12. Lời kết

15 Tháng Năm 201516:19(Xem: 8044)
MƯỜI TƯ TƯỞNG PHÁP HOA 
TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY 
Đương Đạo
Thiện Tri Thức

Lời kết

Mục đích của những chương trên là để giới thiệu cho chúng ta một cái thấy sơ lược về thế giới Pháp Hoa. Về mặt hình thức, chúng chỉ là những phần, những đoạn nhỏ trong kinh Pháp Hoa. Về mặt nội dung, chúng chỉ nói được một phần ý nghĩa của những đoạn kinh ấy.

Hành giả phải tự mình thấy được, tự mình chứng thực, không phải chỉ nghe qua rồi xếp lại, không phải chỉ đọc tụng xong kinh Pháp Hoa một vài lần là đủ. Con đường của Đại thừa là Văn, Tư, Tu, nghĩa là Nghe xong thì Tư Duy, suy nghĩ về ý nghĩa của nó (dù ý nghĩa chỉ một câu kệ) với một lòng ngưỡng vọng khao khát đi vào thế giới Pháp Hoa. Khi đã Tư Duy, nghĩa là đã thấy lờ mờ ý nghĩa của kinh, chúng ta bắt đầu Tu, nghĩa là đưa tâm thức của mình phù hợp, tương ưng với cái thấy Pháp Hoa. Điểm thứ ba này có thể nói là thiền định, tham thiền về Pháp Hoa. Tiến trình này phải được lập đi lập lại, trong cả thời đọc tụng, tham thiền và cả ngoài thời khóa, tức là trong đời sống bình thường.

Với nỗ lực liên tục hướng đến Pháp Hoa như vậy, với sự cầu nguyện liên tục đến chư Phật, chư Bồ tát trong kinh đã hứa hộ trì cho người tu Pháp Hoa như vậy, dần dần, đôi khi hành giả có được một kinh nghiệm về sự hiện diện của thế giới Pháp Hoa ở trong cuộc đời của mình. Với thời gian, những mẩu nhỏ kinh nghiệm rải rác dọc đường đọc tụng thọ trì sẽ hé mở đủ cho chúng ta thấy được phần nào thế giới Pháp Hoa, hay tri kiến Pháp Hoa. Với một cái thấy biết đích thực như vậy, bấy giờ chúng ta mới có thể thật sự thọ trì, đọc tụng Pháp Hoa và dần dần đến chỗ có thể giảng nói, quảng bá Pháp Hoa. Chỉ với một cái thấy hiểu Pháp Hoa khá đầy đủ, vững chắc, lúc đó chúng ta mới có thể thọ trì đọc tụng, hay tham thiền về Pháp Hoa. Thọ trì, đọc tụng hay tham thiền về Pháp Hoa được, chúng ta sẽ đi đến Quả của Pháp Hoa.

Khi thực sự thực hành, chúng ta có thể chọn một chương, một đoạn, hay chỉ một câu để Văn, Tư, Tu. Một thời gian mà không có kết quả, chúng ta có thể tới chương khác đoạn khác. Còn nếu có được người bạn đạo nào hướng dẫn, chia xẻ cho chúng ta cái thấy hiểu, chia xẻ cho chúng ta chỗ vào, thì không gì quý hơn. Nhưng có thế nào, một khi muốn làm một hành giả Pháp Hoa thì suốt ngày, suốt tháng, suốt năm, suốt đời, chúng ta cũng chỉ lẩn quẩn với Pháp Hoa và trong Pháp Hoa mà thôi.

Pháp Hoa thì mầu nhiệm như toàn bộ đời sống, bởi thế vào bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào chúng ta cũng đều có thể gặp gỡ Pháp Hoa ; gặp bất cứ ai, họ cũng có thể vô tình làm một thiện tri thức thông báo cho chúng ta thế giới Pháp Hoa. Bởi vì Pháp Hoa là kinh vua của các kinh, nên sự hộ trì, ban phước cho người thọ trì đọc tụng kinh này cũng lớn lao không thể nói hết.

Không có gì làm đẹp (nghĩa là đem lại ý nghĩa) cho cuộc đời mỗi người chúng ta bằng kinh Pháp Hoa, không có gì làm đẹp những người khác và thế giới quanh ta bằng kinh Pháp Hoa. Chúng ta thực hành được Pháp Hoa phần nào là chúng ta trang nghiêm cho chính mình, người khác và thế giới phần đó.

Nguyện cho tất cả được an vui trong Diệu Pháp Liên Hoa.
Đương Đạo

(Thiện Tri Thức)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tám 2020(Xem: 8857)
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 7995)
Đối nghịch, mâu thuẫn là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống. Khi không thể giải quyết, nó đưa đến thù ghét và chiến tranh. Từ ngày có con người trên trái đất cho đến ngày nay, chiến tranh chưa bao giờ chấm dứt.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 9564)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20. Đây là một bộ Đại Tạng Kinh của Bắc truyền được tổng hợp cũng như sự giảo chánh của các nhà học giả Phật Giáo Nhật Bản lúc đương thời qua các bộ Minh Đại Tạng, Càn Long Đại Tạng v.v… Tổng cộng gồm 100 quyển, dày mỏng khác nhau, mỗi quyển độ 1.000 đến 1.500 trang khổ lớn. Cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh đã cho phiên dịch hoàn toàn sang tiếng Việt tại Đài Loan thành 203 cuốn(đã in được 93 cuốn), mỗi cuốn từ 800 đến 1.500 trang. Tổng cộng các bản dịch về Kinh, Luật, Luận của Đại Thừa không dưới 250.000 trang sách.
12 Tháng Năm 2016(Xem: 9118)
BÁT NHÃ BA LA MẬT là một trong những hệ tư tưởng của Đaị thừa Phật giáo Bắc tông. Bát Nhã Ba La Mật, Trung Hoa dịch: TRÍ TUỆ ĐÁO BỈ NGẠN. Thành ngữ đáo bỉ ngạn, chỉ cho sự viên vãn cứu kính, sự hoàn thành trọn vẹn về một lãnh vực tri thức, một công hạnh lợi tha, một sự giải thoát giác ngộ hoàn toàn..