I. Khái Quát Về Giới Luật

19 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 11624)

Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
LUẬT HỌC TINH YẾU

Hoà Thượng Thích Phước Sơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2006 – PL 2550

Chương 1
GIỚI BẢN CỦA TỲ-KHEO

I. KHÁI QUÁT VỀ GIỚI LUẬT

1. Dẫn nhập

Trải qua 80 năm cĩ mặt trên cõi đời, thực hiện hồi bão độ sinh viên mãn, cuối cùng đức Thế Tơn đã thị hiện Niết-bàn. Khi hay tin Phật nhập diệt, tơn giả Đại Ca-diếp (Mahà-kassapa) liền tức tốc dẫn đồ chúng về thành Câu-thi (Kusinàrà) để đảnh lễ bậc Đạo sư lần cuối cùng. Trên đường về, cĩ nhiều Tỳ-kheo khơng cầm được nỗi đau thương than khĩc, vật vã. Bấy giờ Tỳ-kheo Bạt-nan-đà (Upananđa) bảo họ im lặng, và nĩi: “Vị Trưởng lão ấy (chỉ đức Phật) khi cịn sanh tiền thường bảo chúng ta nên làm như thế này, khơng nên làm như thế kia, nên học những điều này, khơng nên học những điều kia, thực là phiền phức. Bọn chúng ta ngày nay mới thốt khỏi nỗi khổ cực ấy, tùy ý muốn làm gì thì làm, khơng cịn ai kiềm chế, ngăn cản nữa. Thế thì vì sao các thầy lại thương tiếc, than khĩc?”

Nghe lời phát biểu vơ ý thức của Tỳ-kheo Bạt-nan-đà, tơn giả Đại Ca-diếp rất bức xúc, nghĩ rằng đức Thế Tơn vừa mới từ giã cõi đời mà đã cĩ những đệ tử manh động khơng muốn tuân thủù những lời Ngài dạy, thì về sau này, kỷ cương của Tăng chúng sẽ ra sao!

Do vậy, sau khi lo xong việc trà-tỳ đức Thế Tơn, tơn giả Đại Ca-diếp bèn triệu tập đại hội kết tập Pháp tạng ngay trong mùa an cư năm ấy. Đại hội này mở tại thành Vương Xá, với 500 vị A-la-hán (Arahant) tham dự, tơn giả Ưu-ba-li (Upali) kết tập Luật tạng, tơn giả A-nan (Anandà) kết tập Kinh tạng. Luật tạng được đọc lại rồi đại chúng chung quyết, đến 80 lần mới hồn thành, cho nên đặt tên là bộ Bát Thập Tụng Luật. Trong khi kết tập, tồn thể đại hội đã nhất trí giữ nguyên những gì do Phật chế định và những gì Phật khơng chế định thì khơng được tùy tiện đặt ra. Tuy nhiên, Tăng chúng cĩ thể tùy theo hồn cảnh, địa phương và thời đại mà linh động áp dụng những giới điều nhỏ nhiệm do Phật đã chế.

Theo lịch sử Phĩ Pháp Tạng thì sự kế thừa chánh pháp của Phật, làm Tổ sư thứ nhất là tơn giả Đại Ca-diếp, thứ hai tơn giả A-nan, thứ ba tơn giả Mạt-điền-địa, thứ tư Thương-na-hịa-tu, thứ năm Ưu-ba-cúc-đa. Tương truyền Ưu-ba-cúc-đa cĩ 5 người đồ đệ xuất sắc tách riêng ra lập thành 5 bộ phái, rồi dùng bộ Bát Thập Tụng Luật châm chước theo quan điểm của mình soạn ra 5 bộ luật sau:

1. ĐÀM-VƠ-ĐỨC BỘ (Dharmagupta) cĩ Tứ Phần Luật.

2. TÁT-BÀ-ĐA BỘ (Sarvàstivàda) cĩ Thập Tụng Luật.

3. CA-DIẾP-DI BỘ (Kasyapiya) cĩ Giải Thốt Luật.

4. DI-SA-TẮC BỘ (Mahisasaka) cĩ Ngũ Phần Luật.

5. BÀ-TA-PHÚ-LA BỘ (Vatsiputriya) cĩ Ma Ha Tăng Kỳ Luật.

Đàm-vơ-đức là từ phiên âm của chữ Phạn nêu trên và được dịch là Pháp tạng bộ, Pháp hộ bộ, Pháp mật bộ. Tát-bà-đa cũng là từ phiên âm và được dịch nghĩa là Thuyết nhất thiết hữu bộ, nĩi tắt là Hữu bộ. Ca-diếp-di bộ là từ phiên âm và được dịch nghĩa là Ẩm Quang Bộ, Thiện Tuế bộ. Di-sa-tắc là từ phiên âm, được dịch nghĩa là Hố Địa bộ, Chánh Địa bộ. Bà-ta-phú-la là từ phiên âm, được dịch nghĩa là Độc Tử bộ.[1]

Về nguyên nhân khiến Luật tạng bị chia thành 5 bộ cĩ các thuyết đề cập đến như sau:

1/. Xuất Tam Tạng Ký Tập, quyển 3[1] chép: Khi Phật cịn tại thế, cĩ một trưởng giả nằm mộng thấy một tấm vải trắng, bỗng nhiên bị xé thành 5 mảnh. Trưởng giả giật mình thức dậy, bèn đi đến Phật hỏi về nguyên do giấc mộng. Phật giải thích rằng đĩ là điều biểu thị sau khi Phật diệt độ, Luật tạng sẽ chia thành 5 bộ.

2/. Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập, quyển 4[1] chép: Sau khi Phật thành đạo 38 năm, một hơm đức Phật đến Vương cung thọ trai do Quốc vương cúng dường. Lúc ăn xong, Phật bảo La-hầu-la rửa bát. Vì sơ ý, La-hầu-la để bát rơi, vỡ thành 5 mảnh. Thấy thế, các Tỳ-kheo hỏi Phật về điềm gở ấy, Phật giải thích rằng sau khi Phật nhập diệt trong vịng 200 năm, các Tỳ-kheo sẽ chia Luật thành 5 bộ. Về sau quả nhiên 5 đệ tử của Ưu-ba-cúc-đa chia Đại tạng Luật của Như Lai thành 5 bộ.

2. Luật tạng được truyền dịch sang Hán văn

 Giới luật bắt đầu truyền sang Trung Quốc từ đời Tam Quốc, triều Tào Ngụy Năm Gia Bình thứ hai (250), Đàm-ma-ca-la người Trung Thiên Trúc tới ở chùa Bạch Mã tại Lạc Dương, dịch Tăng-kỳ Giới Tâm và Tứ Phần Yết-ma.

Ngồi ra, các bộ Quảng luật khác được lần lượt phiên dịch theo thời gian sau:

2.1. Các bộ quảng Luật

1. THẬP TỤNG LUẬT: Lần đầu do Cưu-ma-la-thập dịch từ năm Hoằng Thỉ thứ 6 đến năm thứ 8 (404-406) đời Diêu Tần, được 58 quyển, nhưng chưa xong. Sau đĩ, Tỳ-ma-la-xoa tiếp tục dịch hồn thành, gồm 61 quyển.

2. TỨ PHẦN LUẬT: Do Phật-đà-da-xá và Trúc-Phật-niệm dịch từ năm Hoằng Thỉ thứ 12 đến năm thứ 15 (410-413) đời Diêu Tần, gồm 60 quyển.

3. MA-HA-TĂNG-KỲ LUẬT: Do Phật-đà-bạt-đà-la và Pháp Hiển dịch năm Nghĩa Hy thứ 14 (418) đời Đơng Tấn, gồm 40 quyển.

4. NGŨ PHẦN LUẬT: Do Phật-đà-thập và Trí Thắng dịch vào năm Cảnh Bình thứ nhất (423) đời Lưu Tống, gồm 30 quyển.

5. GIẢI THỐT GIỚI KINH: (chỉ cĩ Giới bổn của Tỳ-kheo): Do Phất-nhã Lưu-chi dịch, vào đời Nguyên Ngụy, ước chừng vào khoảng (538-544), gồm cĩ 1 quyển.

6. CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ-NẠI-DA: Do Tam Tạng Nghĩa Tịnh dịch vào đời Đường, từ năm Cửu Thị thứ nhất triều Võ Tắc Thiên đến năm Cảnh Vân thứ 2 triều vua Duệ Tơng (700-711), gồm 50 quyển. (Nguyên bản của bộ này cùng một gốc với Thập Tụng luật nhưng được soạn lại).

 Đĩ là những bộ Luật chính. Ngồi ra, cịn cĩ những bộ Luận dùng để giải thích các bộ Quảng Luật nêu trên, và được kể tên như sau:

2.2. Năm bộ luận của Luật

  1. TỲ-NI MẪU KINH: Gồm 8 quyển.
  2. MA-ĐẮC-LẶC-GIÀ: Gọi đầy đủ là Tát-bà-đa bộ Tỳ-ni Ma-đắc-lặc-già, 10 quyển do Tăng-già-bạt-ma đời Lưu Tống dịch.

Hai bộ luận này căn cứ Tân Tát-bà-đa luật mà giải thích.

  1. THIỆN KIẾN LUẬN: Cịn được gọi là Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa, 18 quyển do Tăng-già-bạt-đà-la dịch đời Tiêu Tề, giải thích Luật Tứ Phần.
  2. TÁT-BÀ-ĐA LUẬN: Cịn gọi là Tát-bà-đa Tỳ-ni-Tỳ-bà-sa 9 quyển, mất tên người dịch. Luận này giải thích Luật Thập Tụng.

5. MINH LIỄU LUẬN: Vốn gọi là Luật Nhị Thập Nhị Minh Liễu Luận, 1 quyển, do Chân Đế đời Trần dịch. Luận này giải thích giới luật thuộc Chánh Lượng bộ.Chánh lượng bộ xuất phát từ Độc Tử Bộ và Độc Tử bộ thuộc Thượng Toạ bộ (Luật Tăng Kỳ).

3. Phân tích nội dung Luật bộ

3.1. Nội dung Luật Tứ Phần

Bộ luật này được chia làm 4 phần sau đây:

Phần thứ nhất: Giới thiệu luật của T?-kheo từ Ba-la-di đến Chúng học pháp.

Phần thứ hai : Từ giới Ba-la-di của T?-kheo đến hết giới của Ni và các Kiền-độ Thọ giới, Thuyết giới, An cư, Tự tứ.

Phần thứ ba: Kiền-độ Tự tứ tiếp theo cho đến pháp Kiền-độ, gồm cĩ 14 vấn đề.

Phần thứ tư: Từ Kiền-độ phịng xá đến Tỳ-ni Tăng nhất, gồm 6 vấn đề.

Về các Kiền-độ gồm cĩ 20 mục được xếp theo thứ tự như sau:

  1. Thọ giới Kiền-độ: Thuyết minh việc thọ giới.
  2. Thuyết giới Kiền-độ: Thuyết minh nghi thức tụng giới.
  3. An cư Kiền-độ: Thuyết minh ý nghĩa về việc An cư.
  4. Tự tứ Kiền-độ: Nĩi về ý nghĩa tác pháp Tự tứ.
  5. Bì cách Kiền-độ: Nĩi về cách thức dùng giày dép bằng da.
  6. Y Kiền-độ: Nĩi về cách thức may và mặc y.
  7. Dược Kiền-độ: Nĩi về thuốc chữa bệnh.
  8. Ca-hi-na Kiền-độ: Nĩi về cách thọ và xả y cơng đức.
  9. Câu-thiểm-di Kiền-độ: Nĩi về việc các Tỳ-kheo tại Câu-thiểm-di đấu tranh nhau và về việc cử tội, sám hối.

10.  Chiêm-ba Kiền-độ: Nĩi về việc Yết-ma đúng pháp và phi pháp.

11.  Ha trách Kiền-độ: Nĩi về 7 trường hợp ha trách.

12. Nhân Kiền-độ: Nĩi về các việc liên quan đến tội Tăng tàn.

13. Phú tàng Kiền-độ: Nĩi về việc che giấu tội và cách xử phạt.

14. Già Kiền-độ: Nĩi về việc ngăn cản người cử tội.

15. Phá Tăng Kiền-độ: Nĩi về việc phá Tăng.

16. Diệt tránh Kiền-độ: Nĩi về 7 pháp dập tắt sự tranh đấu.

17. Ni Kiền-độ: Nĩi về sinh hoạt của Ni chúng.

18. Pháp Kiền-độ: Nĩi về oan nghi, pháp thức của Tỳ-kheo.

19. Phịng Kiền-độ: Nĩi về việc sửa sang tu bổ phịng xá.

20. Tạp Kiền-độ: Thuyết minh xen lẫn các Kiền-độ, cuối cùng nĩi về cách giữ các giới lớn nhỏ.

Từ 20 Kiền-độ kể trên, Luật sư Đạo Tuyên đã sắp xếp lại thành 10 Kiền-độ hay 10 thiên trong quyển San Bổ Tùy Cơ Yết-ma như sau:

Thiên 1: Nĩi về pháp Yết-ma thành hay khơng thành.

Thiên 2: Nĩi về kết, giải mọi cương giới.

Thiên 3: Nĩi về pháp thọ các giới pháp.

Thiên 4: Nĩi về y, thuốc, thọ trì, thuyết tịnh.

Thiên 5: Nĩi về các thể thức thuyết giới.

Thiên 6: Nĩi về các chúng An cư.

Thiên 7: Nĩi về các thể thức Tự tứ

Thiên 8: Nĩi về cách chia vật d?ng của Tỳ-kheo viên tịch.

Thiên 9: Nĩi về thể thức sám hối các tội.

Thiên 10: Nĩi về việc duy trì Phật Pháp.

3.2. Nội dung Luật tạng Pàli (P?li-Vin?ya-pitaka)

Tạng này gồm 5 tập, từ tập 1 đến tập 5, thuộc Nam truyền Đại tạng kinh và được chia thành 3 bộ phận:

1/. Kinh Phân biệt (Suttavibhanga): Giải thích về giới điều của Tỳ-kheo và được chia thành 2 loại:

1. Tỳ-kheo phân biệt (Bhikkhu-Vibhanga): Giải thích 227 giới của Tỳ-kheo.

2. Tỳ-kheo-ni phân biệt (Bhikkhuni-Vibhanga): Giải thích 311 giới của Tỳ-kheo-ni.

2/. Kiền-độ (Khandhaka): Trình bày bao quát về các sinh hoạt của Tăng đồn, được chia thành 2 loại:

2/1. Đại phẩm (Mahavagga): Gồm 10 Kiền-độ như sau:

1. Đại Kiền-độ (Mahà-Khandhaka): Thọ giới.

2. Bố-tát Kiền-độ (Uposatha-Khandhaka): Bố-tát.

3. Vũ an cư Kiền-độ (Vassupanayika-Khandhaka): An cư.

4. Tự tứ Kiền-độ (Pavàrana-Khandhaka): Tự tứ.

5. Bì cách Kiền-độ (Camma-Khandhaka): Giày da.

6. Dược Kiền-độ (Bhesajja-Khandhaka): Thuốc.

7. Ca-hi-na Kiền-độ (Kathina-Khandhaka): Y cơng đức.

8. Y Kiền-độ (Civara-Khandhaka): Y.

9. Chiêm-ba Kiền-độ (Campà-Khandhaka): Về những việc rắc rối xảy ra tại Chiêm-ba.

10. Câu-thiểm-di Kiền-độ (Kosambi-Khandhaka): Những việc rắc rối tại Câu-thiểm-di.

2/2. Tiểu phẩm (Cullavagga): Gồm 12 Kiền-độ:

1. Yết-ma Kiền-độ (Kamma-Khandhaka): Yết-ma.

2. Biệt trú Kiền-độ (Pàsivàsika-Khandhaka): Biệt trú.

3. Phú tàng Kiền-độ (Samuccaya-Khandhaka): Phú tàng.

4. Diệt tránh Kiền-độ (Samatha-Khandhaka): Dập tắt tranh chấp.

5. Tạp sự Kiền-độ (Khuddavatthu-Khandhaka): Tạp sự.

6. Phịng xá Kiền-độ (Senàsana-Khandhaka): Phịng xá.

7. Phá Tăng Kiền-độ (Sanghabhedaka-Khandhaka): Phá Tăng.

8. Oai nghi Kiền-độ (Vatta-Khandhaka): Oai nghi.

  1. 9. Già Bố-tát Kiền-độ (Patimakhathapana-Khandhaka): Ngăn Bố-tát.

1O. T?-kheo-ni Kiền-độ (Bhikkhuni- Khandhaka): Nĩi v? Ni gi?i.

11. Ngũ bách nhân Kiền-độ (Pancasatika-Khandhaka): 500 người kết tập pháp tạng.

  1. Thất bách nhân Kiền-độ (Sattasatika-Khandhaka): 700 người kết tập pháp tạng.

3/. Phụ tùy (Parivàra): Gồm cĩ 19 chương, là những điều giáo hố liên hệ đến 2 bộ phận trên.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2016(Xem: 6504)
Trong bảy chúng, Tỳ kheo là bậc nhất. Trong ba tụ giới, Cụ Túc là đứng đầu. Người học Phật lấy giới luật làm nền tảng căn bản, là thềm thang đầu tiên để hướng chí đến quả vị giải thoát. Nếu không nghiêm trì Tịnh giới cho chuyên cẩn, thì cũng giống như đứng ở ngoài cửa mà chưa bước vào trong nhà Phật pháp. Giới luật không chỉ ngăn ngừa các điều ác chưa phát sanh, mà còn làm tăng trưởng thiện căn nơi hành giả. Vì thế, Tuyển Phật Trường là nơi chọn ra được những vị Sa di có bình cam lồ thật sạch để ngày mai đây tiếp nhận dòng nước giới pháp mà giới sư truyền trao.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 7141)
Từng nghe sanh tử là việc lớn, vô thường lại chóng mau, thật không đợi chờ người. Nếu không quyết tâm ngay đời này giải thoát thì làm sao thắng nỏi con quỷ vô thường giết người không ngừng trong mỗi niệm và giải quyết cho xong việc lớn sanh tử?
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 11336)
Chúng ta đang thảo luận về tâm giác ngộ và một vị Bồ tát có nghĩa là gì, và chúng ta đã thấy rằng chỗ nào để thọ giới Bồ tát có trong sự tiến bộ của việc phát triển tâm giác ngộ, và những giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 6456)
Giới tử phải thọ luật nghi Cận trú từ người khác chứ không thể tự thọ. Nếu sau này gặp phải các duyên khiến cho giới tử phạm phải việc ác (phạm giới duyên) thì nhờ sinh tâm hổ thẹn đối với thầy truyền giới mà có thể sẽ không phạm các giới đã thọ. Nếu không làm đúng theo các điều trên đây thì người thọ giới có thể có được hành động tốt (diệu hạnh) nhưng không thể đắc giới. Nếu làm đúng theo các điều trên thì luật nghi Cận trú sẽ có tác dụng rất lợi ích ngay cả đối với những người phạm phải ác giới thuộc về một ngày một đêm (như giết hại, trộm cắp, v.v.)[
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 6587)
“Loại luật nghi này có tên là Cận trú (upavāsa) bởi vì, nhờ biểu hiện được lối sống phù hợp với lối sống của các A-la-hán (tadanuśikṣaṇāt), cho nên luật nghi này được đặt gần (upa) với A-la-hán. Có ý kiến khác cho rằng sở dĩ có tên Cận trú là vì nằm gần với loại luật nghi thọ trì suốt đời...... .
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 6433)
Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh: “Nhược nhất thiết chúng sinh sơ nhập tam bảo hải dĩ tín vi bản, trụ tại phật gia dĩ giới vi bản”[1]: Hết thảy chúng sanh khi mới bắt đầu vào biển Tam bảo lấy tín làm gốc; khi sống trong ngôi nhà của Phật, thì lấy giới làm gốc. Học giới khởi sinh từ nơi tư tâm sở hay từ nơi ước muốn và thệ nguyện của một người tha thiết khất cầu pháp học giới để sống đời thanh tịnh....
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 10545)
Những giới khinh của Bồ tát giới là để tránh khỏi 46 hành vi lỗi lầm (nyes-byas). Những hành vi lỗi lầm này được phân thành bảy nhóm gây thiệt hại, mỗi nhóm, liên hệ đến việc rèn luyện của chúng ta trong sáu ba la mật và với việc làm lợi ích cho người khác của chúng ta.
02 Tháng Năm 2015(Xem: 11231)
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi "một hành vi lỗi lầm", hoặc là một thứ tiêu cực một cách tự nhiên hay một việc mà Đức Phật ngăn cấm cho những cá nhân đặc thù đang tu tập để đạt đến những mục tiêu đặc biệt.