Lời Giới Thiệu

08 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 6365)

ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN
CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN GIÁC NGỘ

Tác giả : MÃ MINH - Dịch & giải: Chân Hiền Tâm
Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh 2004

Lời giới thiệu

Con đường Phật đạo dài lâu nghiêm tuấn, cũng kỳ khu khúc khuỷu, không kém nguy nan. Đi vào con đường này, hành giả phải trải qua những nhân duyên xa gần. Từ đó mở lòng đón nhận, xây dựng một niềm tin, không kể thời gian là bao lâu. Một niềm tin chân chánh vừa vặn vuông tròn. Niềm tin Phật đạo.

Lời đức Thế Tôn vẫn còn đó, trải qua ba vô số kiếp quên thân hành đạo mới có thể viên thành Phật đạo. Là người con Phật đã phát nguyện đi con đường Phật, từng chút vun bồi nguyện lực lớn dần, nỗ lực cùng các Pháp hữu nhịp nhàng tiến bước ; từng phút sống trong chánh pháp dồi mài tinh luyện, nghiên tầm giáo điển, một dạ chí thành vì sự tu tập cho mình, cho người. Có thế mới mong thu ngắn đoạn đường dài lâu vô kể.

Trên tinh thần đó, bản Đại Thừa Khởi Tín Luận này của Bồ tát Mã Minh được phật tử Chân Hiền Tâm chuyển dịch từ chữ Hán sang chữ Việt, cũng không ngoài mục đích dò theo dấu vết nghìn năm cũ của các bậc Bồ tát, tìm lại nơi chính mình mạng mạch sống chân thật muôn đời. Tuy phần dịch & giải chưa toát hết được lời Phật ý Tổ, song cũng là thiện chí và lòng nhiệt thành của một phật tử. Chúng tôi xin có đôi lời giới thiệu cùng độc giả. 

Kính ghi
Thiền viện Thường Chiếu, cuối Hạ 2548
Thích Nhật Quang
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Năm 2016(Xem: 5626)
Trong điều thứ nhất, thế nào gọi là người làm sự giết hại?[1] Như Thế Tôn nói[2]: “Có người nào giết hại, tàn ác, tay đẫm máu, đam mê giết hại đối với các hữu tình: chúng sinh và thắng loại, không hổ thẹn[3], không xót thương, dưới cho đến các loài côn trùng, sinh vật nhỏ bé, đều không lìa bỏ sự giết hại, như thế gọi là người làm việc giết hại”[4].
21 Tháng Mười Một 2015(Xem: 6259)
Như vậy cái gì mà « không tồn tại » (vô thể) tức là nơi cái ấy do quán sát hết thảy giống như thực ở kia là Không Tính ; cho nên, ngoài ra cái gì mà « tồn tại » (hữu thể) , cái ấy cũng sẽ được nhận biết giống như thật là « tồn tại». Tức là «không bị lộn ngược » hiển thị « tự thể của Không».
22 Tháng Tám 2015(Xem: 6205)
Sĩ dụng quả là pháp được tác thành do bởi hành vi của con người; hay nói cách khác pháp mà tác động của nó như hành vi của con người và được sinh khởi do thế lực của nhân và pháp, pháp ấy chính là Sĩ dụng quả vậy
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 6070)
Thể chứng được Đẳng lưu tính, còn có công năng phá tan tà kiến, kiến thủ sai lầm về nhận thức, chẳng hạn như cho rằng tổ tiên của loài người là loài họ Hominidae (great ape): khỉ dạng người loại lớn, hay từ loại vượn cổ theo học thuyết tiến hóa Darwin, hoặc một số học thuyết khác: từ lươn, từ cá, từ loài chó v.v... Căn cứ theo đặc tính trước sau giống nhau, cùng một loại của Đẳng lưu, thì dù cá, lươn, vượn lớn dạng người, hay vượn tối cổ gì đi chăng nữa, thì loài noài chỉ có công năng sinh ra loài nấy, chứ không thể tiến hóa hay sản sinh ra loài người được.
11 Tháng Bảy 2015(Xem: 6019)
Ly hệ quả là quả trạch diệt. Trạch là trí tuệ; diệt là lậu tận. Do lấy trí tuệ làm nhân tu tập, thoát ly và tận diệt mọi sự trói buộc của tham ái, khiến thành tựu Diệt đế. Nên, Diệt đế là quả ly hệ. Trạch hay trí tuệ là tu nhân và diệt hay giải thoát là kết quả. Nên, quả ly hệ là quả trạch diệt hay là quả Niết-bàn
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 7012)
Nếu có người con trai, người con gái gia đình hiền lành nào, thọ nhận, hành trì, đọc tụng kinh này, nếu bị người khinh chê, thì người này do tội nghiệp đời trước đáng lẽ phải đọa vào đường ác, nhưng nhờ đời này bị người khinh chê, nên tội nghiệp đời trước ắt bị tiêu diệt, sẽ đạt được quả Tuệ giác tối thượng đích thực
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 5722)
Như vậy, qua vài ý tưởng viện dẫn từ kinh văn ở trên, chúng ta thấy rằng, đức Thế-Tôn dạy rằng: giai cấp Sát-lợi là chủng tánh tối tôn hay giai cấp bậc nhất trong bốn giai cấp. Nhưng vấn đề này không nhất thiết cố định, tùy vào căn cơ, quốc độ hay thời điểm mà Thế Tôn sẽ diễn thuyết sai biệt.
01 Tháng Bảy 2015(Xem: 6137)
Tóm lại, Evaṃ mayāśrutaṃ, hay Như Thị Ngã Văn 如是我聞, không thể dịch là: Đúng thật như thế tôi nghe, chính xác như thế tôi được nghe, như thực tôi nghe v.v.. hay những cách dịch tương tự như vậy đều là đi ngược lại và nhầm lẫn với nghĩa gốc của nó.