Chương Bốn Ni Tát Kỳ Ba Dật Đề

28 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 11617)

ĐÀM-VÔ-ĐỨC TỨ PHẦN LUẬT 
TỲ-KHEO GIỚI BỔN

Hòa thượng Thích Trí Thủ dịch (1983)

CHƯƠNG BỐN

NI-TÁT-KỲ BA-DẬT-ĐỀ

Thưa các Đại đức, đây là ba mươi pháp Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề xuất từ Giới kinh, mỗi nửa tháng tụng một lần.

1. Tỳ-kheo nào, y đã xong, Ca thi na đã xả, cất chứa y dư, trong mười ngày không tịnh thí được phép chứa, nếu quá mười ngày, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

2. Tỳ-kheo nào, y đã xong, Ca thi na đã xả, lìa một trong ba y ngủ đêm chỗ khác, trừ tăng yết ma, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

3. Tỳ-kheo nào, y đã xong, ca thi na đã xả, nếu Tỳ-kheo được vải phi thời, cần thì nhận, nhận xong nhanh chóng may thành y, đủ thì tốt, không đủ thì được phép chứa một tháng vì đợi cho đủ, nếu chứa quá hạn, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

4. Tỳ-kheo nào, thọ nhận y từ Tỳ-kheo ni không phải thân quyến, trừ đổi chác, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

5. Tỳ-kheo nào, khiến Tỳ-kheo ni không phải thân quyến giặt y cũ, hoặc nhuộm, hoặc đập, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

6. Tỳ-kheo nào, xin y từ cư sĩ hay vợ cư sĩ không phải thân quyến, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề, trừ trường hợp đặc biệt. Trường hợp đặc biệt là nếu Tỳ-kheo y bị cướp, y bị mất, y bị cháy, y bị nước cuốn. Đây gọi là trường hợp đặc biệt.

7. Tỳ-kheo nào, y bị mất, y bị cướp, y bị cháy, y bị nước cuốn, nếu có cư sĩ hay vợ cư sĩ không phải thân quyến đem cho nhiều y yêu cầu tùy ý nhận; Tỳ-kheo ấy nên biết đủ mà nhận y, nếu nhận quá, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

8. Tỳ-kheo nào, có cư sĩ hay vợ cư sĩ không phải thân quyến vì Tỳ-kheo để dành tiền sắm y, nghĩ rằng: "Mua y như thế cho Tỳ-kheo có tên như thế". Tỳ-kheo ấy trước không được yêu cầu tùy ý mà đi đến nhà cư sĩ, nói như vầy: "Lành thay, cư sĩ, nên vì tôi mua y như vậy như vậy", vì muốn đẹp, nếu nhận được, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

9. Tỳ-kheo nào, có hai nhà cư sĩ hay vợ cư sĩ để dành tiền sắm y cho Tỳ-kheo, đều nghĩ rằng: "Mang tiền sắm y như thế để mua y như thế cho Tỳ-kheo có tên như thế". Tỳ-kheo ấy trước chưa nhận được sự yêu cầu tùy ý của hai nhà cư sĩ, mà đi đến hai nhà cư sĩ, nói như vầy: "Lành thay, dành số tiền may y như thế cho tôi, hãy chung lại làm một". Vì muốn đẹp, nếu nhận được y, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

10. Tỳ-kheo nào, hoặc vua hoặc đại thần, hoặc Bà-la-môn, hoặc cư sĩ hay vợ cư sĩ, sai sứ mang tiền đến Tỳ-kheo, bảo rằng: "Hãy mang số tiền sắm y như thế cho Tỳ-kheo có tên như thế". Người sứ ấy đến chỗ Tỳ-kheo, nói với Tỳ-kheo rằng: "Đại đức, nay tiền sắm y này được gởi đến ngài. Ngài hãy nhận". Tỳ-kheo ấy nên nói với sứ giả rằng: "Tôi không được phép nhận tiền may y này, khi nào cần y hợp thời và thanh tịnh, tôi sẽ nhận". Người sứ này có thể hỏi Tỳ-kheo rằng: "Đại đức có người chấp sự không?". Tỳ-kheo cần y nên nói: "Có" và chỉ một tịnh nhân Tăng già la, hoặc một Ưu bà tắc, nói rằng: "Đó là người chấp sự của Tỳ-kheo, thường chấp sự cho các Tỳ-kheo". Bấy giờ, sứ giả đi đến chỗ người chấp sự, trao số tiền sắm y, rồi trở lại chỗ Tỳ-kheo, nói như vầy: "Đại đức, tôi đã trao tiền sắm y cho người chấp sự mà ngài chỉ. Đại đức, khi nào cần, hãy đến người ấy sẽ được y". Tỳ-kheo khi cần y sẽ đến chỗ người chấp sự, hoặc hai lần, hoặc ba lần, khiến cho nhớ lại, bằng cách nói rằng: "Tôi cần y". Hoặc hai lần, hoặc ba lần như vậy khiến cho nhớ lại. Nếu nhận được y thì tốt. Bằng không thì bốn lần, năm lần, sáu lần, đứng im lặng trước người ấy. Nếu bốn lần, năm lần, sáu lần, đứng im lặng trước người ấy mà được y thì tốt; bằng không được y mà cố cầu quá giới hạn ấy, nếu được y, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Nếu không được y, tự mình hoặc sai người đến chỗ người xuất tiền sắm y, nói rằng: "Ngài trước sai người cầm tiền sắm y cho Tỳ-kheo tên như vậy. Tỳ-kheo ấy cuối cùng không được y. Ngài hãy lấy lại, đừng để mất". Như vậy là hợp thức.

11. Tỳ-kheo nào, trộn tơ tằm làm ngọa cụ mới, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

12. Tỳ-kheo nào, làm ngọa cụ mới bằng lông dê toàn đen, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

13. Tỳ-kheo nào, làm ngọa cụ mới, phải dùng hai phần lông dê toàn màu đen, phần thứ ba trắng, phần thứ tư xám. Nếu Tỳ-kheo không dùng hai phần đen, phần thứ ba trắng, phần thứ tư xám làm ngọa cụ mới, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

14. Tỳ-kheo nào, làm ngọa cụ mới phải trì cho đến sáu năm. Nếu dưới sáu năm, không xả mà làm thêm cái mới, trừ tăng yết mà, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

15. Tỳ-kheo nào, làm tọa cụ mới, phải lấy một miếng của cái cũ vuông vức một gang tay Phật, đắp lên tọa cụ mới, để cho hoại sắc. Nếu Tỳ-kheo làm tọa cụ mới không lấy một miếng của cái cũ vuông vức một gang tay đắp lên tọa cụ mới để cho hoại sắc, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

16. Tỳ-kheo nào, khi đi đường được lông dê, nếu cần dùng, không có người mang, được phép tự mang đi cho đến ba do tuần. Nếu không có người mang, tự mình mang đi quá ba do tuần, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

17. Tỳ-kheo nào, sai Tỳ-kheo ni không phải thân quyến giặt, nhuộm hay chải lông dê, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

18. Tỳ-kheo nào, tự tay cầm tiền, hoặc vàng, bạc hoặc bảo người cầm, hoặc để xuống đất mà nhận, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

19. Tỳ-kheo nào, kinh doanh tài bảo dưới mọi hình thức, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

20. Tỳ-kheo nào, kinh doanh mậu dịch dưới mọi hình thức, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

21. Tỳ-kheo nào, chứa bát dư, không tịnh thí được phép chứa trong hạn mười ngày; quá hạn, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

22. Tỳ-kheo nào, có bát vá dưới năm chỗ không chảy rỉ, mà tìm xin bát mới, vì muốn đẹp, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề. Tỳ-kheo ấy phải đến giữa Tăng mà xả. Tăng lần lượt đổi, lấy bát tối hạ tọa trao cho, khiến trì cho đến vỡ. Như vậy là hợp thức.

23. Tỳ-kheo nào, tự mình xin chỉ sợi, khiến thợ dệt không phải thân quyến dệt làm ba y, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

24. Tỳ-kheo nào, có cư sĩ hay vợ cư sĩ khiến thợ dệt vì Tỳ-kheo làm y. Tỳ-kheo ấy, trước chưa được yêu cầu tùy ý, liền đến chỗ thợ dệt nói rằng: "Y này vốn làm cho tôi. Hãy dệt cho tôi thật hết sức khéo, khiến cho dài rộng, bền chắc, tôi sẽ trả công cho ít nhiều". Tỳ-kheo ấy trả công, dù chỉ đáng giá một bữa ăn, nếu được y, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

25. Tỳ-kheo nào, trước đã cho Tỳ-kheo khác y, sau vì giận hờn, tự mình đoạt hay sai người đoạt lấy, nói rằng: "Hãy trả y lại tôi. Tôi không cho ngài". Nếu Tỳ-kheo kia trả y, Tỳ-kheo kia nhận lấy, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

26. Tỳ-kheo nào, có bịnh, các loại thuốc dư tàn như tô, dầu, sanh tô, mật ong, thạch mật, trong thời hạn bảy ngày được phép dùng, nếu quá bảy ngày còn dùng, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

27. Tỳ-kheo nào, xuân còn một tháng, có thể tìm cầu y tắm mưa, còn lại nửa tháng, có thể dùng. Nếu Tỳ-kheo quá trước một tháng tìm cầu y tắm mưa, quá trước nửa tháng dùng, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

28. Tỳ-kheo nào, còn mười ngày nữa mới hết ba tháng hạ, các Tỳ-kheo được y cấp thí, Tỳ-kheo biết đó là y cấp thí, có thể thọ nhận. Thọ xong, có thể cất chứa cho đến thời của y, nếu cất chứa quá hạn, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

29. Tỳ-kheo nào, hạ ba tháng đã hết, một tháng hậu ca đề cũng mãn, sống tại A lan nhã, chỗ đáng nghi ngờ, có sợ hãi. Tỳ-kheo sống tại trú xứ như thế, trong ba y, nếu muốn, có thể lưu một y gởi trong nhà dân. Các Tỳ-kheo có nhân duyên được lìa y, ngủ cho đến sáu đêm, nếu quá, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

30. Tỳ-kheo nào, biết đó là vật thuộc Tăng, mà tự xoay về cho mình, Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

Thưa các Đại đức, tôi đã tụng ba mươi pháp Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề.

Nay hỏi các Đại đức trong đây có thanh tịnh không? (3 lần).

Các Đại đức trong đây thanh tịnh, vì im lặng. Việc ấy, tôi ghi nhận như vậy.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2016(Xem: 6563)
Trong bảy chúng, Tỳ kheo là bậc nhất. Trong ba tụ giới, Cụ Túc là đứng đầu. Người học Phật lấy giới luật làm nền tảng căn bản, là thềm thang đầu tiên để hướng chí đến quả vị giải thoát. Nếu không nghiêm trì Tịnh giới cho chuyên cẩn, thì cũng giống như đứng ở ngoài cửa mà chưa bước vào trong nhà Phật pháp. Giới luật không chỉ ngăn ngừa các điều ác chưa phát sanh, mà còn làm tăng trưởng thiện căn nơi hành giả. Vì thế, Tuyển Phật Trường là nơi chọn ra được những vị Sa di có bình cam lồ thật sạch để ngày mai đây tiếp nhận dòng nước giới pháp mà giới sư truyền trao.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 7191)
Từng nghe sanh tử là việc lớn, vô thường lại chóng mau, thật không đợi chờ người. Nếu không quyết tâm ngay đời này giải thoát thì làm sao thắng nỏi con quỷ vô thường giết người không ngừng trong mỗi niệm và giải quyết cho xong việc lớn sanh tử?
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 11395)
Chúng ta đang thảo luận về tâm giác ngộ và một vị Bồ tát có nghĩa là gì, và chúng ta đã thấy rằng chỗ nào để thọ giới Bồ tát có trong sự tiến bộ của việc phát triển tâm giác ngộ, và những giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 6484)
Giới tử phải thọ luật nghi Cận trú từ người khác chứ không thể tự thọ. Nếu sau này gặp phải các duyên khiến cho giới tử phạm phải việc ác (phạm giới duyên) thì nhờ sinh tâm hổ thẹn đối với thầy truyền giới mà có thể sẽ không phạm các giới đã thọ. Nếu không làm đúng theo các điều trên đây thì người thọ giới có thể có được hành động tốt (diệu hạnh) nhưng không thể đắc giới. Nếu làm đúng theo các điều trên thì luật nghi Cận trú sẽ có tác dụng rất lợi ích ngay cả đối với những người phạm phải ác giới thuộc về một ngày một đêm (như giết hại, trộm cắp, v.v.)[
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 6612)
“Loại luật nghi này có tên là Cận trú (upavāsa) bởi vì, nhờ biểu hiện được lối sống phù hợp với lối sống của các A-la-hán (tadanuśikṣaṇāt), cho nên luật nghi này được đặt gần (upa) với A-la-hán. Có ý kiến khác cho rằng sở dĩ có tên Cận trú là vì nằm gần với loại luật nghi thọ trì suốt đời...... .
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 6471)
Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh: “Nhược nhất thiết chúng sinh sơ nhập tam bảo hải dĩ tín vi bản, trụ tại phật gia dĩ giới vi bản”[1]: Hết thảy chúng sanh khi mới bắt đầu vào biển Tam bảo lấy tín làm gốc; khi sống trong ngôi nhà của Phật, thì lấy giới làm gốc. Học giới khởi sinh từ nơi tư tâm sở hay từ nơi ước muốn và thệ nguyện của một người tha thiết khất cầu pháp học giới để sống đời thanh tịnh....
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 10834)
Những giới khinh của Bồ tát giới là để tránh khỏi 46 hành vi lỗi lầm (nyes-byas). Những hành vi lỗi lầm này được phân thành bảy nhóm gây thiệt hại, mỗi nhóm, liên hệ đến việc rèn luyện của chúng ta trong sáu ba la mật và với việc làm lợi ích cho người khác của chúng ta.
02 Tháng Năm 2015(Xem: 11312)
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi "một hành vi lỗi lầm", hoặc là một thứ tiêu cực một cách tự nhiên hay một việc mà Đức Phật ngăn cấm cho những cá nhân đặc thù đang tu tập để đạt đến những mục tiêu đặc biệt.