Từ Bỏ Vĩnh Viễn Không Nói Dối Hại Người

13 Tháng Giêng 201520:02(Xem: 4641)

KINH NGƯỜI ÁO TRẮNG
Thích Đạt Ma Phổ Giác


TỪ BỎ VĨNH VIỄN KHÔNG NÓI DỐI HẠI NGƯỜI

Đạo đức thứ tư: Đệ tử áo trắng quyết tâm xa lìa những lời dối gạt, chấm dứt nói láo - tuyên bố sự thật, không nói chia rẽ - nói lời xây dựng, không nói thô tục - nói lời lịch sự, không nói tán gẫu - nói lời lợi lạc. Nhờ thực tập này, đệ tử áo trắng an trú chính niệm, đáng được tin cậy, uy tín tăng trưởng.            

Lời nói là một phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, có thể giúp ta thông tin, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, trao đổi kinh nghiệm để được yêu  thương bằng trái tim hiểu biết mà vui vẻ sống hòa hợp với nhau. Cho nên lời nói “chẳng mất tiền mua” tại sao ta không biết “ lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Lời nói khi thốt ra thì không lấy lại được cho nên trước khi nói, ta phải nên suy xét cho kỹ càng.

Bồ-tát Quán Thế Âm là một người do tu hạnh nhĩ căn viên thông - phản văn văn tự tánh, trở về tánh nghe của mình mà thành tựu đạo quả, sau đó phát tâm đi vào đời để cứu độ chúng sinh bằng hạnh lắng nghe và dùng lời nói nhẹ nhàng, êm dịu để giúp mọi người vượt qua nỗi lo lắng, sợ hãi, bất hạnh, khổ đau.

Bồ-tát là một con người mẫu mực đã mở ra cánh cửa “Phổ Môn” rộng khắp thế giới Ta bà để mang lại niềm an vui, hạnh phúc chân thật cho nhiều người và sẵn sàng san sẻ để làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh, cho tất cả chúng sinh với tấm lòng vô ngã, vị tha.

Trong cuộc sống hằng ngày, để có thể hiểu biết nhau, thông cảm nhau, thương yêu nhau và đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, con người dùng lời nói để làm phương tiện trao đổi thông tin mà cùng nhau sống vui vẻ hòa hợp. Đôi khi khác vùng miền không cùng ngôn ngữ, nhưng con người cũng có thể hiểu biết nhau qua dáng điệu, cử chỉ, nét mặt, thái độ, hay giọng nói.

Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình… Nói chung, nhờ lời nói mà con người có thể thông cảm và hiểu nhau nhiều hơn, do đó sống có yêu thương bằng trái tim hiểu biết. Nói thì dễ nhưng nói như thế nào để không mất lòng người nghe, nói như thế nào để người nghe cảm thấy dễ chịu thoải mái, lần sau muốn được nghe nữa.        

Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu tỉnh giác gây ra, người Phật tử chân chính xin học và làm theo hạnh lắng nghe của Bồ-tát Quán Thế Âm  cùng nói lời thương yêu, hòa nhã bằng trái tim hiểu biết.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tám 2020(Xem: 9029)
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 8062)
Đối nghịch, mâu thuẫn là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống. Khi không thể giải quyết, nó đưa đến thù ghét và chiến tranh. Từ ngày có con người trên trái đất cho đến ngày nay, chiến tranh chưa bao giờ chấm dứt.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 9681)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20. Đây là một bộ Đại Tạng Kinh của Bắc truyền được tổng hợp cũng như sự giảo chánh của các nhà học giả Phật Giáo Nhật Bản lúc đương thời qua các bộ Minh Đại Tạng, Càn Long Đại Tạng v.v… Tổng cộng gồm 100 quyển, dày mỏng khác nhau, mỗi quyển độ 1.000 đến 1.500 trang khổ lớn. Cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh đã cho phiên dịch hoàn toàn sang tiếng Việt tại Đài Loan thành 203 cuốn(đã in được 93 cuốn), mỗi cuốn từ 800 đến 1.500 trang. Tổng cộng các bản dịch về Kinh, Luật, Luận của Đại Thừa không dưới 250.000 trang sách.
12 Tháng Năm 2016(Xem: 9206)
BÁT NHÃ BA LA MẬT là một trong những hệ tư tưởng của Đaị thừa Phật giáo Bắc tông. Bát Nhã Ba La Mật, Trung Hoa dịch: TRÍ TUỆ ĐÁO BỈ NGẠN. Thành ngữ đáo bỉ ngạn, chỉ cho sự viên vãn cứu kính, sự hoàn thành trọn vẹn về một lãnh vực tri thức, một công hạnh lợi tha, một sự giải thoát giác ngộ hoàn toàn..