Vi. Thể Thức Sám Hối

19 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 10575)

Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
LUẬT HỌC TINH YẾU

Hoà Thượng Thích Phước Sơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2006 – PL 2550

Chương 4
GIỚI BỒ-TÁT

VI. THỂ THỨC SÁM HỐI

Theo Bồ-tát giới Yết-ma văn thuộc Du-già thì người phạm tội chia làm 3 bậc, thượng, trung và hạ. Bậc thượng thì không thể sám hối, phải thọ giới lại, bậc trung và hạ mới có thể sám hối, được trình bày như sau:

1. Nếu Bồ-tát phạm Thượng phẩm triền, tức thường thường phạm 4 tha thắng (Ba-la-di) mà không hổ thẹn, còn sinh ưa thích cho là công đức thì xem như mất giới, phải thọ lại.

2. Nếu Bồ-tát phạm Trung phẩm triền, tức vô tình phạm bốn tha thắng, liền sinh tâm tàm quý thì có thể sám hối với 3 người trở lên, sám hối xong được xem là thanh tịnh.

3. Nếu Bồ-tát phạm Hạ phẩm triền, tức phạm 4 tha thắng nhẹ và các giới khinh thì có thể đối thủ sám hối với một người, liền được thanh tịnh.

(Bồ-tát Giới Yết-ma văn Đ.24, tr.1106).

Theo Bồ-tát Phạm Võng, giới khinh thứ 41 trình bày về hai thể thức sám bối như sau:

1/ Nếu người phạm mười giới trọng thì phải ngày đêm 6 thời lễ bái chư Phật cho đến khi thấy hảo tướng như Phật đến xoa trên đầu, thấy hào quang của Phật, thấy hoa sen, hoặc các tướng kỳ lạ khác thì tội được tiêu diệt. Nhưng, nếu không thấy được hảo tướng thì phải thọ giới lại.

2/ Nếu phạm 48 giới khinh thì đối thủ sám hối với một người, tội liền tiêu diệt. (Phạm Võng kinh Lô-xá-na Phật thuyết Bồ-tát Tâm địa Giới phẩm đệ thập, quyển hạ, Đ.24, tr.1008c). Người nhận sự sám hối, tốt nhất là chúng Bồ-tát thanh tịnh, đồng pháp; nếu như không có Bồ-tát thì sám hối với Tỳ-kheo Tiểu thừa cũng được. Ngoài ra, nếu phạm giới nhẹ mà không gặp người thanh tịnh để sám hối, thì tự trách tâm sám hối cũng được.

1. Trường hợp xả giới hay mất giới

Theo Bồ-tát giới Yết-ma văn thì có 2 nguyên nhân làm cho xả giới hay mất giới:

1) Xả bỏ tâm bồ đề, tức tâm cầu Vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

2) Phạm thượng phẩm triền (như trên đã nói) thì coi như đã xả giới, phải thọ lại; vì trường hợp này sám hối không có hiệu quả.

Ngoài ra, nếu phạm 1 trong 7 tội nghịch thì đương nhiên mất giới; trong trường hợp này không thể sám hối cho tiêu tội và cũng không được thọ giới lại.

Giới Bồ-tát khi đã thọ rồi thì vĩnh viễn không mất, dù tái sinh bất cứ ở đâu, ngoại trừ phạm 7 tội nghịch. Nếu kiếp lai sinh, gặp bậc thiện tri thức, liền phát tâm bồ-đề thọ giới pháp Bồ-tát, thì đó là thọ lại, chứ giới thể xưa kia vẫn không mất.

2. Thể thức bố-tát

Phật tử sau khi đã thọ giới Bồ-tát phải thực hiện việc bố tát mỗi tháng hai lần như giới Tỳ-kheo. Khi Bố-tát, một người đọc lại 10 giới trọng và 48 giới khinh, trước hình tượng Phật, Bồ-tát, còn những người khác ngồi kính cẩn lắng nghe. Đồng thời, không cho những người chưa thọ giới Bồ-tát và những người phạm tội mà chưa sám hối tham dự.

Bồ-tát nếu không tụng giới mỗi nửa tháng thì phạm tội khinh cấu. Bồ-tát tại gia nếu không có tịnh thất riêng mà trong vòng một do tuần (10km-15 km) có tự viện Bố-tát, thì phải đến đó tham dự. Tuy nhiên, nếu trong nhà huyên náo và trong vòng một do tuần không có tự viện làm lễ Bố-tát thì không Bố-tát mà không phạm tội.

Ngoài ra, vấn đề tôn ti trật tự cũng cần phải biết. Nếu là Bồ-tát Tỳ-kheo thì phải căn cứ vào giới lạp của Tỳ-kheo để sắp xếp theo thứ tự. Vì giới Tỳ-kheo mới đích thực là nền tảng duy trì Phật pháp và hàng Tỳ-kheo mới là chúng Trung tôn có đủ tư cách để chủ trì các pháp sự. Nếu Bồ-tát tại gia thì căn cứ vào ngày giờ thọ giới Bồ-tát mà sắp xếp thứ tự.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2016(Xem: 6576)
Trong bảy chúng, Tỳ kheo là bậc nhất. Trong ba tụ giới, Cụ Túc là đứng đầu. Người học Phật lấy giới luật làm nền tảng căn bản, là thềm thang đầu tiên để hướng chí đến quả vị giải thoát. Nếu không nghiêm trì Tịnh giới cho chuyên cẩn, thì cũng giống như đứng ở ngoài cửa mà chưa bước vào trong nhà Phật pháp. Giới luật không chỉ ngăn ngừa các điều ác chưa phát sanh, mà còn làm tăng trưởng thiện căn nơi hành giả. Vì thế, Tuyển Phật Trường là nơi chọn ra được những vị Sa di có bình cam lồ thật sạch để ngày mai đây tiếp nhận dòng nước giới pháp mà giới sư truyền trao.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 7196)
Từng nghe sanh tử là việc lớn, vô thường lại chóng mau, thật không đợi chờ người. Nếu không quyết tâm ngay đời này giải thoát thì làm sao thắng nỏi con quỷ vô thường giết người không ngừng trong mỗi niệm và giải quyết cho xong việc lớn sanh tử?
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 11412)
Chúng ta đang thảo luận về tâm giác ngộ và một vị Bồ tát có nghĩa là gì, và chúng ta đã thấy rằng chỗ nào để thọ giới Bồ tát có trong sự tiến bộ của việc phát triển tâm giác ngộ, và những giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 6490)
Giới tử phải thọ luật nghi Cận trú từ người khác chứ không thể tự thọ. Nếu sau này gặp phải các duyên khiến cho giới tử phạm phải việc ác (phạm giới duyên) thì nhờ sinh tâm hổ thẹn đối với thầy truyền giới mà có thể sẽ không phạm các giới đã thọ. Nếu không làm đúng theo các điều trên đây thì người thọ giới có thể có được hành động tốt (diệu hạnh) nhưng không thể đắc giới. Nếu làm đúng theo các điều trên thì luật nghi Cận trú sẽ có tác dụng rất lợi ích ngay cả đối với những người phạm phải ác giới thuộc về một ngày một đêm (như giết hại, trộm cắp, v.v.)[
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 6617)
“Loại luật nghi này có tên là Cận trú (upavāsa) bởi vì, nhờ biểu hiện được lối sống phù hợp với lối sống của các A-la-hán (tadanuśikṣaṇāt), cho nên luật nghi này được đặt gần (upa) với A-la-hán. Có ý kiến khác cho rằng sở dĩ có tên Cận trú là vì nằm gần với loại luật nghi thọ trì suốt đời...... .
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 6478)
Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh: “Nhược nhất thiết chúng sinh sơ nhập tam bảo hải dĩ tín vi bản, trụ tại phật gia dĩ giới vi bản”[1]: Hết thảy chúng sanh khi mới bắt đầu vào biển Tam bảo lấy tín làm gốc; khi sống trong ngôi nhà của Phật, thì lấy giới làm gốc. Học giới khởi sinh từ nơi tư tâm sở hay từ nơi ước muốn và thệ nguyện của một người tha thiết khất cầu pháp học giới để sống đời thanh tịnh....
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 10865)
Những giới khinh của Bồ tát giới là để tránh khỏi 46 hành vi lỗi lầm (nyes-byas). Những hành vi lỗi lầm này được phân thành bảy nhóm gây thiệt hại, mỗi nhóm, liên hệ đến việc rèn luyện của chúng ta trong sáu ba la mật và với việc làm lợi ích cho người khác của chúng ta.
02 Tháng Năm 2015(Xem: 11325)
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi "một hành vi lỗi lầm", hoặc là một thứ tiêu cực một cách tự nhiên hay một việc mà Đức Phật ngăn cấm cho những cá nhân đặc thù đang tu tập để đạt đến những mục tiêu đặc biệt.