Giảng Văn Kinh 17

28 Tháng Năm 201000:00(Xem: 11857)

KINH THẬP THIỆN GIẢNG GIẢI
Hoà Thượng Thích Thanh Từ
Thiền Viện Thường Chiếu 1997

 

GIẢNG VĂN KINH 17

ÂM:

Long vương đương tri, thử Thập thiện nghiệp, nãi chí năng linh Thập lực tứ vô úy, Thập bát bất cộng nhất thiết Phật pháp, giai đắc viên mãn. Thị cố nhữ đẳng ưng cần tu học.

DỊCH:

Long vương nên biết, Mười nghiệp thiện này, hay khiến cho Mười lực, Bốn vô sở úy, Mười tám pháp bất cộng, tất cả Phật pháp đều được viên mãn. Thế nên các ông phải siêng năng tu học.

GIẢNG:

Đây là lời Phật khuyên: Mười nghiệp thiện là pháp tu căn bản có công đức lớn như đã nói, nên hãy siêng năng tu học.

ÂM:

Long vương! Thí như nhất thiết thành ấp tụ lạc giai y đại địa nhi đắc an trụ, nhất thiết dược thảo hủy mộc tùng lâm, diệc y địa nhi đắc sanh trưởng. Thử Thập thiện đạo, diệc phục như thị. Nhất thiết nhân thiên y chi nhi lập, nhất thiết Thanh văn, Độc giác bồ-đề, chư Bồ-tát hạnh, nhất thiết Phật pháp, hàm cộng y thử Thập thiện đại địa nhi đắc thành tựu.

DỊCH:

Long vương! Ví như tất cả thành ấp xóm làng đều nương đại địa mà được an trụ, tất cả cỏ thuốc cây cối, bụi rừng cũng nương nơi đất mà được sanh trưởng. Thập thiện nghiệp đạo cũng lại như thế. Tất cả người trời nương nơi đó mà được thành lập, tất cả Thanh văn, Độc giác Bồ-đề, các hạnh Bồ-tát, tất cả Phật pháp, đều nương chung vào đại địa Thập thiện mà được thành tựu.

GIẢNG:

Phật dạy tất cả thành ấp, xóm làng đều nương nơi đất mà được an trụ, nào là cỏ cây rừng bụi cũng nương nơi đất mà sanh trưởng. Mười pháp lành này cũng lại như thế. Tất cả người trời đều nương nơi mười pháp lành mà thành lập. Nghĩa là do mười pháp lành này mà được làm người làm trời. Tất cả Thanh văn Bồ-đề, các hạnh Bồ-tát đều nương nơi mười pháp lành này mà được thành tựu. Tóm lại, Người, Trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật đều lấy mười pháp lành làm gốc. Dù tu pháp nào, nếu bỏ mười pháp lành này đều không thành tựu. Học đạo giỏi đến đâu, nói tu cao thế mấy, nếu bỏ mười pháp lành này mà không tu, thì không thể thành tựu Thánh quả. Nếu ngồi thiền lâu được định, mà khi xả thiền cũng vẫn còn tham sân si… thì thiền định đó vẫn là thiền phàm phu, tu chưa tới đâu cả. Thí dụ người nói từ bi ưa bố thí cứu giúp chúng sanh, mà còn đắm mê ngũ dục thì cũng vẫn là phàm phu. Cho nên dù tu pháp gì cao siêu, mà bỏ Thập thiện thì không được. Người, Trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật, cũng đều đứng trên đất Thập thiện mà được vững vàng. Có người tự nhận mình tu cao, song có ai đụng chạm đến là la lối nặng lời, người như vậy vẫn không tiến bộ. Quí vị nhớ, Thập thiện gồm ba nghiệp thiện nơi thân, bốn nghiệp thiện nơi miệng và ba nghiệp thiện nơi ý. Quí vị ráng nhớ để tu và có thể tu thêm những hạnh khác, thì công đức vô lượng, quả Phật thành tựu viên mãn. Nếu không tu Thập thiện mà tu những hạnh khác, e không thành tựu Thánh quả. Thế nên tu phải lấy Thập thiện làm căn bản.

ÂM:

Phật thuyết thử kinh dĩ, Ta-kiệt-la Long vương cập chư đại chúng nhất thiết thế gian, thiên, nhân, a-tu-la đẳng, giai đại hoan hỉ tín thọ phụng hành.

DỊCH:

Phật nói kinh này rồi, Long vương Ta-kiệt-la cùng toàn thể đại chúng tất cả thế gian thiên, nhân, a-tu-la thảy đều vui vẻ, tin nhận vâng làm.

GIẢNG:

Sau khi Phật nói kinh này xong, trong hội chúng ai cũng vui vẻ tin nhận vâng làm. Bây giờ quí vị đã được nghe tôi giảng kinh rồi, có vui vẻ thực hành không? Nếu thực hành là phải dẹp bỏ tham, sân, si, tà kiến… Thực hành không dễ mà cũng không khó. Nếu nghe rồi, nỗ lực tu hành thì được công đức vô lượng. Nếu nghe rồi bỏ, không thực hành, tuy nghe hoài mà vẫn không tiến. Điều quan trọng là tin nhận rồi phải thực hành mới được lợi ích. Quí vị nhớ thực hành mười pháp này gọi là pháp lành, ngược lại là mười điều ác. Làm mười điều ác sẽ dẫn đến địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, tu mười pháp lành sẽ tiến lên cõi Người, Trời, Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, Phật.

Phật đã vạch rõ hai hướng lên xuống rõ ràng, tùy quí vị chọn lựa để thực hành, kiếp sống an vui hạnh phúc hay trầm luân đau khổ là do quí vị, chớ không ai làm thay được việc này. Thế nên chúng ta tu, làm sao cho hiện đời được an vui lợi ích, mai sau cũng được an vui lợi ích và đời đời gặp Phật pháp. Phật dạy nếu người tại gia tu Thập thiện thì gia đình thân thuộc được an vui hạnh phúc. Xóm làng tu Thập thiện thì xóm làng được an vui hạnh phúc. Cả một quốc gia tu Thập thiện thì quốc gia đó thành nước an lạc. Ngược lại thì gia đình quyến thuộc bất an xào xáo, xóm làng rối loạn thiếu an ninh, quốc gia loạn ly chinh chiến, không giềng mối đạo đức, giống như địa ngục… Đó là hậu quả xấu ác của cá nhân cũng như đoàn thể không tu Thập thiện.

Vậy quí vị hãy tự kiểm lại, xét quả hiện tại để biết nhân đời trước và làm sao cho nhân hiện tại luôn tốt, để đời này cũng như đời sau được an vui hạnh phúc không bị khổ đau. Nên nhớ, tự mình làm cho mình hạnh phúc với trí tuệ sáng suốt, chớ không do ai đem đến cho mình. Thế nên đừng có tà kiến mê tín làm theo sự rủ rê xúi bảo của kẻ khác, mà không tận dụng trí tuệ để cân nhắc việc nên hoặc không nên làm. Vì nhân lành hay ác đều do mình tạo, rồi cũng tự mình chiêu cảm quả báo vui hay khổ, không ai thế thay cho mình cả.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Năm 2016(Xem: 10794)
19 Tháng Ba 2016(Xem: 8378)
Bịnh trầm kha của con người là thích tìm tòi những giải đáp thắc mắc cao siêu để thỏa mãn óc hiếu kỳ mà thiếu thực tế với đời sống, thích luận bàn những việc xa vời viễn vong không tưởng hơn là thực hành để đem lại an lành hạnh phúc bản thân. Chứng bịnh trầm kha nầy đã đẩy con người sống chơi vơi trong huyền đàm phiếm luận của thiết thực đến đời sống đạo đức tiến bộ. Vì vậy số người mang danh hành đạo thì nhiều mà chứng đạo thì gần như gợn mây mỏng trong bầu trời giáo pháp. Để tránh mắc phải bịnh năng thuyết bất năng hành, cổ đức đã khuyên: Muốn đạt thành tâm nguyện tiến bộ thì cần phải “tri hành hợp nhất, trí đức tương ưng”.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 7278)
Kinh tâm - Bát nhã ba la mật đa là một bản kinh được rút ra từ bộ kinh Đại Bát nhã, gom lại thành 262 từ. Qua nhiều thế hệ dịch thuật, các dịch giả đã viết bài kinh này lên lá bối. Đến thế kỷ thứ VII, ngài Huyền Trang đã cho khắc bản kinh tâm này vào đá ở tại chùa Bạch Mã, nơi ngài trụ trì.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 6487)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Khi Tỳ-kheo-ni đi khất thực ở thành Xá Vệ và trở về, sau bữa thọ trai của mình, Tỳ-kheo-ni đi đến vườn cây của ông Cấp-Cô-Độc để nghỉ vào ban ngày. Khi vào sâu trong vườn cây Cấp-Cô-Độc, Tỳ-kheo-ni ngồi xuống dưới một gốc cây để thiền quán.
02 Tháng Giêng 2016(Xem: 7623)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”. Trong kinh có sử dụng hình ảnh chiếc lưới để ví với sự mất tự do của một người khi bị vướng vào ái dục.
18 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8939)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh là bài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông được nhiều người đọc thuộc, nhưng về ý nghĩa thì cũng có nhiều gút mắc vì kinh được tụng đọc bằng âm Việt nhưng phải hiểu theo nghĩa tiếng Hán. Nhân 3 tháng an cư Kiết Đông 2015 tại Tổ Đình Thiền Tánh Không, Perris, California, chúng tôi được giảng dạy và ôn tập lại bài kinh này và hôm nay có ý muốn ghi lại chia sẻ cùng các bạn có nhu cầu muốn nghiên cứu tìm hiểu.
29 Tháng Năm 2015(Xem: 8378)
Viên Giác là Chân Tâm thanh tịnh của chư Phật, của tất cả chúng sanh cùng toàn thể vũ trụ. Như thế tôi nghe, một thời Phật nhập chánh định thần thông Đại Quang Minh Tạng, là chỗ trụ trì quang nghiêm của tất cả Như lai, đó chính là giác địa thanh tịnh của tất cả chúng sanh. Thân tâm tịch diệt, bình đẳng suốt ba đời, viên mãn khắp mười phương
22 Tháng Năm 2015(Xem: 14383)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đưa người ta đến một sự chuyển hóa toàn triệt và toàn diện cuộc đời sanh tử khổ đau manh mún bởi chia cắt, phân biệt, oán ghét và xung đột của mình bằng cái thấy biết chân thật của Phật (tri kiến Phật).
16 Tháng Năm 2015(Xem: 12980)
Năm 2003, tôi cho ấn hành cuốn Nghĩ Từ Trái Tim, viết về Tâm Kinh. Thật ngạc nhiên, nhiều bạn đọc gần xa rất chia sẻ, có bạn lại mong có được bản dịch Anh ngữ để cho con em họ – thế hệ thứ hai – ở hải ngoại không rành tiếng Việt được đọc và hiểu Tâm Kinh Bát Nhã. Đến năm 2008, sau khi nghiền ngẫm, thực hành Kim Cang, tôi cho ra mắt cuốn Gươm Báu Trao Tay,