Cương Yếu Giới Luật

28 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 39137)

Thích Thiện Siêu
CƯƠNG YẾU GIỚI LUẬT
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo - 2002

LỜI NÓI ĐẦU

Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.

Để tạo thêm sự dễ dàng cho việc hiểu và hành trì Giới học, ngay sau Giới đàn năm 1994 tại chùa Báo Quốc - Huế viên mãn, tôi giảng cương yếu Giới luật cho Tăng, Ni, nhất là nhũng vị tân thọ giới tại Giảng đường chùa Từ Đàm trong 7 hôm. Lời giảng này được ghi chép và sửa chữa, bổ sung thêm các bài liên quan Giới luật mà tôi đã giảng các lần khác, chung lại thành tập “Cương yếu Giới luật” này mà hôm nay có đủ duyên để gởi đến quý vị độc giả. Hy vọng nó sẽ giúp ích được phần nào trong việc thực hành Giới học của những vị hảo tâm xuất gia.

Phật lịch 2540,
Chùa Từ Đàm
Mùa An cư năm Bính Tý - 1996.
HT. Thích Thiện Siêu

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8830)
Vì “Giới luật là nền tảng của Phật giáo" (Vinayo Buddhànasàsanamùlam) nên chư Tăng Phật giáo Nam Tông dù ở bất cứ quốc gia, khu vực địa lý nào trên thế giới, cũng đều có chung một đặc điểm là yêu cầu nghiêm trì giới luật. Chư Tăng Phật giáo Nam Tông Kinh tại Việt Nam, xưa nay cũng đặt nặng yêu cầu đó, ở cùng mức độ, và không chấp nhận một biệt lệ nào trong việc giữ gìn giới luật của Phật chế.
24 Tháng Hai 2014(Xem: 13489)
phong_sinh_chim_300Tâm hay trách móc, hay hờn tủi, tâm đó sẽ làm cho chúng ta khổ đau. Không sợ già, không sợ chết, chỉ sợ chúng ta không có trí tuệ, chúng ta không biết tu tập, nên chúng ta không có khả năng để vẽ đời sống của chúng ta, cái dáng dấp đẹp đẽ của chúng ta trong tương lai.
06 Tháng Chín 2013(Xem: 16693)
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 9853)