Iv. Điều Kiện Truyền Thọ Giới Bồ-tát

19 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 11988)

Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
LUẬT HỌC TINH YẾU

Hoà Thượng Thích Phước Sơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2006 – PL 2550

Chương 4
GIỚI BỒ-TÁT

IV. ĐIỀU KIỆN TRUYỀN THỌ GIỚI BỒ-TÁT

1. Điều kiện của giới tử

Giới tử muốn thọ giới Bồ-tát phải có hai điều kiện chủ yếu sau đây:

1.1. Phải có cái thiện để cảm giới:

Theo Bồ-tát Giới Bổn Sớ của pháp sư Nghĩa Tịch thì người muốn thọ giới Bồ-tát phải có 10 thắng hạnh như sau:

(1) Sinh tâm tha thiết đối với Vô thượng Bồ-đề.

(2) Suốt đời lìa ác tri thức, gần thiện tri thức.

(3) Suốt đời hối lỗi, tùy hỷ khuyến thỉnh Phật pháp, hồi hướng chúng sanh, tăng trưởng Phật đạo.

(4) Suốt đời đem hết năng lực cúng dường Tam bảo.

(5) Suốt đời biên chép đọc tụng kinh điển Phương Đẳng, vì người giảng giải.

(6) Sinh lòng thương xót, tùy sức cứu giúp những người cô độc, nghèo khổ, vi phạm pháp luật.

(7) Suốt đời tinh tấn cần cầu Phật đạo.

(8) Khi ở trong trần lao ngũ dục có phiền não phát sinh, phải tìm cách khắc phục.

(9) Khi tâm cầu Vô thượng Bồ-đề bị lui sụt hay khi tâm sinh tham đắm pháp Tiểu thừa, phải tìm cách trừ diệt.

(10) Xả bỏ được tất cả vật sở hữu, không tiếc cả thân mạng.

1.2. Không có cái ác làm chướng giới:

Chủ yếu là 3 loại: Phiền não chướng; nghiệp chướng và báo chướng.

1/ Phiền não chướng gồm bốn thứ:

a) Phóng dật: do phóng dật thành tánh, tạm thời khó sửa đổi, vì thế không thọ giới được.

b) Không tha thiết: Tự mình không quyết tâm và theo bạn xấu, không mong mỏi việc thọ giới.

c) Bị người khác ràng buộc: Hoặc bị bậc Tôn trưởng, chồng, chủ nhân, vua, giặc, oan gia câu thúc, nên thân tâm chẳng được tự do, vì thế không được thọ giới.

d) Sinh hoạt cùng khốn: Luôn luôn bị sự sinh hoạt chi phối, lo lắng, vì thế không rảnh nghĩ đến thọ giới.

2/ Nghiệp chướng có hai thứ:

a) Phạm 7 tội nghịch: Làm thân Phật ra máu; giết cha; giết mẹ; giết Hòa thượng; giết A-xà-lê; phá pháp luân Tăng; giết Thánh nhân (La-hán của Tiểu thừa và hàng Thập Địa Bồ-tát trở lên của Đại thừa).

b) Phạm 10 giới trọng: Tức phạm10 giới trọng theo Kinh Anh Lạc và Phạm Võng.

3/ Báo chướng có 4 thứ:

a) Địa ngục.

b) Ngạ quỷ.

c) Súc sinh - không hiểu được lời của Pháp sư.

d) Sinh Bắc-câu-lô-châu, người bẩm tính hạ liệt không tin nhân quả, ý chí bạc nhược.

2. Điều kiện của pháp sư

Giới Bồ Tát vốn là giới “Đạo Tục Thông hành” (người xuất gia và tại gia cùng thọ như nhau) và có nhiều thứ, nên điều kiện của Giới sư cũng có những quan điểm bất đồng. Quan điểm của kinh Anh Lạc là rộng rãi hơn hết, kinh này cho rằng: “Vấn đề Giới sư thì vợ chồng, lục thân đều có thể làm thầy truyền giới cho nhau được cả”. Nhưng Giới bổn Phạm Võng do ngài La Thập truyền thì nói: “Thầy phải là người xuất gia đầy đủ 5 đức” như sau:

1) Kiên trì tịnh giới.

2) Đủ 10 giới lạp.

3) Hiểu rộng Luật tạng.

4) Có công phu tu thiền.

5) Có trí tuệ sâu, biện tài vô ngại.

Lại còn có 4 đức khác:

1) Đồng pháp Bồ-tát: biểu thị không phải là người học pháp Tiểu Thừa.

2) Đã phát đại nguyên: biểu thị không phải là người chưa phát tâm Bồ-đề.

3) Có trí có lực: biểu thị đối với văn nghĩa của kinh luật hiểu được, giữ được.

4) Có khả năng trao truyền: biểu thị có khả năng dùng ngôn ngữ để thuyết pháp rõ ràng khiến người dễ hiểu, nhờ thế họ khai mở được tâm trí.

Đó là những điều kiện của Giới sư, còn về số lượng của giới sư thì các bộ giới bản cũng không được nhất trí. Trong Kinh Địa Trì và Anh Lạc đều nói chỉ có một giới sư..

 Trong Nghĩa Sớ của Phạm Võng cũng chỉ nói có một giới sư. Như vậy, quan điểm cho rằng chỉ có một giới sư thì được nhiều sự đồng tình hơn. Vả lại, giới sư là người giữ vai trò trung gian hướng dẫn giới tử thọ giới, còn giới sư chính thức của giới Bồ-tát vẫn là chư Phật và chư Bồ-tát, mặc dù chỉ hiện hữu qua hình tượng.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8812)
Vì “Giới luật là nền tảng của Phật giáo" (Vinayo Buddhànasàsanamùlam) nên chư Tăng Phật giáo Nam Tông dù ở bất cứ quốc gia, khu vực địa lý nào trên thế giới, cũng đều có chung một đặc điểm là yêu cầu nghiêm trì giới luật. Chư Tăng Phật giáo Nam Tông Kinh tại Việt Nam, xưa nay cũng đặt nặng yêu cầu đó, ở cùng mức độ, và không chấp nhận một biệt lệ nào trong việc giữ gìn giới luật của Phật chế.
24 Tháng Hai 2014(Xem: 13473)
phong_sinh_chim_300Tâm hay trách móc, hay hờn tủi, tâm đó sẽ làm cho chúng ta khổ đau. Không sợ già, không sợ chết, chỉ sợ chúng ta không có trí tuệ, chúng ta không biết tu tập, nên chúng ta không có khả năng để vẽ đời sống của chúng ta, cái dáng dấp đẹp đẽ của chúng ta trong tương lai.
06 Tháng Chín 2013(Xem: 16679)
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 9836)