Chương 11: Đối Tượng Và Phước Đức Của Bố Thí

18 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 13850)

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
TÌM HIỂU KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Thời Đại 2010

Chương 11: Đối tượng và phước đức của bố thí

I. DỊCH NGHĨA

Đức Phật dạy rằng: Cho một người ăn không bằng cho một người thiện ăn. Cho 1.000 người thiện ăn không bằng cho một người thọ trì năm giới ăn. Cho 10.000 người thọ trì năm giới ăn không bằng cho một vị Tu đà hoàn ăn. Cho 1.000.000 vị Tu đà hoàn ăn không bằng cho một vị Tư đà hàm ăn. Cho 10.000.000 vị Tư đà hàm ăn không bằng cho một vị A la hán ăn. Cho 1.000.000.000 vị A la hán ăn không bằng cho một vị Bích Chi Phật ăn. Cho 10.000.000.000 vị Bích Chi Phật ăn không bằng cho tam thế chư Phật ăn. Cúng dường cho 100.000.000.000 tam thế chư Phật không bằng cúng dường cho một vị vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng ăn vậy.

II. LƯỢC GIẢI

Chương 10, Đức Phật dạy về công đức vô tận của một người tu hạnh tùy hỷ với việc làm thiện ích của bố thí. Đến chương 11 này, cũng liên quan đến vấn đề bố thí, nhưng Đức Phật nhấn mạnh đến khía cạnh quả báo tăng giảm, nhiều ít khác nhau tùy thuộc hoàn toàn vào đối tượng thọ thí. Thông qua đó, giá trị đạo đức của con người, giá trị phạm hạnh của người xuất gia và giá trị tu chứng của các hành giả được đề cao đúng mức. Tùy theo cấp bậc và mức độ trau dồi tu tập, vị ấy sẽ có một giá trị đạo đức tương xứng theo cấp bậc tu tập.

Trước khi đi vào nội dung kinh, chúng ta cũng nên khảo sát qua xuất xứ và nguyên bản kinh này.

Nguyên văn của kinh này được tìm thấy trong Kinh Tăng Chi Bộ III, từ tr. 225-228. Phần kinh văn trong chương này là phần sau. Phần duyên khởi của kinh là vô vấn tự thuyết, Đức Phật hỏi Trưởng giả Cấp Cô Độc có bố thí cho người trong gia đình ông không. Ông trả lời có, nhưng chỉ là những món ăn tồi tệ, làm từ gạo bể vụn. Còn những phẩm vật ngon, ông dành cho người ngoài. Nhân đó, Đức Phật dạy rằng: “Bố thí vật quý giá hay không quý giá, không quan trọng, vấn đề là khi hành thí, người bố thí phải chú tâm, tự tay mình đem cho, bằng lời ôn hòa nhã nhặn. Bố thí như vậy mới có giá trị”. Sau đó, Đức Phật kể lại tiền thân của Ngài làm một Bà la môn đại phú tên Valamo. Trong một hội đại thí, Valamo bố thí cả 84.000 bát vàng đầy bạc, 84.000 bát bạc đầy vàng, 84.000 bát đồng đầy châu báu, 84.000 đại tượng tr. sức vàng, 84.000 cỗ xe trải sa sư tử, cọp, báo, mền vàng, 84.000 con bò, 84.000 thiếu nữ tai đeo báu vật, 84.000 giường nằm bằng nệm sơn dương Kadali, 84.000 thước vải tốt nhất. Rồi Đức Phật khẳng định với Trưởng giả Cấp Cô Độc rằng tài sản bố thí của Valamo tuy nhiều nhưng không bằng phước báo cúng dường cho một người có chánh kiến. Cúng dường cho 100 người có chánh kiến không bằng phước đức cúng dường cho một vị Nhất lai. 100 vị Nhất lai không bằng một vị Bất lai. 100 vị Bất lai không bằng 1 vị A la hán. 100 vị A la hán không bằng 1 vị Bích Chi Phật. 100 Bích Chi Phật không bằng một Đức Như Lai. Xây dựng tịnh xá cho tứ phương Tăng, phước báo hơn cúng dường cho một Như Lai.

So sánh nguyên tác với bản văn của kinh, chúng ta thấy: Nguyên tác của Kinh Tăng Chi chỉ có 7 tầng bậc bố thí, bắt đầu từ tài thí kếch sù và kết thúc ở xây dựng tịnh xá cho tứ phương Tăng. Mỗi tầng bậc tỷ lệ nhất định ở con số 100. Trong khi đó, bản văn Kinh Bốn Mươi Hai Chương và bản dịch của hai ngài Ma Đằng, Trúc Pháp Lan lại có đến 9 tầng bậc. Khởi đầu từ người ác và chấm dứt ở Vô niệm, Vô trụ, Vô tu, Vô chứng. Một quan điểm rất Đại thừa Bắc tông.

Khảo sát nội dung hai bản văn, ta thấy cả hai đều toát lên được giá trị vô song của nếp sống đạo đức nhân bản và siêu thế. Đạo đức nhân bản là đời sống mẫu mực, hiền lương và lý tưởng của con người, nhưng nó có giá trị nhất định là nhân thừa, không thể sánh với giá trị đạo đức siêu thế, vị hành giả đã từng bước tu tập xuất ly tam giới, có vị Nhất lai, Bất lai, A la hán; có vị tự mình giác ngộ và có vị toàn giác. Tùy theo mức độ giác ngộ mà giá trị đạo đức tăng dần.

Nhiều người ác độc không phẩm cách đạo đức không thể sánh tày một người hiền lương. Cho nên bố thí cho họ không có quả báo lớn như bố thí cho vị có đạo đức. Bởi lẽ, người ác thọ thí sẽ không làm điều thiện, còn người đạo đức thì làm điều thiện. Làm điều thiện thì từ một thiện mà các thiện tăng trưởng như pháp môn vô tận đăng. Gieo nhân tốt vào mảnh ruộng chai sơ, thiếu sức sống thì nhân tốt đó cũng phát triển một cách èo uột, mòn mỏi rồi chết. Nhân tốt không chưa đủ. Nhân tốt phải gieo trong mảnh ruộng tốt mới trổ sinh quả dị thục tốt. Cũng vậy, bố thí là nghiệp nhân thiện, nhưng đối tượng thọ thí là ác nhân, quả báo sẽ chẳng là bao. Điều này, ngụ ý dạy rằng hảo tâm tùy tiện, thiếu thiện xảo, thiếu sách lược, chiến lược đôi lúc nhân thiện sẽ trổ quả bất thiện, nếu kẻ thọ thí đã ác mà còn tạo tác thêm ác. Đức Phật dạy chúng ta vận tâm từ bi bình đẳng, nhưng đứng về phương diện lợi ích có chiều kích rộng lớn, thiết thực, thì người hành thì phải biết gieo trồng đúng đối tượng. Quan điểm này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ giáo điển của Đức Phật. Trong Kinh Nikaya, Đức Phật cho biết bố thí cúng dường cho các vị thành tựu tám Chánh đạo là đã gieo trồng nhân thiện vào ruộng tốt, sẽ trổ sinh quả dị thục thiện to lớn có lợi ích lớn:

“Này các Tỳ kheo, thửa ruộng không có lồi lõm, không có sạn đá, không có đất mặn, có bề sâu, có chỗ nước chảy ra, có chỗ nước chảy vào, có nước chảy, có đê tốt. Do đó, hạt giống được gieo vào có vị ngọt lớn, có địa điểm tăng thịnh. Cũng vậy, này các Tỳ kheo, bố thí, cúng dường giữa những sa môn, Bà la môn thành tựu thánh đạo tám ngành có quả lớn, có lợi ích lớn, có rực rỡ, có rung cảm lớn.”[1]

Lời dạy này tương xứng với nguyên tác Kinh Tăng Chi: “Cúng dường bố thí tài sản nhiều vô lượng cho người bình thường ăn không bằng cúng dường bố thí cho một người có chánh kiến”; và cũng đồng với kinh văn của chương này: “Cúng dường cho 100 người ác, quả báo không bằng cúng dường cho một người thiện ăn”.

Ở Kinh Tăng Chi, Đức Phật còn dạy rằng bố thí cúng dường cho một Tỳ kheo, chỉ có quả báo lớn, khi vị Tỳ kheo ấy không có tâm tham đắm vật thực cúng dường mà chỉ thọ dụng để tu tập chánh pháp, thoát ly sân tầm, dục tầm, ái tầm:

“Vị Tỳ kheo thọ dụng phẩm vật cúng dường của tín chủ không tham dính, không say đắm, không chấp trước, thấy được sự nguy hại, thấy được sự xuất ly. Vị ấy khởi lên suy tầm về viễn ly, khởi lên suy tầm về vô sân, vô hận. Này các Tỳ kheo, như vậy có quả lớn. Vị Tỳ kheo ấy sống không phóng dật.”[2]

Chúng ta còn được biết “Phóng dật là đường chết. Không phóng dật, đường sống.”[3] Cũng nên lưu ý rằng sự khích lệ của Đức Phật đến với người hành thí là hãy nên chọn người đức hạnh mà cúng dường, không có nghĩa là Ngài ngụ ý chúng ta phải cung phụng Ngài, mà Ngài chỉ nhằm xiển minh một sự thật: kẻ ác sẽ gặt quả dị thục xấu và người hiền lương, đạo đức sẽ gặt quả dị thục thiện. Giá trị của kẻ ác, người thiện được định cứ trên hành vi cuộc sống của chính bản thân họ. Có một lần, người ngoại đạo đã vu khống cho Đức Phật rằng chỉ có bố thí cho Như Lai và đệ tử của Như Lai mới có quả lớn. Đức Phật phủ nhận lời đồn đãi này và cho rằng lời ấy hoàn toàn xuyên tạc:

“Này Vaccha, những người ấy nói không đúng lời của chúng ta, chúng đã xuyên tạc ta với điều không thật. Chúng đã nói láo. Này Vaccha, ai ngăn chặn người khác bố thì sẽ tạo cho mình ba chướng ngại: 1/ Làm người cho không được công đức. 2/ Người nhận không được vật bố thí. 3/ Tự ngã bị tổn thương lại càng tổn thương.”[4]

Tuy nhiên, ngay pháp thoại ấy, Đức Phật vẫn một mực khẳng định giá trị vô song của người giới hạnh tu tập, và cúng dường cho các vị này, phước báo to lớn:

“Này Vaccha, ta tuyên bố rằng, bố thí cho người có giới hạnh được quả lớn. Cho người ác hạnh, không được như vậy. Và người có giới hạnh là người đã đoạn tận năm pháp và thành tựu năm pháp. Đoạn tận năm pháp là: tham, sân, hôn thùy, trạo hối, nghi. Thành tựu năm pháp là: giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến.”[5]

Trong khi đó, quan điểm phước báo bố thí theo Bà la môn hết sức vô lý, vì nó chỉ bênh vực sống sượng cho giai cấp Bà la môn mà thôi:

“Thưa tôn giả Gotama, ai làm lễ tế đàn, ai có bố thí, muốn có lợi lớn phải bố thí cho các Bà la môn có ba minh. Ba minh của Bà la môn là: truyền thống bảy đời là Bà la môn; giỏi phúng tụng, trì chú, thông hiểu ba Veda; biện tài thuận thế học và nhân tướng học.”[6]

Như thế đủ thấy rằng quan điểm của Phật giáo là toàn diện, phù hợp với nếp sống luân lý đạo đức, đề cao cái thiện, bênh vực cho lý tưởng thiện, bài kích cái ác, lên án cái ác.

Một điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên tác và chương này là: “Cúng dường cho 1.000.000.000.000 tam thế chư Phật không bằng cúng dường cho một vị vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng” với “Cúng dường cho 100 Đức Như Lai không bằng xây dựng một tịnh xá cho tứ phương Tăng”.

Đây là điểm khác nhau giữa quan điểm Nam truyền và Bắc truyền. Đối với Nam truyền, Tăng bảo đóng vai trò quan trọng, là gạch nối không thể thiếu giữa Pháp bảo với đối tượng tiếp nhận chân lý. Không có Tăng bảo, chánh pháp hay chân lý siêu tuyệt của Đức Phật không được công bố, quảng bá, chúng sinh không được lợi lạc. Xây dựng tịnh xá cho bốn phương Tăng là xây dựng cơ sở cần thiết cho bốn phương Tăng tu tập, hành trì và truyền bá. Chính đó là nơi sản xuất Thánh Tăng, Tăng tài làm triển nở hoa chánh pháp, và chúng sinh nhờ đó tiếp thu được chánh pháp để trau dồi tu tập. Xây dựng tịnh xá cho bốn phương Tăng là xây dựng mầm giác ngộ, tỉnh thức, cái mà Đức Phật hoài bão và di chúc. Do đó, cúng dường cho 100 Đức Như Lai cũng là gieo thiện nhân nhưng không lợi ích trong việc hoằng hóa độ sinh bằng xây dựng tịnh xá cho bốn phương Tăng.

Đối với Bắc truyền, đệ nhất nghĩa đế được đề cao hơn hết. Nơi đệ nhất nghĩa chính là thể chân như bất động, ly khai tất cả mọi khái niệm mặc ước, mọi ngôn thuyết giả danh và mọi áp đặt của con người. Người vô niệm, là chánh niệm, chánh niệm là tỉnh thức. Người vô trụ là người không còn ngã chấp, pháp chấp, lìa các chấp. Lìa các chấp là giải thoát cứu cánh. Người vô tu, vô chứng là người sau khi nhận chân bản tâm thanh tịnh, phản bổn hoàn nguyên, nên không còn chấp trụ vào đối tượng tu và chứng, một sự tu chứng tuyệt đối. Do vậy, ý nghĩa cúng dường 100.000.000.000 tam thế Như Lai không bằng cúng dường một vị vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng, là nhằm đề cao giá trị giác ngộ tuyệt đỉnh của hành giả trên đường hướng đến Vô thượng giác.

Đó là vấn đề của tư tưởng luận và nhận thức luận.

***

Để có cái nhìn bao quát nội dung của chương này, tưởng chỉ nên nhắc ở đây rằng, dù là công tác từ thiện xã hội, chúng ta cũng cần đặt đúng đối tượng. Những đối tượng nào cần ủng hộ, giúp đỡ, và giúp đỡ nào khai sinh thiện pháp mới đầu tư vào. Vì thiện theo Phật giáo không thể nhất thời. Nó phải được xét trên hai phương diện thời gian (hiện tại, vị lai) và lợi ích cho cả hai người bố thí và người thọ thí. Đồng thời, xuyên qua sự chênh lệch về quả báo bố thí cho người thiện, người ác, chúng ta càng thấm thía hơn tính khách quan, khoa học của nhân quả và giá trị đặc biệt của giới hạnh, trí hạnh. chỉ có giới hạnh và trí hạnh mới nâng cao giá trị, phẩm chất, tư cách, đạo đức của con người, mà kẻ ác độc hay người bình thường không thể sánh kịp. Chính như thế, đạo Phật được gọi là Đạo của các người trí giác hiểu, là đạo tôn trọng, đề cao đạo đức và huấn luyện đạo đức theo đúng nguyên ngữ của từ này.

 

 


[1] Tăng Chi III, tr. 87.

[2] Tăng Chi I, tr.316.

[3] Dhp.21.

[4] Tăng Chi I, tr. 180-181.

[5] Tăng Chi I, tr. 18.

[6] Kinh đã dẫn, tr. 187.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Năm 2016(Xem: 10776)
19 Tháng Ba 2016(Xem: 8363)
Bịnh trầm kha của con người là thích tìm tòi những giải đáp thắc mắc cao siêu để thỏa mãn óc hiếu kỳ mà thiếu thực tế với đời sống, thích luận bàn những việc xa vời viễn vong không tưởng hơn là thực hành để đem lại an lành hạnh phúc bản thân. Chứng bịnh trầm kha nầy đã đẩy con người sống chơi vơi trong huyền đàm phiếm luận của thiết thực đến đời sống đạo đức tiến bộ. Vì vậy số người mang danh hành đạo thì nhiều mà chứng đạo thì gần như gợn mây mỏng trong bầu trời giáo pháp. Để tránh mắc phải bịnh năng thuyết bất năng hành, cổ đức đã khuyên: Muốn đạt thành tâm nguyện tiến bộ thì cần phải “tri hành hợp nhất, trí đức tương ưng”.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 7269)
Kinh tâm - Bát nhã ba la mật đa là một bản kinh được rút ra từ bộ kinh Đại Bát nhã, gom lại thành 262 từ. Qua nhiều thế hệ dịch thuật, các dịch giả đã viết bài kinh này lên lá bối. Đến thế kỷ thứ VII, ngài Huyền Trang đã cho khắc bản kinh tâm này vào đá ở tại chùa Bạch Mã, nơi ngài trụ trì.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 6479)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Khi Tỳ-kheo-ni đi khất thực ở thành Xá Vệ và trở về, sau bữa thọ trai của mình, Tỳ-kheo-ni đi đến vườn cây của ông Cấp-Cô-Độc để nghỉ vào ban ngày. Khi vào sâu trong vườn cây Cấp-Cô-Độc, Tỳ-kheo-ni ngồi xuống dưới một gốc cây để thiền quán.
02 Tháng Giêng 2016(Xem: 7602)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”. Trong kinh có sử dụng hình ảnh chiếc lưới để ví với sự mất tự do của một người khi bị vướng vào ái dục.
18 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8928)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh là bài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông được nhiều người đọc thuộc, nhưng về ý nghĩa thì cũng có nhiều gút mắc vì kinh được tụng đọc bằng âm Việt nhưng phải hiểu theo nghĩa tiếng Hán. Nhân 3 tháng an cư Kiết Đông 2015 tại Tổ Đình Thiền Tánh Không, Perris, California, chúng tôi được giảng dạy và ôn tập lại bài kinh này và hôm nay có ý muốn ghi lại chia sẻ cùng các bạn có nhu cầu muốn nghiên cứu tìm hiểu.
29 Tháng Năm 2015(Xem: 8363)
Viên Giác là Chân Tâm thanh tịnh của chư Phật, của tất cả chúng sanh cùng toàn thể vũ trụ. Như thế tôi nghe, một thời Phật nhập chánh định thần thông Đại Quang Minh Tạng, là chỗ trụ trì quang nghiêm của tất cả Như lai, đó chính là giác địa thanh tịnh của tất cả chúng sanh. Thân tâm tịch diệt, bình đẳng suốt ba đời, viên mãn khắp mười phương
22 Tháng Năm 2015(Xem: 14356)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đưa người ta đến một sự chuyển hóa toàn triệt và toàn diện cuộc đời sanh tử khổ đau manh mún bởi chia cắt, phân biệt, oán ghét và xung đột của mình bằng cái thấy biết chân thật của Phật (tri kiến Phật).
16 Tháng Năm 2015(Xem: 12959)
Năm 2003, tôi cho ấn hành cuốn Nghĩ Từ Trái Tim, viết về Tâm Kinh. Thật ngạc nhiên, nhiều bạn đọc gần xa rất chia sẻ, có bạn lại mong có được bản dịch Anh ngữ để cho con em họ – thế hệ thứ hai – ở hải ngoại không rành tiếng Việt được đọc và hiểu Tâm Kinh Bát Nhã. Đến năm 2008, sau khi nghiền ngẫm, thực hành Kim Cang, tôi cho ra mắt cuốn Gươm Báu Trao Tay,