Iv. Điều Kiện Truyền Thọ Giới Bồ-tát

19 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 11936)

Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
LUẬT HỌC TINH YẾU

Hoà Thượng Thích Phước Sơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2006 – PL 2550

Chương 4
GIỚI BỒ-TÁT

IV. ĐIỀU KIỆN TRUYỀN THỌ GIỚI BỒ-TÁT

1. Điều kiện của giới tử

Giới tử muốn thọ giới Bồ-tát phải có hai điều kiện chủ yếu sau đây:

1.1. Phải có cái thiện để cảm giới:

Theo Bồ-tát Giới Bổn Sớ của pháp sư Nghĩa Tịch thì người muốn thọ giới Bồ-tát phải có 10 thắng hạnh như sau:

(1) Sinh tâm tha thiết đối với Vô thượng Bồ-đề.

(2) Suốt đời lìa ác tri thức, gần thiện tri thức.

(3) Suốt đời hối lỗi, tùy hỷ khuyến thỉnh Phật pháp, hồi hướng chúng sanh, tăng trưởng Phật đạo.

(4) Suốt đời đem hết năng lực cúng dường Tam bảo.

(5) Suốt đời biên chép đọc tụng kinh điển Phương Đẳng, vì người giảng giải.

(6) Sinh lòng thương xót, tùy sức cứu giúp những người cô độc, nghèo khổ, vi phạm pháp luật.

(7) Suốt đời tinh tấn cần cầu Phật đạo.

(8) Khi ở trong trần lao ngũ dục có phiền não phát sinh, phải tìm cách khắc phục.

(9) Khi tâm cầu Vô thượng Bồ-đề bị lui sụt hay khi tâm sinh tham đắm pháp Tiểu thừa, phải tìm cách trừ diệt.

(10) Xả bỏ được tất cả vật sở hữu, không tiếc cả thân mạng.

1.2. Không có cái ác làm chướng giới:

Chủ yếu là 3 loại: Phiền não chướng; nghiệp chướng và báo chướng.

1/ Phiền não chướng gồm bốn thứ:

a) Phóng dật: do phóng dật thành tánh, tạm thời khó sửa đổi, vì thế không thọ giới được.

b) Không tha thiết: Tự mình không quyết tâm và theo bạn xấu, không mong mỏi việc thọ giới.

c) Bị người khác ràng buộc: Hoặc bị bậc Tôn trưởng, chồng, chủ nhân, vua, giặc, oan gia câu thúc, nên thân tâm chẳng được tự do, vì thế không được thọ giới.

d) Sinh hoạt cùng khốn: Luôn luôn bị sự sinh hoạt chi phối, lo lắng, vì thế không rảnh nghĩ đến thọ giới.

2/ Nghiệp chướng có hai thứ:

a) Phạm 7 tội nghịch: Làm thân Phật ra máu; giết cha; giết mẹ; giết Hòa thượng; giết A-xà-lê; phá pháp luân Tăng; giết Thánh nhân (La-hán của Tiểu thừa và hàng Thập Địa Bồ-tát trở lên của Đại thừa).

b) Phạm 10 giới trọng: Tức phạm10 giới trọng theo Kinh Anh Lạc và Phạm Võng.

3/ Báo chướng có 4 thứ:

a) Địa ngục.

b) Ngạ quỷ.

c) Súc sinh - không hiểu được lời của Pháp sư.

d) Sinh Bắc-câu-lô-châu, người bẩm tính hạ liệt không tin nhân quả, ý chí bạc nhược.

2. Điều kiện của pháp sư

Giới Bồ Tát vốn là giới “Đạo Tục Thông hành” (người xuất gia và tại gia cùng thọ như nhau) và có nhiều thứ, nên điều kiện của Giới sư cũng có những quan điểm bất đồng. Quan điểm của kinh Anh Lạc là rộng rãi hơn hết, kinh này cho rằng: “Vấn đề Giới sư thì vợ chồng, lục thân đều có thể làm thầy truyền giới cho nhau được cả”. Nhưng Giới bổn Phạm Võng do ngài La Thập truyền thì nói: “Thầy phải là người xuất gia đầy đủ 5 đức” như sau:

1) Kiên trì tịnh giới.

2) Đủ 10 giới lạp.

3) Hiểu rộng Luật tạng.

4) Có công phu tu thiền.

5) Có trí tuệ sâu, biện tài vô ngại.

Lại còn có 4 đức khác:

1) Đồng pháp Bồ-tát: biểu thị không phải là người học pháp Tiểu Thừa.

2) Đã phát đại nguyên: biểu thị không phải là người chưa phát tâm Bồ-đề.

3) Có trí có lực: biểu thị đối với văn nghĩa của kinh luật hiểu được, giữ được.

4) Có khả năng trao truyền: biểu thị có khả năng dùng ngôn ngữ để thuyết pháp rõ ràng khiến người dễ hiểu, nhờ thế họ khai mở được tâm trí.

Đó là những điều kiện của Giới sư, còn về số lượng của giới sư thì các bộ giới bản cũng không được nhất trí. Trong Kinh Địa Trì và Anh Lạc đều nói chỉ có một giới sư..

 Trong Nghĩa Sớ của Phạm Võng cũng chỉ nói có một giới sư. Như vậy, quan điểm cho rằng chỉ có một giới sư thì được nhiều sự đồng tình hơn. Vả lại, giới sư là người giữ vai trò trung gian hướng dẫn giới tử thọ giới, còn giới sư chính thức của giới Bồ-tát vẫn là chư Phật và chư Bồ-tát, mặc dù chỉ hiện hữu qua hình tượng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2016(Xem: 6506)
Trong bảy chúng, Tỳ kheo là bậc nhất. Trong ba tụ giới, Cụ Túc là đứng đầu. Người học Phật lấy giới luật làm nền tảng căn bản, là thềm thang đầu tiên để hướng chí đến quả vị giải thoát. Nếu không nghiêm trì Tịnh giới cho chuyên cẩn, thì cũng giống như đứng ở ngoài cửa mà chưa bước vào trong nhà Phật pháp. Giới luật không chỉ ngăn ngừa các điều ác chưa phát sanh, mà còn làm tăng trưởng thiện căn nơi hành giả. Vì thế, Tuyển Phật Trường là nơi chọn ra được những vị Sa di có bình cam lồ thật sạch để ngày mai đây tiếp nhận dòng nước giới pháp mà giới sư truyền trao.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 7142)
Từng nghe sanh tử là việc lớn, vô thường lại chóng mau, thật không đợi chờ người. Nếu không quyết tâm ngay đời này giải thoát thì làm sao thắng nỏi con quỷ vô thường giết người không ngừng trong mỗi niệm và giải quyết cho xong việc lớn sanh tử?
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 11339)
Chúng ta đang thảo luận về tâm giác ngộ và một vị Bồ tát có nghĩa là gì, và chúng ta đã thấy rằng chỗ nào để thọ giới Bồ tát có trong sự tiến bộ của việc phát triển tâm giác ngộ, và những giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 6457)
Giới tử phải thọ luật nghi Cận trú từ người khác chứ không thể tự thọ. Nếu sau này gặp phải các duyên khiến cho giới tử phạm phải việc ác (phạm giới duyên) thì nhờ sinh tâm hổ thẹn đối với thầy truyền giới mà có thể sẽ không phạm các giới đã thọ. Nếu không làm đúng theo các điều trên đây thì người thọ giới có thể có được hành động tốt (diệu hạnh) nhưng không thể đắc giới. Nếu làm đúng theo các điều trên thì luật nghi Cận trú sẽ có tác dụng rất lợi ích ngay cả đối với những người phạm phải ác giới thuộc về một ngày một đêm (như giết hại, trộm cắp, v.v.)[
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 6589)
“Loại luật nghi này có tên là Cận trú (upavāsa) bởi vì, nhờ biểu hiện được lối sống phù hợp với lối sống của các A-la-hán (tadanuśikṣaṇāt), cho nên luật nghi này được đặt gần (upa) với A-la-hán. Có ý kiến khác cho rằng sở dĩ có tên Cận trú là vì nằm gần với loại luật nghi thọ trì suốt đời...... .
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 6435)
Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh: “Nhược nhất thiết chúng sinh sơ nhập tam bảo hải dĩ tín vi bản, trụ tại phật gia dĩ giới vi bản”[1]: Hết thảy chúng sanh khi mới bắt đầu vào biển Tam bảo lấy tín làm gốc; khi sống trong ngôi nhà của Phật, thì lấy giới làm gốc. Học giới khởi sinh từ nơi tư tâm sở hay từ nơi ước muốn và thệ nguyện của một người tha thiết khất cầu pháp học giới để sống đời thanh tịnh....
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 10558)
Những giới khinh của Bồ tát giới là để tránh khỏi 46 hành vi lỗi lầm (nyes-byas). Những hành vi lỗi lầm này được phân thành bảy nhóm gây thiệt hại, mỗi nhóm, liên hệ đến việc rèn luyện của chúng ta trong sáu ba la mật và với việc làm lợi ích cho người khác của chúng ta.
02 Tháng Năm 2015(Xem: 11235)
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi "một hành vi lỗi lầm", hoặc là một thứ tiêu cực một cách tự nhiên hay một việc mà Đức Phật ngăn cấm cho những cá nhân đặc thù đang tu tập để đạt đến những mục tiêu đặc biệt.