Lời Đầu

10 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 8359)

A HÀM
MƯA PHÁP CHUYỂN HÓA PHIỀN NÃO
Thích Nữ Giới Hương
(Trọn Bộ Hai Tập)
Nhà xuất bản Hồng Đức 2012

Lời Đầu

Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh. Mưa có thể được sử dụng như nước uống và là nguồn cung cấp nước cho các loại cây trồng cho nên mưa được xem là nguồn sống cho tất cả các loài sinh vật trên hành tinh của chúng ta. Dù là mưa rào, mưa phùn hay mưa ngâu, hương vị của mưa thật là dễ chịu, trong sáng nên mưa được chúng ta chào đón với một sự vui mừng thoải mái nhẹ nhàng. Cũng thế, pháp vị A-hàm thật nhẹ nhàng, dễ hiểu, làm tươi sáng tâm tư của chúng ta. A-hàm có thể đẩy tan những dục vọng phiền não đang thiêu đốt chúng ta và nuôi lớn giới thân tuệ mạng thánh hiền của chúng ta, vì thế tác phẩm ‘A-hàm: Mưa pháp chuyển hóa phiền não’ (2 tập) xin được ra mắt với nội dung giới thiệu A-hàm như một suối nguồn Phật pháp không thể thiếu trong việc tưới tẩm và nuôi dưỡng nguồn tâm linh của chúng ta.

Tập 1 (Chương 1. Sự Hình Thành & Cấu Trúc của A-hàm & Nikaya; 2.Ý Nghĩa A-hàm; 3. Những Lời Phật Dạy trong Trường A-hàm; 4. Những Lời Phật Dạy trong Trung A-hàm)

Tập 2 (Chương 1.Những Lời Phật Dạy trong Tạp A-hàm; 2.Những Lời Phật Dạy trong Tăng Nhất A-hàm; 3.Những Chủ đề Chung trong A-hàm; 4. Kết Luận)

Bốn bộ A hàm xuất phát từ tiếng Phạn, Hán và Thượng Tọa Tuệ Sĩ cùng Tỳ Kheo Thích Đức Thắng đã dịch qua Việt Ngữ. Bốn bộ Nikaya xuất phát từ ngôn ngữ Pali và Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch qua Việt Ngữ. Vì xuất phát từ ngôn ngữ (Phạn và Pali) khác nhau nên văn phong chuyển dịch sang Việt Văn có ngắn dài khác nhau, nhưng nhìn chung nội dung ý tưởng đều giống nhau. Nên nếu chúng ta hiểu bốn bộ A-hàm thì chúng ta cũng sẽ hiểu được bốn bộ Nikaya. Đó là lý do trong chương 1, tác giả có sự so sánh về cấu trúc cả hai bộ A-hàm và Nikaya.

Bốn bộ A-hàm gồm có 2086 bài pháp thoại, nên chương 3 & 4 của tập 1 và chương 1 và 2 của tập 2 là phần tóm gọn các bài pháp thoại A-hàm này. Vì tựa đề của tác phẩm là ‘Mưa pháp’ nên tác giả chỉ chú trọng và sắp xếp các đoạn văn kinh tóm gọn không theo số thứ tự tuần tự của bốn bộ A-hàm mà theo thứ tự của những đức hạnh, tánh cách, ý tưởng của từng bộ kinh mà Đức Phật đã tặng cho chúng ta. Những chủ đề đức hạnh này có khả năng giúp chúng ta có cái nhìn hướng thượng hơn về cuộc sống, nhân cách, tánh tình, tập quán và sự tu tập giải thoát. Vì cách đây 2600 năm, thời của Đức Phật chưa có nghệ thuật in ấn nên mỗi khi thuyết giảng Đức Phật từ bi, chịu khó trùng tuyên lại nhiều lần cho các thính chúng dễ nhớ, còn bây giờ chúng ta may mắn có nghệ thuật in ấn nên có những đoạn văn, tác giả trích y như chánh văn dịch, nhưng cũng có những đoạn tác giả lược bỏ những phần phụ và mẫu văn trùng lập do thời xưa truyền khẩu để đoạn văn ngắn gọn hơn nhưng vẫn nói lên ý chính của Đức Phật đã giảng. Tiêu đề của những đoản văn này là do tác giả đặt dựa theo nội dung để giúp đọc giả dễ theo dõi và nắm ý chính của những đoạn mà chúng ta sắp đọc. Mỗi đoạn đều có ghi xuất xứ, sẽ giúp quý độc giả dễ đối chiếu với chánh văn kinh. Xuất xứ không có ghi số trang vì tác giả dựa văn kinh A-hàm trên wedsite của http://quangduc.com/ kinhdien/aham.

Như vậy, đầu tiên kinh Phật không có bản chữ viết mà chỉ dựa vào truyền khẩu trùng tụng. Sau khi, Đức Phật diệt độ mấy trăm năm, nhờ bốn kỳ kiết tập mà kinh tạng được kết tập lại như những sợi chỉ ngũ sắc kết xâu những bài pháp thoại rải rác của Đức Phật lại thành những chuỗi ngọc trân bảo quý giá để trang nghiêm đạo tâm của chúng ta. Theo thời gian các tổ mới dùng ngôn ngữ Ấn độ cổ đại Pali, Phạn ngữ để viết Tam tạng kinh điển thành bản văn được khắc trên bản đá, bản đồng, giấy loát, vv... Rồi khi Phật giáo hưng thịnh, những lời dạy của Đức Phật vượt khỏi biên giới của Ấn độ để đến khắp năm châu bốn biển trên thế giới. Tam tạng kinh điển xuất hiện đến đâu thì tùy theo ngôn ngữ của đất nước đó mà được chuyển dịch ra. Như tại Việt Nam, các kinh được dịch, xuất xứ từ ngôn ngữ Pali thì gọi là Kinh tạng Nikaya (Nam truyền) và kinh được dịch từ tiếng Hán (gốc từ Phạn ngữ) thì gọi là Kinh A Hàm (Bắc truyền). Do đó, có thể nói kinh điển Phật giáo là văn học phiên dịch tức chúng ta không học thẳng ngôn ngữ của Đức Phật mà được chuyển ngữ do vì đất nước và ngôn ngữ giữa chúng ta và Đức Phật vốn khác nhau. Tuy nhiên, nội dung giáo nghĩa của Đức Phật dạy thì bất cứ dân tộc nào, ngôn ngữ nào hay tại đất nước nào cũng có thể ứng dụng để giải thoát vì tất cả loài người đều có chung một bịnh tâm là tham sân si và đều bị luân chuyển trong lửa sanh tử luân hồi thiêu đốt. Nên xâu chuỗi A-hàm quý giá của Đức Phật có khả năng phục vụ như một phương thuốc hữu hiệu vô giá để trị bịnh tâm và bịnh sanh tử của tất cả chúng ta nên ở đâu đều cũng có thể uống và đều được hữu hiệu cả.

Chương 3 & 4 (tập 1) và chương 1 và 2 (tập 2) đã cho thấy có vô sổ chủ đề ẩn hiện trong 2086 bài pháp thoại như Kiết sử, Nghiệp báo, Luân Hồi, Tinh Tấn, Sáu cõi, Tứ đế, Sanh tử, Niết Bàn, Duyên Khởi, 37 phẩm Trợ Đạo,vv… tuy nhiên tác giả xin mạn phép bàn rộng thêm về các chủ đề chung căn bản mà A-hàm thường đề cập, đó là lý do có sự xuất hiện của chương 3 (tập 2) để giúp cho chúng ta hiểu được chân ý nghĩa của Đức Phật dạy. Nhìn chung, tác phẩm ‘A-hàm: Mưa pháp chuyển hóa phiền não’ (2 tập) đóng vai trò như là một hội a-hàm, một tòa lâu đài A-hàm, một cơn mưa A-hàm với 2086 giọt mưa ngâu, 2086 bài pháp thoại giác tỉnh trong sáng.

Mưa từng cơn rớt xuống
Tưới mát lòng con trẻ
Rửa sạch trần sáu cõi
Vươn sức sống ngày mai.

Sau cơn mưa cảnh trí tưng bừng, hoa lá xanh tươi vui reo vươn cao lên cùng bát ngát trời xanh. Cũng thế, âm dương đồng gội ân đức tưới tẩm đượm nhuần của A-hàm mà được tâm hoa tươi nở, tỏa hương công đức, bước lên thánh vị. Giữa cảnh đời bơ vơ lạc lõng, biết bao ưu tư phiền muộn, nhiều nẽo thăng trầm lên xuống, A-hàm như tiếng chuông thức tỉnh vang vọng ra giữa các nẻo đường đầy gió bụi mê. Không khí sáu cõi nặng nề với những phiền não lo âu, trời nóng hừng hực với lửa dục tham sân si thiêu đốt thì chức năng A-hàm như vị cứu tinh tỏa ra nước mát thanh lương dịu dàng phủi đi lớp bụi ô nhiễm để làm trong sáng thân tâm chúng ta, đem lại niềm tin và hy vọng cho chúng ta trong đêm tối mênh mông. Sau cơn mưa trời lại sáng! Những thánh thai trí tuệ phá tan mê lầm được khai nở và vươn cao lên giữa trần gian.

Chúng con tha thiết năm vóc sát đất, đầu thành đãnh lễ tri ân Tôn sư Hải Triều Âm, người đã thương tưởng và truyền trao cho chúng con biết chân ý nghĩa của đỉnh cao lầu A-hàm. Xin tạc dạ tri ân quý Thượng Tọa Tuệ Sĩ, Thượng Tọa Đức Thắng - các dịch giả A-hàm. Xin tri ân website Quảng Đức và Buddhismtoday cùng các thiện hữu tri thức, đàn na tín thí hữu danh, ẩn danh đã giúp công sức và tịnh tài để tác phẩm này được ấn bản. Mưa pháp A-hàm vô cùng vi diệu mà sức giác tỉnh và khả năng kiến thức của chúng con quá nhỏ bé, sẽ không thể tránh được các thiếu sót khi mạo muội ra mắt tác phẩm này, kính xin các bậc cao minh chỉ dạy cho những thiếu sót để lần tái bản sau tác phẩm được hoàn chỉnh hơn.

Nguyện cầu mưa pháp A-hàm sẽ thấm nhuần khắp muôn phương, thâu nhiếp vạn loại hữu tình đồng lên thánh vị, đồng thành chánh giác.

Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát.

 

Mưa Ngâu Moreno Valley,
Chùa Hương Sen, ngày 14/03/2012
Thích Nữ Giới Hương

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Năm 2016(Xem: 10781)
19 Tháng Ba 2016(Xem: 8365)
Bịnh trầm kha của con người là thích tìm tòi những giải đáp thắc mắc cao siêu để thỏa mãn óc hiếu kỳ mà thiếu thực tế với đời sống, thích luận bàn những việc xa vời viễn vong không tưởng hơn là thực hành để đem lại an lành hạnh phúc bản thân. Chứng bịnh trầm kha nầy đã đẩy con người sống chơi vơi trong huyền đàm phiếm luận của thiết thực đến đời sống đạo đức tiến bộ. Vì vậy số người mang danh hành đạo thì nhiều mà chứng đạo thì gần như gợn mây mỏng trong bầu trời giáo pháp. Để tránh mắc phải bịnh năng thuyết bất năng hành, cổ đức đã khuyên: Muốn đạt thành tâm nguyện tiến bộ thì cần phải “tri hành hợp nhất, trí đức tương ưng”.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 7271)
Kinh tâm - Bát nhã ba la mật đa là một bản kinh được rút ra từ bộ kinh Đại Bát nhã, gom lại thành 262 từ. Qua nhiều thế hệ dịch thuật, các dịch giả đã viết bài kinh này lên lá bối. Đến thế kỷ thứ VII, ngài Huyền Trang đã cho khắc bản kinh tâm này vào đá ở tại chùa Bạch Mã, nơi ngài trụ trì.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 6481)
Tại thành Xá Vệ, vào buổi sáng sớm, Tỳ-kheo-ni Avalika khoác y ôm bình bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Khi Tỳ-kheo-ni đi khất thực ở thành Xá Vệ và trở về, sau bữa thọ trai của mình, Tỳ-kheo-ni đi đến vườn cây của ông Cấp-Cô-Độc để nghỉ vào ban ngày. Khi vào sâu trong vườn cây Cấp-Cô-Độc, Tỳ-kheo-ni ngồi xuống dưới một gốc cây để thiền quán.
02 Tháng Giêng 2016(Xem: 7611)
Kinh "Chiếc lưới ái ân" được dịch từ kinh Pháp Cú, Hán tạng. Chữ "ái ân" nằm ngay trong bài kệ thứ ba của kinh, câu “Nhân vi ân ái hoặc”. Trong kinh có sử dụng hình ảnh chiếc lưới để ví với sự mất tự do của một người khi bị vướng vào ái dục.
18 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 8930)
Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh là bài kinh được tụng đọc tại các chùa theo hệ thống Phật Giáo Đại Thừa, là bài kinh rất phổ thông được nhiều người đọc thuộc, nhưng về ý nghĩa thì cũng có nhiều gút mắc vì kinh được tụng đọc bằng âm Việt nhưng phải hiểu theo nghĩa tiếng Hán. Nhân 3 tháng an cư Kiết Đông 2015 tại Tổ Đình Thiền Tánh Không, Perris, California, chúng tôi được giảng dạy và ôn tập lại bài kinh này và hôm nay có ý muốn ghi lại chia sẻ cùng các bạn có nhu cầu muốn nghiên cứu tìm hiểu.
29 Tháng Năm 2015(Xem: 8367)
Viên Giác là Chân Tâm thanh tịnh của chư Phật, của tất cả chúng sanh cùng toàn thể vũ trụ. Như thế tôi nghe, một thời Phật nhập chánh định thần thông Đại Quang Minh Tạng, là chỗ trụ trì quang nghiêm của tất cả Như lai, đó chính là giác địa thanh tịnh của tất cả chúng sanh. Thân tâm tịch diệt, bình đẳng suốt ba đời, viên mãn khắp mười phương
22 Tháng Năm 2015(Xem: 14360)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đưa người ta đến một sự chuyển hóa toàn triệt và toàn diện cuộc đời sanh tử khổ đau manh mún bởi chia cắt, phân biệt, oán ghét và xung đột của mình bằng cái thấy biết chân thật của Phật (tri kiến Phật).
16 Tháng Năm 2015(Xem: 12960)
Năm 2003, tôi cho ấn hành cuốn Nghĩ Từ Trái Tim, viết về Tâm Kinh. Thật ngạc nhiên, nhiều bạn đọc gần xa rất chia sẻ, có bạn lại mong có được bản dịch Anh ngữ để cho con em họ – thế hệ thứ hai – ở hải ngoại không rành tiếng Việt được đọc và hiểu Tâm Kinh Bát Nhã. Đến năm 2008, sau khi nghiền ngẫm, thực hành Kim Cang, tôi cho ra mắt cuốn Gươm Báu Trao Tay,