Tâm Kinh Trí Tuệ Cứu Cánh Rộng Lớn (song Ngữ Việt Anh)

08 Tháng Mười 201619:43(Xem: 5777)

TÂM KINH TRÍ TUỆ CỨU CÁNH RỘNG LỚN 
(The Heart Sutra, The Great Ultimate Wisdom Sutra)

 

Khi Bồ-tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, ngài soi thấy năm uẩn đều KHÔNG, liền qua hết thảy khổ ách.

Này Xá Lợi Phất! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng lại như thế.

Này Xá Lợi Phất! Tướng KHÔNG của các pháp không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không thêm, không bớt.

Cho nên trong tướng KHÔNG, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới; không có vô minh cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí tuệ, cũng không có chứng đắc.

Vì không có chỗ được, nên Bồ-tát y theo Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tâm không ngăn ngại. Vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa lìa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh Niết-bàn.

Chư Phật trong ba đời cũng nương Bát-nhã Ba-la-mật-đa, được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Nên biết Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là vô đẳng đẳng chú, hay trừ được hết thảy khổ, chân thật không dối.

Vì vậy, nói chú Bát-nhã Ba-la-mật-đa, liền nói chú rằng:

"Yết-đế, yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la tăng yết-đế, bồ-đề-tát-bà-ha". (3 lần)

 

______________

 

The Heart Sutra, The Great Ultimate Wisdom Sutra - Thiền Viện Vô Ưu - Vo Uu Zen Center - Source-Nguồn: thienvienvouu.com

The Great Free Reflection Bodhisattva practiced profoundly the Great Ultimate Wisdom, and thereby, realized that all five aggregated were EMPTY. Thus, the Great Free Reflection Bodhisattva overcame all suffering and distress.

Listen, Sariputra: Form does not differ from emptiness, nor emptiness differ from form. Form is emptiness, and emptiness is form. The same is true of feelings, perceptions, mental formations and consciousness.

Listen, Sariputra: The EMPTINESS of all phenomena does not come into being or cease to be, is not pure or impure, and does not increase or decrease.

Therefore, in EMPTINESS there is no form, no feeling, no perception, no mental formation and no consciousness. There is no eye, no ear, no nose, no tongue, no body, no mind; no color, no sound, no smell, no flavor, no tactile object, no mental object; no eye consciousness, and so forth, even up to no mind-consciousness; no ignorance and also no extinction of ignorance, and so forth, even up to no aging and death and no extinction of aging and death. There is no suffering, no origin of suffering, no cessation of suffering, no path; no wisdom, no attainment and nothing to attain.

Because there is no attainment, the Bodhisattvas rely on the Great Ultimate Wisdom and have no obstruction in their mind. Because there is no obstruction, they overcome all fear and thus, they cross far beyond all illusions and reach Great Liberation.

All Buddhas of the past, present and future rely on the Great Ultimate Wisdom and attain the Ultimate Enlightenment. Therefore, know that the Great Ultimate Wisdom is the great transcendent mantra, the great illuminating mantra, the unequalled mantra, the supreme mantra that destroys all suffering and is eternally true and never false.

Therefore, proclaim the Great Ultimate Wisdom Mantra, declare the mantra:

Gone, gone, gone beyond,
Gone altogether beyond,
Oh, what an awakening!

                      (3 times)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Mười Một 2023(Xem: 717)
27 Tháng Chín 2022(Xem: 82768)
Lúc đầu, kinh điển Phật giáo gồm hai bộ chính là “kinh” (sutra) và “luật” (vinaya): “Kinh” ghi lại giáo lý của Đức Phật, “Luật” là những giới luật mà Đức Phật đã chế định cho hàng tăng nhân tu hành tại các tự viện. Về sau này có thêm những lời chú giải về kinh và luật đó, và được gọi chung là “luận” (abhidharma), kết quả là có ba bộ sách gồm kinh, luật, và luận, tức là “Tam Tạng” (Tripitaka). Dần dần xuất hiện những dị biệt trong những lời giải thích về giáo lý của Đức Phật và giới luật của tự viện; và, điều đó gây ra sự phân rẽ trong cộng đồng Phật giáo, đưa tới sự phân chia thành hai bộ phái chính yếu đó là Thượng Tọa Bộ (Therevada) có tinh thần bảo thủ và Đại Chúng Bộ (mahasamghika) có tinh thần cấp tiến. Mỗi bộ phái có một bộ kinh điển riêng, được coi là chính thức bao gồm những quan điểm của mỗi phái.
16 Tháng Chín 2020(Xem: 5213)
20 Tháng Tám 2018(Xem: 7047)