Lời Mở Đầu

16 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 13432)

NGUYÊN NGUYÊN
Dịch giải
KIM CANG

DIỆU CẢM

Lời mở đầu

 

. Kim cang

 

Thay lời giới thiệu là một trích đoạn từ Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ Huệ Năng:

 Thiện trí thức !

Nhược dục nhập thậm thâm pháp giới cập Bát-nhã tam-muội giả, tự tu Bát-nhã hạnh, trì tụng Kim Cang Bát-nhã kinh tức đắc kiến Tánh.

Đương tri thử kinh công đức vô lượng vô biên.

Kinh trung phân minh tán thán mạc năng cụ thuyết.

Thử pháp môn tối thượng thừa, vị đại trí nhân thuyết, vị thượng căn nhân thuyết.

(Đàn kinh, Phẩm Bát-nhã)

 ( Hỡi các thiện trí thức !

Nếu chư vị muốn thâm nhập sâu vào pháp giới, tiếp cận trí Bát-nhã thì hãy tu hạnh Bát-nhã, trì kinh Kim Cang Bát-nhã. Bằng cách đó thì sẽ thấy tánh.

 Chư vị phải biết rằng kinh đó có công đức vô lượng vô biên.

 Trong kinh có lời tán tụng rõ ràng, không thể nói hết.

Đó là pháp môn tối thượng thừa, Phật đã vì những bậc thượng trí và những bậc thượng căn mà thuyết giảng.)

 

.Diệu cảm

 

 Bạch Thế Tôn,

 Mở đầu kinh là bốn chữ”Như thị ngã văn”. Một cách đơn giản thì có thể hiểu rằng đó là lời của tôn giả A-nan nói rằng: “ Tôi đã được nghe như vầy”.

 Tuy vậy, con chợt thấy bốn chữ đó như còn chứa đựng mật nghĩa, theo đó thì

 Chữ “tôi” không riêng chỉ về ngài A-nan; nó chỉ rộng những ai nguyện lắng tai nghe.

 Chữ “như vầy” chỉ về lời của Như Lai.

 Từ đó mà hiểu ra rằng những lời Như Lai thuyết giảng trước các đại đệ tử năm nào cách đây hai mươi lăm thế kỷ hiện nay vẫn hiện tiền cho những ai có cái tâm kính cẩn lắng nghe như trưởng lão Tu-bồ-đề khi ấy:

Thế Tôn, nguyện nhạo dục văn.

(Bạch Thế Tôn, con nguyện lắng nghe.)

 Bạch Thế Tôn,

 Còn có thêm một điều con không thể không ghi nhớ. Ấy là lời Thế Tôn từng dạy:

 Ngã thuyết pháp như phiệt dụ giả.

(Pháp ta thuyết ví như chiếc bè.)

 “Như chiếc bè”, nghĩa là như một phương tiện để sang sông. Là không chấp phương tiện, đặc biệt là “chấp kinh”.

 Bạch Thế Tôn,

 Hơn hai mươi lăm thế kỷ đã trôi qua ! Lời của Người, dù đã qua nhiều lần chuyển ngữ, vẫn còn đó như là một phương tiện. Và chánh pháp cũng còn đó. Cũng vì thế mà pháp hội năm xưa đó cơ hồ như nay mãi còn văng vẳng hiện tiền.

 Bạch Thế Tôn,

 Con nay như trưởng lão Tu Bồ Đề, nguyện lắng nghe !

 Không nghe bằng tai hay bằng trí, con nguyện lắng nghe bằng toàn tâm kính tín !

 Không nghe bằng tai hay bằng trí, con nguyện lắng nghe bằng diệu cảm tinh khôi !

 Kính lạy Thế Tôn,

 Nơi đây con xin kính cẩn đê đầu chí tâm đảnh lễ tỏ bày lòng tri ân vô hạn hướng về Thế Tôn, Người đã mở ra cho chúng sinh Pháp Giới vô biên!

 Kính lạy ngài Đại Pháp sư Cưu Ma La Thập,

 Phần Hán văn được chép lại ở đầu mỗi đoạn kinh sau đây là của Ngài. Con xin kính cẩn đê đầu đãnh lễ hướng về Ngài để bày tỏ lòng tri ân đối với người đã vì các dân tộc Á Đông mà ra sức phiên dịch kinh Kim Cang ra Hán văn.

Việt nam, trung thu năm Kỷ Sửu ( 2009)

Kính đề,

Nguyên Nguyên

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tám 2020(Xem: 8857)
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 7995)
Đối nghịch, mâu thuẫn là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống. Khi không thể giải quyết, nó đưa đến thù ghét và chiến tranh. Từ ngày có con người trên trái đất cho đến ngày nay, chiến tranh chưa bao giờ chấm dứt.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 9564)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20. Đây là một bộ Đại Tạng Kinh của Bắc truyền được tổng hợp cũng như sự giảo chánh của các nhà học giả Phật Giáo Nhật Bản lúc đương thời qua các bộ Minh Đại Tạng, Càn Long Đại Tạng v.v… Tổng cộng gồm 100 quyển, dày mỏng khác nhau, mỗi quyển độ 1.000 đến 1.500 trang khổ lớn. Cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh đã cho phiên dịch hoàn toàn sang tiếng Việt tại Đài Loan thành 203 cuốn(đã in được 93 cuốn), mỗi cuốn từ 800 đến 1.500 trang. Tổng cộng các bản dịch về Kinh, Luật, Luận của Đại Thừa không dưới 250.000 trang sách.
12 Tháng Năm 2016(Xem: 9116)
BÁT NHÃ BA LA MẬT là một trong những hệ tư tưởng của Đaị thừa Phật giáo Bắc tông. Bát Nhã Ba La Mật, Trung Hoa dịch: TRÍ TUỆ ĐÁO BỈ NGẠN. Thành ngữ đáo bỉ ngạn, chỉ cho sự viên vãn cứu kính, sự hoàn thành trọn vẹn về một lãnh vực tri thức, một công hạnh lợi tha, một sự giải thoát giác ngộ hoàn toàn..