Lời Nói Đầu

25 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 9401)

QUY SƠN CẢNH SÁCH
Nguyên tác Hán văn: Thiền sư Quy Sơn Linh Hựu
Dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội 2009

 

Lời nói đầu


Bài văn này được thiền sư Quy Sơn Linh Hựu viết ra nhằm sách tấn việc tu học của đồ chúng, nên gọi là văn cảnh sách, và lấy tên ngài để làm tựa. Từ xưa nay vẫn gọi là “Quy Sơn cảnh sách văn”.

Mặc dù đã ra đời từ hơn ngàn năm qua nhưng bài văn vẫn còn được truyền tụng, nhờ vào nội dung vô cùng sâu sắc, thâm áo và văn chương súc tích, lưu loát. Không những thế, đây còn là một áng văn rất được trân trọng trong chốn thiền môn, hầu như bất cứ ai khi mới bước chân vào con đường tu học cũng đều phải học thuộc nằm lòng.

Tuy khá ngắn gọn, nhưng tính hàm súc của văn chương đã cho phép bài văn nêu lên rất trọn vẹn chủ đề muốn nói. Bằng một cách diễn đạt gây nhiều xúc cảm thay vì là răn đe, quở trách, những lời khuyên dạy của Tổ sư thật gần gũi và thân thiết, khiến người nghe không khỏi rung động trong lòng.

Hơn thế nữa, cấu trúc văn từ cũng hết sức hoàn chỉnh, âm vận hài hoà, vừa đọc lên đã có thể cảm nhận được phần nào ý văn qua âm điệu. Quả thật là một áng văn trác tuyệt xưa nay ít có.

Với mong muốn giới thiệu cùng quý độc giả một bản văn hay trong văn chương Phật giáo, cũng là để nhắc nhở cho nhau nghe những lời răn dạy của bậc Tổ sư ngày trước, nên chúng tôi không nệ chỗ học kém cỏi, cố gắng chuyển dịch bản văn này sang tiếng Việt để nhiều người có thể dễ dàng tìm đọc.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu đôi nét về hành trạng của Tổ Quy Sơn – người đã sáng lập ra tông Quy Ngưỡng, một trong các tông phái quan trọng của Thiền Trung Hoa. Qua đó, chúng ta có thể hiểu thêm về giá trị và bối cảnh ra đời của tác phẩm.

Đồng thời, nhằm giúp cho những ai chưa quen thuộc lắm với chữ Hán cũng có thể sử dụng được phần nguyên tác để hiểu sâu hơn nội dung bản văn, chúng tôi cũng biên soạn thêm phần Tham khảo chữ Hán.

Do sở học có giới hạn, chúng tôi biết chắc sẽ không sao tránh khỏi ít nhiều sai sót khi thực hiện công việc này. Tuy nhiên, với tâm nguyện mong muốn cho hết thảy mọi người đều được lợi lạc nhờ nơi sự giáo hóa của chư Phật Tổ, chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự tha thứ, chỉ dạy từ các bậc tôn túc và quý độc giả xa gần.

Mùa Vu Lan, PL 2547

NGUYỄN MINH TIẾN
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 8765)
Vì “Giới luật là nền tảng của Phật giáo" (Vinayo Buddhànasàsanamùlam) nên chư Tăng Phật giáo Nam Tông dù ở bất cứ quốc gia, khu vực địa lý nào trên thế giới, cũng đều có chung một đặc điểm là yêu cầu nghiêm trì giới luật. Chư Tăng Phật giáo Nam Tông Kinh tại Việt Nam, xưa nay cũng đặt nặng yêu cầu đó, ở cùng mức độ, và không chấp nhận một biệt lệ nào trong việc giữ gìn giới luật của Phật chế.
24 Tháng Hai 2014(Xem: 13242)
phong_sinh_chim_300Tâm hay trách móc, hay hờn tủi, tâm đó sẽ làm cho chúng ta khổ đau. Không sợ già, không sợ chết, chỉ sợ chúng ta không có trí tuệ, chúng ta không biết tu tập, nên chúng ta không có khả năng để vẽ đời sống của chúng ta, cái dáng dấp đẹp đẽ của chúng ta trong tương lai.
06 Tháng Chín 2013(Xem: 16599)
30 Tháng Bảy 2013(Xem: 9777)