Ý Nghĩa Quán Tự Tại

05 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 28048)


Ý NGHĨA QUÁN TỰ TẠI (觀自在的意義)

Tác giả: Tinh Vân Đại Sư, Việt dịch: Thích Quảng Lâm.


Người người đều có “Đức Quán tự tại” cần gì phải nhọc công tìm kiếm đâu xa? Thế Đức Quán tự tại là ai?

“Quán tự tại” là một trong những danh hiệu của ngài Quán Thế Âm bồ tát. Danh hiệu đó mang ý nghĩa rằng: Chỉ cần bạn biết quán chiếu chính mình, nhận chân được rõ ràng chính mình, thì ngay giờ phút đó bản thân bạn đã thành tựu được tự tại rồi.

Ví dụ như trong mối quan hệ giao tiếp nếu bạn có đủ năng lực quán chiếu đến giữa mình và người là một “Nhân ngã không hai” thì có điều gì là không tự tại? Rồi khi quán chiếu cảnh giới mà tâm bạn không bị ngoại cảnh chi phối, lôi cuốn, mà còn khóe biết làm chủ tâm mình, khiến chuyển hóa được cảnh giới trở nên tốt đẹp hơn, thì thử hỏi có cảnh nào là cảnh khiến bạn không tự tại? Đối diện với bất kỳ sự việc nào, cho dù là phức tạp khó khăn đến mấy, nhưng bạn luôn biết nhìn nó với cái nhìn ung dung tự tại, thì việc gì là việc khiến cho bạn không tự tại. Chúng ta quán chiếu tư duy và vận hành được đạo lý “Bình thường Tâm thị Đạo” trên, trong bất kỳ tình huống đối đãi, thì đạo lý huyền diệu thậm thâm kia sẽ mở rộng cửa đưa chúng ta vào thế giới nội tâm huyền diệu. Và rất tự nhiên ta sẽ hiểu rõ rằng: Tự tại, nơi nơi cầu tự tại; chỉ cần tâm mình tự tại thì tất cả mọi cảnh giới tất sẽ tự tại, mọi sự lý tự nhiên sẽ trở thành tự tại mà thôi.

Cuộc sống ở đời, nếu có tiền của mà đời sống không được tự tại thì cuộc sống đó có gì đáng an vui! Thế nhưng, cuộc sống con người trên thế gian, cái “có” kia, thông thường chỉ là “cái có chướng ngại”, “có phiền não” mà thôi. Do vậy, nhiều người tiền của có đến vàng kho bạc bể, giàu có đến nỗi thân tâm không được tự tại an vui, luôn sống trong sự phập phồng lo sợ; cho đến có gia đình, có tình yêu, có danh vị chức tước, nhưng cuộc sống vẫn luôn luôn là cuộc sống nô lệ. Bời vì con người đó chỉ biết tìm cầu, chạy đuổi nắm bắt lấy “cái có của dục vọng, của điên đảo vọng tưởng”.

Những nhân vật có quyền lợi chính trị, khi đối đầu với những vấn đề gay cấn thường hay bứt đầu gãi tai, biểu hiện dáng vẻ bất an thống khổ. Người có công ty đồ sộ, nhưng khi tiền tài lưu chuyển không linh hoạt thì tâm trí xáo trộn, đến mất ăn mất ngủ, thần sắc bơ phờ, cho đến đứng ngồi không yên.

Trong cuộc sống nếu chúng ta vừa có được tài phú danh vị, lại vừa có được cuộc sống tự tại an vui thì đương nhiên đó là cuộc sống lý tưởng tuyệt vời. Bằng ngược lại, nếu chỉ đạt được cái danh lợi vật chất thế gian, mà tâm hồn không một chút an nhiên thanh thản, thì thử hỏi cuộc sống ấy có bền vững không? Và đời người ấy có ý nghĩa gì chăng?

Ta thử quay đầu nhìn lại, khi còn ấu thơ thường có cha mẹ quản giáo, ta thường cho rằng không được tự do. Đến lúc thành niên lập gia đình, gặp phải sự đòi hỏi của đôi bên nội ngoại, như cảm thấy như trăm ngàn sợi dây vô hình gò bó, trói buộc, không tự tại. Rồi khi trưởng thành, phục vụ xã hội với bao nhiêu ràng buộc của công việc, lại cảm thấy biết bao điều phức tạp phiền toái, không xứng ý hợp tình, khiến thân tâm bao nỗi bức xúc, không phút thanh thản.

Từ đó mà suy, thành tựu cuộc sống ý nghĩa không ngoài sinh hoạt thường nhật biết nắm bắt kỹ năng hỷ xả, buông xả, tôi luyện mình phong thái thân tâm tự tại.

Đứng trước nhân ngã, thị phi bạn giữ được thân tâm tự tại? Đứng trước danh lợi phú quý chúng ta vẫn bảo trì được tâm an tĩnh, tự tại? Hoặc đứng trước sinh, lão, bệnh, tử, liệu chúng ta có giữ vững được tâm thái an nhiên tự tại?

Trong cuộc sống nếu tâm trí chúng ta không thướng tồn an tĩnh, tự tại, thì cho dù sự nghiệp có nhiều tiền muôn của núi đi nữa, cũng chỉ là gia tăng thêm sự trói buộc mà thôi! Lại nữa nếu đứng trước 8 ngọn gió: tán dương ca tụng, hiềm khích, hủy báng, danh dự, lợi dưỡng, suy tàn khổ đau và khoái lạc độc hại kia lốc thổi mà tâm ta vẫn không bị lay động thì tự nhiên mà nói, chúng ta đã thành tựu được đức hạnh tự tại giải thoát rồi. Và ngay lúc đó chính mình là đức “Quán Tự Tại” đó sao!...

Bản gốc tiếng Hoa

 

星雲法師:觀自在的意義

「人人都有觀自在,何必他方遠處求?」

 「觀自在」是觀世音菩薩的另外一個名號,意思是說,只要你能觀照自己,你能認識自己,你就可以自在了!

 例如,你觀照他人,能夠「人我不二」,你怎麼會不自在呢?你觀照境界,你不要「心隨境轉」而能「心能轉境」,你怎麼會不自在呢?你能觀事,事情千般萬 種,我只求簡單,如此怎麼會不自在呢?我觀道理,道理玄妙莫測,我只以平常心論道,又怎麼會不自在呢?我能觀心,心意千變萬化,我只以平常心對之,我又有 何不自在的呢?

 自在,自在!自在處處求,原來只要我心自在,一切自然就都能自在了!

 人生在世,如果有錢而活得不自在,人生也沒有什麼樂趣可言。偏偏人在世間上,「有」就是有罣礙,就是有煩惱,因此有許多人有金錢「有」得不自在;有家庭「有」得不自在;有愛情「有」得不自在;有名位「有」得不自在。因為「有」,所以不自在。

 有權力的政治人物,當遇到棘手的問題時,他搔首弄腮,一付不自在的樣子;有錢財的企業家,當金錢周轉不靈時,萬般苦思,一付不自在的樣子。

 一個人如果能夠擁有世間的財富名位,而又能夠自在,當然最好;如果不能,與其「擁有」而不自在,何必擁有那麼多呢?人生世間,所圖的不就是一個幸福解脫、快樂自在嗎?

 你看,兒童從小受父母管束,他就覺得不自在;婦女嫁人,受公婆要求,她也覺得非常不自在;服務社會,各種職業,感到不勝任、不能稱心,他就不能自在了。

 所以,人生的意義,能在「自在」中生活,最為成功。

 你在人我是非之前能自在嗎?你在功名富貴之前能自在嗎?

 你在生老病死之前能自在嗎?你在因緣果報之中能自在嗎?

 你如果活得不自在,再多的事業,再多的財富,也只是增加負擔,增加束縛而已呀!你如果能在稱、譏、毀、譽、利、衰、苦、樂的「八風」境界裏,都能不為所動,你自然就能自在解脫了,那個時候,你不就是「觀自在」了嗎!

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 2015(Xem: 5291)
Chúng ta đều biết, đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán. Nhờ có Chỉ và Quán mà từng bước thành tựu Giới, Định, Tuệ; chứng đắc giải thoát, Niết-bàn.
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 5678)
Rõ ràng, trong thời hiện đại hiếm có người tu nào giữ được một, hai hay trọn hết các hạnh đầu-đà. Tuy vậy, công hạnh của bậc Thánh Đầu-đà đệ nhất nhắc nhở chúng ta về một đời sống giản dị, thanh bần, muốn ít và biết đủ. Làm sao để trong đời sống tu hành không bị vướng mắc nhiều quá vào ăn, mặc, ở hay ngũ dục, ngũ trần nói chung
06 Tháng Bảy 2015(Xem: 5075)
Nhân có sáu loại là năng tác nhân (kāraṇahetu), câu hữu nhân (sahabhūhetu), đồng loại nhân (sabhāgahetu), tương ưng nhân (saṃprayuktakahetu), biến hành nhân (sarvatragahetu), dị thục nhân (vipākahetu).
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 5435)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tại và vị lai.
29 Tháng Sáu 2015(Xem: 6614)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên ái dục vốn sẵn trong thân tâm của mình. Ái dục nam nữ là nghiệp dĩ bình thường của chúng sanh. Trong đời sống thế tục, ái dục đem đến hạnh phúc khiến cho họ gắn kết không rời, có người không chỉ yêu thương nhau trong đời này mà còn nguyện ước gắn kết trong các đời sau.
22 Tháng Sáu 2015(Xem: 5824)
Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng ta lễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn, nguyện học tập theo công hạnh của các Ngài, nhất là để dẹp trừ bản ngã nhằm tiến tu đạo nghiệp.
15 Tháng Sáu 2015(Xem: 5147)
Hãy có tâm từ đối với đàn-việt; hằng lấy lòng từ hướng về đàn-việt; thân hành từ, miệng hành từ, ý hành từ, khiến cho vật bố thí của đàn-việt trọn không bị phí bỏ, được quả báo lớn, thành tựu phước đức lớn
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 6157)
Say đắm lợi danh, rõ ràng là đi ngược với đạo giải thoát. Người tu mà vướng vào lợi danh càng nhiều thì tâm trí bị che phủ và u ám càng nặng, vì như Thế Tôn đã dạy, “bốn kết che đậy tâm người không khai mở được”. Từ xa xưa, Thế Tôn đã từng tha thiết: “Này các Tỳ-kheo, hãy cầu phương tiện diệt bốn kết này”.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 6192)
Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ?
13 Tháng Năm 2015(Xem: 6020)
Ở đời có năm món hấp dẫn, khiến người ta đắm say, vui thích là tiền bạc, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ (ngũ dục). Cùng với ngũ dục là ngũ trần, năm khoái lạc của giác quan, mắt thích sắc đẹp, tai say tiếng hay, mũi mê hương thơm, lưỡi đắm vị ngon, thân ưa xúc chạm êm ái.