Mục Lục Chi Tiết

29 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 11341)

BỒ TÁT GIỚI
Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải

Mục Lục

I. Phần I : Dịch Giải
Chương 1 : Dẫn Nhập
1. Tiết 1 : Tài Liệu Sử Dụng
2. Tiết 2 : Các Bản Bồ Tát Giới
3. Tiết 3 : Giải Thích Đầu Đề
4. Tiết 4 : Phẩm 10 Với Phẩm Pháp Môn Tâm Địa
5. Tiết 5 : Thế Giới Phạn Võng
6. Tiết 6 : Sự Liên Hệ Của Phạn Võng
7. Tiết 7 : Giới Hạn Tụng Bồ Tát Giới Phạn Võng
8. Tiết 8 : Đặc Chất Của Bồ Tát Giới Phạn Võng
9. Tiết 9 : Bồ Tát Giới Phạn Võng Đối Với Người Tại Gia
Chương 2 : Dịch Giải Nghi Thức Tụng Bồ Tát Giới Phạn Võng
1. Tiết 1 : Qui Kính Khuyến Khích
2. Tiết 2 : Sách Tiến Tu Tập
3. Tiết 3 : Làm Phương Tiện Trước
4. Tiết 4 : Lời Tựa Mở Đầu
5. Tiết 5 : Chất Vấn Thanh Tịnh
Chương 3 : Dịch Giải Chính Văn Bồ Tát Giới Phạn Võng
1. Tiết 1 : Mở Đầu Về Bồ Tát Giới Phạn Võng
2. Tiết 2 : Nói Về Giới Điều Bồ Tát Giới Phạn Võng
3. Tiết 3 : Kết Thúc Và Khuyến Cáo Thọ Trì Bồ Tát Giới Phạn Võng
II. Phần 2 : Trì Tụng
201 . Chương 1 : Phụ Lục Nghi Thức Tụng Bồ Tát Giới Phạn Võng
202 . Chương 2 : Chính Văn Bồ Tát Giới Phạn Võng
1. Xuất Xứ Gián Tiếp Của Bồ Tát Giới Phạn Võng
2. Xuất Xứ Trực Tiếp Của Bồ Tát Giới Phạn Võng
3. Xuất Xứ Của Bồ Tát Giới Phạn Võng Bằng Văn Chỉnh Cú
4. Qui Định Mấy Điều Cốt Yếu Về Bồ Tát Giới Phạn Võng
5. 10 Giới Nặng Của Bồ Tát Giới Phạn Võng
6. 48 Giới Nhẹ Của Bồ Tát Giới Phạn Võng
7. Kết Thúc Về Phần Bồ Tát Giới - Phần Giới Pháp Vô Tận
8. Kết Thúc Toàn Bộ Phẩm Bồ Tát Tâm Địa Giới - Phẩm Pháp Môn Tâm Địa
9. Phụ Lục Kết Thúc Bồ Tát Giới Bằng Văn Chỉnh Cú
III. Phần 3 : Phụ Lục
A. Phụ Lục 1 : Danh Sách Bồ Tát Giới Phạn Võng
B. Phụ Lục 2 : Phân Loại Bồ Tát Giới Phạn Võng Đối Với Xuất Gia Tại Gia

Ghi Sau Khi Duyệt Bồ Tát Giới Phạn Võng

Thành thực mà nói, tôi chưa có được niềm tin rằng mỗi khi có thể bị tai nạn gì thì nên tụng Bồ tát giới Phạn võng, nhưng có một điều rõ rệt là mỗi khi làm gì cho giới ấy thì đang bịnh cũng thư thái thấy rõ. Từ trước đến nay đã có 5 lần như vậy.

Tôi tự ghi tiểu truyện để sau Bồ tát giới Phạn võng là cố ý. Khi được bổn sư là ngài Phổ minh truyền cho giới ấy, thì từ đó đến nay thật sự tôi chưa có một nỗi xúc động nào tương tự. Thế rồi gần 50 năm nay, tôi có gì đáng gọi là làm, là biểu diện của cái nỗi xúc động ấy. Và lời ghi này chính là lòng biết ơn của tôi.

Bồ tát giới Phạn võng phải được gọi là Đại thừa giới. Đại thừa giới là bản nguyên của chúng sinh, là Phật tánh đầy phẩm chất Phật. Đại thừa giới xác nhận thân là thân chúng sinh, tâm là tâm chúng sinh, nhưng thân ấy tâm ấy đều nhập cả vào giới pháp Phật tánh: đều đem ra mà thọ và trì Đại thừa giới. Đại thừa giới căn cứ quan điểm hiếu thuận: hiếu thuận với tất cả chính là giữ giới. Đại thừa giới lại xác định là cái Phật đi, cái Phật làm, nên thọ giới ấy là nhập vào cương vị của Phật.

Căn bản của Đại thừa giới là gì? Một là tự tín mình sẽ là Phật, như Phật là Phật đã thành. Hai là tôn thờ vị thầy gọi là pháp sư đại thừa (để được dạy cho Đại thừa giới, truyền cho giới ấy, hướng dẫn, khuyến tiến và giám hộ sự giữ giới ấy).

Đại thừa giới đã tạo ra bao nhiêu tập tục tốt đẹp: hiếu thuận, phóng sinh, nuôi bịnh, chữa bịnh ...

Đại thừa giới đặc biệt nghiêm khắc răn dạy sự trung thành với Phật pháp tăng: cấm xu phụ quyền thế, cấm phỉ báng đồng đạo, cấm thuyết pháp hại đạo, cấm không cứu chuộc đồng đạo, cấm nạp tăng tịch cho chính quyền, cấm mặc cho đồng đạo bị chính quyền sai sử ... Đại thừa giới lại cấm trở ngại sự xuất gia hành đạo, sự kiến thiết tự viện, sư tạo lập đạo tràng ... Đặc biệt hơn nữa, Đại thừa giới cấm hại nước hại dân: làm gián điệp, nhất là gián điệp ngoại giao ... Chỉ có thế mà thôi, Đại thừa giới cũng đã là 1 vị Hộ pháp.

Mười sáu tháng tư, 2537

Trí Quang

Lời Nói Đầu

Bồ tát giới Phạn võng tôi đã dịch giải năm 2.505 (1961), do Giáo hội Tăng già Thừa thiên ấn hành. Nay sửa chữa lại, cẩn trọng hơn nhiều lắm. Làm xong việc ấy rồi, tôi xin ghi ở đây - ghi đầu tiên để thấy quan trọng - về 2 điều trong sự kính giữ Bồ tát giới Phạn võng.

Một là khi gặp nghịch cảnh thì nên nghĩ đến Phật, tưởng nhớ đến ngài. Điều này Pháp hoa (phẩm 13) và Ưu bà tắc (Chính 24/1051) đều nói đến.

Hai là riêng người tại gia còn phải học việc đời (nghề nghiệp) cho tinh thông rồi kiếm của một cách hợp với Phật pháp. Ưu bà tắc dạy rõ như vậy (Chính 24/1048). 

Rằm tháng 3, 2531 (1987)

Trí Quang

Chân Thành Cảm Ơn Thầy Thích Nhật Từ Đã Gửi Tặng Thư Viện Hoa Sen Phiến Bản Điện Tử Quyển Bồ Tát Giới Này (Tâm Diệu)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 2016(Xem: 6560)
Trong bảy chúng, Tỳ kheo là bậc nhất. Trong ba tụ giới, Cụ Túc là đứng đầu. Người học Phật lấy giới luật làm nền tảng căn bản, là thềm thang đầu tiên để hướng chí đến quả vị giải thoát. Nếu không nghiêm trì Tịnh giới cho chuyên cẩn, thì cũng giống như đứng ở ngoài cửa mà chưa bước vào trong nhà Phật pháp. Giới luật không chỉ ngăn ngừa các điều ác chưa phát sanh, mà còn làm tăng trưởng thiện căn nơi hành giả. Vì thế, Tuyển Phật Trường là nơi chọn ra được những vị Sa di có bình cam lồ thật sạch để ngày mai đây tiếp nhận dòng nước giới pháp mà giới sư truyền trao.
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 7188)
Từng nghe sanh tử là việc lớn, vô thường lại chóng mau, thật không đợi chờ người. Nếu không quyết tâm ngay đời này giải thoát thì làm sao thắng nỏi con quỷ vô thường giết người không ngừng trong mỗi niệm và giải quyết cho xong việc lớn sanh tử?
30 Tháng Bảy 2015(Xem: 11391)
Chúng ta đang thảo luận về tâm giác ngộ và một vị Bồ tát có nghĩa là gì, và chúng ta đã thấy rằng chỗ nào để thọ giới Bồ tát có trong sự tiến bộ của việc phát triển tâm giác ngộ, và những giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ.
29 Tháng Bảy 2015(Xem: 6482)
Giới tử phải thọ luật nghi Cận trú từ người khác chứ không thể tự thọ. Nếu sau này gặp phải các duyên khiến cho giới tử phạm phải việc ác (phạm giới duyên) thì nhờ sinh tâm hổ thẹn đối với thầy truyền giới mà có thể sẽ không phạm các giới đã thọ. Nếu không làm đúng theo các điều trên đây thì người thọ giới có thể có được hành động tốt (diệu hạnh) nhưng không thể đắc giới. Nếu làm đúng theo các điều trên thì luật nghi Cận trú sẽ có tác dụng rất lợi ích ngay cả đối với những người phạm phải ác giới thuộc về một ngày một đêm (như giết hại, trộm cắp, v.v.)[
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 6611)
“Loại luật nghi này có tên là Cận trú (upavāsa) bởi vì, nhờ biểu hiện được lối sống phù hợp với lối sống của các A-la-hán (tadanuśikṣaṇāt), cho nên luật nghi này được đặt gần (upa) với A-la-hán. Có ý kiến khác cho rằng sở dĩ có tên Cận trú là vì nằm gần với loại luật nghi thọ trì suốt đời...... .
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 6468)
Bồ Tát Anh Lạc Bản Nghiệp Kinh: “Nhược nhất thiết chúng sinh sơ nhập tam bảo hải dĩ tín vi bản, trụ tại phật gia dĩ giới vi bản”[1]: Hết thảy chúng sanh khi mới bắt đầu vào biển Tam bảo lấy tín làm gốc; khi sống trong ngôi nhà của Phật, thì lấy giới làm gốc. Học giới khởi sinh từ nơi tư tâm sở hay từ nơi ước muốn và thệ nguyện của một người tha thiết khất cầu pháp học giới để sống đời thanh tịnh....
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 10823)
Những giới khinh của Bồ tát giới là để tránh khỏi 46 hành vi lỗi lầm (nyes-byas). Những hành vi lỗi lầm này được phân thành bảy nhóm gây thiệt hại, mỗi nhóm, liên hệ đến việc rèn luyện của chúng ta trong sáu ba la mật và với việc làm lợi ích cho người khác của chúng ta.
02 Tháng Năm 2015(Xem: 11310)
Giới là một hình thức vi tế không thấy trong sự tương tục tinh thần, là thứ hình thành thái độ. Một cách đặc biệt, nó là một sự kềm chế khỏi "một hành vi lỗi lầm", hoặc là một thứ tiêu cực một cách tự nhiên hay một việc mà Đức Phật ngăn cấm cho những cá nhân đặc thù đang tu tập để đạt đến những mục tiêu đặc biệt.