BÁT NHÃ TÂM KINH CHÚ GIẢI
Thích Thái Hòa
Nhà Xuất Bản Hồng Đức
MỤC LỤC
Ngỏ
Chương I. Nẻo Vào Tuệ Không
Chương II. Lý Do Kinh Bát Nhã Xuất Hiện
Chương III. Các Tụng Bản Bát Nhã
Chương IV. Giải Thích Đề Kinh
Chương V. Tựa Phần
Chương VI. Chánh Tông Phần
Chương VII. Lưu Thông Phần
Chương VIII. Bát Nhã Và Tình Yêu
Chương IX. Vài Nét Lịch Sử Phát Triển
PHỤ MỤC Prajñāpāramitāhṛdayasūtram
Bản Việt dịch từ Phạn văn
Thư Mục Tham Khảo
Ngữ Vựng
Các Tác Phẩm Của Tác Giả Đã Xuất Bản
NGỎ
Bát nhã là tuệ giác của Phật.
Tuệ giác ấy, siêu việt mọi ý niệm, mọi tư duy, mọi cách thấy năm uẩn là ngã, là tự thân của ngã hay là thuộc tính của ngã.
Tuệ giác ấy, không những siêu việt mọi ý niệm, mọi tư duy, mọi cách thấy năm uẩn là ngã; là tự thân của ngã hay là thuộc tính của ngã, mà còn siêu việt luôn cả đối với mọi ý niệm, mọi tư duy, mọi cách thấy mỗi uẩn là ngã; là tự thân của ngã hay thuộc tính của ngã.
Tuệ giác ấy, không những siêu việt mọi ý niệm, mọi tư duy, mọi cách thấy đối với mỗi uẩn là ngã; là tự thân của ngã hay là thuộc tính của ngã, mà còn siêu việt luôn cả mọi ý niệm, mọi tư duy, mọi cách thấy những nguyên tố hợp thành mỗi uẩn là ngã; là tự thân của ngã hay thuộc tính của ngã.
Ngã hoàn toàn không có điểm đứng ở trong thực địa của năm uẩn đã đành mà còn không có điểm đứng ở nơi thực địa của mỗi uẩn và ở nơi những nguyên tố kết thành mỗi uẩn.
Tuệ giác ấy, không những siêu việt đối với mọi ý niệm, mọi tư duy, mọi cách thấy đối với các pháp hữu ngã, hữu vi mà còn siêu việt luôn cả mọi ý niệm, mọi tư duy, mọi cách thấy đối với các pháp thuộc vô ngã và vô vi nữa.
Tuệ giác ấy, không những siêu việt đối với mọi ý niệm thuộc về sinh, mà còn siêu việt luôn cả đối với mọi ý niệm thuộc về vô sinh; không những siêu việt đối với mọi ý niệm thuộc về diệt mà siêu việt luôn cả mọi ý niệm thuộc về phi diệt; không những siêu việt những ý niệm vô thường mà cònsiêu việt đối với mọi ý niệm về thường; không những siêu việt mọi ý niệm đến mà còn siêu việtmọi ý niệm không đến; không những siêu việt hết thảy ý niệm đi mà còn siêu việt luôn hết thảy ý niệm không đi; không những siêu việt mọi ý niệm đồng nhất mà còn siêu việt luôn cả mọi ý niệmphi đồng nhất; không những siêu việt mọi ý niệm dị biệt mà còn siêu việt luôn cả mọi ý niệm phi dị biệt.
Bát nhã là siêu việt mọi ý niệm, ngay cả ý niệm về Bát nhã và phi Bát nhã. Nên, Bát nhã không có đối tượng để chướng ngại, để vướng mắc và không bị vướng mắc bởi bất cứ một cái gì, ngay cả cái ý niệm về Bát nhã và siêu việt Bát nhã.
Bát nhã là vậy, nên Bát nhã là tuệ giác của Phật. Tuệ giác ấy có năng lực nhận diện bản lai diện mục của mọi nguyên tố tạo thành khổ đau và có năng lực dập tắt hoàn toàn mọi nguyên tố tạo thành khổ đau ấy.
Mọi nguyên tố khổ đau đã bị dập tắt hoàn toàn bởi Bát nhã, thì mọi khổ đau không còn có lý do gì để biểu hiện. Mọi vọng tưởng vắng bặt. Mọi sợ hãi hoàn toàn chấm dứt. Niết bàn tuyệt đối tự hiện hữu, nhưng tuyệt đối không hiện hữu ở trong mọi nhận thức của thế giới tục đế. Bát nhã là vậy, nên ở trong Giới-Định-Tuệ, Bát nhã đã chuyển hóa giới học vô lậu của hàng hanh văn, trở thànhpháp môn tâm địa, lấy tâm Bồ đề làm chính điểm để quán chiếu và phát triển giới học đến chỗviên mãn thanh tịnh pháp thân
Bát nhã là vậy, nên ở trong định học vô lậu, Bát nhã đã lấy phiền não làm chất xúc tác để thể nhập “ ải ấn tam muội”, nhiếp phục hết thảy phiền não chướng và sở tri chướng, đạt đến chỗ sự, lý, lý sự và sự sự dung thông vô ngại trong cùng một tính thể nhất như.
Bát nhã là vậy, nên ở trong tuệ học vô lậu, Bát nhã đã nâng tầm giác quán của “minh sát tuệ” trở thành trí tuệ minh triệt thể tính, năng lực, tác dụng, nhân duyên, quả báo, gốc rễ, ngọn ngành của các pháp hữu vi, vô vi, hữu lậu, vô lậu một cách minh triệt và đưa tam thừa hội nhập Nhất thừavô thượng.
Bát nhã là vậy, nên ở trong Lục độ, Bát nhã là chủ não, là dẫn đạo, để cho Bố thí độ, Trì giới độ,Nhẫn nhục độ, Tinh tấn độ và Thiền định độ không bị mắc kẹt ở đôi bờ, không bị mắc kẹt ở gầm cầm, không bị mắc kẹt bởi những gò đồi nổi lên ở giữa những dòng sông nhận thức hay các dòng chảy của mọi tư duy triết học mà thẳng vào biển cả vô biên của tuệ giác.
Không có Bát nhã thì không thể siêu việt mọi ý niệm, không siêu việt mọi ý niệm thì không thểvượt qua mọi khổ ách, để có thể đi vào biển cả của tự tính thanh tịnh hay Niết bàn tuyệt đối.
Vì vậy, Bát nhã là trí tuệ tinh túy của Phật và là tinh hoa của Phật giáo. Bát nhã tâm kinh là kinh tinh yếu nói về trí tuệ và tinh hoa ấy.
Bát nhã là trí tuệ tinh hoa của Phật. Nên, Bát nhã không đến trước Phật, không đến sau Phật, không phải đồng hành với Phật mà Bát nhã là Phật.
Vì vậy, chư Phật có mặt ở đâu thì át nhã có mặt ở đó, át nhã có mặt ở đâu thì chư Phật đản sinh ở đó và Bát nhã có mặt lúc nào, thì Phật xuất hiện ngay ở lúc ấy.
Chư Phật đản sinh ở đâu, thì trí tuệ có mặt ở đó và từ bi sinh ra từ trí tuệ ấy là để nuôi lớn đại nguyện và đại hạnh của Bồ tát, nhằm tịnh hóa chúng sinh trang nghiêm vô lượng cõi Phật.
Bát nhã là vậy, nên Bát nhã là tinh hoa của Phật giáo và Bát nhã tâm kinh là kinh tinh hoa của trí tuệ và là trái tim từ bi của Phật giáo. Chùa Phước Duyên - Huế, mùa đông 2008 Thích Thái Hòa
- Từ khóa :
- Bát Nhã Tâm Kinh Chú Giải (sách)