03. Ước Tam Tính

17 Tháng Mười Hai 201100:00(Xem: 8954)

CON SƯ TỬ VÀNG CỦA THẦY PHÁP TẠNG
Hoa Nghiêm Kim Sư Tử Chương
Thích Nhất Hạnh
Nhà xuất bản Tôn Giáo 2011

03.

Ước tam tính
Lược thuật về ba tính

_________________

Ước tam tính
Sư tử tình hữu, danh vi biến kế. Sư tử tợ hữu, danh viết y tha. Kim tính bất biến, cố hiệu viên thành.

Lược thuật về ba tính
Sư tử có đó vì nhận thức vọng tình của ta, đó gọi là biến kế. Sư tử dường như có, đó gọi là y tha. Bản chất của vàng là bất biến, đó gọi là viên thành.


Tình hữu có nghĩa là nương vào vọng tình, nương vào những yêu ghét, buồn khổ, tham đắm, si mê của chúng ta mà có. Sư tử tình hữu danh vi biến kế là con sư tử có mặt đó vì nhận thức đầy dẫy sai lầm (vọng tình), yêu ghét của ta, bởi vậy cho nên bản chất của sư tử là biến kế. Biến là cùng khắp, kế là so đo, phân biệt. Biến kế, tiếng Anh dịch là mental construction. Chúng ta tưởng tượng ra như vậy, và nó là hậu quả của những tưởng tượng của ta. Nhận thức của ta có nhiều sai lầm, phiền não, vô minh nên thấy như vậy, ta tin có thật như vậy. Kỳ thật những cái đó đều là biến kế (mental construction).

Khi nhìn một bông hoa, chúng ta phải cẩn thận, bông hoa đó có thể là một biến kế. Khi nhìn những hình trên màn ảnh, ta biết những hình trên màn ảnh là ảo mà ta vẫn khóc, vẫn buồn, vẫn giận như thường. Đó gọi là vọng tình. Khi yêu hay ghét ai cũng vậy. Ta tạo ra một hình ảnh, rồi ta yêu, ghét hay giận hình ảnh đó. Về sống với người đó vài năm thì biết là lâu nay ta đã tạo dựng một hình ảnh rất là xa lạ với người đó. Đó là biến kế (mental construction).

Sư tử tình hữu, danh vi biến kế. Sự có mặt của con sư tử là kết quả của sự đo lường của tâm ý sai lầm của ta. Đó là tính chất đầu tiên của thực hữu, tính chất biến kế. Khi thấy được như vậy thì ta không còn bị những cái giả lừa gạt nữa.

Sư tử tợ hữu, sự có mặt của sư tử là một sự có mặt tạm bợ (une existence virtuelle) và ta nắm bắt không được. Khi yêu ai thì ta tìm cách nắm bắt người đó, và càng nắm bắt thì nó càng tuột ra khỏi tầm tay của ta tại vì hình ảnh của người ta yêu là do ta sáng tạo ra. Sư tử tợ hữu, danh viết y tha. Sư tử không tự mình có được, nó nương vào những điều kiện mà có cho nên gọi là y tha. Thấy được tính y tha của sư tử là ta bắt đầu xa được tính biến kế chấp.

Y là nương vào, tha là những cái khác. Bông hoa nương vào những yếu tố không phải là hoa mà phát khởi (The flower arises from non-flower elements). Ngoài những yếu tố không phải bông hoa mà đi tìm bông hoa thì không nắm bắt được. Ta bắt đầu thấy được sự thật là y tha. Đừng mong tìm bông hoa ngoài những yếu tố làm ra bông hoa. Tìm một bông hoa ngoài những yếu tố làm ra bông hoa là chạy theo một hình bóng không có thật, một giả hữu.

Nói như vậy không có nghĩa là bông hoa không có đó. Bông hoa có đó nhưng có trên cơ bản của những duyên khởi ra bông hoa cho nên nó là y tha, là huyễn hữu, là tợ hữu.

Khi đi tới bản thể giới, tới chân như, tới không, tới nền tảng thì ta thấy ta đã vượt thoát được cái ảo. Khi vượt thoát những hình tướng như hơi nước, mây mưa rồi thì ta mới tiếp xúc được với H2O. Cái đó là bất biến, là viên thành.

Trong tiếng Phạn, biến kế là parikalpita, y tha là paratantra, viên thành là parinispanna. Đó là tam tự tính (the three self-nature).

 

1-Tự tính biến kế

Ta cho hoa là có thật, có đó hoài như là một thực tại riêng biệt không dính gì tới mặt trời, đám mây, mưa, đại địa, người làm vườn... Cái thấy đó gọi là cái thấy biến kế. Ta tưởng bông hoa là một cái gì có thật, độc lập ngoài những điều kiện làm thành bông hoa, đó là tự tính biến kế chấp của bông hoa. Tự tính đó vốn không có, ta chụp vào cho nó. Nếu quán sát thì ta thấy bông hoa được làm bằng những yếu tố không bông hoa như đám mây, mặt trời, hạt giống. Lúc đó ta bắt đầu thấy tự tính thứ hai.

2-Tự tính y tha khởi

Y tha khởi là duyên khởi. Khi thấy được tự tính y tha khởi thì từ từ ta lìa được tự tính thứ nhất là biến kế sở chấp. Khi đi sâu vào tự tính y tha khởi rồi thì ta thấy nó là không. Ta lìa tính ảo, thấy được tính không của bông hoa. Trong biến kế của ta thì bông hoa có thật, độc lập, có tự tính. Bây giờ ta thấy bông hoa có đó như một cái gì ảo, do duyên sinh. Tới mức sâu nhất thì ta thấy bông hoa đó là không và tự tính của nó là viên thành.

3-Tự tính viên thành

Nó không sinh không diệt, không có, không không, lúc đó ta thấy được bông hoa thật. Viên thành là Niết Bàn, là cái vượt thoát có, không, còn, mất.

Chúng ta ôn lại chương ba:

Sư tử tình hữu, danh vi biến kế có nghĩa là sự có mặt của sư tử qua nhận thức vụng về, sai lầm của ta chẳng qua chỉ là biến kế, là tạo tác của tâm ý mà thôi. Hoa kia, núi kia, người mà ta tiếp xúc hằng ngày và những buồn, vui, lo lắng, sợ hãi hay ganh tị của ta đều là những tạo tác của tâm ý. Ta không thấy được sự thật. Đó là tính biến kế sở chấp do nhận thức sai lạc của ta tạo ra.

Sư tử tợ hữu, danh viết y tha có nghĩa là sự có mặt của sư tử cũng như sự có mặt của bông hoa chỉ là một sự có mặt ảo mà thôi. Ngoài những nhân duyên làm cho nó biểu hiện thì không có sự có mặt riêng biệt của nó. Ta bắt đầu thấy được tính duyên khởi, tính y tha của sự vật và ta xa lìa từ từ cái ảo tưởng, cái tạo tác của tâm ý. Khi thấu suốt, đi tới cùng mức của y tha rồi thì ta đi tới cái không sinh không diệt. Ta thấy bản chất không sinh không diệt của bông hoa, của bản thân ta. Ta thấy đám mây không sinh không diệt, không có cũng không không, ta tiếp xúc được với tự tính thứ ba, đó là tự tính viên thành. Đó là Niết Bàn, là thực tại.

 

Tam vô tính

Vì dùng chữ tam tự tính cho biến kế, y tha và viên thành, sợ người ta hiểu lầm là tự tính đó có thật nên chư tổ đặt ra tam vô tự tính hay vắn tắt là tam vô tính. Vô tính được đặt ra để lật đổ chữ tính, để mình đừng kẹt vào chữ tính. Tam vô tính là:

1- Tướng vô tính: Khi thấy bông hoa hay sư tử, thì ta vướng vào, đó gọi là tính biến kế. Tuy gọi là tính biến kế, nhưng tính biến kế cũng là hư vọng, thật ra nó không phải là tính, nó là vô tính, gọi là tướng vô tính.

2- Sinh vô tính: Bông hoa hay sư tử nương nhờ những hiện tượng khác mà biểu lộ, tức là do duyên sinh. Tướng đó là giả thì tướng sinh hay tướng diệt cũng là giả. Vì vậy nó cũng là vô tính nên gọi là sinh vô tính.

3- Thắng nghĩa vô tính: Thắng nghĩa tức là chân lý tuyệt đối. Khi tiếp xúc được với tính y tha và duyên khởi thì từ từ biến kế tan rã, nghĩa là ta thấy hoa hay sư tử kia không có cũng không không, không sinh cũng không diệt. Lúc đó ta đạt được tính viên thành tức là thực tại tối hậu (ultimate reality). Nhưng nếu nghĩ rằng thực tại tối hậu đó là một cái gì chắc thật, có tự tính riêng biệt thì ta vẫn còn kẹt. Tiếp xúc được với thực tại tối hậu thì vượt thoát ý niệm có và không. Kẹt vào nó như là một cái tính thì cũng sai. Ở đây thêm vào một vô tính thứ ba là thắng nghĩa vô tính.

Các tổ cẩn trọng như vậy. Các Ngài biết khi nói ra cái gì thì ta có thể níu vô cái đó, cho nên sau khi dạy tam tính thì các ngài dạy tam vô tính để ta đừng bị kẹt.

Có những nhà thần học nói: “Thượng đế là nền tảng của hiện hữu (hữu thể)”, tôi đặt câu hỏi là: “Nếu Thượng đế là nền tảng của hữu thể (God is the ground of being) thì cái gì là nền tảng của vô thể?” Thượng đế là thực tại tối hậu, là viên thành thật, là parinisvanna. Nếu diễn tả tính viên thành thật là hữu thể thì đó chưa phải là viên thành thật, tại vì viên thành thật thoát ra khỏi hữu và vô, có và không. Nói Thượng đế là có, là nền tảng của hữu thể, thì đó chưa phải là Thượng đế, tại vì nó vẫn còn kẹt vào cái có. Nếu Thượng đế là nền tảng của hữu thể thì ai là nền tảng của vô thể? Khi các nhà thần học cãi nhau về có hay không có Thượng đế thì họ đánh mất rất nhiều thì giờ. Thực tại tối hậu vượt thoát cả cái có và cái không. Nói Thượng đế có là sai mà nói Thượng đế là không cũng sai. Vì vậy nói Thượng đế là nền tảng của cái có là không đúng, vì tự tính viên thành là Niết Bàn, là thực tại tối hậu vượt thoát ý niệm có và không.

Khi nghe giảng về tam tính thì ta cho tính viên thành là cái chắc thật còn tất cả thứ khác đều là giả. Nếu ta có khuynh hướng cho tính viên thành thuộc về “cái có” thì ta chưa nắm được tính viên thành. Tự tính viên thành làm sao nắm được? Nó vượt ra khỏi có và không.

Cái hay của tác phẩm này là càng đi sâu vào thì chúng ta càng thấy dễ hiểu. Đọc đoạn đầu chúng ta chưa hiểu được; đọc đoạn thứ hai, chúng ta hiểu được đoạn đầu một chút; đọc đoạn thứ ba chúng ta hiểu đoạn đầu thêm một chút nữa. Chúng ta đừng mong đọc câu nào thì hiểu câu đó liền lập tức. Nếu có cảm tưởng mình chưa hiểu thì không sao, từ từ sẽ hiểu, càng đi sâu càng hiểu.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Ba 2015(Xem: 14938)
Như tựa đề sách, Thực Hành Con Đường Bồ Tát, phần giảng chú trọng vào sự thực hành hơn là giảng từng câu, và chú ý vào ý nghĩa để thực hành hơn là những khía cạnh khác như giáo lý và triết học. Hơn nữa, đối với một câu kinh, khó mà bình giảng cho trọn vẹn.
22 Tháng Hai 2015(Xem: 14781)
Pháp Hoa là kinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duy và suy luận của con người bình thường. Trong kho tàng kinh điển Đại thừa, kinh Pháp Hoa bắt đầu được phát triển, truyền bá rất sớm và rất rộng rãi vào khoảng 700 năm sau ngày Đức Phật nhập Niết bàn.
09 Tháng Hai 2015(Xem: 10952)
Nội dung của bộ kinh này nói về những nền tảng căn bản nhất trong việc tu học Phật Pháp. Hay nói cách khác, tu học hết thảy Phật môn, đều lấy nội dung chính của “Thập Thiện Nghiệp Đạo” làm cơ sở.
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 8594)
Chúng tôi biên soạn và chú giải bản Kinh Người Áo Trắng, để giúp cho người cư sĩ tại gia, trước nhất là có niềm tin chân chính đối với Tam bảo và phát nguyện gìn giữ năm điều đạo đức. Đây là bản kinh gối đầu nằm cho người cư sĩ tại gia, người Phật tử tại gia hãy nên tụng đọc, nghiền ngẫm và tu tập, sẽ thấm nhuần yếu chỉ của Kinh mà sống đời bình an, hạnh phúc trong từng phút giây.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 7512)
Theo kinh Hoa Nghiêm, được xem là kinh cao rộng nhất của Đại thừa, thì vũ trụ này là Báo thân và Hóa thân của Phật bổn nguyên Tỳ Lô Giá Na. Phật Tỳ Lô Giá Na là pháp thân của Đức Phật Thích Ca và tất cả chư Phật.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 9722)
Bát-nhã tâm kinh là bài kinh nói về tâm, nhưng không phải là tâm suy nghĩ thường tình của người đời mà nói về cái tâm “đến bờ kia”. Nó là cái trí có thể soi thấu được cội nguồn của mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này. Với người tu Phật, bài kinh đó là ngọn đuốc dẫn đường giúp hành giả đến đích.
02 Tháng Mười 2014(Xem: 16036)
“Bát nhã ba la mật đa tâm kinh” là bộ kinh ngắn nhất của Đại thừa Phật giáo, vì chỉ có 260 chữ Hán, kể luôn bài kệ ở sau rốt. Nhưng đó là tinh yếu, là cốt tủy của bộ kinh “Đại Bát nhã”, dày 60 quyển. Nguyên văn bằng chữ Phạn (sanscrit), bộ kinh nhỏ này có tất cả sáu bản dịch ra Hán văn. Bản được lưu hành rộng xa nhất ở Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam
29 Tháng Tám 2014(Xem: 12361)
Bài Kinh này gián tiếp giới thiệu một cách khái quát giá trị tâm linh của người xuất gia, bắt đầu bằng một đời sống thanh cao, không màn đến sở hữu tài sản vật chất thế gian. Mục đích của người tu không phải để được làm trụ trì một ngôi chùa, được người đời cúng dường và cung kính, mà nhằm tầm cầu con đường tâm linh, hướng đến các giá trị nội tại. Các giá trị đó chỉ có thể đạt được bằng cách thực hành theo con đường trung đạo, khởi đi bằng cái nhìn đúng đắn (chánh kiến) và kết thúc bằng đời sống thiền định
24 Tháng Tám 2014(Xem: 7242)
Tâm quá khứ là tâm gì? Tức là tâm tưởng nhớ lại việc quá khứ. Phần nhiều chúng ta hiện nay sống với mấy tâm? Mình sống với ba thời: tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai. Những người đầu hơi hoa râm như tôi hoặc là bạc trắng hơn nữa thì sống với tâm nào? Tâm quá khứ, cứ nhớ thuở xưa, lúc đương thời làm những gì, nhớ những gì thuộc quá khứ như vậy là tâm quá khứ. Nhưng những tâm duyên về quá khứ có thật không? Nó là bóng dáng không thật nên quá khứ tâm bất khả đắc. Rồi tâm hiện tại là tâm gì?
14 Tháng Năm 2014(Xem: 13900)
Tôi được Tăng sai phụ trách hướng dẫn Bồ tát Học xứ cho chúng Giới tử tân thọ Bồ tát giới. Trong thời gian khá lâu, hướng dẫn cho nhiều lớp, tôi đã cố gắng Việt dịch – Biên soạn – Chú thích và tập thành đầu sách mang tựa đề.