KINH ĐẠI BI

30 Tháng Sáu 201709:59(Xem: 7839)
KINH ĐẠI BI

Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá, người nước Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung quốcvào thời Cao-Tề (Bắc-Tề, 550-577). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn, tại Canada, năm 2016.

Kinh đại bi


Đệ tử
chúng con, Hạnh Cơ và Tịnh Kiên, chí thành đảnh lễ

Chư Tôn Đức Ân Sư:

Hòa thượng bổn sư Thích Huyền Tân
Hòa thượng giáo thọ Thích Đôn Hậu
Hòa thượng giáo thọ Thích Chánh Thống
Hòa thượng giáo thọ Thích Trí Thủ
Hòa thượng giáo thọ Thích Trí Hữu
Hòa thượng giáo thọ Thích Trí Thành
Hòa thượng giáo thọ Thích Thiện Hòa
Hòa thượng giáo thọ Thích Thiện Hoa
Hòa thượng giáo thọ Thích Thiện Minh
Hòa thượng giáo thọ Thích Thiện Siêu
Hòa thượng giáo thọ Thích Như Ý (Trà-am)
Hòa thượng giáo thọ Thích Viên Giác
Hòa thượng giáo thọ Thích Huyền Quang
Hòa thượng giáo dưỡng Thích Chí Tín
Hòa thượng giáo thọ Thích Huyền Vi
Hòa thượng giáo thọ Thích Định Tuệ
Hòa thượng giáo thọ Thích Thuyền Ấn
Hòa thượng giáo đạo Thích Đỗng Minh
Ni trưởng bổn sư Thích Nữ Đàm Thu

 

Giới Thiệu

KINH ĐẠI BI

Kinh Đại Bi (Maha-karuna-pundarika) thuộc hệ thống kinh Niết Bàn. Phật Quang Đại Từ Điển cho biết: Theo sự ghi nhận của các tác phẩm “kinh lục” ở Trung-hoa, các bản Hán dịch của kinh hệ Niết Bàn, trước sau có 15 bản như sau:

1. Hồ Bát Nê Hoàn Kinh, 2 quyển, ngài Chi Lâu Ca Sấm (147-? s. TL) dịch vào đời Hậu-Hán (25-220 s. TL).
2. Đại Bát Niết Bàn Kinh, 2 quyển, ngài An Pháp Hiền (?-?) dịch vào đời Tào-Ngụy (220-265).
3. Đại Bát Nê Hoàn Kinh, 2 quyển, ngài Chi Khiêm (?-?) dịch vào thời đại Tam-quốc (220-280).
4. Phật Thuyết Phương Đẳng Bát Nê Hoàn Kinh, 2 quyển, ngài Trúc Pháp Hộ (?-?) dịch vào thời Tây-Tấn (265-316).
5. Phật Bát Nê Hoàn Kinh, 2 quyển, ngài Bạch Pháp Tổ (?-?) dịch vào thời Tây-Tấn (265-316).
6. Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Kinh, 6 quyển, ngài Pháp Hiển (340?-?) dịch vào thời Đông-Tấn (317-420).
7. Đại Bát Niết Bàn Kinh, 3 quyển, ngài Pháp Hiển dịch.
8. Bát Nê Hoàn Kinh, 2 quyển, mất tên người dịch.
9. Phật Di Giáo Kinh, 1 quyển, ngài Cưu Ma La Thập (344-413) dịch  vào thời Diêu-Tần (384-417).
10. Đại Bát Niết Bàn Kinh, 40 quyển, ngài Đàm Vô Sấm (385-433) dịch vào thời Bắc-Lương (397-439).
11. Bát Nê Hoàn Kinh, 20 quyển, ngài Trí Mãnh (?-?) dịch vào thời Lưu-Tống (429-479).
12. Bát Nê Hoàn Kinh, 1 quyển, mất tên người dịch.
13. Tứ Đồng Tử Tam Muội Kinh, 3 quyển, ngài Xà Na Quật Đa (523-605) dịch vào thời Tùy (581-618).
14. Đại Bát Niết Bàn Kinh Hậu Phần, 2 quyển, các ngài Nhã Na Bạt Đà La (?-?) và Hội Ninh (?-?) cùng dịch vào thời Đường (618-907).
15. Đại Bi Kinh, 5 quyển, ngài Na Liên Đề Da Xá (490-589) dịch vào thời Bắc-Tề (550-577).

Trong 15 bản dịch về kinh hệ Niết Bàn trên đây, 5 bản số 1, 2, 3, 11, 13 đã bị thất truyền, nay không còn; 3 bản số 5, 7, 12 thuộc kinh hệ tiểu thừa; các bản còn lại đều thuộc kinh hệ đại thừa.

Trong danh sách 15 bản Hán dịch thuộc kinh hệ Niết Bàn vừa nêu trên, thì Kinh Đại Bi chính là bản kinh được ghi sau cùng, thuộc kinh hệ đại thừa; nội dung ghi lại những lời dạy cuối cùng của đức Phật trước giờ phút nhập niết-bàn. Điều vô cùng quan trọng đã được đức Phật nhấn mạnh trong kinh này là việc truyền bá Chánh Pháp sau khi Ngài nhập niết-bàn, làm cho Chánh Pháp lưu bố rộng rãitồn tại lâu dàithế gian, đem lại lợi ích, an lạc cho tất cả chúng sinh. Truyền bá Chánh Pháp là công việc trọng đại, và đức Phật đã đem trách nhiệm đó giao phó cho các vị đệ tử lớn như các tôn giả Đại Ca Diếp, A Nan, v.v…, các vị Đại Bồ Tát, và cả các đệ tử Phật trong đời vị lai, tiếp nối nhau gánh vác, thực hành.

Trong những lời dạy cuối cùng này, đức Phật cũng nhắc lại những giáo lí rất căn bản mà Ngài đã từng thuyết giảng nhiều lần trong suốt cuộc đời hành hóa, như Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo, Thế GianVô Thường, Vạn PhápVô Ngã, Niết Bàn là An Vui Tịch tịnh, v.v…; và khuyến tấn các chúng đệ tử hãy tinh tấn tu hành, chớ có buông lung. Đức Phật cũng khuyên dạy chúng sinh hãy phát khởi lòng tin thanh tịnh, gieo trồng căn lành nơi Phật pháp, để cuối cùng sẽ đạt được đạo quả Niết-bàn.

Kinh này đã được pháp sư Na Liên Đề Da Xá (Narendrayasas, 490-589) dịch từ Phạn văn ra Hán văn vào năm 570, tại kinh đô Nghiệp-thành của nước Bắc-Tề (550-577), Trung-hoa, được thu vào Tạng Đại Chánh, quyển 12, mang số 380, trang 945-973. (Xin xem tiểu sử của pháp sư Na Liên Đề Da Xá ở chú thích số 2 trong phần “Chú Thích”.)

Nay chúng tôi xin dựa theo bản Hán dịch “Đại Bi Kinh” của pháp sư Na Liên Đề Da Xá mà chuyển dịch ra Việt văn, mong được góp thêm một tài liệu quí giá vào việc tu học của Phật tử Việt-nam. Vì khả năng còn rất hạn hẹp, cho nên chúng tôi không tránh khỏi có điều sai sót, rất mong nhận được sự chỉ giáo của các bậc cao minh.

Việc dịch kinh này ra tiếng Việt, nếu có được chút ít phước đức nào, xin thành tâm nguyện đem hồi hướng cho chúng sinh, tăng trưởng lòng tin thanh tịnh, nuôi lớn tâm từ bi, phát triển trí tuệ, tiêu trừ tà kiến, gieo trồng các căn lành, sớm thành tựu đạo quả Niết-bàn.

 

Nhất tâm kính lễ mười phương Phật tường trụ.
Nhất tâm kính lễ mười phương Pháp thường trụ.
Nhất tâm kính lể mười phương chư Hiền Thánh Tăng thường trụ.

Cung kính giới thiệu,
Miền Tây Canada, mùa An Cư năm 2017
Cư sĩ HẠNH CƠ

CUNG BẠCH

Con chí thành đảnh lễ
Đức Thích Ca Thế Tôn
Đấng Vô Thượng Pháp Vương
Bậc Đạo Sư ba thừa
Cha Lành khắp ba cõi
Vì thương khắp chúng sinh
Chìm đắm biển sinh tử
Mà nói kinh Đại Bi
Phó chúc các đệ tử
Nối tiếp nhau truyền bá
Nền Chánh Pháp tối thượng
Trụ thế thật dài lâu
Cứu giúp cho chúng sinh
Chứng ngộ quả Niết-bàn
Thoát luân hồi sáu nẻo

Để báo đáp ơn Phật
Nay con xin phát tâm
Dịch kinh Đại Bi này
Ra ngôn từ nước Việt
Mong truyền bá rộng rãi
Trong Phật tử Việt-nam
Được cơ duyên hành trì
Nuôi lớn tâm từ bi
Thắp sáng đèn trí tuệ

Lời Phật cao sâu quá
Tâm con còn tối tăm
Chắc chắnsai lầm
Cúi lạy đức Thế Tôn
Xin xót thương tha thứ
Con nguyện cùng thiện hữu
Siêng năng thường đọc tụng
Gieo trồng nhiều căn lành
Đạt niết-bàn tịch tịnh

Nếu có chút phước đức
Xin nguyện đem hồi hướng
Cho chúng sinh và con
Phiền não sạch nghiệp tiêu
Chóng lên bờ giải thoát

Nam Mô Hiện Tọa Đạo Tràng Thuyết Kinh Giáo Chủ
Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam Mô Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.

Miền Tây Canada, mùa An Cư năm 2017
Ưu-bà-tắc giới đệ tử Hạnh Cơ
kính lạy

Mục Lục:

Phẩm 1 Phạm Thiên
Phẩm 2 Thương Chủ
Phẩm 3 Đế Thích
Phẩm 4 La Hầu La
Phẩm 5 Ca Diếp
Phẩm 6 Hộ Trì Chánh Pháp
Phẩm 7 Xá Lợi
Phẩm 8 Lễ Bái
Phẩm 9 Căn Lành
Phẩm 10 Phước Đức Cúng Dường
Phẩm 11 Trồng Căn Lành
Phẩm 12 Phó Chúc Chánh Pháp
Phẩm 13 Phó Chúc Chánh Pháp TT
Phẩm 14 Giáo Huấn

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 22683)
30 Tháng Năm 2016(Xem: 7850)
duc phat niet banĐây là những điều chính tôi được nghe: Thuở đó đức Phật đang ngự tại rừng Ta-la-song-thọ, ở ngoại ô thành Câu-thi-na, thuộc lãnh thổ trị vì của bộ tộc Lực-sĩ.
30 Tháng Năm 2016(Xem: 5868)
Kinh Phật mênh mông như biển cả, dù ai có bỏ suốt cuộc đời để học hỏi cũng không thể thông suốt hết được. Tuy nhiên, trong cái mênh mông đó, cũng như nước biển cả lúc nào cũng hàm chứa vị mặn của muối, hết thảy kinh Phật đều cùng hàm chứa mùi vị của giải thoát, an lạc.
24 Tháng Năm 2016(Xem: 5872)
Nam mô A Di Đà Phật, Là đệ tử Phật, ngày đêm con vẫn luôn cố gắng tụng niệm thực hành lời dạy của Phật. Mùa Phật đản năm nay ( Phật lịch năm 2560 ), con xin phép được ghi lại những hiểu biết của con khi tụng niệm Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
28 Tháng Ba 2016(Xem: 7248)
Tôi nghe như vầy: Một thuở nọ, Đức Phật cùng với 1.250 vị đại Bhikṣu ở trên núi Thứu Phong gần thành Vương Xá. Ngoài ra còn có vô lượng vô biên chư đại Bồ-tát và thiên long bát bộ thảy đều đến vân tập. Lúc bấy giờ Thanh Tịnh Tuệ Bồ-tát đang ngồi ở giữa đại chúng.
19 Tháng Ba 2016(Xem: 6171)
Phẩm Vô Thường có 21 bài kệ. Đại ý của phẩm này là nói lúc tỉnh mà chạy theo dục vọng thì sẽ hôn ám mê loạn. Vinh hoa và tánh mạng đều khó có thể bảo hộ lâu dài. Duy chỉ có Đạo mới là chân thật.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 5870)
Lời đầu: Hiện nay chúng tôi đang có chương trình dịch thuật Phạn-Hán, quý Thầy, học Tăng trẻ tuổi, tâm huyết với ngành Phiên dịch Phạn-Hán, hoặc nghiên cứu Phật học, đã tốt nghiệp Trung cấp Phật học, có nhu cầu muốn học tập, tìm hiểu, cộng tác làm việc liên quan đến dịch thuật, có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: tinhvien4557@gmail.com, để biết thêm thông tin. Cầu mong cho Phật pháp được trường tồn, lưu bố muôn nơi để lợi lạc cho muôn loài. Nam mô Bổn-sư Thích Ca Mâu Ni Phật
10 Tháng Ba 2016(Xem: 5265)
Bồ-tát Quán Tự tại (Avalokitésvara) trong khi thể hiện sự nghiệp Bát-nhã ba-la-mật sâu thẳm, vị ấy đã chiêm nghiệm: Đây là năm uẩn (skandha); và vị ấy thấy chúng là Không trong tự tính.