Iii. Khởi Nguyên Của Giới Pháp Bồ-tát

19 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 9921)

Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
LUẬT HỌC TINH YẾU

Hoà Thượng Thích Phước Sơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2006 – PL 2550

Chương 4
GIỚI BỒ-TÁT

III. KHỞI NGUYÊN CỦA GIỚI PHÁP BỒ-TÁT

Tại Ấn Độ, giới pháp Bồ-tát hình thành từ lúc nào và cách thức thọ như thế nào thì không làm sao tra cứu được. Nhưng giới Bồ-tát được truyền sang Trung Hoa thì có hai xuất xứ:

1. Giới Bồ-tát Phạm Võng của ngài Cưu-ma-la-thập:

Theo truyền thuyết, đức Phật Thích-ca truyền cho ngài Di-lặc, ngài Di-lặc lần lượt truyền xuống cho hơn 20 vị Bồ-tát, rồi pháp sư La-thập đem giới pháp này truyền sang Trung Hoa. Lần đầu tiên, các Sa-môn Tuệ Dung, Đạo Tường v.v... hơn 800 người thỉnh pháp sư La-thập truyền cho giới pháp này.

2. Địa Trì Giới Bổn của Tam tạng Đàm Vô Sấm:

Theo Lương Cao Tăng Truyện, khi Đàm Vô Sấm đến Trung Quốc, có Sa-môn Đạo Tấn (hay Pháp Tấn), Trương Dịch tha thiết thỉnh cầu Ngài truyền cho giới Bồ-tát. Ngài bảo họ thành tâm Sám hối và họ đã chí thành sám bối, do đó, mộng thấy đức Phật Thích-ca và các Đại sĩ truyền giới Bồ-tát cho mình. Hôm sau, Tấn cùng hơn 10 người khác đến chỗ Sấm tường thuật lại giấc mộng, khi vừa trông thấy họ, Sấm biết là họ đã cảm được giới, bèn dẫn đến trước tượng Phật, nói giới tướng cho họ nghe. Rồi sau đó, Sấm phiên dịch Địa Trì Giới Bản, làm cơ sở cho giới Bồ-tát. Theo giới bản này thì pháp Bồ-tát từ Bồ-tát Liên Hoa Tạng lần lượt truyền xuống hơn 30 vị Bồ-tát rồi đến Trung Quốc.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8826)
Vì “Giới luật là nền tảng của Phật giáo" (Vinayo Buddhànasàsanamùlam) nên chư Tăng Phật giáo Nam Tông dù ở bất cứ quốc gia, khu vực địa lý nào trên thế giới, cũng đều có chung một đặc điểm là yêu cầu nghiêm trì giới luật. Chư Tăng Phật giáo Nam Tông Kinh tại Việt Nam, xưa nay cũng đặt nặng yêu cầu đó, ở cùng mức độ, và không chấp nhận một biệt lệ nào trong việc giữ gìn giới luật của Phật chế.
24 Tháng Hai 2014(Xem: 13482)
phong_sinh_chim_300Tâm hay trách móc, hay hờn tủi, tâm đó sẽ làm cho chúng ta khổ đau. Không sợ già, không sợ chết, chỉ sợ chúng ta không có trí tuệ, chúng ta không biết tu tập, nên chúng ta không có khả năng để vẽ đời sống của chúng ta, cái dáng dấp đẹp đẽ của chúng ta trong tương lai.
06 Tháng Chín 2013(Xem: 16685)
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 9848)