Thực Hành Con Đường Bồ Tát Qua Kinh Duy Ma Cật

21 Tháng Ba 201515:31(Xem: 15091)
THỰC HÀNH CON ĐƯỜNG BỒ TÁT 
QUA KINH DUY MA CẬT 
Tác giả: Đương Đạo
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức 2015

LỜI NÓI ĐẦU

THỰC-HÀNH-CON-ĐƯỜNG-BỒ-TÁT-QUA-KINH-DUY-MA-CẬT-192x300Bản dịch Kinh Duy Ma Cật này căn cứ vào bản Hán dịch của ngài Cưu Ma La Thập, có tham khảo bản Hán dịch của ngài Huyền Trang và bản tiếng Anh (The Holy Teaching of Vimalakirti - Motilal Banasidass, 1991) của Robert A. F. Thurman dịch từ bản tiếng Tây Tạng của Dharmatasila (TT. Chos Nid Tshul Khrims). Ngoài ra khi dịch ra tiếng Việt, chúng tôi tham khảo các bản Việt dịch của cư sĩ Đoàn Trung Còn, Hòa thượng Thích Huệ Hưng và Hòa thượng Trí Quang - theo thứ tự xuất bản.

Như tựa đề sách, Thực Hành Con Đường Bồ Tát, phần giảng chú trọng vào sự thực hành hơn là giảng từng câu, và chú ý vào ý nghĩa để thực hành hơn là những khía cạnh khác như giáo lý và triết học. Hơn nữa, đối với một câu kinh, khó mà bình giảng cho trọn vẹn. Người ta chỉ có thể khai thác vài ý nghĩa, vài phương diện nào của nó để đem lại lợi lạc trực tiếp cho mình mà thôi, vì câu kinh là để chỉ thẳng thực tại, mà thực tại thì không thể nào nói cho hết, nhìn cho hết mọi khía cạnh của nó trong một khoảng đường ngắn ngủi. Như thế, sự bình giảng có thể nói là một sự gợi ý về đường lối thực hành.

Nền tảng của cuộc đời Bồ tát là pháp tánh (hay còn gọi là pháp tướng, thật tướng của tất cả các pháp), tức là bản tánh của tất cả các pháp, bản tánh của thân tâm và thế giới. Con đường của Bồ tát (còn gọi là Bồ tát hạnh) là y cứ trên nền tảng pháp tánh này, một mặt đi sâu vào nền tảng, mặt khác làm lợi lạc cho những người khác. Đi sâu vào nền tảng là sự tích tập trí huệ và làm lợi lạc cho những người khác là sự tích tập phước đức. Quả của con đường Bồ tát là thành Phật.

Bản tiếng Hán của Kinh, phân làm ba quyển: Thượng, Trung, Hạ. Một cách đại thể, quyển Thượng (phẩm 1-4) giới thiệu nền tảng; quyển Trung (phẩm 5-9) chỉ bày con đường và quyển Hạ (phẩm 10-14) nói về sự thành tựu của con đường Bồ tát là quả Phật.

Với quyết tâm đi tìm cho cuộc đời cạn cợt và chóng vánh của mình một nền tảng, một ý nghĩa đích thực để sống, chúng ta chỉ cần một câu kinh, một đoạn kinh để khai mở cho chúng ta ý nghĩa đó. Bởi thế, với động lực thành thật và quyết tâm, mong rằng mỗi người chúng ta đều tìm được phần nào đời sống đích thực trong bản kinh này, và như vậy công việc của chúng ta, người dịch giảng và người đọc, không là điều vô ích.

Phổ Quang tự, 2001
Thiện Tri Thức



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Hai 2015(Xem: 14893)
Pháp Hoa là kinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duy và suy luận của con người bình thường. Trong kho tàng kinh điển Đại thừa, kinh Pháp Hoa bắt đầu được phát triển, truyền bá rất sớm và rất rộng rãi vào khoảng 700 năm sau ngày Đức Phật nhập Niết bàn.
09 Tháng Hai 2015(Xem: 11037)
Nội dung của bộ kinh này nói về những nền tảng căn bản nhất trong việc tu học Phật Pháp. Hay nói cách khác, tu học hết thảy Phật môn, đều lấy nội dung chính của “Thập Thiện Nghiệp Đạo” làm cơ sở.
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 8676)
Chúng tôi biên soạn và chú giải bản Kinh Người Áo Trắng, để giúp cho người cư sĩ tại gia, trước nhất là có niềm tin chân chính đối với Tam bảo và phát nguyện gìn giữ năm điều đạo đức. Đây là bản kinh gối đầu nằm cho người cư sĩ tại gia, người Phật tử tại gia hãy nên tụng đọc, nghiền ngẫm và tu tập, sẽ thấm nhuần yếu chỉ của Kinh mà sống đời bình an, hạnh phúc trong từng phút giây.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 7564)
Theo kinh Hoa Nghiêm, được xem là kinh cao rộng nhất của Đại thừa, thì vũ trụ này là Báo thân và Hóa thân của Phật bổn nguyên Tỳ Lô Giá Na. Phật Tỳ Lô Giá Na là pháp thân của Đức Phật Thích Ca và tất cả chư Phật.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 9771)
Bát-nhã tâm kinh là bài kinh nói về tâm, nhưng không phải là tâm suy nghĩ thường tình của người đời mà nói về cái tâm “đến bờ kia”. Nó là cái trí có thể soi thấu được cội nguồn của mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này. Với người tu Phật, bài kinh đó là ngọn đuốc dẫn đường giúp hành giả đến đích.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 16110)
“Bát nhã ba la mật đa tâm kinh” là bộ kinh ngắn nhất của Đại thừa Phật giáo, vì chỉ có 260 chữ Hán, kể luôn bài kệ ở sau rốt. Nhưng đó là tinh yếu, là cốt tủy của bộ kinh “Đại Bát nhã”, dày 60 quyển. Nguyên văn bằng chữ Phạn (sanscrit), bộ kinh nhỏ này có tất cả sáu bản dịch ra Hán văn. Bản được lưu hành rộng xa nhất ở Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam
29 Tháng Tám 2014(Xem: 12494)
Bài Kinh này gián tiếp giới thiệu một cách khái quát giá trị tâm linh của người xuất gia, bắt đầu bằng một đời sống thanh cao, không màn đến sở hữu tài sản vật chất thế gian. Mục đích của người tu không phải để được làm trụ trì một ngôi chùa, được người đời cúng dường và cung kính, mà nhằm tầm cầu con đường tâm linh, hướng đến các giá trị nội tại. Các giá trị đó chỉ có thể đạt được bằng cách thực hành theo con đường trung đạo, khởi đi bằng cái nhìn đúng đắn (chánh kiến) và kết thúc bằng đời sống thiền định
24 Tháng Tám 2014(Xem: 7308)
Tâm quá khứ là tâm gì? Tức là tâm tưởng nhớ lại việc quá khứ. Phần nhiều chúng ta hiện nay sống với mấy tâm? Mình sống với ba thời: tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai. Những người đầu hơi hoa râm như tôi hoặc là bạc trắng hơn nữa thì sống với tâm nào? Tâm quá khứ, cứ nhớ thuở xưa, lúc đương thời làm những gì, nhớ những gì thuộc quá khứ như vậy là tâm quá khứ. Nhưng những tâm duyên về quá khứ có thật không? Nó là bóng dáng không thật nên quá khứ tâm bất khả đắc. Rồi tâm hiện tại là tâm gì?
14 Tháng Năm 2014(Xem: 14016)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới. Trong thời gian khá lâu, hướng dẫn cho nhiều lớp, tôi đã cố gắng Việt dịch – Biên soạn – Chú thích và tập thành đầu sách mang tựa đề.