Lời Nói Đầu

17 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 12501)

Đại Tạng Số 1425
LUẬT MA HA TĂNG KỲ

Hán dịch: Tam Tạng Phật Đà La người Thiên Trúc cùng
Sa môn Pháp Hiển, đời Đông Tấn, Trung Quốc
Việt dịch: Thích Phước Sơn - Chứng nghĩa: Thích Đỗng Minh
Sài Gòn, Việt Nam, PL 2543 (TL 2000)

 Lời Nói Đầu

Nhân duyên đưa đến việc dịch bộ Luật Ma-ha-tăng-kỳ này thực là hi hữu. Số là vào cuối năm 1989, Hòa thượng Huệ Hưng, Hiệu phó Trường Cao cấp Phật học (nay là Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh) đang đảm nhiệm môn Luật của Trường thì đột nhiên lâm bệnh. Khi lên Bệnh viện hầu thăm Hòa thượng, tôi được Hòa thượng ân cần nắm tay ủy thác phải tạm thời thay thế Hòa thượng hướng dẫn Tăng Ni cho đến hết chương trình. Thật là bỡ ngỡ, nhưng cũng vô cùng cảm động trước tấm lòng thương yêu, tin cậy của bậc tôn sư khả kính, tôi chỉ còn biết cúi đầu vâng lệnh. Thế rồi, sau đó được Hòa thượng Hiệu trưởng chính thức mời phụ trách môn Luật cho trường. Chương trình dạy chủ yếu là dùng 2 bộ sách Yết Ma Yếu Chỉ và Tứ Phần Hiệp Chú do Hòa thượng Bổn sư (thượng TRÍ hạ THỦ) chủ trì biên soạn; một công trình khá công phu và nghiêm túc. Trong lúc tra cứu thêm về những chỗ dẫn chứng trong sách, đồng thời tham khảo ý kiến của Hòa thượng Đỗng Minh - một vị được xem là đặc biệt quan tâm đến vấn đề Luật học - tôi được Hòa thượng khuyến khích dịch bộ Luật Tăng -kỳ này. Thế là cố gắng sắp xếp thì giờ, tôi bắt đầu phiên dịch từ ngày 29-01-1996, dịch đến đâu, Hòa thượng đọc lại đến đó, đồng thời chịu khó cặm cụi sửa chữa những chỗ sai sót một cách tận tình. Việc làm đó quả thực là một nguồn động viên vô cùng quí giá.

Lúc bắt đầu dịch khó tránh khỏi một vài trường hợp lúng túng, nhưng qua thời gian, các khó khăn dần dần được khắc phục, rồi một niềm phấn khởi phát sinh; nhất là qua phương pháp giáo huấn của đức Từ Phụ, vừa rõ ràng sinh động, vừa chí lí, chí tình, có ân mà cũng có uy, khiến cho người thụ giáo cảm nhận một sức thuyết phục phi thường.

Theo lẽ, một dịch giả đúng nghĩa phải hội đủ 3 phương diện: Một là nắm vững ngôn ngữ của nguyên bản. Hai là tinh thông tiếng mẹ đẻ. Ba là am tường nội dung của vấn đề. Mặc dù thấy mình còn nhiều điều bất cập, nhưng vì nhu cầu học hỏi và công việc giảng dạy thúc đẩy, tôi đành phải cố gắng tuân thủ 3 nguyên tắc mà học giả Hồ Thích đã đề xướng và được giới dịch thuật đồng tình chấp nhận, đó là: TÍN, ĐẠT và NHÃ. TÍN nghĩa là trung thành với nguyên bản. ĐẠT nghĩa là lột tả chính xác nội dung của vấn đề. NHÃ nghĩa là phải vận dụng ngôn ngữ trong sáng và tao nhã. Nếu không thể hội đủ cả 3 phương diện thì phải cố gắng vận dụng một hoặc hai phương diện đến mức độ tốt nhất. Có như thế mới hi vọng bản dịch được độc giả dễ dàng tiếp nhận.

Dịch từ một bản văn cách nay đã hơn 15 thế kỉ, mà bản văn này lại là dịch phẩm chứ không phải nguyên bản nên chẳng dễ dàng chút nào. Nhưng may mắn là bản văn khá mạch lạc, nhất quán và tương đối sáng sủa, nên cũng ít khi gặp trở ngại. Bởi lẽ, hai Đại sư Phật -đà-bạt-đà-la và Pháp Hiển không những tinh thông Luật học mà phương pháp làm việc cũng rất nghiêm túc và cẩn trọng.

Khi dịch, tôi đã cố gắng tối đa vận dụng ngôn ngữ hiện đại phổ thông và trong sáng để phô diễn, tuy vậy, khó tránh khỏi một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn, các thuật ngữ chuyên môn của Luật học mang nhiều nội dung hàm súc, bắt buộc phải giữ nguyên phiên âm chứ không thể chuyển dịch. Ngoài ra, vì bối cảnh lịch sử, địa lí và văn hóa của Ấn Độ có nhiều điểm bất đồng đối với nước ta, do thế,về nhân danh, địa danh cũng như tên gọi của một số động vật, thực vật và y phục v.v...không có từ ngữ tương đương để phiên chuyển, nên đành phải để nguyên dạng phiên âm.

Bộ Luật này được phiên dịch là nhằm mục đích dùng để tham khảo giảng dạy, đồng thời cũng là một món quà tinh thần bé nhỏ kính cẩn dâng lên báo đáp phần nào công ơn pháp nhũ của các bậc ân sư trực tiếp cũng như gián tiếp. Và nếu nó may mắn được giới độc giả thể tất, thì có thể xem như là một sự đóng góp nhỏ nhoi vào công trình chuyển ngữ Tam tạng Thánh giáo sang tiếng Việt, một sự nghiệp to lớn mà tất cả Tăng Ni Phật tử Việt Nam đang khát khao mong đợi.

Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn thầy Tâm Hạnh đã nhiệt tình lo việc in ấn một cách chu đáo; cảm ơn nữ Phật tử Thọ Huệ, Nguyên Hạnh đã hoàn thành xuất sắc công đoạn đánh vi tính; cảm ơn Sư cô Từ Nghĩa tận tụy hoàn thành khâu vi tính sau cùng.

Xin hồi hướng tất cả công đức lên Tam bảo chứng minh, thành tâm nguyện cầu cho kho tàng Pháp bảo đuợc tồn tại miên trường trên cõi đời này.

Thiền Viện Vạn Hạnh ngày 4, tháng 1, năm 2000
Người dịch kính cẩn ghi lại,
Thích Phước Sơn
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2016(Xem: 6562)
Trong bảy chúng, Tỳ kheo là bậc nhất. Trong ba tụ giới, Cụ Túc là đứng đầu. Người học Phật lấy giới luật làm nền tảng căn bản, là thềm thang đầu tiên để hướng chí đến quả vị giải thoát. Nếu không nghiêm trì Tịnh giới cho chuyên cẩn, thì cũng giống như đứng ở ngoài cửa mà chưa bước vào trong nhà Phật pháp. Giới luật không chỉ ngăn ngừa các điều ác chưa phát sanh, mà còn làm tăng trưởng thiện căn nơi hành giả. Vì thế, Tuyển Phật Trường là nơi chọn ra được những vị Sa di có bình cam lồ thật sạch để ngày mai đây tiếp nhận dòng nước giới pháp mà giới sư truyền trao.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 7190)
Từng nghe sanh tử là việc lớn, vô thường lại chóng mau, thật không đợi chờ người. Nếu không quyết tâm ngay đời này giải thoát thì làm sao thắng nỏi con quỷ vô thường giết người không ngừng trong mỗi niệm và giải quyết cho xong việc lớn sanh tử?
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 11395)
Chúng ta đang thảo luận về tâm giác ngộ và một vị Bồ tát có nghĩa là gì, và chúng ta đã thấy rằng chỗ nào để thọ giới Bồ tát có trong sự tiến bộ của việc phát triển tâm giác ngộ, và những giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 6484)
Giới tử phải thọ luật nghi Cận trú từ người khác chứ không thể tự thọ. Nếu sau này gặp phải các duyên khiến cho giới tử phạm phải việc ác (phạm giới duyên) thì nhờ sinh tâm hổ thẹn đối với thầy truyền giới mà có thể sẽ không phạm các giới đã thọ. Nếu không làm đúng theo các điều trên đây thì người thọ giới có thể có được hành động tốt (diệu hạnh) nhưng không thể đắc giới. Nếu làm đúng theo các điều trên thì luật nghi Cận trú sẽ có tác dụng rất lợi ích ngay cả đối với những người phạm phải ác giới thuộc về một ngày một đêm (như giết hại, trộm cắp, v.v.)[
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 6611)
“Loại luật nghi này có tên là Cận trú (upavāsa) bởi vì, nhờ biểu hiện được lối sống phù hợp với lối sống của các A-la-hán (tadanuśikṣaṇāt), cho nên luật nghi này được đặt gần (upa) với A-la-hán. Có ý kiến khác cho rằng sở dĩ có tên Cận trú là vì nằm gần với loại luật nghi thọ trì suốt đời...... .
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 6471)
Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh: “Nhược nhất thiết chúng sinh sơ nhập tam bảo hải dĩ tín vi bản, trụ tại phật gia dĩ giới vi bản”[1]: Hết thảy chúng sanh khi mới bắt đầu vào biển Tam bảo lấy tín làm gốc; khi sống trong ngôi nhà của Phật, thì lấy giới làm gốc. Học giới khởi sinh từ nơi tư tâm sở hay từ nơi ước muốn và thệ nguyện của một người tha thiết khất cầu pháp học giới để sống đời thanh tịnh....
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 10833)
Những giới khinh của Bồ tát giới là để tránh khỏi 46 hành vi lỗi lầm (nyes-byas). Những hành vi lỗi lầm này được phân thành bảy nhóm gây thiệt hại, mỗi nhóm, liên hệ đến việc rèn luyện của chúng ta trong sáu ba la mật và với việc làm lợi ích cho người khác của chúng ta.
02 Tháng Năm 2015(Xem: 11311)
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi "một hành vi lỗi lầm", hoặc là một thứ tiêu cực một cách tự nhiên hay một việc mà Đức Phật ngăn cấm cho những cá nhân đặc thù đang tu tập để đạt đến những mục tiêu đặc biệt.