Phép Quán Niệm Về Phật

13 Tháng Giêng 201520:16(Xem: 4664)

KINH NGƯỜI ÁO TRẮNG
Thích Đạt Ma Phổ Giác


PHÉP QUÁN NIỆM VỀ PHẬT

Tâm cao thượng một: Đệ tử áo trắng quán niệm Như Lai là bậc Giác ngộ không còn dính mắc, bậc Minh Hạnh Túc, là bậc Thiện Thệ, bậc Thế Gian Giải, bậc Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, là Thiên Nhân Sư, là Phật, Thế Tôn. Nhờ quán niệm này, vọng tâm, dục niệm thảy đều tiêu diệt; không còn yếu tố bất thiện, uế nhiễm, sầu khổ, lo âu ảnh hưởng, chi phối. Nhờ quán tưởng Phật, tâm được lắng trong, đạt an vui lớn.       

Bốn tâm cao thượng còn được gọi là bốn tăng thượng tâm. Tăng thượng  nghĩa là có khả năng phát triển và đi lên. Bốn tăng thượng tâm hoặc bốn tâm cao đẹp này là bốn pháp quán niệm về Phật, quán niệm về Pháp, quán niệm về Tăng và quán niệm về Giới. Những phép quán niệm này giúp cho người tại gia có thêm niềm tin vững chắc đối vơi Tam bảo, khiến mình và người hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại.   

Nhờ tưởng niệm tới Như lai mà tâm tư người ấy lắng trong, có được niềm vui, và người ấy đạt tới tâm cao thượng thứ nhất, an trú hạnh phúc trong hiện tại một cách dễ dàng, không khó khăn gì.

Phật là tiếng gọi tắt của chữ Phật-đà trong tiếng Phạn ý chỉ đức Phật Thích-ca Mâu-ni và chư vị đại Bồ-tát đã hoàn toàn giác ngộ và giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Phật là người đã hoàn thiện chính mình, không còn bị trói buộc bởi tiền tài, danh vọng, sắc đẹp, ăn ngon, mặc đẹp và ngủ kỹ mà đa số người thế gian khó bề vượt qua nổi.

Phật là một con người giống như tất cả mọi người, Ngài là một hoàng thái tử dám từ bỏ quyền uy thế lực, cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, từ bỏ tất cả những gì chúng ta hằng mong muốn, để đi tìm chân lý sống cho con người.

Như lai là một trong những danh hiệu của Phật. Như lai là bậc giác ngộ chân chính, không còn dính mắc hay bị ràng buộc các pháp của thế gian về phải quấy, tốt xấu, đúng sai, ta, người, chúng sinh….. Giác ngộ có nghĩa là tỉnh thức và hiểu biết đúng như thật.

Như Lai là một trong mười danh hiệu của Phật mà Ngài thường dùng trong các bản Kinh, chúng tôi tạm gọi là “không từ đâu đến và cũng không đi về đâu”. Nó là một thực tại nhiệm mầu không thể diễn tả bằng ngôn ngữ, Như Lai là Bậc giác ngộ, Bậc tỉnh thức và thấy biết đúng như thật.

Như Lai là người giác ngộ hoàn toàn, không còn bị ràng buộc và dính mắc các pháp thế gian như tham lam, sân giận, si mê, mạn nghi và ác kiến.

Như Lai là Bậc Ứng Cúng xứng đáng được trời người tôn trọng và cung kính cúng dường, là Bậc đã phá trừ các phiền não khổ đau.

Như Lai là Bậc Chánh Biến Tri, là người đã giác ngộ rộng lớn, thấy biết chân chính và không còn dính mắc các Pháp trần tục ở đời như si mê, tham ái, giận dữ, ghen ghét, hận thù, cống cao ngã mạn và các sự trói buộc khác. Ngài tự do an lạc, thảnh thơi và sống có hiểu biết, thương yêu chân thành mà không phân biệt người thân hay thù.

Như Lai là bậc Minh Hạnh Túc, có nghĩa là cái thấy đầy đủ về nhận thức, hành động đạt đến mức sáng suốt tột cùng. Cái thấy về vô số kiếp về trước làm gì, ở đâu, cái thấy tất cả chúng sinh luân hồi sinh tử, tái sinh trong ba cõi sáu đường đều do mình tạo ra và cái thấy biết cách làm cho con người không còn bị sinh-già-bệnh-chết chi phối.

Như Lai là Bậc Thiện Thệ, là người đã khéo vượt qua sống chết, đã hoàn toàn được giải thoát một cách viên mãn. Có nghĩa là khéo vượt qua mọi thứ dính mắc, trói buộc của cuộc đời. Nói cách khác, cuộc đời vốn nhiều khổ đau, và đức Phật đã khéo léo vượt qua mọi thứ khổ đau, trói buộc của cuộc đời, sống tỉnh thức, an lạc, và giải thoát trong từng phút giây hiện tại bằng con đường đúng đắn.

Như Lai là Bậc Thế Gian Giải, là người đã thấu hiểu được tâm tư, tình cảm, bản chất của mọi chúng sinh, cũng như tất cả mọi hiện tượng, sự vật trên thế gian này.

Như Lai là Bậc Vô Thượng Sĩ, là người đạt tới nhân cách, phẩm chất cao thượng nhất.

Như Lai là Bậc Điều Ngự Trượng Phu, là người có khả năng chinh phục, chế ngự, điều động, rèn luyện, giúp cho con người vượt qua cạm bẫy cuộc đời, kể cả những người khó điều phục.

Như Lai là Bậc Thiên Nhân Sư, là thầy của trời người. Loài trời ở đây chúng ta thường gọi là chư thiên, là loài có phước báu hơn con người.

Như Lai là Phật, nói cho đủ là Phật Đà, là người giác ngộ, là người tỉnh thức, là người thấy biết đúng như thật.

Như Lai là Bậc Thế Tôn, là người tôn quý trong thế gian. Sở dĩ được tôn quý vì nhân cách, phẩm chất sống của Người luôn từ bi và trí tuệ, hiểu biết và yêu thương, dấn thân và phục vụ, bao dung và tha thứ, sẻ chia và thông cảm vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Người cư sĩ tại gia, thường xuyên quán niệm như thế về Phật thì tâm tư càng ngày càng có sức định tĩnh, lắng trong, nhờ vậy mà chúng ta luôn có được niềm an vui hạnh phúc, bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.

Niệm Phật là một pháp môn hành trì đem lại nhiều an vui, lợi lạc. Nhờ niệm Phật mà ta có niềm tin vững vàng hơn nơi Phật và chính ta, tại vì trong ta đã có sẵn tính biết sáng suốt, nghĩa là khả năng giác ngộ.

Khi quán niệm về Phật ta có sự an ổn, vì nhân cách sống đạo đức và các đức tính cao quý của Ngài, được thể hiện qua tâm từ bi hỷ xả. Khi niệm Phật ta cảm thấy được an ổn nhẹ nhàng, nhờ biết quay lại chính mình. Niệm Phật đúng pháp sẽ giúp cho an vui, hạnh phúc và hóa giải được những nỗi khổ niềm đau.

Khi chúng ta thuần chất niệm Phật, giúp ta có công năng khai mở nguồn tuệ giác sâu kín mà chúng quen gọi Tịnh độ là lòng trong sạch. Trong truyền thống hiện nay còn có nhiều cách thức như trì danh niệm Phật và quán tưởng niệm Phật. Trì danh là trì niệm danh hiệu của Phật, ví dụ như "Nam mô Phật Thích Ca Mâu Ni". Quán tưởng niệm Phật là chúng ta hình dung Phật với những hình tướng trang nghiêm, đang thuyết pháp độ sinh đem lại lợi lạc cho nhiều người.

Nhưng dù trì danh hay quán tưởng niệm Phật, ta cũng phải nhớ rằng tỉnh giác trong từng phút giây mới là Phật của chính mình, ngoài tâm cầu Phật là ngoại đạo. Phật là nơi nương tựa của ta nên hàng ngày ta đọc: “Con xin nương tựa Phật, nguồn tuệ giác từ bi, người đưa đường chỉ lối cho con giác ngộ phát tâm lành. 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tám 2020(Xem: 8857)
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 7995)
Đối nghịch, mâu thuẫn là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống. Khi không thể giải quyết, nó đưa đến thù ghét và chiến tranh. Từ ngày có con người trên trái đất cho đến ngày nay, chiến tranh chưa bao giờ chấm dứt.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 9564)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20. Đây là một bộ Đại Tạng Kinh của Bắc truyền được tổng hợp cũng như sự giảo chánh của các nhà học giả Phật Giáo Nhật Bản lúc đương thời qua các bộ Minh Đại Tạng, Càn Long Đại Tạng v.v… Tổng cộng gồm 100 quyển, dày mỏng khác nhau, mỗi quyển độ 1.000 đến 1.500 trang khổ lớn. Cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh đã cho phiên dịch hoàn toàn sang tiếng Việt tại Đài Loan thành 203 cuốn(đã in được 93 cuốn), mỗi cuốn từ 800 đến 1.500 trang. Tổng cộng các bản dịch về Kinh, Luật, Luận của Đại Thừa không dưới 250.000 trang sách.
12 Tháng Năm 2016(Xem: 9118)
BÁT NHÃ BA LA MẬT là một trong những hệ tư tưởng của Đaị thừa Phật giáo Bắc tông. Bát Nhã Ba La Mật, Trung Hoa dịch: TRÍ TUỆ ĐÁO BỈ NGẠN. Thành ngữ đáo bỉ ngạn, chỉ cho sự viên vãn cứu kính, sự hoàn thành trọn vẹn về một lãnh vực tri thức, một công hạnh lợi tha, một sự giải thoát giác ngộ hoàn toàn..