

B/TỪ VỰNG VÀ NGỮ PHÁP

1, atha

-Văn phạm: phó từ, bất biến từ. 

-Đối chiếu:

Hán: Nhĩ thời 爾時; Tây Tạng: དེ་ནས།; Ed. Conze: then

-Nghĩa: lúc ấy, bấy giờ, khi ấy…

2, khalu

-Văn phạm: phó từ, dùng để gia cường ngữ khí. 

3, sambahulā (sambahula)

-Văn phạm: danh từ, giống trung, số nhiều, biến cách thứ 1. Nominative (chủ thuộc). 

-Đối chiếu:

Hán: chúng đa眾多; Tây Tạng: མང་པོ། many

-Nghĩa: rất nhiều

4, bhikṣavo (bhikṣu)

-Văn phạm: danh từ, giống trung, số nhiều, biến cách thứ 1. Nominative (chủ thuộc). 

-Đối chiếu:

Hán: Tỷ-kheo 比丘; Tây Tạng: དགེ་སློང་།; Ed. Conze: monk

-Nghĩa: vị Tỷ-kheo

5, yena (yad)

-Văn phạm: đại từ, giống trung, số ít, biến cách thứ 3. Instrumental (cụ cách). 

-Đối chiếu:

Hán: 某處; Tây Tạng: ག་ལ་བ།

-Nghĩa: nơi chỗ, trước mặt, chỗ….

6, Bhagavāṃs (bhagavant)

-Văn phạm: danh từ, giống đực, số ít, biến cách thứ 1. Nominative (chủ thuộc). 

-Đối chiếu:

Hán: Bạc-già-phạm 薄伽梵,  Thế Tôn 世尊; Tây Tạng: བཅོམ་ལྡན་འདས།; The Lord

-Nghĩa: đức Thế Tôn

7, tena (tad)                                                         

-Văn phạm: đại từ, giống trung, số ít, biến cách thứ 3. Instrumental (cụ cách). 

-Đối chiếu:

Hán: Bỉ 彼; Tây Tạng:  དེ།

-Nghiã: kia, ấy, đó…

8, upasaṁkraman (upa-sam-√kram-1)

-Văn phạm: hiện tại phân từ, giống đực, số ít, biến cách thứ 1. Nominative (chủ thuộc). 

-Đối chiếu:

Hán: khứ 去, vãng 往; Tây Tạng:  དོང་།

-Nghĩa: đi.

9, upasaṁkramya (upa-sam-√kram-1)

-Văn phạm: động từ, động từ tiếp đầu âm (verbal prefix). 

-Đối chiếu:

Hán: khứ 去, đáo 到;  Tây Tạng:  ལྷགས། approach.

-Nghĩa: đến.

10, Bhagavataḥ (bhagavant)

-Văn phạm: danh từ, giống đực, số ít, biến cách thứ 6. Genitive (sở hữu cách). 

-Đối chiếu:

Hán: Bạc-già-phạm 薄伽梵,  Thế Tôn 世尊; Tây Tạng:  བཅོམ་ལྡན་འདས། The Lord.

-Nghĩa: Thế Tôn

11, pādau (pāda)

-Văn phạm: danh từ, giống đực, số đôi, biến cách thứ 2. Accusative (trực bổ). 

-Đối chiếu:

Hán: song túc 雙足; Tây Tạng:  ཞབས། feet.

-Nghĩa: đôi chân, hai chân.

12, śirobhir (śiras)

-Văn phạm: danh từ, giống trung, số ít, biến cách thứ 3. Instrumental (cụ cách). 

-Đối chiếu:

Hán: đầu 頭; Tây Tạng: མགོ་བོ། head.

-Nghĩa: đầu.

13, abhivandya (abhi-√vand-1)

-Văn phạm: động từ, động từ tiếp đầu âm (verbal prefix). 

-Đối chiếu:

Hán: đảnh lễ 頂禮; Tây Tạng: ཕྱགས་འཚལ། salute.

-Nghĩa: kính lễ, đảnh lễ.

14, Bhagavantaṃ (bhagavant)

-Văn phạm: danh từ, giống đực, số ít, biến cách thứ 2. Accusative (trực bổ). 

-Đối chiếu:

Hán: Bạc-già-phạm 薄伽梵,  Thế Tôn 世尊; Tây Tạng:  བཅོམ་ལྡན་འདས། The Lord.

-Nghĩa: bên Thế Tôn

15, triṣpradakṣiṇīkṛtya (triṣ-pradakṣiṇī-√kṛ-8)

-Văn phạm: phức hợp động từ, động từ tiếp đầu âm (verbal prefix). 

-Đối chiếu:

Hán: hữu nhiễu tam táp 右繞三匝; Tây Tạng: ལན་གསུམ་བསྐོར་བ་བྱས། thrice walked round him to the right.

-Nghĩa: nhiễu về phía bên phải ba vòng.

16, ekānte (eka-anta)

-Văn phạm: danh từ, giống đực, số ít, biến cách 7. Locative (vị trí cách). 

-Đối chiếu:

Hán: nhất bàn 一旁, nhất diện 一面; Tây Tạng:  ཕྱོགས་གཅིག་ཏུ། one side.

-Nghĩa: ở bên một bên.

17, nyaṣīdan (ni-√sad-1)

-Văn phạm: hiện tại phân từ, giống đực, số ít, biến cách thứ 1. Nominative (chủ thuộc). 

- Đối chiếu:

Hán:退坐; Tây Tạng:  འཁོད། sit down.

-Ngồi xuống.

B/ NGỮ PHÁP

Câu này có nghĩa như sau: “Lúc ấy, rất nhiều vị Tỷ-kheo, đi đến bên chỗ đức Thế-tôn, họ kính lễ dưới chân Thế-tôn, rồi đi nhiễu quanh về phía bên phải ba vòng và ngồi xuống một bên.

- atha khalu sambahulābhikṣavo yena Bhagavāṃs tenopasamkraman upasaṁkramya. 

+Cụm सम्बहुलाभिक्षवो sambahulābhikṣavo: Tỷ kheo 比丘 và Bhagavāṃs: 世尊, đều là biến cách thứ nhất. Chủ thuộc: làm chủ thừ cho câu.

+yena, tena: đều là biến cách thứ 3. Instrumental (cụ cách);

Từ Yena là quan hệ đại từ, biểu thị: một nơi, một chỗ, một chỗ nào đó…

Từ Tena: là đại từ, biểu thị chỗ đó, chỗ ấy chỗ kia. 

+upasamkraman, upasaṁkramya, dịch ý là: khứ 去, đáo 到. Từ upasamkraman: là hiện tại phân từ; upasaṁkramya  là động từ tiếp đầu âm (verbal prefix). 

- “Bhagavataḥ pādau śirobhir abhivandya Bhagavantaṃtriṣpradakṣiṇīkṛtya ekānte nyaṣīdan.  ”

“Bên thế tôn…”, từ Sanskrit là Bhagavantaṃ, biến cách thứ 2. Accusative (trực bổ).  Đa phần các bản đều hiểu đây là biến cách thứ 2. Accusative (trực bổ), thường biểu hiện ở danh từ, các bản Hán tương đương dùng chữ: biên 邊. 

Bấy giờ, rất nhiều vị Tỷ-kheo đi đến ở chỗ trước mặt Thế Tôn xong, đảnh lễ nơi hai chân Thế Tôn, đi nhiễu bên phải ba vòng rồi ngồi xuống một bên Thế Tôn.

(còn tiếp)

Thích Quảng Giác


[1] Đây là dịch theo cách hiểu phổ thông, trong đây đều dịch như vậy, vì cách nói và văn phạm của Ấn và Tây Tạng khác nhiều với Hán và Việt, nên dùng phổ thông theo ngữ pháp tiếng Việt, để người đọc có thể dễ tiếp cận. Tib.: འདི་སྐད་བདག་གིས་ཐོས་པ་དུས་གཅིག་ན།, ngoài dịch theo cách phổ thông như Ed. Conze; còn có thể dịch Anh là: thus have I heard at 1 time, Thus I once heard; this I have heard.

[2] Cf. Edward Conze, Vajracchedikā Prajñāpāramitā, biên tập- dịch với giới thiệu và chú, Rome, Istituto italiano per il Medio ed Estremo Oriente, 1957, p. 2-3.

[3] Trong Buddhist Sanskrit Text No 17, p.75, không có từ सार्थं Ardha (1/2), nhưng bản वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता lưu trữ trong Mahāyāna-sūtra-saṃgrahaḥ ( part 1- Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961) ghi là सार्थं त्रयोदशभिर्भिक्षुशतैः Ardha Trayōdaśabhirbhikṣuśataiḥ, có thêm từ सार्थं Ardha. Xem phần tử vựng bên dưới

[4] Skt. भगवत्या Bhagavān; Lt.: Phật 佛. Tạng: བཅོམ་ལྡན་འདས.

[5] Skt श्रावस्त्यां  Śrāvastyāṁ (Śrāvastī); Pali. सावत्थी Sāvatthī ; Lt.: Xá-vệ quốc 舍衛國, Htr.: Thất La Phiệt室羅伐; Tạng: མཉན་ཡོད(ན).

[6] Skt. जेतवनेऽनाथपिण्डदस्यारामे Jetavane'nāthapiṇḍadasyārāme; Lt.: Kỳ-thọ  Cấp-cô-độc viên 祇樹給孤獨園.

[7] Skt. महता भिक्षुसंघेन सार्थं त्रयोदशभिर्भिक्षुशतैः mahatā bhikṣusaṁghena sārthaṁ trayodaśabhirbhikṣuśataiḥ, Lt. (T08n0235, tr. 0748c2)  : 與大比丘眾千二百五十人俱; Ed. Conze: “consisting of 1,250 monks”; Cđ.: 1500 vị Tỳ kheo, các Hán bản khác đều ghi số lượng Tỳ-kheo như bản La Thập. Xem phần chú giải.

[8] Skt. बोधिसत्त्वैर्महासत्त्वैः  bodhisattvairmahāsattvaiḥ; Các bản Hán không có chi tiết này, trừ bản của Nghĩa Tịnh  (T08, tr.771): “cập đại Bồ-tát chúng” ; Bản của Conze: “…and with many Bodhisattas, great beings” và bản dịch The Vagrakkhedikā or Diamond-Cutter (F.B Cowell, Buddhist Mahayana Texts, Oxford, the Clarendon Press, 1894, Part II, p.415): “…with many noble-minded bodhisattvas”.

[9] Dùng chữ ན་, có nhiều nghĩa như: ở, tại, trong, vào,… tùy thuộc vào biến cách của từ này, có thể ở dạng biến cách accusative, dative, locative particle.

[10] Tib.: ཐབས་གཅིག་ཏུ: gathering, together

[11] Dịch anh: great; large; big; great one.

[12] Xem phần ý nghĩa.

[13] Long Thọ龍樹 (I – II. Tl.), luận sư lớn của Ấn-độ, tác giả những công trình vĩ đại như Đại Trí Độ Luận, Trung Quán Luận. Vị xiển dương đại thừa và Triết lý Tánh Không mạnh mẽ.

[14] Đại 25, tr. 77b.

[15] Thế Thân世親; Dbyig gnyen དབྱིག་གཉེན་, 316-396 Tl. luận sư thẩm quyền của Phật giáo Ân-độ, tác giả của các bộ Luận lớn như A-tỳ-đạt-ma Câu-xá, Biện trung biên luận….

[16] Kim Cang Tiên Luận, Đại 25, tr.820.

[17] Ấn bản Devanagari, No 17, p.75.

[18] Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961.

[19] F.B Cowell, Buddhist Mahayana Texts, Oxford, the Clarendon Press, 1894, Part II, p.415.

[20] Dẫn thượng, Xem Cht.7.

[21] Vaidya, P.L, The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga, 1961.

[22] Ấn bản Devanagari, No 17, p.75.

[23] Ấn bản Devanagari, No 17, p.75.

[24] Xem phần giải thích bên trên,.

[25] Xem thêm phần tổng luận

[26] Từ này còn nhiều cách sử dụng khác, sẽ đề cập ở những phần liên quan tiếp sau.

[27] Đại 08, tr.771.

[28] F.B Cowell, Buddhist Mahayana Texts, Oxford, the Clarendon Press, 1894, Part II, p.415.

[29]  Skt.  पूर्वाह्णकालसमये pūrvāhṇakālasamaye; Tib.: སྔ་དྲོའ་ིདུས་ཀྱི་ཚ, Anh dịch: forenoon.

[30] Skt.  पात्रचीवरमादाय pātracīvaramādāya, Tib.: ལྷུང་བཟེད་བསྣམས་; Conze: dress, put on.

[31] Cf. 根本說一切有部百一羯磨卷第十, T24n1453, tr. 0498a07tt.,十三資.

[32] Bản Phạn và Tạng hiện hành không có câu này. Lt.: 次第乞已 thứ đệ khất dĩ, Ngt.: 次第乞已thứ đệ khất dĩ; Htr.: 行乞 食已Hành khất thực dĩ.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Một 2023(Xem: 713)
27 Tháng Chín 2022(Xem: 82765)
Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.
16 Tháng Chín 2020(Xem: 5211)
20 Tháng Tám 2018(Xem: 7044)