Dẫn Nhập

24 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 9177)

SA DI LUẬT NGHI YẾU LƯỢC THƯỢNG HẠ
Đệ-Tử, Bồ-Tát-giới, chùa Vân-Thê Sa-Môn Châu-Hoằng biên-tập.
Thích Tâm Châu dịch chữ Hán ra chữ Việt

 DẪN NHẬP

Nay bộ sách yếu-lược này, do Vân-Thê Đại-Sư rút ra từ trong kinh Sa-Di Thập-Giới và các kinh khác. Bộ này, nghĩa rất thiết-yếu mà văn giản-lược, rất tiện cho Sa-Di sơ-cơ tập-học và dễ như xem quả trong bàn tay.

Xét thấy Sa-Di có ba bực:

1. Từ bảy tuổi đến mười ba tuổi, gọi là Khu-Ô Sa-Di (Sa-Di đuổi quạ). Nghĩa là tuổi còn nhỏ chưa biết làm việc gì khác, chỉ sai Sa-Di này vì chúng-tăng giữ gìn thóc lúa và, làm việc nơi nhà nấu ăn, nơi ngồi thiền ... cũng như xua đuổi chim quạ, thay thế chút nhọc mệt cho chúng-tăng, sinh thêm phước lành và, không để ngồi không, tiêu-dùng của tín-thí và uổng-phí thời-gian vậy.

2. Từ mười ba tuổi đến mười chín tuổi gọi là Ứng-Pháp Sa-Di. Nghĩa là tuổi này thích-ứng được với hai pháp:

- Một là, có thể làm được việc thờ Thày và có thể làm các việc khó nhọc.

- Hai là hay tu-tập ngồi thiền, tụng kinh.

3. Từ hai mươi tuổi đến bảy mươi tuổi gọi là Danh-Tự Sa-Di. Nghĩa là, tuổi đủ hai mươi đáng lẽ được thụ giới Cụ-Túc, nhưng vì căn-tính ám-độn, hoặc lớn tuổi mới xuất-gia không thể gìn-giữ nổi các giới, tuy rằng, tuổi đáng được lên giới Tỳ-Khưu, nhưng, địa-vị chỉ là Sa-Di, cho nên gọi là Danh-Tự Sa-Di.

Phẩm số của Sa-Di tuy có ba bực, nhưng bực nào cũng vâng giữ mười giới, nên gọi chung là Sa-Di Nhất Pháp Đồng (cùng một pháp Sa-Di). Nếu ai cạo bỏ râu tóc mà chưa thụ mười giới thì gọi là Hình-Đồng Sa-Di. Nghĩa là, hình-tướng tuy đồng, nhưng không giữ giới, cho nên không được dự vào số năm chúng xuất-gia. Nay không kể vị Hình-Đồng Sa-Di mà chỉ kể đến vị Sa-Di Pháp-Đồng thôi.

Tiếng Phạm gọi là Sa-Di (Sràmanera), Trung-Hoa dịch nghĩa là Tức-Từ. Nghĩa là, dứt ác, làm lành, dứt sự nhiễm-trược của đời, đem lòng lành mà cứu giúp chúng-sinh. Có chỗ dịch là Cần-Sách (siêng-năng răn giục) và, cũng có chỗ dịch là Cầu-Tịch (tìm cầu sự vắng-lặng).

Luật-Nghi là mười giới-luật và các uy-nghi.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8765)
Vì “Giới luật là nền tảng của Phật giáo" (Vinayo Buddhànasàsanamùlam) nên chư Tăng Phật giáo Nam Tông dù ở bất cứ quốc gia, khu vực địa lý nào trên thế giới, cũng đều có chung một đặc điểm là yêu cầu nghiêm trì giới luật. Chư Tăng Phật giáo Nam Tông Kinh tại Việt Nam, xưa nay cũng đặt nặng yêu cầu đó, ở cùng mức độ, và không chấp nhận một biệt lệ nào trong việc giữ gìn giới luật của Phật chế.
24 Tháng Hai 2014(Xem: 13242)
phong_sinh_chim_300Tâm hay trách móc, hay hờn tủi, tâm đó sẽ làm cho chúng ta khổ đau. Không sợ già, không sợ chết, chỉ sợ chúng ta không có trí tuệ, chúng ta không biết tu tập, nên chúng ta không có khả năng để vẽ đời sống của chúng ta, cái dáng dấp đẹp đẽ của chúng ta trong tương lai.
06 Tháng Chín 2013(Xem: 16597)
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 9777)