2. Các vị Bồ tát trong pháp hội

16 Tháng Năm 201515:07(Xem: 4991)

KINH VIÊN GIÁC LƯỢC GIẢNG 
Đại Phương Quảng Viên Giác Liễu Nghĩa Kinh 
Đời Đường, nước Kế Tần, Sa Môn Phật Đà Đa La dịch 
ĐƯƠNG ĐẠO 
THIỆN TRI THỨC 2015

Các vị Bồ tát trong pháp hội

 

Danh hiệu các vị ấy là: Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Phổ Nhãn, Bồ tát Kim Cương Tạng, Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Thanh Tịnh Huệ, Bồ Tát Oai Đức Tự Tại, Bồ tát Biện Âm, Bồ tát Tịnh Các Nghiệp Chướng, Bồ tát Phổ Giác, Bồ tát Viên Giác, Bồ tát Hiền Thiện Thủ… đều là bậc thượng thủ, cùng các quyến thuộc, đều trong chánh định, đồng trụ pháp hội bình đẳng của Như Lai.

Danh hiệu các vị Bồ tát nói lên hạnh đức của các ngài. Danh hiệu ấy chỉ ra cái hạnh tu để tương ứng và thể nhập tánh Viên Giác, và khi thành tựu trong tánh Viên Giác, danh hiệu ấy cũng nêu lên một khía cạnh, một đức tính của tánh Viên Giác.
Ví dụ như Bồ tát Phổ Nhãn tu hành do sự quan sát bằng mắt để thấy tánh Viên Giác, và khi thành tựu, danh hiệu Phổ Nhãn có nghĩa là ‘con mắt thấy khắp’ cũng có nghĩa là một đức tính của Viên Giác vậy.
Các vị đồng trụ pháp hội bình đẳng của Như Lai, nghĩa là cùng trụ trong pháp tánh Viên Giác, thị hiện thưa hỏi về bản tánh Viên Giác mà chúng sanh đều có và đều ở trong đó, khiến chúng sanh được Khai Thị Ngộ Nhập. Trước tiên thưa hỏi cái Nền tảng căn bản để y cứ vào đó mà tu hành, đến những gì lầm lạc làm chướng ngại khiến chúng sanh không thấy và không sống được, cho đến những tật bệnh khiến chúng ta cách ngăn càng lúc càng nhiều với Viên Giác. Tất cả những lời thưa hỏi đều là tâm đại bi nơi các Ngài, để chỉ rõ Con đường và những chướng ngại cho tất cả chúng sanh đời sau.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Tám 2020(Xem: 8857)
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 7995)
Đối nghịch, mâu thuẫn là hiện tượng thường xảy ra trong đời sống. Khi không thể giải quyết, nó đưa đến thù ghét và chiến tranh. Từ ngày có con người trên trái đất cho đến ngày nay, chiến tranh chưa bao giờ chấm dứt.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 9564)
Bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daijokyo) xuất xứ từ thời Vua Taisho (Đại Chánh) ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ thứ 20. Đây là một bộ Đại Tạng Kinh của Bắc truyền được tổng hợp cũng như sự giảo chánh của các nhà học giả Phật Giáo Nhật Bản lúc đương thời qua các bộ Minh Đại Tạng, Càn Long Đại Tạng v.v… Tổng cộng gồm 100 quyển, dày mỏng khác nhau, mỗi quyển độ 1.000 đến 1.500 trang khổ lớn. Cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh đã cho phiên dịch hoàn toàn sang tiếng Việt tại Đài Loan thành 203 cuốn(đã in được 93 cuốn), mỗi cuốn từ 800 đến 1.500 trang. Tổng cộng các bản dịch về Kinh, Luật, Luận của Đại Thừa không dưới 250.000 trang sách.
12 Tháng Năm 2016(Xem: 9118)
BÁT NHÃ BA LA MẬT là một trong những hệ tư tưởng của Đaị thừa Phật giáo Bắc tông. Bát Nhã Ba La Mật, Trung Hoa dịch: TRÍ TUỆ ĐÁO BỈ NGẠN. Thành ngữ đáo bỉ ngạn, chỉ cho sự viên vãn cứu kính, sự hoàn thành trọn vẹn về một lãnh vực tri thức, một công hạnh lợi tha, một sự giải thoát giác ngộ hoàn toàn..