2. Đều Đã Thành Phật Đạo

15 Tháng Năm 201515:55(Xem: 8625)
MƯỜI TƯ TƯỞNG PHÁP HOA 
TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY 
Đương Đạo
Thiện Tri Thức

Đều Đã Thành Phật Đạo

Trong phẩm Phương Tiện thứ hai có những đoạn sau :

Các Phật diệt độ rồi
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
Các Phật diệt độ rồi
Người cúng dường xá lợi
Dựng muôn ức thứ tháp
Vàng bạc và pha lê
Xà cừ cùng mã não
Ngọc mai khôi, lưu ly
Thanh tịnh rộng nghiêm sức
Trau dồi nơi các tháp,
Hoặc có dựng miếu đá
Chiên đàn và trầm thủy
Gỗ mật cùng gỗ khác
Gạch ngói bùn đất thảy,
Hoặc ở nơi đồng trống
Đắp đất thành chùa tháp
Nhẫn đến trẻ con giỡn
Nhóm cát thành tháp Phật
Những hạng người như thế
Đều đã thành Phật đạo.
Nếu như người vì Phật
Tạo dựng các hình tượng
Chạm trổ thành các tướng
Đều đã thành Phật đạo.
Hoặc dùng bảy báu làm
Thau, đồng trắng, đồng đỏ
Bằng nhôm và chì kẽm
Sắt gỗ cùng với bùn
Hoặc dùng keo sơn vải
Nghiêm sức làm tượng Phật
Những người như thế đó
Đều đã thành Phật đạo.
Vẽ vời làm tượng Phật
Trăm tướng phước trang nghiêm
Tự làm, bảo người làm
Đều đã thành Phật đạo.
Nhẫn đến trẻ con giỡn
Hoặc cỏ cây và bút
Hoặc lấy móng tay mình
Mà vẽ, làm tượng Phật
Những hạng người như thế
Lần lần chứa công đức
Đầy đủ tâm đại bi
Đều đã thành Phật đạo.
……………………………
Nếu người nơi tháp miếu
Tượng báu và tượng vẽ
Dùng hoa, hương, phan, lọng
Lòng cung kính cúng dường
Hoặc khiến người trổi nhạc
Đánh trống, thổi sừng ốc
Tiêu địch, đàn cầm, hầu
Tỳ bà, chiêng bạt đồng
Các tiếng hay như thế
Đem dùng cúng dường hết
Hoặc người lòng vui mừng
Ca ngâm tán thán Phật
Nhẫn đến một tiếng nhỏ
Đều đã thành Phật đạo.
Nếu người lòng tán loạn
Nhẫn đến dùng một bông
Cúng dường nơi tượng vẽ
Dần thấy vô số Phật
Hoặc có người lễ lạy
Hoặc lại chỉ chắp tay
Nhẫn đến giơ một tay
Hoặc lại hơi cúi đầu
Dùng đây cúng dường tượng
Dần gặp vô lượng Phật
Tự thành đạo vô thượng.
……………………………
Nếu người lòng tán loạn
Bước vào trong chùa tháp
Một xưng Nam mô Phật
Đều đã thành Phật đạo.
Nơi các Phật quá khứ
Tại thế hoặc diệt độ
Ai nghe danh pháp này
Đều đã thành Phật đạo.(1)

(1) Những trích dẫn từ kinh Pháp Hoa đều lấy từ bản dịch của Hoà thượng Trí Tịnh hoặc bản dịch của Hoà thượng Trí Quang, có đối chiếu với bản tiếng Hán của ngài Cưu Ma La Thập và một số bản tiếng Anh

Tất cả mọi hành vi, cử chỉ, dù là vô ý thức, đối với Phật và Phật tánh, thì “đều đã thành Phật đạo”. Tại sao như thế ? Tại sai chỉ cần một hành động nhỏ của thân, khẩu, ý hướng đến Phật đều khiến người ta “đều đã thành Phật đạo” ? Cái gì khiến một cử chỉ nhỏ cũng làm người ta tức thời tương ưng với Phật tánh ? Bởi vì mỗi người đã là một hoa sen, đã vốn sẵn Phật tánh, chỉ cần một chút cử động hướng đến Phật, tức thì hoa sen đó bừng nở, tức thì tương ưng được với Phật tánh vốn sẵn nơi mình.

Nhưng đó chỉ mới là cái thấy biết về phần chúng ta. Mà trong kinh Pháp Hoa, đức Phật muốn khai mở, chỉ bày, làm tỏ ngộ và thâm nhập (khai, thị, ngộ, nhập) cho chúng ta cái thấy biết của Phật (tri kiến Phật), hay chúng ta có thể gọi là cái thấy biết của Pháp Hoa. Với câu “đều đã thành Phật đạo”, kinh muốn giới thiệu cho chúng ta phần nào cái thấy biết đó của Phật, cái thấy biết của Pháp Hoa. Bởi thế, sau khi nghe (Văn), chúng ta phải tư duy (Tư) và thiền định (Tu) để cảm nhận phần nào cái thấy biết Pháp Hoa đó.

Trong cái thấy của Phật, tất cả chúng sanh và thế giới đều cùng một “chất” Phật, tất cả hữu tình vô tình đều đồng một tánh vàng, bởi thế bất cứ một cử chỉ, một động niệm nào cũng nằm trong tánh vàng đó, cũng là tánh vàng đó.

Một hành động nào đó hướng đến Phật, nếu đứng trong không gian và thời gian của chúng sanh chúng ta, hành động đó bị ngăn cách với toàn bộ vũ trụ và bị giới hạn trong một phần đoạn thời gian. Nhưng trong không gian và thời gian của Phật thì khác : về mặt không gian, tất cả đều là Tịnh Độ của Phật, tất cả đều là một ‘chất’ Phật. Thế nên một hành động nào dù nhỏ vẫn khởi từ tánh vàng, vẫn xảy ra và chấm dứt trong tánh vàng, bởi thế, “đều đã thành Phật đạo”. Về mặt thời gian, trong thế giới Pháp Hoa, không có sự ngăn cách giữa một điểm khởi đầu và một điểm cuối, không có sự ngăn cách giữa nhân và quả, tất cả đều thông suốt với nhau trong Phật tánh Nhất Niệm. Nói cách khác, không có thời gian phân đoạn của chúng sanh, bởi thế dầu một việc làm có trải qua a tăng tỳ kiếp mới thành quả vẫn “đều đã thành Phật đạo”, vì nó bắt đầu và chấm dứt trong cùng một ‘chất’ là Phật tánh vô thủy vô chung.

Sự bất hạnh của chúng ta là chúng ta chưa dám tin mình đang sống trong Như Lai tạng, trong biển đại tịch diệt của Như Lai, trong đó mọi hành vi, cử động của chúng ta đều tương ưng và đồng nhất với Như Lai tạng, dù chúng ta có tin điều đó được hay không. Bởi thế sự tu hành của một hành giả Pháp Hoa là nhận thức, đưa tất cả mọi hành động của thân, khẩu, ý về đại dương Phật tánh Như Lai tạng đó, đưa tất cả trở về trong “thật tướng ấn” Pháp Hoa.

Đứng về mặt tâm thức, cái thấy biết Pháp Hoa là toàn thức tức trí, tất cả thức là trí. Một làn sóng thức khởi lên và tan biến là khởi lên và tan biến trong biển trí. Như thế, một làn sóng thức khởi lên nó đã là nước, nó “đều đã thành Phật đạo”.

Tóm lại cái thấy biết Pháp Hoa là cái thấy biết ở trên Quả chứ không ở nơi Nhân. Tu Pháp Hoa là tu trên Quả chứ không phải tu từ Nhân để đi đến Quả. Đây là một phân biệt rất quan trọng để trong kinh có nói rằng Pháp Hoa là “vua của các kinh”. Các kinh Đại thừa vào thời sơ kỳ là lối tu đi từ nhân đến quả, từ các ba la mật trải qua nhiều đời đến Quả Phật. Do đó mà có thể gọi là Thừa Nhân. Còn Pháp Hoa là Thừa Quả, triển khai sự tu hành ngay trên Quả của Phật đã thành, và Quả đó, tức là Phật tánh vốn có sẵn ở nơi mỗi chúng sanh.

Trong cái nhìn ở trên Quả như vậy, khi tất cả đều nằm trong Quả, nếu một nhân khởi lên trong cái toàn thể Quả đó, thì nhân đó đã là Quả.

Chúng ta thấy tư tưởng bổn môn đã hiện diện ở đây. Chúng ta hãy lấy ví dụ về bổn môn và tích môn : đức Phật Thích Ca đứng về mặt bổn môn là đức Bổn Phật, đã thành Phật Quả từ vô thủy đến vô chung, và về mặt tích môn là đức Phật lịch sử xuất hiện nơi thế gian cách đây hơn 2500 năm. Bổn môn là mặt bản thể, tích môn là mặt hiện tượng. Với chúng sanh chúng ta, bổn môn là “mỗi chúng ta vốn có Phật tánh” và tích môn là con đường hiện thời của chúng ta để đi vào Phật tánh đó.

Trong cái nhìn sâu xa của Pháp Hoa, cả hai mặt bổn môn – quả Phật tánh vốn có nơi mỗi chúng sanh – và tích môn – nhân tu hành của mỗi chúng sanh – được hợp nhất, thời gian giữa nhân và quả không còn tồn tại, thế giới hiện tượng và thế giới bản thể là một, khiến khi gặp người nào, chúng ta đều có thể nói : “Đều đã thành Phật đạo.” Sống như vậy tức là sống Pháp Hoa.

Ở trên chỉ là vài lối tiếp cận để chúng ta thể nghiệm “đều đã thành Phật đạo”. Chúng ta có rất nhiều cách tiếp cận khác tùy theo căn tánh mỗi người. Nhưng vấn đề của chúng ta là phải cảm nhận, thể nghiệm cái thấy biết ấy thật sâu rộng và thường trực để đánh bạt những phân biệt, phiền não, khổ đau do tách lìa khỏi cái thấy ấy. Chỉ khi nào cái thấy ấy sâu rộng và thường xuyên nơi chúng ta, chúng ta mới có thể xua tan dần vô minh và chỉ lúc đó mới có hy vọng đi vào Pháp Hoa tam muội (tức là những phẩm tính vốn thường định như vậy của Pháp Hoa).

Chúng ta cần đưa cái thấy biết “đều đã thành Phật đạo” vào đời sống, để nó thành trực tiếp, thành ‘bản năng’. Chỉ cần thấy ai đó đang làm một việc tốt hướng đến Phật tánh, hướng đến Chân Thiện Mỹ, lập tức nơi chúng ta bật ra “đều đã thành Phật đạo” và lập tức chúng ta chia xẻ sự an lạc của cõi Phật Tịnh Độ. Chỉ cần thấy hình tướng của một ai đó, lập tức, “đều đã thành Phật đạo”, lập tức tất cả tướng tức là tánh. Chúng ta đang muốn ghét giận ai đó, chỉ một tư tưởng “đều đã thành Phật đạo” khiến tất cả trở lại thế giới bình đẳng, an lành của Phật. Chúng ta đang tham lam, giận dữ, kiêu mạn, đố kỵ, chia rẽ với những ai đó, chỉ một tư tưởng “đều đã thành Phật đạo” khiến tất cả trở lại một vị bình đẳng, trở lại trong thế giới Pháp Hoa, trong thật tướng ấn của Pháp Hoa. Thậm chí với người đang làm một việc xấu, thay vì sự phê phán, ghét giận làm trầm trọng thêm sự việc, câu nói “đều đã thành Phật đạo” khiến ta không khởi phiền não, khiến ta có thể nhìn nó bằng cặp mắt tha thứ, bằng đôi mắt trí huệ và từ bi (“mắt từ trông chúng sanh” – phẩm Phổ Môn), và chính điều đó mới có thể giúp đỡ người kia, ban phước cho người kia. Quả vậy, “đều đã thành Phật đạo” chính là sự ban phước cho cuộc đời.

Khi thấy biết được hình tướng của một người nào, dù đang rất tệ hại, xấu xa, đầy những tính chất đê tiện, thậm chí gây cho chúng ta tức giận, với hình tướng của người đó trong nhiều a tăng kỳ kiếp nữa sẽ thành Phật dưới cội Bồ đề, là một, không khác, nghĩa là không có khoảng cách thời gian không gian, chúng ta đã triệt hạ, chiến thắng được thời gian, và như thế đã làm nên phép lạ ‘biến mọi thứ của thế giới này thành vàng ròng’. Phép lạ của sự ‘chuyển thức thành Trí’ này đầy dẫy trong kinh Pháp Hoa, kho báu của chính bản tâm chúng ta.

Không thể nói hết được “đều đã thành Phật đạo” là gì. Nó là tất cả từ, bi, hỷ, xả, là sáu ba la mật, là cái Thấy, Con Đường và Quả, mọi hạnh tu hành v.v… Chỉ biết theo kinh Pháp Hoa, nếu người nào “thọ trì, đọc tụng, giải nói, biên chép nhẫn chỉ một câu, những người ấy vị lai sẽ được thành Phật”. Nếu nghe được (Văn), tư duy (Tư), thiền định và thọ trì (Tu) chỉ một câu “đều đã thành Phật đạo”, chúng ta đã rất gần gũi tri kiến Phật vốn là nội dung kinh Pháp Hoa.

Đến đây chúng ta không nói thêm nữa, và mỗi người phải cảm nhận, dù chỉ là những kinh nghiệm nhỏ, chúng sẽ là những dááu ấn trên tâm thức chúng ta khiến chúng ta biến đổi, chuyển hóa hơn là những ý niệm trơn tuột phát xuất từ ngôn ngữ văn tự. Mỗi người phải khám phá cho chính mình thật tướng của các pháp là gì, chúng ta là gì, những người khác là gì và thế giới này là gì. Trên con đường khám phá và thể nghiệm trực tiếp đó, đối với những người sơ học như chúng ta, câu “đều đã thành Phật đạo” có thể nói được là một câu đà la ni, câu “tổng trì” khiến chúng ta dần dần thâm nhập vào thực tại. Câu ấy về một mặt nào có thể xem là một công án mà phá thấu được nó chúng ta sẽ thấy và bước vào một thế giới mới, bình an, tịnh lạc và hằng hằng mới mẻ, thế giới thật tướng Pháp Hoa. Sống được “đều đã thành Phật đạo” là sống kinh Pháp Hoa.

Cảm thấu được “Đều đã thành Phật đạo”, chúng ta cảm thấu được một niềm tin và một sự lạc quan vô cùng vĩ đại, vô cùng tích cực (niềm tin và lạc quan của Quả). Niềm tin yêu đó xuyên suốt vũ trụ, xuyên suốt thời gian không gian, làm cho thời gian không gian của sanh tử không còn ý nghĩa, để nhường chỗ cho thế giới Pháp Hoa, một thế giới của Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Đó là sống trong niềm tin Pháp Hoa.

Ý kiến bạn đọc
02 Tháng Tám 202119:18
Khách
<a href=https://cialiswwshop.com/>cialis online no prescription</a>
14 Tháng Bảy 202123:26
Khách
<a href=http://vscialisv.com/>cialis 20 mg</a>
28 Tháng Sáu 202101:34
Khách
<a href=http://vscialisv.com>cialis buy
13 Tháng Sáu 202118:47
Khách
<a href=https://vsprednisonev.com>pregnisone pills from uk
28 Tháng Năm 202101:04
Khách
<a href=http://fcialisj.com/>cialis pills
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tám 2020(Xem: 9048)
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 8068)
Đối nghịch, mâu thuẫn là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống. Khi không thể giải quyết, nó đưa đến thù ghét và chiến tranh. Từ ngày có con người trên trái đất cho đến ngày nay, chiến tranh chưa bao giờ chấm dứt.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 9693)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20. Đây là một bộ Đại Tạng Kinh của Bắc truyền được tổng hợp cũng như sự giảo chánh của các nhà học giả Phật Giáo Nhật Bản lúc đương thời qua các bộ Minh Đại Tạng, Càn Long Đại Tạng v.v… Tổng cộng gồm 100 quyển, dày mỏng khác nhau, mỗi quyển độ 1.000 đến 1.500 trang khổ lớn. Cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh đã cho phiên dịch hoàn toàn sang tiếng Việt tại Đài Loan thành 203 cuốn(đã in được 93 cuốn), mỗi cuốn từ 800 đến 1.500 trang. Tổng cộng các bản dịch về Kinh, Luật, Luận của Đại Thừa không dưới 250.000 trang sách.
12 Tháng Năm 2016(Xem: 9218)
BÁT NHÃ BA LA MẬT là một trong những hệ tư tưởng của Đaị thừa Phật giáo Bắc tông. Bát Nhã Ba La Mật, Trung Hoa dịch: TRÍ TUỆ ĐÁO BỈ NGẠN. Thành ngữ đáo bỉ ngạn, chỉ cho sự viên vãn cứu kính, sự hoàn thành trọn vẹn về một lãnh vực tri thức, một công hạnh lợi tha, một sự giải thoát giác ngộ hoàn toàn..